CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

Xử lý khi bị chó cắn

Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, rất dễ gặp phải, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Khi bị chó cắn nếu không xử lý vết thương đúng cách và kịp thời nhất là vào mùa nắng nóng, nạn nhân rất có thể bị mắc bệnh dại do virus dại gây nên. Vừa qua, Khoa mắt Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bé Nông Thị H (13 tuổi, Địa chỉ: Hữu Lân - Lộc Bình – Lạng Sơn). Trên đường đi học về, cháu bé bị 1 con chó lao ra, nhảy lên cắn vào mặt. Cháu đã được đưa vào trạm y tế xã xử trí, sau đó chuyển ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bác sĩ chẩn đoán bé bị vết thương mi mắt, vết thương môi và gãy răng 1.4. [[{"fid":"361","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"256","width":"192","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]                   Bé Nông Thị H đang điều trị tại khoa mắt Chó cắn là tai nạn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể gây bệnh dại. Đây bệnh truyền nhiễm nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường gia tăng ở các vùng nông thôn. Khi bị chó cắn, cần chú ý những điều sau: - Trấn tĩnh người bị chó cắn. - Xem xét vị trí vết thương rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu. - Dùng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70 độ hoặc dung dịch iod) để sát trùng vết thương. - Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương. - Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa người bị thương đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp. Tiêm phòng cho trẻ: Nói chung, người bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Người bị chó cắn sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván. Ngoài ra, người bị chó cắn có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều. Những điều cần biết trong cách phòng chống chó dại cắn: - Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó. Khi thấy chó có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú ý để được tiêm phòng và chữa trị. Tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. - Khi nuôi chó cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho chó, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo hạn chế để chó chạy rông, cần đeo rọ mõm cho chó. - Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng đắp lên vết cắn. - Đối với gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Chỉ trong tháng 3/2017, khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 25 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu. Đây là bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa xuân sang hè. Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi rut gây nên, là một bệnh rất dễ lây truyền.  Khi 1 người mang siêu vi rut thủy đậu nói, hắt hơi , ho... thì các siêu vi rut đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh là khoảng 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh: Bệnh thủy đậu thường xuất hiện các triệu chứng: nổi mụn nước, ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, sau đó có thể nổi toàn thân. Người bị nhiễm bệnh có thể bị vài mụn nước cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.  Mụn nước có kích thước từ l - 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Bên cạnh mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn trường hợp nặng có thể kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày, điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa, giảm sốt, giảm đau nhức. Nếu không có biến chứng, các nốt sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. [[{"fid":"353","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"719","style":"width: 500px; height: 668px;","class":"media-element file-default"}}]] Chị Nguyễn Thị T  mang thai 9 tháng đang điều trị bệnh thủy đậu tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn   Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, bệnh thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiêm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này. Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi điều kiện thuận sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố khác, siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu rất nguy hiểm vì dễ bị biến chứng.   Nếu bị bệnh trong ba tháng đầu của thai kỳ, virus dễ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ sẽ bị lây bệnh, biểu hiện bệnh nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. Phòng ngừa bệnh thủy đậu: Biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine. Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Nếu đã được tiêm chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng. Việc tiêm vaccine được áp dụng đối với các đối tượng sau: - Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. - Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. - Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Bệnh thiếu máu huyết tán tại khoa Nhi

