CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ TRONG MÙA HÈ

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa nắng nóng là tình trạng trẻ bị đuối nước gia tăng. Nhiều trường hợp các trẻ bị tử vong tại cùng một địa điểm vô cùng thương tâm. Sau đây là những điều cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh đuối nước ở trẻ trong mùa hè. Đuối nước ở trẻ thường dẫn đến tử vong Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ... mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà, nơi làm việc hoặc ở trường học... Nguyên nhân khiến trẻ bị đuối nước thương tâm thường do: Trẻ không biết bơi hoặc bơi yếu, trẻ chưa được trang bị kỹ năng cứu người, trẻ không được dạy những kỹ năng đánh giá môi trường nguy hiểm để tránh… Thậm chí, việc sơ cứu khi trẻ bị đuối nước ở người lớn cũng không thực hiện đúng. Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, kêu cứu luôn là điều đầu tiên phải nhớ khi bạn gặp bất kỳ tình huống khẩn cấp nào. Cần hô to cho nhiều người đến giúp, gọi đến cơ sở y tế để được sự hỗ trợ kịp thời của nhân viên y tế. [[{"fid":"5174","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 652px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nếu chỉ có một mình, hãy bình tĩnh thực hiện tiếp các bước sau: Sơ cứu đuối nước - Cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước càng nhanh càng tốt, dùng tàu, thuyền, phao cứu hộ… Tuy nhiên, nhớ chú ý đến sự an toàn của người cứu nạn. - Chú ý không xốc nước hay hơ lửa. Vì hai biện pháp này không có hiệu quả, mà còn làm mất đi thời gian hồi sức cho trẻ. - Cần lay gọi trẻ, cụ thể lay mạnh hai vai, gọi nạn nhân. Bấm mạnh vào các đầu ngón tay của nạn nhân; Day mạnh vào vùng trên xương ức. - Nếu trẻ tỉnh, nhanh chóng giữ ấm bằng chăn, thay quần áo hay bất cứ vật gì có sẵn, tránh để trẻ bị hạ thân nhiệt. - Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi sức khoẻ. - Hãy kiểm tra nhịp thở và mạch của trẻ bằng cách kiểm tra nhịp thở; Áp sát tai vào mũi hoặc miệng của trẻ để cảm nhận hơi thở; Nhìn sự di động lên xuống của lồng ngực hoặc bụng. + Nếu trẻ còn thở thì kiểm tra mạch. + Nếu trẻ không còn thở thì kiểm tra vùng miệng, họng, mũi của trẻ xem có dị vật không, nếu có dị vật dùng tay hoặc vật mềm lấy sạch dị vật, giúp thông thoáng đường thở. Sau đó ngửa đầu, nâng cằm, hít một hơi bình thường, đặt miệng vừa kín miệng trẻ và thổi. Sau đó, thở ra 2 giây, quan sát sự di động của lồng ngực trẻ, có nâng lên là có hiệu quả. Tiếp tục động tác 5 lần, sau đó kiểm tra mạch. + Kiểm tra mạch bằng cách đặt 3 ngón tay giữa của bạn vào vùng hai bên cổ, dưới cằm để kiểm tra động mạch cảnh. Nếu mạch đập bình thường thì tiếp tục hà hơi thổi ngạt đến khi bệnh nhân trở về bình thường hoặc nhân viên y tế đến. 5 phút kiểm tra mạch một lần. + Nếu trẻ không có mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.  Đối với trẻ lớn cần đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng và lay gọi trẻ. Đồng thời lấy gốc bàn tay phải của bạn đặt ở vị trí 1/2 dưới xương ức đặt bàn tay trái lên tay phải siết chặt. Ấn 30 lần, độ sâu 1/3 lồng ngực. Sau đó ngửa đầu ra sau, nâng cằm, mở miệng và véo nhẹ phần mềm của mũi, cung cấp 2 nhịp thở. Lặp lại trình tự cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại hoặc nhân viên hỗ trợ y tế đến.  Đối với trẻ nhỏ hơn cần đặt nạn nhân nằm ngửa, đặt ngón trỏ và ngón giữa của bạn trên nửa dưới của xương ức. Ấn 30 lần, độ sâu 1/3 lồng ngực. Sau đó hơi ngửa đầu ra sau, nâng cằm để lưỡi di chuyển khỏi phía sau cổ họng. Cung cấp hai hơi thở nhẹ (không nên thở hết hơi vì điều này có thể làm tổn thương phổi của trẻ nhỏ). Lặp lại trình tự trên cho đến khi trẻ tỉnh lại hoặc nhân viên y tế đến - Nếu nạn nhân tỉnh lại hãy để họ nằm nghiêng về một bên để dễ thở và đảm bảo không bị sặc do nước trào ngược. Đảm bảo bệnh nhân được hỗ trợ và kiểm tra y tế. [[{"fid":"5175","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 652px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên tắc phòng ngừa đuối nước ở trẻ - Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên; không được đi tắm, đi bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. - Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu... để tránh bị ngã. - Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) cần đậy thật chặt để trẻ không mở nắp được. - Đối với những nhà có hồ bơi nên rào kín xung quanh, cửa phải có khóa để trẻ không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ vào. - Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi). - Cần học cách sơ cứu ban đầu để áp dụng khi phát hiện trẻ đuối nước và trong thời gian chờ nhân viên y tế đến.

