CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

Phòng tránh sốt xuất huyết

Mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Muỗi là tác nhân làm bùng phát bệnh sốt xuất huyết (SXH). Trong tháng 07/2017, tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 8 ca mắc. Sốt xuất huyết (sốt Dengue) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus là Dengue  gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ… chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Muỗi vằn - tác nhân gây bệnh SXH Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết: - Sốt cao đột ngột 39-40oC kèm run lạnh, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn. - Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng: +  Xuất huyết dưới da: Trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. + Chảy máu cam. chảy máu chân răng. + Nôn hoặc đại tiện ra máu + Rong kinh ở phụ nữ: Phụ nữ mang thai bị SXH vào thời điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể gây băng huyết… Xuất huyết dưới da - một trong những biểu hiện của bệnh SXH - Sốt xuất huyết ở người lớn rất khác với sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là sốc và  biến chứng xuất huyết, suy gan,. Làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết? - Giữ gìn vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi (các chỗ đọng nước) hoặc thả cá vào nơi chứa nước. - Nằm màn khi ngủ. - Khi trong nhà có người nghi bị SXH, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để khám và  điều trị. - Tích cực phối hợp với chính quyền và cơ quan y tế dự phòng trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Phạm Lan Anh - Phòng CTXH  

Giữ cơ thể không bị mất nước trong mùa hè

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.. Nếu cơ thể bị thiếu hoặc mất nước sẽ gây ảnh hưởng tới tim, thần kinh, da, cơ… Nhiều trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng. Mặc dù là nhu cầu thiết yếu hàng ngày nhưng vẫn có nhiều người hiểu biết chưa đầy đủ về sự cần thiết phải uống đủ nước và uống nước như thế nào tốt cho sức khỏe, nhất là vào mùa hè oi bức.   Những nguyên nhân gây mất nước - Mất nước cấp tính do tiêu chảy, do nôn: Ngộ độc thức ăn thường gây đi ngoài nhiều lần kèm theo nôn làm mất nhiều nước và điện giải. - Thói quen uống ít nước do ngại phải đi tiểu nhiều lần, nhất là về đêm. Hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là hay gặp ở người cao tuổi. Vào mùa đông, cơ thể ít ra mồ hôi, việc đào thải chủ yếu qua đường thận, tiết niệu và hơi thở nên lượng nước, điện giải mất ít hơn. Vào mùa hè bài tiết qua đường mồ hôi chiếm gần 2/3 bài tiết qua thận và hơi thở, do đó nhu cầu nước uống hàng ngày sẽ nhiều hơn Nếu vẫn uống lượng nước như trong mùa đông sẽ thiếu nước cho cơ thể. - Mất nước, điện giải do vận động thể lực, do chơi thể thao, khi vận động thể lực, chơi thể thao. Vào những ngày nắng nóng, nếu phải ở ngoài trời trong thời gian dài cũng gây mất nước. - Đối với người cao tuổi thường ít có cảm giác khát nước, do vậy không bô sung đủ lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, có thể mất nước do sốt, nhất là ở người già thường sốt không cao lắm nhưng vẫn gây mất nước. - Mất nước do sử dụng nhiều rượu do đặc tính của rượu là khử nước. Ảnh hưởng của việc mất nước - Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, chuột rút, thậm chí ngất xỉu. - Thiếu nước nặng là nguyên nhân gây ra các bệnh thận, tiết niệu. Trường hợp mất chất điện giải có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, trụy mạch. Để tránh tình trạng mất nước trong mùa hè, cần lưu ý: - Uống đủ nước mỗi ngày: Đối với người trưởng thành, cần uống 1.5 -2l/ngày, những ngày nắng nóng cao điểm cần bổ sung nhiều hơn. Nên uống từ từ từng ngụm, chia thành nhiều lần và trải đều trong ngày. - Nên uống nước vào buổi sáng và buổi chiều. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, nhất là sau 8 giờ tối vì hệ thống lọc của thận đã suy giảm, dễ tiểu đêm, gây mất ngủ - Bổ sung thêm nước hoa quả như nước cam, chanh; sữa đậu nành, nước rau má, nước mía, nước ngô luộc, nước sấu; các loại hoa quả, sinh tố như xoài, mãng cầu, bơ...; các loại chè. Lưu ý, không nên uống với nhiều đá, pha các loại nước hoa quả với lượng đường vừa phải, có thể cho thêm một chút muối. Ngoài ra, trong bữa cơm, các loại canh rau má, rau ngót, rau dền, rau cải canh, rau bí, canh rau đay, mồng tơi, canh cua… đều rất tốt đối với sức khỏe con người, vừa cung cấp nước vừa cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung thêm nước hoa quả trong những ngày hè - Nên hạn chế đi ra ngoài vào những ngày nắng nóng vì nếu ra ngoài thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ mất nước và tình trạng say nắng - Hạn chế uống rượu vào ngày nắng nóng. Một số lưu ý đối với những người mắc bệnh mãn tính: - Đối với người bị mắc bệnh tiểu đường thì không pha đường vào nước hoa quả, mà chỉ cần cho 1 thìa con muối là được. Không nên ăn thạch và các loại nước đóng lon vì có chứa nhiều đường. - Người bị bệnh gout hoặc có acid uric máu cao không nên uống sinh tố bơ,  canh rau dền, canh nấm, các loại nước có ga - Người bị tăng huyết áp, suy thận khi nấu canh không nên cho muối quá mặn và nên ăn nguội. Bác sĩ Hoàng Tiến Ninh - Phó Giám đốc Bệnh viện  

