CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin nghiên cứu khoa học

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2023

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tổ chức nghiệm thu các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023. Năm 2023, Bệnh viện có 35 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Các đề tài đều gắn với hoạt động chuyên môn, nghiên cứu những vấn đề cấp thiết. [[{"fid":"5490","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5491","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5492","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5493","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả thực hiện Bệnh viện đã thành lập các Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023. Các nhóm nghiên cứu đã thể hiện sự đầu tư, nghiêm túc thực hiện nghiên cứu vấn đề; từ đó đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao các mặt hoạt động của bệnh viện. Nghiên cứu khoa học là một công tác vô cùng quan trọng gắn liền với nhiệm vụ của đơn vị. Những đề tài này trên không chỉ góp phần ứng dụng nhằm nâng cao  hoạt động chuyên môn của đơn vị mà còn là tiền đề thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học, vì sự phát triển của Bệnh viện.

SINH HOẠT KHOA HỌC CẬP NHẬT PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

Chiều 13/12/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học cập nhật phác điều trị ngộ độc thuốc tê. Tham dự buổi sinh hoạt có các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện. Gần đây, trong ngành y tế xảy ra nhiều ca tai biến nghiêm trọng liên quan đến ngộ độc thuốc tê gây ảnh hưởng tới tính mạng, sự an toàn của người bệnh và gây lo ngại cho nhân viên y tế trong thực hành gây tê. Do vậy, ngộ độc thuốc tê đang là vấn đề rất được quan tâm. [[{"fid":"2465","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi sinh hoạt, các bác sĩ, dược sĩ đã cùng nhau thảo luận về các trường hợp ngộ độc thuốc tê xảy ra gần đây, từ đó luôn chú ý cảnh giác với ngộ độc thuốc tê; đồng thời cập nhật phác đồ điều trị ngộ độc thuốc tê để sẵn sàng xử trí khi có bệnh nhân ngộ độc thuốc tê. Buổi sinh hoạt đã giúp các bác sỹ và dược sĩ trong Bệnh viện được cập nhật kiến thức, tuân thủ đúng các biện pháp an toàn trong gây tê, từ đó biết cách đánh giá và xử trí đúng khi bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

SINH HOẠT KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD, HEN PHẾ QUẢN, VIÊM PHỔI

Ngày 20/12/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức sinh hoạt khoa học chẩn đoán và điều trị COPD, hen phế quản, viêm phổi. Giảng viên là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Tuấn – Phó Chủ nhiệm bộ môn Hồi sức cấp cứu và chống độc Trường Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Phân hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Hà Nội. Học viên là các bác sỹ của BVĐK, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ tuyền, Bệnh viện Phổi và bác sĩ của Trung tâm y tế các Huyện. [[{"fid":"1757","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sỹ Trần Mậu Việt - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại buổi sinh hoạt, hơn 70 bác sỹ đã được cập nhật kiến thức về chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; xử trí cơn hen phế quản cấp; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phổi thở máy. Đây là những bệnh lý thường gặp, cần đánh giá đúng nguy cơ để có hướng xử trí thích hợp. [[{"fid":"1758","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Tuấn trình bày chuyên đề Qua buổi sinh hoạt, các bác sỹ sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng cho người bệnh.  

SINH HOẠT KHOA HỌC: “SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG”

Hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh”, chiều ngày 16/11/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức sinh hoạt khoa học với chủ đề “Sử dụng kháng sinh hợp lý trong thực hành lâm sàng”. Chuyên đề do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI&ADR Quốcgia) – Trường Đại học Dược Hà Nội trình bày. [[{"fid":"1714","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Anh trình bày chuyên đề Hiện nay, tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng lạm dụng kháng sinh (của cả người dân và thầy thuốc), tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng kháng sinh đúng cách sẽ rút ngắn thời gian và giảm chi phí điều trị, giảm tình trạng kháng thuốc, giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong. Buổi sinh hoạt đã giúp các bác sỹ, dược sỹ cập nhật kiến thức về sử dụng kháng sinh; đặc biệt là những kiến thức, kinh nghiệm lựa chọn kháng sinh trong điều trị một số nhiễm khuẩn đặc biệt (hô hấp, tiết niệu, ngoại khoa, sản phụ khoa, phẫu thuật,…).