CÁCH PHÒNG BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI

Thời tiết thay đổi thất thường làm gia tăng các bệnh ở trẻ, trong đó có các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cần lưu ý để phòng bệnh cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Trẻ em dễ mắc bệnh đường hô hấp Viêm đường hô hấp là nhiễm trùng của đường thở từ tai, mũi, họng cho đến các đường dẫn khí khác như thanh quản, khí quản, phế quản…. Viêm đường hô hấp được chia thành 02 nhóm: Viêm đường hô hấp trên (viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng, thanh quản…) và viêm đường hô hấp dưới (viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi…). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa...) đã gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 4 - 6 lần trong một năm, khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Bệnh đường hô hấp trên có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc... Bệnh thường khởi phát bởi một loại virus trước đó, sau đó bội nhiễm vi khuẩn, gây nên tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng khả năng xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh như: - Lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ: Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non tháng, trẻ có thể trạng suy dinh dưỡng, còi xương hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch. - Môi trường sống: Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, trẻ nằm phòng điều hòa với nhiệt độ thấp khiến mũi họng bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em sẽ tăng cao hơn khi thời tiết thay đổi. Các biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nghiêm trọng hơn là lồng ngực bị rút lõm trong khi thở, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… thậm chí có thể tử vong. [[{"fid":"4988","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2245","width":"1738","style":"width: 500px; height: 646px;","class":"media-element file-default"}}]] Phòng bệnh hô hấp cho trẻ bằng cách nào? Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần chú ý việc giữ ấm cơ thể cho trẻ đúng cách. Khi thời tiết trở lạnh, cha mẹ lưu ý giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc đủ ấm, phù hợp với mức độ lạnh bên ngoài. Trời lạnh cần chú ý mặc thêm áo ấm, mũ len, mang thêm bao tay, tất, khăn, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, sử dụng nước ấm... - Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ Trẻ cần được ăn uống đầy đủ, nhất là những trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ. Dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò quan trọng với miễn dịch chung cho trẻ. Cha mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong một chế độ ăn cân đối. Với các trẻ biếng ăn, cha mẹ nên bổ sung từ các nguồn thực phẩm bổ sung, các công thức thuốc bổ tổng hợp có tác dụng chống biếng ăn cho trẻ. Bên cạnh đó cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, nhiều khi trẻ không khát, nhưng vẫn cần đủ lượng nước. Nếu trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh sẽ giúp phòng bệnh tốt hơn. -Tiêm vắc xin phòng bệnh Hầu hết những tác nhân virus, vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em đều đã có vắc xin phòng bệnh. Ngoài các loại vắc xin thông thường bắt buộc tiêm cho trẻ, có một số loại vắc xin mà các bậc cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ để ngăn ngừa bệnh hô hấp như: vắc xin phòng cúm; virus sởi... vì đây cũng là những tác nhân hay gây viêm phổi nặng. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi nặng có thể phòng ngừa được là: Phế cầu, HiB, lao, bạch hầu, ho gà... - Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống Rửa tay là một trong những cách hữu hiệu để phòng chống các bệnh hô hấp nói chung, đặc biệt là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Tuy là bệnh đường hô hấp nhưng đường lây của các bệnh này thường là qua bàn tay nhiễm bẩn. Do đó, cần cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, hoặc sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn. Mặt khác, cần tránh để trẻ tiếp xúc gần với người lớn hay trẻ khác đang cảm ho – dù chỉ là cảm ho thông thường. Virus gây bệnh viêm phế quản – phổi là loại virus có khả năng lây lan cao và gây bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn và người lớn nhiễm virus này chỉ có biểu hiện của cảm ho thông thường, nhưng sẽ là nguồn lây bệnh cho trẻ nhỏ. Trong khi trẻ dưới 2 tuổi nhiễm virus này sẽ bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ở trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Khi cơ thể có các dấu hiệu của bệnh như: Trẻ sốt, ho, phụ huynh không tự ý mua thuốc về tự điều trị. Hãy cho trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG BỆNH CÚM MÙA CHO TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG XUÂN

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Cần chú ý các triệu chứng của cúm mùa để điều trị kịp thời và phòng bệnh cho trẻ trong mùa đông – xuân. Cúm mùa là bệnh thường có tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch… nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. [[{"fid":"4855","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Triệu chứng cúm mùa ở trẻ và diễn biến của bệnh Bệnh cúm mùa thường dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của bệnh cúm thường nghiêm trọng hơn. Ở trẻ em khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: -Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; - Có cảm giác ớn lạnh - Nhức đầu, Đau nhức cơ bắp, Chóng mặt - Ăn không ngon, Mệt mỏi, Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực - Ho, đau họng, Chảy nước mũi, Đau tai - Buồn nôn hoặc tiêu chảy. Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần. Trên thực tế, bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi… Đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi, khi hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém và có bệnh lý nền kèm theo, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng. Điều trị cúm mùa ở trẻ Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp, trong đó nguyên tắc chung là nếu nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng. Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên. Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus, cần dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Với cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc. Với bệnh cúm có biến chứng: Cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. Cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:  - Sốt cao (trên 38.5 độ C) và liên tục (trên 3 ngày), trẻ được dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.  - Trẻ bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, hay nôn.  - Nghẹt mũi kéo dài (trên 14 ngày) hoặc không thuyên giảm. - Khó thở, thở nhanh.  - Li bì, bị kích thích, co giật.  - Đau tai, trong tai có mủ.  - Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng. Cách phòng bệnh cúm mùa cho trẻ Bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa đông xuân và xảy ra hàng năm, các chủng virus cúm cũng thay đổi mỗi năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, khi mắc bệnh, trẻ thường bị lâu hơn so với người lớn. Vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh chung thường được khuyến cáo là: - Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài, khi tiếp xúc với người khác, nhất là người bệnh nghi nhiễm cúm. - Tăng cường rửa tay; Vệ sinh hô hấp. - Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra. - Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm.

PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA

Khi thời tiết chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là bệnh hay gặp nhất Ở  người cao tuổi. Dưới đây là nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi trong thời điểm giao mùa. Các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp… là bệnh người cao tuổi dễ mắc, nhất là với những người mắc bệnh mạn tính. Nếu không điều trị đúng, kịp thời bệnh dễ gây ra những biến chứng khó lường. [[{"fid":"4558","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 443px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 1. Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hô hấp khi chuyển mùa Người cao tuổi thường có sức đề kháng yếu, do vậy mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là khi thời tiết chuyển mùa là yếu tố thuận lợi bởi các virus, vi khuẩn, nấm phát triển tấn công hệ miễn dịch, hô hấp của người bệnh. Bên cạnh đó, những người hút thuốc lá, thuốc lào khiến đường hô hấp gây tổn thương các nhu mô phổi, do đó, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, nhà ở chật chội, không thông thoáng cộng với khói của bếp than, bếp củi cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là vào thời gian chuyển mùa và mùa lạnh. Một số người mắc bệnh mạn tính kéo dài như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp hơn khi thời tiết chuyển mùa và lạnh ẩm ở người cao tuổi. 2. Biểu hiện khi người cao tuổi mắc bệnh hô hấp Bệnh lý hô hấp nếu người cao tuổi mắc phải có biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Tùy từng trường hợp mà có thể ho khan hoặc có đờm. Đờm có thể là màu trắng, đặc quánh hoặc lỏng, đôi khi có một ít máu tươi do có tổn thương một số mạch máu nhỏ ở đường hô hấp trên gây ra. Nếu suy hô hấp người cao tuổi thường gặp như khó thở khi gắng sức, sau khó thở thường xuyên, khó thở nhanh, thở không đều, khò khè. Hơi thở của người bệnh sẽ chậm dần, thở nông do các cơ hô hấp bị suy yếu. Các biểu hiện có thể kèm theo là mặt, môi, vành tai, các đầu chi tím tái. Riêng các bệnh lý hô hấp ở người cao tuổi rất dễ bị nhầm bệnh nhẹ do khi nhiễm khuẩn nhiệt độ không tăng cao như ở người trẻ. Nhưng khi đã có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh và nặng nề hơn. Bởi vậy, nếu thấy các dấu hiệu mắc bệnh lý hô hấp hoặc có biểu hiện cảnh báo nguy cơ mắc suy hô hấp, người cao tuổi cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để được thăm khám. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 3. Người cao tuổi cần chú ý để bảo vệ sức khỏe khi chuyển mùa Khi giao mùa người cao tuổi cần chú ý tự bảo vệ sức khỏe để phòng tránh các loại bệnh về đường hô hấp, cụ thể: - Người cao tuổi cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Khi cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc ấm, cổ cần có khăn và đầu cần đội mũ, tốt nhất là dùng loại mũ bịt cả hai tai. - Người cao tuổi cần thường xuyên vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hàng ngày: Cần duy trì thói quen đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối ấm. Những trường hợp dùng răng giả, cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ, không để bám dính nhiều cặn thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. - Nếu người cao tuổi hút thuốc lá cần bỏ thói quen xấu này. Ngay cả người mắc bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang cũng cần phải tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào. Vì đây là nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp nặng hơn và có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh về đường hô hấp cần đưa người cao tuổi đến cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán bệnh. Đồng thời xác định các bệnh căn bệnh kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Nếu điều trị sớm các bệnh về đường hô hấp sẽ giúp kiểm soát và loại bỏ nhanh chóng bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm.   Theo Suckhoedoisong.vn

PHÒNG BỆNH CHO TRẺ THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

Thời tiết giao mùa mưa nắng thất thường, nóng lạnh đột ngột sẽ làm ảnhhưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Bên cạnh đó, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh phát triển và lan nhanh hơn. Các bậc phụ huynh cần lưu ý cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa. Cảm cúm Thời tiết giao mùa biến đổi thất thường, khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu nên trẻ rất dễ mắc cảm cúm. Khi bị bệnh, trẻ thường có các biểu hiện như sốt đột ngột (> 38,3 độ C) hoặc sốt đi kèm với run, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, mệt mỏi và ho khan. Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, trẻ có thể sẽ bị đau họng, nghẹt mũi và tiếp tục ho. Cảm cúm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Viêm đường hô hấp trên Viêm đường hô hấp trên là những bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tình trạng dị ứng hoặc do vi khuẩn, virus. Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi. Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi, mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết viêm đường hô hấp trên đều do virus gây ra. Mặc dù vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khó, ngủ kém. Tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Trong đó Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Đây là virus có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, có thể sống hàng giờ ở trên bàn tay và trên các bề mặt rắn. Đặc biệt, Rotavirus có thể sống ổn định, gây ra bệnh khi sống trong phân 1 tuần. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, khi mắc tiêu chảy cấp trẻ thường có những biểu hiện điển hình như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, dễ mất nước, có thể dẫn đến trụy mạch rồi tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. [[{"fid":"4532","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"267","width":"509","style":"width: 500px; height: 262px;","class":"media-element file-default"}}]] Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa? Chú ý đến chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ Chế độ ăn khoa học là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng. Cha mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất. Trong đó, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản. Ngoài ra, cha mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau quả, uống nước ép trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: Cam, cà rốt, cà chua… nhằm bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C cũng góp phần rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch của con. Chú ý chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ - Giữ ấm cho trẻ: Các mẹ cần lưu ý mặc phù hợp cho trẻ trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân. - Giữ vệ sinh cho trẻ: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng hết sức lưu ý như: Cắt móng tay chân cho trẻ, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày. - Cần cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ 9 - 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thông thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định, giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp. - Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật: Những sợi lông từ chó, mèo hay từ chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn… Nếu trẻ mắc bệnh cần chăm sóc đúng Khi trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, ho, nôn ói và tiêu lỏng. Ngoài việc cho trẻ đi khám, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách. - Nếu trẻ sốt: Ba mẹ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, lau mát cho trẻ và nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế. - Nếu trẻ ho: Ho không phải là dấu hiệu xấu, ho là phản xạ phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất đờm nhớt, virus, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Nguyên nhân ho thường gặp ở trẻ em là viêm hô hấp trên do virus, do đó triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2 - 3 của bệnh và kéo dài 10 - 14 ngày. Để làm giảm cơn ho của trẻ, đối với trẻ dưới 12 tháng, các mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể cho con dùng ½ muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ 30 phút, sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm. - Nếu trẻ nôn ói và tiêu lỏng: Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống nôn ói và cầm tiêu chảy là không được khuyến cáo. Nếu trẻ chỉ ói và tiêu lỏng ít, cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. Tình trạng nôn ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 - 7 ngày. Nếu thấy trẻ nôn và tiêu lỏng ngày càng nhiều thì nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế. -Tiêm vắc-xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch Để phòng bệnh cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nên cho trẻ được tiêm ngừa cúm, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 6 tháng và uống ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus. Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 - 97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa. Đối với tiêu chảy cấp do Rotavirus thường gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, do vậy nên cho trẻ uống liều đầu tiên vào thời điểm 2 tháng tuổi.