Tinh hoàn lạc chỗ

Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn là một dị tật rất thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc từ 3 - 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non. Tinh hoàn lạc chỗ hay tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn nằm trong ổ bụng, thành bụng hay ống bẹn… mà không xuống nằm trong bìu. Dị tật này rất thường gặp ở trẻ em: 3 - 4% trẻ bình thường và 30% trẻ sơ sinh đẻ non.  Khuyết tật này nếu không được phát hiện hoặc xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài về sau: ảnh hưởng chức năng sinh sản (vô sinh), ung thư tinh hoàn lúc về già. Phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ tránh được những biến chứng do bệnh gây ra. Thời gian điều trị càng sớm càng tốt, nhất là phẫu thuật trước 12 - 24 tháng, tránh tinh hoàn bị thoái hoá vì nằm lâu trong ổ bụng. Về điều trị, nếu bệnh nhân còn nhỏ (6-8 tuổi ), có thể áp dụng điều trị bằng thuốc nội tiết, giúp tinh hoàn di chuyển xuống bìu (kết quả không chắc chắn). Trường hợp không kết quả thì phải phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh này, có tuần đến 5-6 ca phẫu thuật. Đặc biệt có trường hợp bị vô sinh mới đi khám và phát hiện tinh hoàn trong ổ bụng. Trường hợp này kết quả điều trị thường không khả quan. Việc điều trị phẫu thuật đưa tinh hoàn về đúng vị trí không khó khăn, hầu hết mang lại kết quả tốt và có thể thực hiện được ở bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí tuyến huyện. Vì vậy điều quan trọng nhất là phát hiện sớm bệnh này. Khi không sờ thấy tinh hoàn trong bìu một bên hay cả hai bên hoặc tinh hoàn nằm phía trên bìu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời. P.H