Được khỏe mạnh, vui chơi, học hành là niềm ao ước của những em bé thiếu máu huyết tán. Cuộc sống của các em giờ đây gắn liền với  những cơn đau, những mũi tiêm, những lần tiếp máu, dịch truyền… Tại phòng bệnh nhân thiếu máu huyết tán ở Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Lạng Sơn, có những em bé gầy yếu, nước da sạm vàng, đầu to, trán dô, sống mũi tẹt… Bác sĩ Ma Văn Minh – trưởng khoa Nhi cho biết đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassemia).    [[{"fid":"339","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 197px; height: 350px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Biểu hiện điển hình của bệnh nhân biến chứng do thiếu máu huyết tán   Bệnh huyết tán là bệnh thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ và đời sống hồng cầu bị rút ngắn dưới 120 ngày. Bệnh mang tính di truyền (do bố hoặc mẹ có gen bệnh), có bất thường tại hồng cầu và do tác nhân bên ngoài hồng cầu. Chế độ điều trị bệnh bằng hai phương pháp chính là truyền máu định kỳ trung bình 3- 4 tuần/lần. Sau 10 - 20 lần truyền máu, bệnh nhân sẽ được tiến hành thải sắt. Việc thải sát còn được thực hiện khi nồng độ ferritin (một protein tế bào máu có chứa sắt) trên 1.000 mg/ml. Trong quá trình truyền máu, nếu bệnh nhân không được thải sắt sẽ dẫn đến ứ đọng sắt tại các cơ quan gây suy tim, xơ gan, rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết dẫn đến bị tiểu đường, suy giáp, suy giảm hoóc môn sinh dục ảnh hưởng đến chức năng sinh sản... Người mắc bệnh thiếu máu huyết tán có tuổi thọ thấp hơn rất nhiều so với bình thường nếu không được điều trị. Bệnh hay gặp ở các các dân tộc ít người của tỉnh miền núi trong đó có Lạng Sơn. Mỗi tháng có khoảng 50 – 60 ca điều trị tại khoa Nhi, mỗi đợt điều trị 7 – 10 ngày. Căn bệnh này rất cần truyền máu mỗi đợt thiếu máu nặng. Các bé phải truyền từ 2 – 5 đơn vị mỗi đợt điều trị, trường hợp nặng cần truyền đến 10 đơn vị.               [[{"fid":"340","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 225px; height: 300px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]                   Các bé phải truyền từ 2 – 5 đơn vị mỗi đợt điều trị, mỗi đợt điều trị kéo dài 7 - 10 ngày Một biện pháp được các nước phát triển chữa khỏi bệnh huyết tán là ghép tế bào gốc – ghép tủy. Tuy nhiên ghép tủy có chi phí quá lớn, và rất khó tìm người cho tủy phù hợp,  hơn thế nữa, hiện trẻ huyết tán ở nước ta hầu hết đã biến chứng nên không đủ tiêu chuẩn ghép. Vì thế bệnh viện cũng là ngôi nhà thứ hai của các em, cuộc đời của các em luôn gắn liền với những bịch máu truyền.  [[{"fid":"341","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 350px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để phòng ngừa bệnh thiếu máu huyết tán, các cặp vợ chồng cần lưu ý: - Trước khi kết hôn các cặp vợ chồng nên khám và tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân. - Nếu cả hai người cùng mang một thể bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, cần được tư vấn trước khi dự định có thai. - Khi người mẹ mang thai có thể phát hiện được con bị bệnh bằng cách lấy máu của mẹ để làm xét nghiệm xem có bị thiếu máu hồng cầu nhỏ sẽ làm tiếp xét nghiệm tầm soát bệnh của thai nhi. Ở tuần thứ 10 của thai kỳ, chẩn đoán có thể được thực hiện bằng sinh thiết nhau thai, còn từ tuần thứ 11 đến 19 thì chẩn đoán dựa trên chọc hút xét nghiệm tế bào nước ối. Còn từ tuần thứ 20 trở đi thì dựa trên xét nghiệm tế bào máu cuống rốn./. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Tăng cân khi mang thai thế nào là hợp lý?

Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu hào hứng khoe mức tăng cân của mình và coi đó là một dấu hiệu tốt lành cho một đứa trẻ khỏe mạnh, bụ bẫm. Tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm. Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời. Ngược lại, tăng cân ít sẽ dẫn đến nguy cơ đẻ con nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa… [[{"fid":"333","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"348","width":"490","style":"width: 500px; height: 355px;","class":"media-element file-default"}}]] Tăng cân hợp lý theo BMI BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²). - Nhẹ cân: BMI dưới 18,5; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg. - Cân nặng bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg. - Thừa cân: BMI từ 25 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg. - Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg. Người mẹ mang song thai nên tăng 15-20kg trong suốt thai kỳ. Ước lượng tăng cân của người mẹ Cơ thể mẹ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của mẹ bầu còn có sự góp mặt của các yếu tố thai, rau thai, nước ối, cấc mô mỡ dự trữ ở ngực, bụng và khối lượng cơ tử cung tăng thêm, tổng cộng khoảng 12kg. Theo dõi cân nặng thường xuyên Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11-14 kg và nếu bạn thừa cân thì chỉ cần 8-11 kg trong cả quá trình mang thai. Chế độ ăn hợp lý Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ. Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng). Khám thai theo định kỳ để sớm phát hiện những bất thường./. Bác sĩ Như Thùy Vân - Khoa Phụ sản

Những điều cần biết về suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ em

Vừa qua, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân cháu Bế Văn T.(17 tháng tuổi, địa chỉ: Hùng Sơn - Tràng Định). Cháu bé nhập viện trong tình trạng quấy khóc nhiều, phù toàn thân, thở ậm ạch, bụng chướng khiến bé không ngồi được. Cháu bé có cân nặng kém, chỉ nặng 8 kg. Cháu T được chẩn đoán suy dinh dưỡng thể phù. Đây là bệnh lý suy dinh dưỡng nặng và ít gặp, hướng điều trị bệnh khá phức tạp. [[{"fid":"326","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"959","width":"719","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện tại, cháu bé đang được điều trị và chăm sóc tại khoa Nhi Qua tìm hiểu, cháu T là con thứ 4 trong gia đình. Khi sinh, bé có cân nặng tốt (3,4 kg), sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình, sinh bé xong, mẹ bé đã phải lao động sớm, ăn uống lại không đầy đủ . Khi bé được 5 tháng tuổi, chị cũng cho bé ăn dặm nhưng chỉ ăn bột gạo, rau xanh chứ không bổ sung chất đạm (thịt, cá, trứng). Dinh dưỡng không đúng và không đảm bảo nên thể trạng của bé rất yếu. Suy dinh dưỡng thể phù là một trong những thể suy dinh dưỡng rất nặng ở trẻ em. Đây cũng là thể suy dinh dưỡng điều trị khó khăn và phức tạp nhất. Trẻ mắc bệnh bề ngoài mặt tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, da sạm, trương lực cơ yếu. Nguyên nhân mắc bệnh là do khẩu phần ăn của bé không đủ chất đạm, cơ thể chỉ nhận năng lượng từ chất bột đường hay chất béo. [[{"fid":"331","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"846","width":"898","style":"width: 500px; height: 471px;","class":"media-element file-default"}}]] Để phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý: - Chǎm sóc ǎn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. - Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. - Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng), chất đạm, cho trẻ ǎn nhiều bữa trong ngày. - Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần/năm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh. - Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng. - Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. - Khi các mẹ thấy trẻ có biểu hiện: da xanh, biếng ăn,ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân, trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. các bắp thịt mềm nhão, chậm phát triển vận động, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp,tiêu chảy... cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chũa bệnh để điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Những điều cần biết về hoạt động hỗ trợ tâm lý

