CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Đề phòng rắn cắn và xử lý ban đầu

Ngày 22 / 05 / 2017
|
Y học thường thức

Trong năm có 2 thời điểm nhiều người bị rắn cắn do loài này tăng cường hoạt động: Mùa hè là thời điểm loài rắn lại sinh sôi, phát triển và chạy nước ngập. Cuối thu là thời điểm tích lũy cho kỳ ngủ đông. Do vậy, tai nạn do rắn cắn có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn.

Trong tháng 06/2017, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận gần 15 trường hợp bị rắn cắn. Người dân bị cắn vào tay, chân khi đang lao động.

Nhận biết loại rắn qua vết cắn

 

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và người thân lúng túng. Vì vậy, sau khi bị rắn cắn nạn nhân thường không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc... Tuy nhiên, có thể dựa vào vết cắn để phân biệt. Rắn có nọc độc thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng. Với rắn không nọc độc, vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh. Cảm giác ở vết thương hơi ngứa.

Thông thường, các loại rắn không có nọc độc không gây nguy hại con người do vết thương mà chúng gây ra hầu hết không phải vết thương sâu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vẫn xảy ra tổn thương và nhiễm trùng từ vết do rắn không nọc độc. Ngược lại, rắn có nọc độc gây nhiều nguy hiểm đối với tính mạng con người. Người bị rắn độc cắn nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới trụy tim, suy đa tạng, thậm chí là tử vong.

Bệnh nhân bị rắn cắn ở chân

Để phòng tránh rắn cắn nên áp dụng các biện pháp sau:

- Khi làm vườn hay đi rừng, nên đi ủng, dày cao cổ, mặc quần áo dài, đội mũ và soi đèn pin ( nếu trời tối).

- Với những cây mọc um tùm, rậm rạp nên phát quang sạch sẽ để rắn không có nơi ẩn nấp.

- Khi ngủ cần đóng kín cửa, kể cả cửa sổ. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên ngủ trên giường, mắc màn để tránh bị rắn tấn công.

Khi bị rắn cắn, cần sơ cứu kịp thời và đúng cách:

- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn)

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

- Khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.

- Không trích, rạch, chọc tại vùng vết cắn: Các biện pháp này sẽ làm tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh, gây nhiễm trùng nặng thêm.

- Không tự ý áp dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn…..

Bệnh nhân bị rắn cắn vào tay khi làm việc

 

Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

 

 

Ý kiến bạn đọc