Chế độ ăn uống và luyện tập dành cho người mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là một bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa đường huyết. Hiện nay, tiểu đường đã trở thành căn bệnh phổ biến. Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ người mắc tiểu đường tăng gấp đôi. Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới. Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số người bệnh tiểu đường lâu năm có thể có biến chứng về tim mạch, thận, thần kinh... Nhiều trường hợp, người bệnh bị biến chứng về mắt, gây suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Liên quan đến kết quả điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy người bệnh cần lưu ý: 1. Chế độ dinh dưỡng - Cần đặc biệt hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt thức ăn chứa nhiều chất đường, tinh bột như các loại bánh kẹo. - Hạn chế các loại bánh kẹo, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe, nước ngọt có ga, nước hoa quả đóng chai, ... Hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ, ăn mặn. [[{"fid":"657","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"360","width":"500","style":"width: 500px; height: 360px;","class":"media-element file-default"}}]] Hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn mặn - Nên lựa chọn những thức ăn ít năng lượng như rau xanh; thịt nạc (thịt lợn, thịt gà bỏ da, các loại cá...); các loại quả ít đường như quả cóc, ổi, bưởi.... Tránh các loại quả nhiều đường như nhãn, vải, mít, xoài... - Nhu cầu tinh bột cần hạn chế và chỉ nên dùng các loại chứa tinh bột thô (gạo lứt, các loại hạt, củ không tinh chế). Nên ăn các loại thực phẩm sữa đã được tách chất béo, lòng trắng trứng gà... - Ăn đúng bữa, ngay cả khi không muốn ăn. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nhưng giữ 2 bữa chính. Các bữa phụ chỉ ăn rau, quả, ngũ cốc. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng Chỉ ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lý, cần thiết cho hoạt động bình thường. Số lượng thực phẩm khác nhau cho mỗi đối tượng phụ thuộc vào giới tính, cân nặng, chiều cao, cường độ lao động… Bữa ăn phải cân đối giữa các chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm với số lượng và thời gian hợp lý [[{"fid":"658","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"380","width":"700","style":"width: 500px; height: 271px;","class":"media-element file-default"}}]] Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ 2. Chế độ tập luyện - Dành 30 - 60 phút/ngày để tập thể dục. Tập luyện từ từ, cường độ có thể tăng dần và lựa chọn hình thức phù hợp. - Có thể lựa chọn các hình như: Đi bộ, chạy nhẹ, vận động nhiều bằng cách lên xuống cầu thang nhiều lần trong ngày. Chơi các bộ môn thể thao như cầu lông, bơi lội, tập yoga... - Không tham gia tập luyện khi đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mức đường máu đang quá cao [[{"fid":"659","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn Thực đơn tham khảo dành cho người mắc bệnh đái tháo đường: ĐƠN VỊ CHUYỂN ĐỔI THỰC PHẨM VÍ DỤ THỰC ĐƠN ĐƠN VỊ TÍNH Bữa sáng Phở thịt bò nạc Nhóm1a  (ngũ cốc) Bánh phở 160g Nửa bát to Nhóm 3a( thịt ít  béo) Thịt bò 35g 7-8 miếng nhỏ Nhóm 6 (Rau xanh) Rau thơm, hành lá   Bữa trưa Cơm, đậu xốt, chả lá lốt, Cải bắp luộc, quả Nhóm1a  (ngũ cốc) Gạo tẻ 100g 2 nửa bát con cơm Nhóm 3a( thịt ít béo) Thịt nạc 40g 2 chiếc chả lá lốt Đậu phụ 65g 1 bìa Nhóm 5 (chất béo) Dầu ăn 10ml 2 thìa 5ml Nhóm 6 (rau xanh) Rau cải bắp luộc 200g 1 miệng bát con rau Nhóm 2( quả chín) Bưởi 180g 3 múi trung bình Bữa tối Cơm trứng đức thịt, bí xanh luộc quả chín Nhóm1a  (ngũ cốc) Gạo tẻ 70g Miệng bát con cơm Nhóm 3a( thịt ít béo) Thịt nạc 25g 2 miếng trứng đúc thịt Nhóm 3b ( thịt  béo TB) Trứng gà 1 quả Nhóm 5 (chất béo) Dầu ăn 7 ml 1,5 thìa 5ml Nhóm 6 (rau xanh) Bí xanh luộc 250g 1 bát con rau Nhóm 2( quả chín) Đu đủ chín 150g 1 miếng trung bình Bữa phụ tối Sữa không đường Nhóm 4 1 cốc sữa 250ml      1ĐV thịt ít béo = 1ĐVbéo trung bình – 0,5ĐV chất béo Các loại quả nên ăn: Quả có, Ổi, Đu đủ (2 miếng/ngày), Bưởi đỏ, Mận đen, Đào, Dưa lê, Táo.... CN. Nguyễn Văn Quỳnh  

Cẩn trọng dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Dị vật tai mũi họng hay gặp ở trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ thường hiếu động, tò mò thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể xảy ra. Vừa qua Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhi Hoàng Hải Y (03 tuổi, Địa chỉ: xã Hải Yến – H.Cao Lộc). Trước vào viện khoảng 1 giờ, bé nhét quả mác mật vào mũi phải. Bố bé rất lo sợ, đã cố lấy quả ra khỏi mũi trẻ nhưng không được. Bé được đưa vào viện và được bác sỹ đã nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi bé. [[{"fid":"601","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Khám Tai mũi họng để phát hiện dị vật Sau khi lấy dị vật, bé vẫn phải nhỏ thuốc co mạch và nhét mét ở mũi để cầm máu. Bé bị chảy máu như vậy một phần do gia đình đã cố lấy dị vật, đã làm cho mũi bé tổn thương và dị vật chui vào sâu hơn. [[{"fid":"602","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Dị vật tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài. Vì vậy, đây là vần đề không thể chủ quan và các bậc phụ huynh cần lưu ý phát hiện. Khi có dị vật vào tai mũi họng, trẻ thường cảm thấy có những biểu hiện khó chịu như: đau tai; dụi, ngoáy mũi hoặc nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi vàng hôi. Trường hợp dị vật rơi vào thực quản, trẻ thường có biểu hiện ho nhiều, đau họng, cảm thấy vướng trong cổ họng. Để phòng tránh tình trạng dị vật tại mũi họng, phụ huynh cần lưu ý: - Tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ chơi nhỏ dễ nét vào tai, vào mũi như cúc áo, hạt cườm... - Chú ý đến việc chế biến thức ăn và cách ăn uống của trẻ, đặc biệt là những món ăn như thịt gà, cá, xương.... - Trường hợp bé mắc dị vật tai mũi họng, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ dụng cụ nào để cố lấy dị vật ra vì như vậy sẽ rất dễ làm tổn thương tại, mũi, họng hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn. Khẩn trương đưa bé tới cơ sở y tế để khám và xử trí ngay.           Phạm Lan Anh