Những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày nếu không được tháo gỡ và giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần. Liệu pháp tâm lý giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại niềm lạc quan, cân bằng cảm xúc.  Dịch vụ hỗ trợ Tâm lý là gì? Là dịch vụ cung cấp sự trợ giúp về tâm lý cho những người có khó khăn tâm lý (khó khăn tinh thần), có rối loạn, rối nhiễu tâm trí gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, công việc, học tập, các mối quan hệ, tình cảm, cảm xúc. Dịch vụ Hỗ trợ tâm lý cung cấp: - Sự lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và giải tỏa tâm lý cho các vấn đề của bạn. - Hỗ trợ khi bạn gặp các vấn đề tâm lý như: căng thẳng (stress), lo âu, trầm cảm,… - Hỗ trợ khi bạn gặp các khó khăn trong môi trường làm việc như: áp lực, căng thẳng trong công việc, mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên… - Hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong các vấn đề về tình cảm, quan hệ với bạn bè, người thân… làm ảnh hưởng đến đời sống tình cảm, hiệu quả công việc và học tập. - Cung cấp các trắc nghiệm Tâm lý chuyên biệt nhằm hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá, trị liệu các vấn đề tâm lý hoặc tìm hiểu về các yếu tố tâm lý cá nhân. [[{"fid":"296","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"163","width":"310","class":"media-element file-default"}}]] .                                                   . Lợi ích: bạn được hỗ trợ để: - Thấu hiểu hơn về vấn đề của bạn. - Khơi dậy khả năng đương đầu với vấn đề, khó khăn trong hiện tại. - Tìm ra cách để tự giải quyết vấn đề và được hỗ trợ về các kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề. - Cải thiện các mối quan hệ, phát triển giao tiếp lành mạnh. - Liệu pháp tâm lý giúp tái lập sự cân bằng tâm trí, khỏe mạnh về tinh thần để nâng cao chất lượng công việc, học tập và đời sống tinh thần, tình cảm. [[{"fid":"297","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"356","width":"497","class":"media-element file-default"}}]] Phương thức hỗ trợ: Tư vấn, hỗ trợ cá nhân hoặc hỗ trợ nhóm Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và nhân viên Bệnh viện. Mọi thông tin và chi tiết xin liên hệ: - Dịch vụ Hỗ trợ Tâm lý, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn - Email: hotrotamly.bvdkls@gmail.com - Số điện thoại: 0253 898 992

Tầm quan trọng của việc quản lý thai nghén

Vừa qua, khoa phụ sản đã tiếp nhận điều trị trường hợp sản phụ chuyển dạ đẻ thiếu máu nặng. Chị Lương Thị H, thường trú tại xã Hoàng Đồng, mang thai lần 2, không đăng ký quản lý thai nghén, không đi khám thai mặc dù được hàng xóm nhận xét là “ da xanh”. Khi thai 9 tháng, có dấu hiệu chuyển dạ, chị vào nhập viện tại khoa phụ sản ngày 20/2/2017. Ngay từ khi nhập viện, các bác sĩ đã nhận thấy dấu hiệu thiếu máu nặng. Trong vòng 60 phút từ khi vào viện, chị nhanh chóng sinh thường một bé trai khỏe mạnh. Rất may mắn, sau sinh, chị không bị mất máu. Tuy vậy, các xét nghiệm cho thấy chị bị thiếu máu do thiếu sắt, mức độ rất trầm trọng. Chị H tiếp tục được truyền máu và theo dõi sát sao.  [[{"fid":"269","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"540","width":"960","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Một buổi truyền thông về vấn đề khám thai dành cho sản phụ tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Qua đây, có thể thấy, việc quản lý thai nghén là vấn đề rất cần thiết, cần phải được các sản phụ chú trọng. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ. Để theo dõi và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, sản phụ nên khám thai đầy đủ, 9-10 lần trong suốt quá trình thai kỳ. Việc khám thai bao gồm thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm thai. Lịch khám thai sẽ thay đổi khi có các dấu hiệu bất thường. Việc khám thai không chỉ chú trọng vào siêu âm thai mà quan trọng hơn là khám và  phát hiện các bệnh lý của bà mẹ mang thai. Khám thai định kỳ theo lịch sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và "vượt cạn" an toàn LỊCH KHÁM THAI                              *   3 tháng đầu: từ ngày kinh cuối cùng đến 13 tuần 6 ngày                  - Khám lần đầu: sau chậm kinh 2 - 3 tuần                                                        - Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày, đo khoảng sáng sau gáy                                            *  3 tháng giữa: từ 14 tuần đến 28 tuần 6 ngày: 1 tháng khám 1 lần *  3 tháng cuối: từ 29 tuần đến 40 tuần  - Tuần 29 - 32 tuần: khám 1 lần            - Từ 33 - 35 tuần: 02 tuần khám 1 lần             - Từ 36 - 40 tuần: 01 tuần khám 1 lần  Bác sĩ Nhữ Thùy Vân - Khoa Phụ sản

Trang