ADENOVIRUS LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Trong những ngày gần đây, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng trước tình trạng trẻ nhiễm Adenovirus tăng cao, trong đó đã có nhiều trường hợp tử vong. Vậy Adenovirus lây qua đường nào, cách nhận biết và phòng tránh bệnh ra sao? Adenovirus là một trong những tác nhân gây ra một số bệnh đường hô hấp và dễ gặp vào thời điểm giao mùa. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm Adenovirus. Tuy nhiên, trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già và các trường hợp mắc bệnh lý mạn tính sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và có thể tiến triển bệnh nặng hơn nếu mắc phải. Nguyên nhân là vì những đối tượng này thường có sức đề kháng kém.  Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Adeno có thể tác động lên nhiều cơ quan, đặc biệt là các cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa và mắt. Một số bệnh lý do virus Adeno gây ra như viêm họng cấp, viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp, viêm kết mạc mắt, viêm phổi, viêm dạ dày - ruột,… Bên cạnh đó, Adenovirus còn có thể gây viêm bàng quang ở trẻ em, trong đó bé trai có nguy cơ cao hơn bé gái.  Những số liệu thống kê về các trường hợp trẻ nhiễm virus Adeno từ tháng 8 năm 2022 đến nay đã có hơn 400 ca bệnh phải nhập viện. Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng ca bệnh được ghi nhận vào năm 2021. Đáng lo ngại hơn khi đã có 6 trường hợp bệnh nhi tử vong do loại virus này. Theo các chuyên gia, phần lớn những trường hợp nhiễm virus Adeno được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần và rất ít nguy cơ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, những trẻ có cơ địa còi xương, suy dinh dưỡng, mắc bệnh nền, bị suy giảm hệ miễn dịch,… thì có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. [[{"fid":"4515","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2000","width":"800","style":"width: 500px; height: 1250px;","class":"media-element file-default"}}]] Adenovirus lây qua đường nào? Con đường lây nhiễm chủ yếu của loại virus Adeno là giọt bắn, đường hô hấp khi tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh. Khi bơi lội hay dùng chung nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm với người người bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, dùng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.   Đặc tính của virus Adeno: Sức sống của loại virus này khá tốt. Chúng có thể tồn tại khoảng 30 ngày nếu sống trong nhiệt độ phòng. Trong điều kiện 40 độ C, virus có thể sống trong nhiều tháng. Thậm chí với điều kiện -200 độ C, thời gian sống của virus Adeno có thể tính bằng năm. Virus có thể nhân lên sau khoảng 30 giờ xâm nhập vào cơ thể người. Thời gian tồn tại lâu trong môi trường cùng với khả năng nhân lên cao, khiến virus càng dễ dàng lây lan nhanh trong cộng đồng. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 56 độ C, chúng có thể mất độc lực và bị tiêu diệt trong khoảng từ 3 đến 5 phút. Những biểu hiện khi nhiễm virus Adeno rất giống với các loại bệnh thông thường về đường hô hấp, chính vì thế nhiều bậc phụ huynh chủ quan và dễ bị nhầm lẫn. Điều này khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ, virus có thêm cơ hội lây lan bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.  Cách phòng tránh Adenovirus cho trẻ - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ:  + Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi có sức đề kháng tốt, trẻ có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh, trong đó bao gồm cả những bệnh về đường hô hấp.  + Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. + Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm: Mẹ cần tìm hiểu và lên thực đơn hợp lý cho trẻ.  + Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá; - Chú ý vệ sinh cho trẻ:  + Nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày.  + Thường xuyên nhắc nhở trẻ sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả và thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.  - Cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa. Không để trẻ ra nhiều mồ hôi khi chơi đùa để tránh nhiễm lạnh.  - Không nên cho trẻ đến những nơi công cộng khi đang xảy ra dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ra ngoài, cần đeo khẩu trang cho trẻ.  - Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.  - Cho trẻ tiêm các vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt và không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. 

CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ KHI TỰU TRƯỜNG

Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt. Đồng thời, sự tiếp xúc của trẻ với môi trường công cộng, nơi đông người không đảm bảo sẽ tăng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, vào thời điểm tựu trường, các bậc cha mẹ nên chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Mùa thu - mùa tựu trường, cũng là khi thời tiết thay đổi thất thường, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển. Các bệnh như sởi, thủy đậu, cúm mùa, sốt xuất huyết, tay chân miệng... có thể lây lan nhanh và bùng phát thành dịch, đe dọa sức khỏe con trẻ nếu bố mẹ không có biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Tiêm phòng vaccine đầy đủ là cách bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm mùa tựu trường, bên