Tắc mạch ối – Biến chứng sản khoa nguy hiểm

Sản phụ vào chờ đẻ, sức khỏe hoàn toàn bình thường, trong khi chuyển dạ đột ngột diễn biến nặng nề, ngừng thở ngừng tim, tử vong nhanh chóng hoặc phải mổ cấp cứu, cần truyền rất nhiều máu. Đó là bệnh cảnh thường thấy ở bệnh nhân tắc mạch ối. [[{"fid":"547","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"332","width":"500","class":"media-element file-default"}}]] Tắc mạch ối là gì? Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa hiếm gặp, tỉ lệ tử vong cao, rất khó dự đoán và khó dự phòng. Căn nguyên của bệnh là do nước ối, tế bào thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn mẹ gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Hiện nay, vẫn chưa biết một cách chính xác cơ chế bệnh sinh của tắc mạch ối. Tuy nhiên, có 3 hoàn cảnh làm cho nước ối dễ đi vào tuần hoàn người mẹ là: vỡ ối, vỡ tĩnh mạch tử cung hay tĩnh mạch cổ tử cung, áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực buồng tĩnh mạch (xảy ra trong cơn co tử cung). Các giai đoạn diễn tiến Nước ối và tế bào thai đi vào tuần hoàn người mẹ sau đó diễn tiến qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Co thắt động mạch phổi với tăng áp mạch phổi và tăng áp lực trong thất phải gây thiếu oxy, gây tổn thương mao mạch phổi và tim, suy tim phải và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Thường bệnh nhân tử vong trong giai đoạn này. Giai đoạn 2: Khoảng 40% số trường hợp sống sót qua giai đoạn 1 sẽ chuyển sang giai đoạn 2 đặc trưng bằng chảy máu dữ dội khắp nơi do đờ tử cung và do đông máu nội mạc rải rác. Các yếu tố nguy cơ tắc mạch ối: Mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi). Con dạ nguy cơ cao hơn con so Đa ối, đa thai, rau tiền đạo, rau bong non, sản giật. Tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung Thời điểm tắc mạch ối thay đổi rất khác nhau tùy trường hợp: 88% trường hợp tắc mạch ối xảy ra khi có màng ối bị ổn thương, 70% xảy ra trong chuyển dạ, 19% xảy ra trong khi mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay chưa chuyển dạ. Biển hiện, triệu chứng Triệu chứng lâm sảng: xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc mổ đẻ, sản phụ đột ngột xuất hiện Lúc đầu rét run, rung mình, buồn nôn và nôn Đau ngực, trống ngực Khó thở: thường thở nhanh nông, mặt tím tái Sản phụ bồn chồn, lo lắng, hoảng hốt và sợ sệt. Sau đó, sản phụ chuyển sang trạng thái co giật cứng với các biểu hiện: Mất ý thức.. Phù phổi cấp hậu quả gây suy ho hấp nặng Rối loạn đông máu nặng. Hậu quả cuối cùng sản phụ tử vong trong vòng 2 đến 3 giờ. Giải phẫu bệnh giúp xác định chẩn đoán: tìm thấy tế bào của thai nhi và các thành phần nước ối tại động mạch phổi mẹ, tuy nhiên xét nghiệm này chỉ mang ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu, diễn biến tắc mạch ối xảy ra rất nhanh và rầm rộ, hơn nữa không dễ dàng đặt được catheter động mạch phổi. [[{"fid":"548","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"800","width":"1140","style":"width: 500px; height: 351px;","class":"media-element file-default"}}]] Sản phụ cần khám thai theo định kỳ để sớm phát hiện những bất thường Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý tắc mạch ối Chẩn đoán xác định tắc mạch ối phải thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau: Suy tuần hoàn cấp Biểu hiện suy hô hấp cấp Xuất hiện bệnh lý đông máu và chảy máu nặng trong vòng 30 phút sau đẻ mà không tìm được các nguyên nhân khác. Giải phẫu bệnh: tìm thấy tế bào của thai nhi và các thành phần nước ối tại động mạch phổi mẹ Nguyên tắc xử trí Đảm bảo thông khí Đảm bảo oxy máu Hỗ trợ tuần hoàn Điều chỉnh các rối loạn đông máu Xem xét mổ lấy thai để cứu con. Tắc mạch ối là một tai biến sản khoa không thể dự báo được, không thể dự phòng được và trong hầu hết các trường hợp là không thể điều trị được. Hiện nay, vẫn chưa có một can thiệp nào có thể cải thiện tiên lượng của sản phụ bị tắc mạch ối. Do vậy, trong thời kỳ mang thai, sản phụ cần khám thai định kỳ để sớm phát hiện những bất thường.  Bác sĩ Như Thùy Vân - Khoa Phụ sản

