CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

Cẩn trọng khi sạc điện thoại bằng sạc dự phòng

Điện thoại là một thiết bị thông minh, tiện ích và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc. [[{"fid":"453","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"404","width":"600","style":"width: 350px; height: 337px;","class":"media-element file-default"}}]] Sử dụng điện thoại đúng cách để tránh tai nạn, rủi ro   Ngày 10/4/2017 khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Chu Văn Đ (25 tuổi, địa chỉ: Tràng Định, Lạng Sơn). Bệnh nhân được chẩn đoán “Mắt trái rách giác mạc – Kẹt mống mắt”. Qua tìm hiểu, được biết, bệnh nhân vừa sử dụng vừa sạc điện thoại bằng sạc dự phòng. Đột nhiên sạc dự phòng phát nổ khiến cho bệnh nhân bị tổn thương vùng bàn tay trái, ngực, bụng và mắt trái. Hiện tại, bệnh nhân đã được xử trí các vết thương và phẫu thuật khâu giác mạc.                                                                                   [[{"fid":"455","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"247","width":"185","class":"media-element file-default"}}]]  [[{"fid":"456","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 185px; height: 247px;","class":"media-element file-default"}}]] Tổn thương ở mắt và bàn tay do vừa sử dụng điện thoại vừa cắm sạc dự phòng   Trường hợp của bệnh nhân Chu Văn Đ là lời cảnh báo cho những ai thường xuyên vừa sử dụng điện thoại vừa dùng sạc dự phòng. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, khi sử dụng điện thoại cần lưu ý:   - Tuyệt đối không vừa sử dụng điện thoại vừa cắm sạc. - Nên sử dụng củ sạc, dây sạc chính hãng, tuyệt đối không sử dụng các loại dây sạc không rõ nguồn gốc. Nếu bị cảm giác giật điện khi chạm vào thiết bị di động đang cắm sạc phải lập tức ngắt nguồn sạc để tránh tai nạn cháy nổ, đồng thời mang thiết bị đến các cửa hàng điện thoại có uy tín để kiểm tra. - Nhiều người có thói quen cắm sạc ở ổ điện dù đã sạc xong để thuận tiện cho những lần sạc sau. Tuy nhiên, thói quen này cũng ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng, đặc biệt ở những gia đình có trẻ nhỏ vì trẻ có thể ngậm đầu sạc vào miệng, rất nguy hiểm. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Bệnh Sodoku - những nguy hiểm tiềm ẩn

Vừa qua, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Ngọc B (39 tuổi, Địa chỉ: Và Phục – Tràng Định Lạng Sơn). Trước đó, ở nhà, bệnh nhân đang ngủ thì bị chuột cắn vào khủy tay. Sau đó 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, đau nhức đầu và các khớp vai, háng; hạn chế vận động. Bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Tràng Định và Phòng khám tư nhưng không đỡ. Ngày 30/4/2017, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và được chấn đoán "Theo dõi Sodoku do chuột cắn ". Hiện tai Bệnh nhân đau đầu, đau khoang liên sườn, giảm vận động vùng cổ, vai phải, háng trái, giảm cảm giác tay phải, chân trái. [[{"fid":"416","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm  Bệnh Sodoku được ghép từ hai tiếng Nhật, So là chuột, doku là nhiễm độc; tức là bệnh nhiễm độc do chuột cắn. Đây là bệnh trùng toàn thân hiếm gặp. Do vậy, người dân chưa có kiến thức về bệnh, thậm chí không biết đến bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của Bệnh Sodoku thường từ 3 ngày – 4 tuần. Dấu hiệu của bệnh: - Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao (390C - 400C), ớn lạnh, sốt thành từng  cơn, sốt không có tính chu kỳ. Sự tái phát cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng từ 1 đến 3 tháng. - Các dấu hiệu ngoài da là các ban sẩn xuất huyết, có xu hướng dính liền với nhau, thường tập trung ở da đầu, mặt và nửa thân trên. Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. - Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đâu cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Biến chứng có thể xảy ra: viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong. [[{"fid":"418","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"461","width":"500","style":"width: 400px; height: 369px;","class":"media-element file-default"}}]] Vết cắn do chuột có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Để phòng tránh bị chuột cắn cũng như phòng bệnh Sodoku cần: [[{"fid":"419","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"375","width":"500","style":"width: 400px; height: 300px;","class":"media-element file-default"}}]] - Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi để chuột trú ngụ, sinh sản. - Tại những khi vực có chuột, cần dùng lồng, bẫy dính chuột, nuôi mèo bắt chuột. Khi bắt chuột tuyệt đối không dùng tay không mà phải đi găng tay dày, hoặc dìm cả lồng có chuột xuống nước cho chuột chết. - Khi ngủ nên chèn màn chặt kín 4 góc giường đề phòng chuột chui vào cắn mà không biết. - Trong trường hợp không may bị chuột cắn, nên rửa bằng nước muối, nước xà phòng thật sạch, sát trùng bằng cồn 70 độ rồi khẩn trương đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời.  Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Những điều cần biết về bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỉ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng.  Huyết áp thấp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống thấp dưới mức bình thường. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên thể hiện khi tim co bóp để bơm máu) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới đo được khi tim nghỉ ngơi giữa hai nhịp co bóp) được tính bằng mmHg. Ở người bình thường, huyết áp dao động ở mức 120/80 mmHg, tuy nhiên chỉ số này thay đổi không giống nhau ở các thời điểm trong ngày, tùy theo trạng thái cảm xúc, thời tiết, tư thế đứng ngồi… Khi huyết áp dao động bằng hoặc nhỏ hơn 90/60 mmHg, chẳng hạn như 85/50, 90/50, 100/60, 100/70... có kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... thì đó chính là bệnh huyết áp thấp. Tình trạng này dễ gặp ở phụ nữ bởi nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên bị thay đổi, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, giai đoạn sau khi sinh và đang nuôi con nhỏ, cơ thể hay bị suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu... [[{"fid":"405","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 374px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân điều trị huyết áp thấp tại khoa Nội I - Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn Huyết áp thấp có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất đó là do: - Thiếu máu hoặc chất lượng máu kém do ăn uống không đủ dinh dưỡng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy, chấn thương mất máu… - Mất nước do tiêu chảy, lao động quá sức… - Huyết ấp thấp cơ địa, do gen di truyền - Mắc một số bệnh mạn tính như tuyến giáp, suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim hoặc do dùng một số thuốc điều trị (thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, hướng tâm thần…) cũng có thể gây hạ huyết áp đột ngột. Mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng tụt huyết áp, có thể chỉ là hoa mắt, chóng mặt; cũng có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Nhưng hầu hết với mọi người mắc bệnh huyết áp thấp đều có thể gặp một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng sau đây: - Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng do máu không bơm được lên não, các tế bào thần kinh thường xuyên bị thiếu dưỡng khí để hoạt động. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi tối khi đi ngủ hoặc đầu sáng sớm. - Mạch nhanh, thở nông, buồn nôn, toát mồ hôi lạnh mỗi khi huyết áp tụt đột ngột. - Cảm giác sợ lạnh, da xanh nhợt nhạt, môi tím tái, chân tay hay bị tê nhức mỏi, lạnh về đêm gây trằn trọc khó ngủ, nhưng ban ngày thì ngủ gật, ngáp liên tục,... bởi áp lực của dòng máu không đủ mạnh để bơm máu đến chân tay và những vùng cách xa tim. - Giảm ham muốn và chất lượng tình dục: Huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị suy giảm ham muốn tình dục. - Nhìn mờ, khó tập trung, hay quên, đãng trí, dễ nổi cáu. - Mệt mỏi, khó chịu trong người, trường hợp nặng có thể ngất xỉu, nhất là khi thay đổi tư thế. [[{"fid":"406","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Huyết áp thấp có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: - Ngã: Tụt huyết áp khiến tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu tại chỗ và có thể không may sẽ bị ngã gãy xương hoặc chấn thương đầu. - Sốc: Việc giảm thể tích máu đột ngột có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng dẫn tới sốc. Trong sốc, huyết áp giảm xuống rất thấp và không thể tự điều chỉnh