SINH HOẠT KHOA HỌC “BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM”

Chiều 21/9/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tổ chức sinh hoạt khoa học với chủ đề “Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em”. Tại buổi sinh hoạt, các bác sĩ, dược sĩ đã được cập nhật kiến thức tổng quan về bệnh tiêu chảy, cách điều trị tiêu chảy, sử dụng kháng sinh và một số loại thuốc trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em. [[{"fid":"1597","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại BVĐK, khoa Nhi thường xuyên tiếp nhận bệnh nhi mắc tiêu chảy, đặc biệt thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ thường có biểu hiện: sốt nhẹ, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân nhanh, suy giảm sức khỏe. Nhiều trường hợp, trẻ mắc tiêu chảy nặng, cơ thể mất nước trầm trọng có thể dẫn đến tử vong. Sinh hoạt khoa học là hoạt động thường xuyên của Bệnh viện giúp cập nhật kiến thức các bác sĩ, dược sĩ ; từ đó từng bước nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

Sinh hoạt khoa học “Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh”

Chiều 30/06/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tổ chức sinh hoạt khoa học về chủ đề “Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh”. Tham dự buổi sinh hoạt có Giảng viên - PGS.TS Trần Văn Tuấn – Trưởng bộ môn Dược lâm sàng – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cùng toàn thể các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện.  Tại buổi sinh hoạt, các bác sĩ, dược sĩ đã được cập nhật những kiến thức về  các nguyên tắc thực hành tốt sử dụng kháng sinh trong bệnh viện; cơ chế tác dụng và phối hợp kháng sinh; Dược động học, Dược lực học và ứng dụng lâm sàng; nguyên tắc sử dụng kháng sinh; vai trò của vi sinh lâm sàng với sử dụng kháng sinh hợp lý; sử dụng kháng sinh với một số bệnh thường gặp. [[{"fid":"624","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2448","width":"3264","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh rất phổ biến trong cộng đồng, gây "kháng thuốc" và ảnh hưởng rất lớn trong điều trị bệnh. Qua buổi sinh hoạt, các bác sĩ, dược sĩ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích, những lưu ý trong sử dụng kháng sinh. Từ đó, đẩy mạnh hoạt động Dược lâm sàng trong Bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.  Tố Quỳnh - Phòng CTXH

Hợp tác triển khai ứng dụng tế bào gốc và công nghệ gen trong điều trị

Tế bào gốc là những tế bào có khả năng biệt hóa thành các tế bào khác nhau để thay thế cho các tế bào bị mất đi do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể sử dụng tế bào gốc để tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào bị tổn thương hoặc mất chức năng, đem lại nhiều triển vọng trong điều trị các bệnh hiểm nghèo. Tại Việt Nam ứng dụng Tế bào gốc và Công nghệ gen đã được triển khai tại một số trung tâm lớn và đã đạt được những kết quả đáng mừng. Sắp tới (ngày 30/05/2017), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) sẽ tham dự Hội thảo của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec với chủ đề "Giới thiệu những ứng dụng tiên tiến nhất của Tế bào gốc và Công nghệ gen trong điều trị bệnh" được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"479","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] (Buổi làm việc giữa lãnh đạo BVĐK và đại diện Bệnh viện Vinmec) Hội thảo mang đến những kiến thức mới nhất về kết quả điều trị một số bệnh hiểm nghèo bằng Tế bào gốc; Ứng dụng công nghệ gen trong chẩn đoán và điều trị. Trong thời gian tới, BVĐK sẽ hợp tác cùng Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec triển khai lưu trữ Tế bào gốc từ máu cuống rốn. Điều này sẽ mở ra một cơ hội mới trong điều trị nhiều bệnh lý hiểm nghèo của người dân trong tỉnh.

Tập huấn kiến thức về bệnh Thiếu máu huyết tán (Thalassemia)

Chiều ngày 25/4/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức tập huấn về “Chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia, về quá trình thải sắt - biến chứng và cách điều trị cho bệnh nhân Thalassemia”. Giảng viên lớp tập huấn là TS. Ngô Mạnh Quân- Trưởng khoa Vận động và tổ chức hiến máu, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Dự buổi tập huấn có các bác sĩ khoa lâm sàng, khoa Huyết học - Truyền máu trong Bệnh viện. [[{"fid":"400","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tập huấn, các bác sỹ đã được cập nhập các kiến thức mới, hướng dẫn các bước chi tiết về chẩn đoán, điều trị bệnh thiếu máu huyết tán… Bệnh huyết tán là bệnh thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ và đời sống hồng cầu bị rút ngắn dưới 120 ngày. Bệnh mang tính di truyền (do bố hoặc mẹ có gen bệnh). Trong buổi tập huấn, các bác sỹ có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên về các vấn đền liên quan đến bệnh. Qua buổi tập huấn, các bác sỹ sẽ áp dụng được nhiều kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu huyết tán, đặc biệt là trong điều trị Nhi khoa. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, mang lại yên tâm và hài lòng cho người bệnh. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội 

Trang