Đề phòng rắn cắn và xử lý ban đầu

Trong năm có 2 thời điểm nhiều người bị rắn cắn do loài này tăng cường hoạt động: Mùa hè là thời điểm loài rắn lại sinh sôi, phát triển và chạy nước ngập. Cuối thu là thời điểm tích lũy cho kỳ ngủ đông. Do vậy, tai nạn do rắn cắn có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn. Trong tháng 06/2017, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận gần 15 trường hợp bị rắn cắn. Người dân bị cắn vào tay, chân khi đang lao động. Nhận biết loại rắn qua vết cắn [[{"fid":"467","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"160","width":"314","class":"media-element file-default"}}]]   Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và người thân lúng túng. Vì vậy, sau khi bị rắn cắn nạn nhân thường không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc... Tuy nhiên, có thể dựa vào vết cắn để phân biệt. Rắn có nọc độc thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng. Với rắn không nọc độc, vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh. Cảm giác ở vết thương hơi ngứa. Thông thường, các loại rắn không có nọc độc không gây nguy hại con người do vết thương mà chúng gây ra hầu hết không phải vết thương sâu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vẫn xảy ra tổn thương và nhiễm trùng từ vết do rắn không nọc độc. Ngược lại, rắn có nọc độc gây nhiều nguy hiểm đối với tính mạng con người. Người bị rắn độc cắn nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới trụy tim, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. [[{"fid":"468","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân bị rắn cắn ở chân Để phòng tránh rắn cắn nên áp dụng các biện pháp sau: - Khi làm vườn hay đi rừng, nên đi ủng, dày cao cổ, mặc quần áo dài, đội mũ và soi đèn pin ( nếu trời tối). - Với những cây mọc um tùm, rậm rạp nên phát quang sạch sẽ để rắn không có nơi ẩn nấp. - Khi ngủ cần đóng kín cửa, kể cả cửa sổ. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên ngủ trên giường, mắc màn để tránh bị rắn tấn công. Khi bị rắn cắn, cần sơ cứu kịp thời và đúng cách: - Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn) - Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. - Khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. - Không trích, rạch, chọc tại vùng vết cắn: Các biện pháp này sẽ làm tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh, gây nhiễm trùng nặng thêm. - Không tự ý áp dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn….. [[{"fid":"470","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân bị rắn cắn vào tay khi làm việc   Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội    

Nguy hiểm từ thói quen nướng cá, mực khô bằng cồn

Vừa qua, khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp Bệnh nhân Hoàng Đức V (22 tuổi, địa chỉ: Cao Lộc – Lạng Sơn). Trước đó, do bất cẩn khi nướng mực bằng cồn, bệnh nhân bị ngọn lửa bùng lên, làm cháy xén vào vùng mắt trái. Bệnh nhân được chẩn đoán “ Bỏng da mi, kết – giác mạc do nhiệt”. Hiện tại, vết thương của bệnh nhân đã được xử trí ổn định. [[{"fid":"458","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"640","width":"480","style":"width: 400px; height: 533px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân Hoàng Đức V  bị cháy xén vùng mắt trái Ngọn lửa cồn có đặc điểm là màu trắng xanh. Vì vậy, nhiều người khi không nhìn thấy ngọn lửa, tưởng là đã hết cồn, hết lửa, nên họ đã đổ thêm cồn vào, lửa sẽ bùng lên, nạn nhân không bình tĩnh hoảng loạn cành làm cồn bắn ra xa. Các trường hợp bỏng cồn thường bỏng ở mặt, thân trước, tứ chi.  Trường hợp của bệnh nhân Hoàng Đức V là lời cảnh báo về những nguy hiểm của việc nướng mực bằng cồn. Bỏng cồn rất nguy hiểm, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Khi bị bỏng, tuyệt đối không được bôi dầu, mỡ, nước mắm, rượu,… vào vết bòng. Cần tìm cách dập lửa và đưa người bị bỏng tới cơ sở y tế gần nhất.  Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Trang