cạnh việc giữ vệ sinh và bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng. Trong môi trường học đường, trẻ thường xuyên đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm do rất nhiều nguyên nhân. Một phần là do hệ thống miễn dịch còn non yếu, không đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trẻ em khi đến lớp tiếp xúc với đông người sẽ có khả năng bị lây nhiễm chéo, tốc độ lây truyền bệnh cũng sẽ rất nhanh. Đặc biệt là đối với nhóm trẻ học mầm non nếu như không được bảo vệ tốt, khả năng mắc bệnh sẽ càng cao hơn như các bệnh nhiễm trùng, tay chân miệng, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về hô hấp... [[{"fid":"4475","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách phòng bệnh mùa tựu trường Vào thời điểm này, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, trong đó chủ động tiêm phòng vaccine đủ mũi và đúng lịch là điều kiện tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm mùa tựu trường. Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Với những loại vaccine chưa được tiêm chủng miễn phí, nếu có điều kiện phụ huynh cũng nên tiêm cho trẻ. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị bệnh khi môi trường sống có sự thay đổi. Không nên để trẻ nhỏ trong phòng kín, cần cho trẻ ra tiếp xúc với môi trường bên ngoài, song cũng cần tránh để trẻ tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột. Ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ, phụ huynh nên chú ý bảo vệ sức khỏe con mình bằng cách tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bảo đảm vệ sinh, bổ sung Vitamin C vào chế độ ăn giúp tăng sức đề kháng chống bệnh. Nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi khi đi học về… Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh, luôn cần sự phối hợp từ phía nhà trường và gia đình. Trường học cần đảm bảo khử khuẩn môi trường sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng,... Theo các bác sĩ, trong bối cảnh dịch COVID-19 tồn tại và có dấu hiệu gia tăng, cùng với nhiều dịch khác như cúm, chân tay miệng… đang lưu hành, do đó để phòng chống dịch bệnh, người lớn và trẻ nhỏ nên đeo khẩu trang, khử khuẩn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con giữ khoảng cách, không tiếp xúc với người có dấu hiệu ho, sốt. Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào bất thường của bệnh thì nên đưa đến các bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - NHỮNG LỢI ÍCH CHO CẢ MẸ VÀ BÉ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ không những tốt cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho mẹ. Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 4 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng. 1. Vì sao sữa mẹ là thức ǎn tốt nhất cho trẻ nhỏ nhất là trẻ trong nǎm đầu của cuộc đời? - Sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng. - Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. - Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ǎn sữa bò. - Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú. - Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ, có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ. - Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng sinh đẻ, cho con bú còn làm giảm tỉ lệ ung thư vú. Chính vì những lý do trên, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Điều quan trọng các bà mẹ khi nuôi con bú cần biết cách cho con bú và có đủ sữa nuôi con. 2. Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào? Bạn nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất từ sáu tháng đến một năm hoặc lâu hơn nếu cả bạn và bé đều muốn. [[{"fid":"4428","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé 3. Những lợi ích đối với mẹ và bé từ việc nuôi con bằng sữa mẹ: * Những lợi ích đối với trẻ: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm: - Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ có sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa vitamin, protein và chất béo. Đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn dễ tiêu hóa nên cũng giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, nhất là trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. - Cung cấp kháng thể: Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại vi rút và vi khuẩn. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng ở trẻ. Ngoài ra, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không kèm theo sữa công thức sẽ ít bị nhiễm trùng tai, bệnh hô hấp và tiêu chảy hơn. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm khả năng bị dị ứng và sâu răng, đồng thời phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Đặc biệt, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật bao gồm: Viêm tai giữa; bệnh về đường hô hấp; cảm lạnh; vi rút, nhiễm tụ cầu, strep và e coli.  - Giảm dị ứng; rối loạn đường ruột; bệnh tiểu đường loại 2; một số bệnh ung thư thời thơ ấu… - Giúp tăng cân: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ giúp tăng cân lành mạnh và tránh được nguy cơ thừa cân, béo phì. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, việc cho con bú sữa mẹ còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). - Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu. Điều này là do sữa mẹ giàu HMO, một thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột và mang đến cho trẻ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khoa học đã chứng minh hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. - Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Mẹ cho con bú tạo ra sự gần gũi về thể chất, bao gồm việc tiếp xúc da thịt và giao tiếp bằng mắt. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết, khiến bé gần gũi với mẹ hơn và mang đến cảm giác an tâm hơn cho trẻ. * Những lợi ích đối với mẹ: - Giảm cân: Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp phụ nữ giảm cân nhanh hơn. - Giúp tử cung co lại: Thời kỳ mang thai, tử cung sẽ to ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể sẽ tăng cao. Oxytocin có tác dụng làm co thắt tử cung và giảm chảy máu, giúp tử cung trở lại kích thước trước đó. - Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh (PPD) có thể phát triển ngay sau khi sinh con. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú dường như ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những bà mẹ cai sữa sớm hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ. - Tăng sức đề kháng: Các nhà khoa học đã chứng minh, tổng thời gian phụ nữ cho con bú có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ ung thư vú và bệnh ung thư buồng trứng. Đồng thời, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2. - Hỗ trợ tránh thai tự nhiên: Mặc dù cho con bú sữa mẹ cũng là một trong những phương pháp ngừa thai nhưng hiệu quả của phương pháp này chỉ đảm bảo khi hội tụ ba yếu tố: trong 4 tháng đầu sau sinh; cho con bú mẹ hoàn toàn và mẹ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ mang thai trong thời gian cho con bú có thể xảy ra nên việc áp dụng một biện pháp ngừa thai phù hợp cũng cần thiết trong thời gian này. [[{"fid":"4427","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 4. Cho bé bú đúng cách Giữ bé đối mặt với bạn, đầu ngang với núm vú của bạn. Sau đó, bạn có thể dùng ngón tay của mình để nâng hay điều chỉnh nhẹ nhàng cho núm vú vào miệng bé. Khi thấy miệng bé đã mở rộng, bạn hãy cho mặt bé áp sát vào ngực, cằm chạm trước, làm sao để môi dưới và lưỡi của bé tiếp xúc với vú mẹ trước tiên. Khi bé đã ngậm được đầu vú, hãy giữ bé ở tư thế chắc chắn, ổn định sát vào ngực mẹ. 5. Những dấu hiệu cho biết bé đang đói Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đang đói là mút ngón tay, di chuyển tay chân liên tục, dúi đầu vào ngực người bế. Dấu hiệu cuối cùng là quấy khóc khi bé muốn bú sữa mẹ. Khi đã no, bé sẽ có một vài cử chỉ để bạn biết như mím môi, quay đầu sang hướng khác, nhè núm vú hoặc thiu thiu ngủ, bú chậm lại hoặc ngừng hẳn. 6. Các cữ bú nên kéo dài bao lâu? Hãy để bé tự đặt lịch trình của riêng mình. Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, hầu hết trẻ sơ sinh bú ít nhất 8-12 lần trong 24 giờ, hoặc sau 2-3 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu cho đến khi bắt đầu bú lần tiếp theo). Nhiều trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong 10-15 phút cho một bên vú. Thậm chí, thời gian bú có thể dao động từ 60-120 phút một lần bú. Một số bé đòi bú cả hai bên ngay từ những ngày đầu, một số khác chỉ có nhu cầu bú mỗi lần một bên. Trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên. 7. Những loại thực phẩm nên ăn trong khi cho con bú - Mẹ nên ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm chất bao gồm: Chất xơ, vitamin, khoáng chất, tinh bột,… Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín. Ăn cá và hải sản 2-3 lần một tuần, nhưng tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao. Không nên ăn cá kiếm, cá thu, cá ngói hoặc cá ngừ. - Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường. - Bổ sung vitamin tổng hợp mỗi ngày - Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa. - Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi). - Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá. 8. Chăm sóc nguồn sữa mẹ để việc nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả - Mẹ nên vận động nhẹ nhàng hai tuần đầu sau sinh, sau đó có thể tăng mức vận động và tăng thời gian vận động nhiều hơn. - Massage ngực giúp lưu thông máu, kích thích việc tiết sữa và ngăn ngừa nguy cơ tắc sữa. Vì vậy mẹ nên thực hiện việc này hàng ngày. - Mẹ nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không thức khuya và cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. - Mẹ nên dành thời gian thư giãn như nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách… để tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Trang