CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Thông tin thuốc

ANSM: Chế độ liều mới thấp hơn và một số khuyến cáo nhằm giảm nguy cơ quá liều khi sử dụng colchicin điều trị gout

Do số lượng lớn các ca ngộ độc colchicin, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) yêu cầu giảm liều thuốc này trong phác đồ phòng và điều trị gout theo khuyến nghị của Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu và Hiệp hội Thấp khớp Pháp. Đối với các trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn, hay xuất hiện các triệu chứng sử dụng quá liều colchicin, cần giảm liều hoặc ngừng việc điều trị bằng colchicin.

Bệnh viện Đa khoa tinh Lạng Sơn trân trọng thông báo:

Thực hiện kế hoạch số 696/KH-BV ngày 15/11/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học thông tin cụ thể như sau:

- Chuyên đề” Sử dụng kháng sinh hợp lý trong thực hành lâm sàng”

- Thời gian: 13h30 phút ngày 16/11/2018

- Địa điểm: Hội trường tầng 3 khu khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

-  Báo cáo viên  PGS. TS Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Trung tâm DI&ADR Quốc gia – Trường Đại học Dược Hà Nội.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc Trung Quốc "làm từ thịt người” tại Việt Nam.

Vừa qua, Nigeria phát báo động gấp khi có hàng trăm ngàn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này.

              ANSM: Ngày 21/9/2018, Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp thông báo hạn chế chỉ định của Theralen (hoạt chất alimemazin) và cập nhật thông tin liên quan đến đặc tính an toàn của các thuốc. Thuốc hiện được yêu cầu bắt buộc phải kê đơn. 

            Sau khi đánh giá lại cân bằng lợi ích/ nguy cơ của dung dịch uống THERALENE 4%, siro THERALENE 0,05% và viên nén THERALENE 5 mg, chỉ định của các chế phẩm này chỉ còn hạn chế trong điều trị chứng mất ngủ:

           - Người lớn: Điều trị chứng mất ngủ thường xuyên hoặc thoáng qua.

Ngày 05/10/2018 Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược của EMA (PRAC) vừa khuyến cáo giới hạn chỉ định các kháng sinh fluoroquinolon và quinolon (đường uống, đường tiêm hoặc dạng hít) sau cuộc rà soát tác dụng phụ gây tàn tật vĩnh viễn được báo cáo liên quan đến các thuốc này. Cuộc rà soát kết hợp xem xét ý kiến bệnh nhân, cán bộ y tế, cán bộ giảng dạy trình bày tại buổi điều trần công khai các kháng sinh fluoroquinolon và quinolon vào tháng 6/2018.