lại mức bình thường, điều này sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. - Giảm trí nhớ: Theo nghiên cứu cho thấy, huyết áp thấp có thể gắn liền với mất trí nhớ Alzheimer do làm giảm lưu lượng máu lên não, huyết áp càng thấp liên tục từ hai năm trở lên sẽ có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp hai lần so với người bình thường. - Biến cố tim mạch: Huyết áp thấp còn gây thiếu máu cơ tim, khoảng 10-15% số người tai biến mạch máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp gây ra, điều này có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Một số thuốc như Heptamyl, Coramine glucose, Cafein... có tác dụng nâng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, khi dùng thuốc lâu dài sẽ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: nhịp tim nhanh, hồi hộp, teo cơ, xốp xương... Việc dùng thuốc mới chỉ là giải pháp cải thiện huyết áp thấp ngắn hạn, sau khi ngưng thuốc thì huyết áp sẽ sớm trở về mức thấp như ban đầu. Vì vậy chế độ ăn uống và tập luyện có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện huyết áp thấp.                               [[{"fid":"408","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 286px; height: 176px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]  [[{"fid":"409","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"176","width":"286","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Dưới đây là những gợi ý về thực phẩm người bệnh huyết áp thấp nên tham khảo: - Nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất, tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt, sữa, trứng, bí đỏ, đậu tương, rau cải… - Không ăn quá nhiều trong một bữa và chia làm nhiều bữa nhỏ. Người bệnh nên ăn thành 6-7 bữa mỗi ngày. - Nên ăn mặn hơn một chút so với người bình thường. Tuy nhiên việc này sẽ không phù hợp với những ai đang mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh thận. Ngoài muối, đậu nành cũng là thực phẩm có thể bổ sung nước hiệu quả mà người bị huyết áp thấp nên ăn, nếu không muốn ăn nhiều muối, bạn có thể làm nước sốt đậu nành để thay thế trong bữa ăn. - Nước lọc chính là bài thuốc hiệu quả, tiết kiệm nhất của người huyết áp thấp. Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể giúp duy trì lượng máu ổn định. Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung những loại nước uống như: nước khoáng thiên nhiên, nước dừa, trà gừng, trà xanh, cà phê … Tuy nhiên không nên lạm dụng cà phê với liều lượng nhiều có thể gây ra nhiều biến chứng như mất ngủ, tăng nhịp tim … - Không nên uống rượu bia và thuốc lá…  Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Thận trọng trong tập luyện thể dục thể thao

Tập thể dục thế thao ( TDTT) mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao, tăng cường sức khỏe, phòng chống các bệnh tật cho người tập. Bên cạnh những lợi ích của TDTT mang lại cũng có những rủi ro, nguy hiểm. Người tập có thể bị chấn thương và tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vừa qua Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp Lê Thị M (Học sinh trường THPT chuyên Chu Văn An) với chẩn đoán “ Vết thương môi trên, môi dưới – Gãy nhóm răng của dưới”. Được biết, học sinh Lê Thị M khi đang học nhảy xa trong giờ thể dục, không may bị ngã đập mặt vào bồn hoa. Em M được nhà trường đưa vào viện và được bác sỹ xử trí, khâu vết thương. [[{"fid":"402","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Em M bị tổn thương môi và gãy nhóm răng cửa dưới Việc tập luyện TDTT mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người tập luyện cần lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngoài chấn thương vùng hàm mặt như học sinh M, tập luyện TDTT cũng có thể gây nên một số chấn thương khác như: [[{"fid":"403","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"534","width":"800","style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"}}]] - Bong gân: Hiện tượng dây chằng, bao khớp bao quanh khớp bị giãn, rách. - Đau căng cơ: Hiện tượng gân hoặc cơ bị kéo giãn, vặn xoắn hay bị rách. - Trật khớp: Khi 2 đầu xương của một khớp bị trật rời nhau. - Gẫy xương: Gãy xương có thể rõ rệt, tức thời do lực tác động mạnh, hoặc có thể gãy xương do mệt lâu ngày, khó nhận ra do lực tác động nhỏ, lập đi lập lại hay gặp ở bàn chân