CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Chế độ ăn uống và luyện tập dành cho người mắc bệnh đái tháo đường

Ngày 12 / 07 / 2017
|
Y học thường thức

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là một bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa đường huyết. Hiện nay, tiểu đường đã trở thành căn bệnh phổ biến. Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ người mắc tiểu đường tăng gấp đôi. Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới.

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số người bệnh tiểu đường lâu năm có thể có biến chứng về tim mạch, thận, thần kinh... Nhiều trường hợp, người bệnh bị biến chứng về mắt, gây suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.

Liên quan đến kết quả điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy người bệnh cần lưu ý:

1. Chế độ dinh dưỡng

- Cần đặc biệt hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt thức ăn chứa nhiều chất đường, tinh bột như các loại bánh kẹo.

- Hạn chế các loại bánh kẹo, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe, nước ngọt có ga, nước hoa quả đóng chai, ... Hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ, ăn mặn.

Hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn mặn

- Nên lựa chọn những thức ăn ít năng lượng như rau xanh; thịt nạc (thịt lợn, thịt gà bỏ da, các loại cá...); các loại quả ít đường như quả cóc, ổi, bưởi.... Tránh các loại quả nhiều đường như nhãn, vải, mít, xoài...

- Nhu cầu tinh bột cần hạn chế và chỉ nên dùng các loại chứa tinh bột thô (gạo lứt, các loại hạt, củ không tinh chế). Nên ăn các loại thực phẩm sữa đã được tách chất béo, lòng trắng trứng gà...

- Ăn đúng bữa, ngay cả khi không muốn ăn. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nhưng giữ 2 bữa chính. Các bữa phụ chỉ ăn rau, quả, ngũ cốc.

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng

Chỉ ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lý, cần thiết cho hoạt động bình thường. Số lượng thực phẩm khác nhau cho mỗi đối tượng phụ thuộc vào giới tính, cân nặng, chiều cao, cường độ lao động…

Bữa ăn phải cân đối giữa các chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm với số lượng và thời gian hợp lý

Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

2. Chế độ tập luyện

- Dành 30 - 60 phút/ngày để tập thể dục. Tập luyện từ từ, cường độ có thể tăng dần và lựa chọn hình thức phù hợp.

- Có thể lựa chọn các hình như: Đi bộ, chạy nhẹ, vận động nhiều bằng cách lên xuống cầu thang nhiều lần trong ngày. Chơi các bộ môn thể thao như cầu lông, bơi lội, tập yoga...

- Không tham gia tập luyện khi đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mức đường máu đang quá cao

Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn

Thực đơn tham khảo dành cho người mắc bệnh đái tháo đường:

ĐƠN VỊ CHUYỂN ĐỔI

THỰC PHẨM

VÍ DỤ THỰC ĐƠN

ĐƠN VỊ TÍNH

Bữa sáng

Phở thịt nạc

Nhóm1a  (ngũ cốc)

Bánh phở 160g

Nửa bát to

Nhóm 3a( thịt ít  béo)

Thịt bò 35g

7-8 miếng nhỏ

Nhóm 6 (Rau xanh)

Rau thơm, hành lá

 

Bữa trưa

Cơm, đậu xốt, chả lá lốt, Cải bắp luộc, quả

Nhóm1a  (ngũ cốc)

Gạo tẻ 100g

2 nửa bát con cơm

Nhóm 3a( thịt ít béo)

Thịt nạc 40g

2 chiếc chả lá lốt

Đậu phụ 65g

1 bìa

Nhóm 5 (chất béo)

Dầu ăn 10ml

2 thìa 5ml

Nhóm 6 (rau xanh)

Rau cải bắp luộc 200g

1 miệng bát con rau

Nhóm 2( quả chín)

Bưởi 180g

3 múi trung bình

Bữa tối

Cơm trứng đức thịt, bí xanh luộc quả chín

Nhóm1a  (ngũ cốc)

Gạo tẻ 70g

Miệng bát con cơm

Nhóm 3a( thịt ít béo)

Thịt nạc 25g

2 miếng trứng đúc thịt

Nhóm 3b ( thịt  béo TB)

Trứng gà 1 quả

Nhóm 5 (chất béo)

Dầu ăn 7 ml

1,5 thìa 5ml

Nhóm 6 (rau xanh)

Bí xanh luộc 250g

1 bát con rau

Nhóm 2( quả chín)

Đu đủ chín 150g

1 miếng trung bình

Bữa phụ tối

Sữa không đường

Nhóm 4

1 cốc sữa 250ml

     1ĐV thịt ít béo = 1ĐVbéo trung bình – 0,5ĐV chất béo

Các loại quả nên ăn: Quả có, Ổi, Đu đủ (2 miếng/ngày), Bưởi đỏ, Mận đen, Đào, Dưa lê, Táo....

CN. Nguyễn Văn Quỳnh

 

Ý kiến bạn đọc