CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Phòng tránh sốt xuất huyết

Ngày 31 / 07 / 2017
|
Y học thường thức

Mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Muỗi là tác nhân làm bùng phát bệnh sốt xuất huyết (SXH). Trong tháng 07/2017, tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 8 ca mắc.

Sốt xuất huyết (sốt Dengue) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus là Dengue  gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ… chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Muỗi vằn - tác nhân gây bệnh SXH

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết:

- Sốt cao đột ngột 39-40oC kèm run lạnh, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn.

- Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:

+  Xuất huyết dưới da: Trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm.

+ Chảy máu cam. chảy máu chân răng.

+ Nôn hoặc đại tiện ra máu

+ Rong kinh ở phụ nữ: Phụ nữ mang thai bị SXH vào thời điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể gây băng huyết…

Xuất huyết dưới da - một trong những biểu hiện của bệnh SXH

- Sốt xuất huyết ở người lớn rất khác với sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là sốc và  biến chứng xuất huyết, suy gan,.

Làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?

Giữ gìn vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi (các chỗ đọng nước) hoặc thả cá vào nơi chứa nước.

- Nằm màn khi ngủ.

- Khi trong nhà có người nghi bị SXH, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để khám và  điều trị.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và cơ quan y tế dự phòng trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Phạm Lan Anh - Phòng CTXH

 

Ý kiến bạn đọc