và chi dưới. - Đứt dây chằng: Dây chằng nối hai đầu xương của khớp bị đứt, làm khớp bị lỏng lẻo hoặc trật ra. - Đứt gân: Gân là thành phần của bắp cơ nối vào đầu xương vùng gần khớp bị đứt. - Một số trường hợp bị chấn thương nặng hay đa chấn thương như: Chấn thương hộp sọ, chấn thương lồng ngực, chấn thương phần bụng: như chấn thương các tạng tim, phổi, gan, tụy…  Những chấn thương đa phần đều do trang thiết bị thể thao không đạt yêu cầu, không gian tập luyện không đảm bảo, người tập luyện không thực hiện đúng kỹ thuật và không phù hợp với thể lực. Để phòng tránh tai nạn và chấn thương trong TDTT cần: - Cần khởi động trước khi tập. Tập luyện phải hợp lý, thường xuyên, liên tục, tăng dần lượng vận động, tăng dần độ khó của các động tác. - Tổ chức tập luyện và thi đấu phải có mặt của Huấn luyện viên hoặc giáo viên TDTT. - Tăng cường cơ sở vật chất và những điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, sân bãi và dụng cụ thi đấu. - Tăng cường công tác y tế thường trực và đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao. Hướng dẫn cho người tập chế độ dinh dưỡng hợp lý và các giải pháp hồi phục khác khi tham gia luyện tập và thi đấu. - Không ngừng nâng cao chất lượng sơ cứu, cấp cứu và điều trị các chấn thương và tai nạn trong hoạt động TDTT. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội  

Răng khôn mọc lệch – Những điều cần biết để tránh biến chứng

Răng số 8 hay còn gọi răng khôn là răng mọc ở trong cùng của cung hàm, mọc ở độ tuổi trưởng thành khi xương hàm đã phát triển toàn diện, không đủ chỗ cho răng khôn mọc. Do vậy, răng khôn thường bị ngầm, mọc lệch,  không có chức năng ăn nhai và gây nên những biến chứng. Tại Phòng Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, trung bình mỗi tháng có khoảng 90 bệnh nhân tới khám răng khôn, đa phần răng khôn đã gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Răng khôn có thể mọc lệch ở các vị trí: lệch gần, lệch xa, lệch má, lệch trong… nhưng gặp nhiều nhất là răng khôn hàm dưới mọc lệch gần. * Răng khôn mọc lệch có thể gây ra cá biến chứng sau: - Tình trạng viêm nhiễm : Viêm túi lợi quanh răng, viêm mô liên kết lan tỏa rộng , viêm xương hàm… - Mọc đâm vào răng số 7: Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm do không đủ chỗ nên thường đâm vào răng số 7 làm cho răng số 7 bị sâu, lung lay và có thể gây hỏng  răng số 7. - Gây sâu răng: Do ở góc trong cùng của cung hàm nên việc chải răng ở đó khó khăn, gây tích tụ thức ăn, vi khuẩn phá hủy gây sâu răng. Hơn nữa với những răng khôn mọc đâm vào mặt xa răng số 7 thường gây sâu phía xa của răng số 7 nên rất khó phát hiện. Chỉ khi bệnh nhân tới khám, được chụp phim X - quang hay khi đã xảy ra biến chứng với răng số 7. [[{"fid":"398","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Biến chứng răng khôn gây sưng, phù nề * Khi bị biến chứng do răng khôn mọc lệch thì cần làm gì? Khi bệnh nhân có các dấu hiệu của biến chứng răng khôn: Sưng đau góc hàm, hạn chế há miệng , sốt, ăn nhai đau…thì cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Răng hàm mặt để được điều trị. Bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh, giảm viêm, giảm đau cho tới khi bệnh nhân hết sưng đau, há miệng bình thường thì mới tiến hành các biện pháp điều trị khác. *Cần làm gì để điều trị dự phòng khi có răng khôn mọc lệch? - Nên nhổ các răng khôn hàm dưới mọc lệch sớm trước 30 tuổi để đề phòng các tổn thương cho răng số 7, nhất là với các trường hợp răng khôn hàm dưới mọc lệch gần từ 45 đến 90 độ. - Cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng trong cộng đồng về vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh vê răng miệng, đặc biệt là phòng ngừa các biến chứng do răng khôn hàm dưới mọc lệch. - Giải thích cho bệnh nhân hiểu được việc cần thiết của nhổ răng khôn để phòng các biến chứng khi nó mọc lệch. * Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch - Cho bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sát khuẩn  vùng nhổ răng. - Vô cảm : Gây tê vùng và tại chỗ - Tạo vạt (nếu cần) - Mở xương bộc lộ răng (nếu cần). - Cắt phần thân răng lệch kẹt. - Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp. - Kiểm soát huyệt ổ răng. -Khâu phục hồi niêm mạc. - Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định. * Những điều cần biết sau khi nhổ răng khôn. - Bệnh nhân cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút sau đó bỏ ra. - Ngậm nước lạnh hoặc chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng nề. - Ăn đồ lỏng, mềm, nguội lạnh .Tránh đồ cứng, sắc hay đưa lưỡi vào vùng vừa nhổ răng. - Vệ sinh răng miệng sạch sau mỗi lần ăn. - Khi có dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Răng hàm mặt để khám và điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà - Khoa Răng hàm mặt

