CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Cẩn trọng dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Ngày 22 / 06 / 2017
|
Y học thường thức

Dị vật tai mũi họng hay gặp ở trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ thường hiếu động, tò mò thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể xảy ra.

Vừa qua Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhi Hoàng Hải Y (03 tuổi, Địa chỉ: xã Hải Yến – H.Cao Lộc). Trước vào viện khoảng 1 giờ, bé nhét quả mác mật vào mũi phải. Bố bé rất lo sợ, đã cố lấy quả ra khỏi mũi trẻ nhưng không được. Bé được đưa vào viện và được bác sỹ đã nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi bé.

Khám Tai mũi họng để phát hiện dị vật

Sau khi lấy dị vật, bé vẫn phải nhỏ thuốc co mạch và nhét mét ở mũi để cầm máu. Bé bị chảy máu như vậy một phần do gia đình đã cố lấy dị vật, đã làm cho mũi bé tổn thương và dị vật chui vào sâu hơn.

Dị vật tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nhiễm trùng và tổn thương lâu dài. Vì vậy, đây là vần đề không thể chủ quan và các bậc phụ huynh cần lưu ý phát hiện.

Khi có dị vật vào tai mũi họng, trẻ thường cảm thấy có những biểu hiện khó chịu như: đau tai; dụi, ngoáy mũi hoặc nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi vàng hôi. Trường hợp dị vật rơi vào thực quản, trẻ thường có biểu hiện ho nhiều, đau họng, cảm thấy vướng trong cổ họng.

Để phòng tránh tình trạng dị vật tại mũi họng, phụ huynh cần lưu ý:

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ chơi nhỏ dễ nét vào tai, vào mũi như cúc áo, hạt cườm...

- Chú ý đến việc chế biến thức ăn và cách ăn uống của trẻ, đặc biệt là những món ăn như thịt gà, cá, xương....

- Trường hợp bé mắc dị vật tai mũi họng, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ dụng cụ nào để cố lấy dị vật ra vì như vậy sẽ rất dễ làm tổn thương tại, mũi, họng hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn. Khẩn trương đưa bé tới cơ sở y tế để khám và xử trí ngay.

          Phạm Lan Anh

Ý kiến bạn đọc