Cảnh báo nguy hiểm của việc tự ý dùng thuốc nam

Vừa qua, khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân  Lưu Văn V (43 tuổi, Chu Túc – Văn Quan – Lạng Sơn chẩn đoán suy thận cấp - ứ nước thận hai bên. Trước vào viện, bệnh nhân có khám tại phòng khám tư và biết mình bị sỏi thận. Bệnh nhân nghe người quen mách dùng thuốc nam chửa khỏi bệnh sỏi thận. Không ngần ngại bệnh nhân đã tự mua thuốc nam sắc uống. Sau uống một ngày bệnh nhân thấy mệt mỏi, bụng chướng căng, không ăn uống được, không đi tiểu. [[{"fid":"394","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 668px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Với tình trạng của bệnh nhân Lưu Văn V, bác sỹ đã đặt cathete tĩnh mạch trung tâm để truyền dịch, dinh dưỡng và thải độc, đặt sonde bàng quang dẫn lưu nước tiểu. Thận là cơ quan đào thải kali chủ yếu của cơ thể. Trong khi đó một số cây cỏ, thảo dược khô lại có hàm lượng kali khá cao. Do vậy việc tự ý dùng thuốc nam sẽ gây nguy hại cho thận. Các bác sỹ cũng cho biết việc người dân tự ý dùng thuốc nam chữa bệnh không phải hiếm, rất nhiều bệnh nhân đã rơi vào tình trạng suy gan, suy thận, nhiễm độc toàn thân, khó cứu chữa. [[{"fid":"396","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trường hợp bệnh nhân V – suy thận cấp do dùng thuốc nam một lần nữa là lời cảnh báo cho người dân về việc tự ý dùng thuốc nam. Để ngăn ngừa những tai biến khi dùng thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng khi không có chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng thuốc. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Bệnh chửa trứng - tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Vừa qua, khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân Triệu Thị M (35 tuổi, Địa chỉ: Khuổi Khín , Khánh Long, Tràng Định,Lạng Sơn). Do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, đường xá xa xôi nên bệnh nhân M mặc dù tắc kinh bảy tháng nhưng không đi khám, không siêu âm. Đến ngày 15/4/2017, bệnh nhân đau bụng, ra máu âm đạo. Sau thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân được chẩn đoán “ Sót rau sau sảy thai trứng/ Thiếu máu nặng”. [[{"fid":"370","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 668px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện tại, bệnh nhân M vẫn đang được điều trị tại khoa Phụ sản Chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Do đó thai nhi sẽ không phát triển và sẽ bị sảy. Nguyên nhân gây chửa trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng, người ta chỉ thấy các tế bào nuôi ở rau thai bị loạn sản và tăng sinh quá mức tạo thành các túi chứa dịch. Bệnh thường gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi; những người có thai nhiều lần; những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu hụt vitamin A, acid folic trong khẩu phần ăn. Biểu hiện của bệnh chửa trứng Ban đầu, người bị chửa trứng cũng có biểu hiện mang thai giống như những trường hợp mang thai bình thường khác, trước hết là tắt kinh, sau đó là nghén. Tuy nhiên những người chửa trứng thường nghén rất nặng, nôn nhiều, ăn vào lại nôn, nôn ra mật xanh, mật vàng, người gầy sút. Một số trường hợp còn bị phù và cao huyết áp. Bên cạnh nghén nặng, thai phụ còn bị ra máu âm đạo (hay xảy ra từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 của thai kỳ), máu đen hoặc đỏ, dai dẳng, ít một, có thể tự cầm trong một thời gian ngắn. Do mất máu nên thai phụ mệt mỏi, xanh xao, niêm mạc nhợt, hay bị hoa mắt chóng mặt. Một triệu chứng điển hình nữa là tử cung của người chửa trứng to quá mức, không tương xứng với tuổi thai, có trường hợp chửa trứng mới 2-3 tháng mà tử cung đã to như người có thai bình thường 5-6 tháng. Nhưng khi sờ, nắn bụng thai phụ thì thấy mềm và không thấy khối thai, nếu siêu âm thì không thấy âm vang thai mà chỉ thấy hình ảnh của các túi dịch. Mặt khác nhiều người bệnh còn bị hồi hộp, run tay, vã mồ hôi do hormon thai nghén tăng cao. Ngoài ra, trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm như sảy thai trứng gây bung huyết nặng dẫn  đến thiếu máu nặng (trường hợp bệnh nhân M đã phải truyền 6 đơn vị máu) hoặc thủng tử cung do thai trứng ăn sâu vào lớp cơ tử cung. [[{"fid":"371","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"185","width":"272","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch Một biến chứng ác tính nguy hiểm nữa của chửa trứng là ung thư tế bào nuôi (khoản 10% - 30% các ca chửa trứng). Ung thư nguyên bào nuôi thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung gây hoại tử chảy máu và di căn xa đến các phủ tạng khác của cơ thể, làm việc điều trị rất khó khăn. Các biểu hiện của chửa trứng rất đa dạng, dễ nhầm với một số bệnh lý sản phụ khoa khác như thai chết lưu, u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung... Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh phải khám chuyên khoa sản, làm một số xét nghiệm như siêu âm bụng, định lượng HCG, estrogen máu, làm công thức máu, chụp X quang bụng. Phòng và điều trị bệnh chửa trứng Khi phát hiện chửa trứng cần phải nạo hút thai trứng sớm để phòng sảy thai gây băng huyết. Sau 2 - 3 ngày lại phải nạo lại lần thứ hai và sau nạo phải dùng kháng sinh để phòng nhiểm trùng. Riêng đối với những phụ nữ tên 40 tuổi hoặc đã có đủ con không muốn có con nữa thì có thể áp dụng biện pháp cắt toàn bộ tử cung mà không cần nạo trứng trước. Mục đích của cắt tử cung là làm giảm nguy cơ biến chứng thành bệnh ung thư tế bào nuôi. Một điểm cần lưu ý nữa là sau khi nạo thai trứng thì bệnh nhân phải được theo dõi ngoại trú và khám định kỳ trong thời gian ít nhất là hai năm theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng của chửa trứng. Trong thời gian theo dõi, bệnh nhân không được có thai, chỉ sau hai năm theo dõi mà không thấy có biến chứng gì thì mới nên có thai lại. Và lần có thai sau thời hạn hai năm này cũng phải được khám và theo dõi chặt chẽ.  Để phòng tránh chửa trứng ngoài vệc quản lý thai nghén phụ nữ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh đẻ có kế hoạch, không sinh quá gần nhau.  Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Nguy cơ bỏng mắt khi làm đẹp

Trong thời gian qua, Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân bị bỏng giác mạc. Cả 3 bệnh nhân đều bị tai biến do sử dụng thuốc tê khi thực hiện các thủ thuật làm đẹp tại mắt như xăm mí, phun lông mày... Đây là loại thuốc tê bề mắt, sử dụng ngoài da để làm giảm đau khi thực hiện các thủ thuật trên da (tên gọi: Lidocain 30%). Loại thuốc này có nồng độ rất cao, đường tiêm chỉ là là 2% và đường xịt là 10% nên khi tiếp xúc với bề mặt niêm mạc mắt sẽ gây bỏng rất nặng, nếu không xử trí ban đầu đúng cách và kịp thời sẽ để lại di chứng không thể khắc phục được. [[{"fid":"368","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thuốc gây tê sử dụng trong các thủ thuật làm đẹp như xăm mí, phun lông mày... Ngay khi bị thuốc rơi vào mắt, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, thậm chí không thể mở được mắt. Tại vị trí mắt bị tổn thương có triệu chứng bỏng da mi, kết mạc bỏng xung quanh đỏ rực. Các bác sĩ đã phải nhanh chóng rửa sạch mắt bằng dung dịch sát khuẩn để trung hoà ngay lập tức các tác nhân gây bệnh. Người bệnh sẽ được điều trị và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau xử trí, các bệnh nhân đều ổn định, thị lực dần phục hồi. Với trường hợp bệnh nhân bị tổn thương quá nặng phải chuyển lên tuyến trên.  Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ, tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc gây tê, tránh để lại di chứng đáng tiếc. Khi bị thuốc tê rơi vào mặt, phải nhanh chóng xử trí ngay tại chỗ. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định tiên lượng bệnh. - Ngay khi bị hoá chất bắn vào mắt, phải nhanh chóng dùng nước sạch để rửa mắt hoặc các dung dịch trung tính như Natricloride 0,9%... để làm sạch, trung hoà ngay lập tức các tác nhân gây bệnh. - Tránh tác động mạnh, bụi bẩn, tuyệt đối không được rụi mắt để tránh cọ xát vùng mắt tổn thương. - Chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí.    

Trang