CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

ỨNG DỤNG LASER CO2 TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH DA LIỄU

Laser CO2 là một trong các laser được sử dụng đầu tiên trong phẫu thuật. Những nghiên cứu ứng dụng đầu tiên của Laser CO2 là sử dụng laser CO2 như là phương tiện “dao cắt” trong phẫu thuật do năng lượng tập trung và so sánh với phương pháp cắt bằng dao thông thường. Tiếp đến, với khă năng bốc bay tổ chức và kiểm soát được mức độ nhiệt, laser CO2 được ứng dụng phổ biến trong chuyên ngành da liễu cũng như trong lĩnh vực Thẩm mỹ nhờ vào các tính chất ưu việt: hiệu quả cao, ít gây đau,  không để lại sẹo khi lấy đi những lớp da mỏng trên bề mặt tổn thương và thay thế chúng bằng da mới khỏe mạnh hơn mà phẫu thuật có thể để lại sẹo; không mất hoặc ít mất thời gian điều trị.  Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn đã triển khai điều trị các bệnh về da liễu bằng Laser CO2 ngay từ 05/2021 cho đến nay, đã thực hiện trên nhiều bệnh nhân cho kết quả tốt, người bệnh được điều trị khỏi các bệnh da liễu đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cao. [[{"fid":"4375","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Laser CO2 điều trị bệnh da liễu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn * Ưu điểm của kỹ thuật Laser CO2 - Khi xóa các tổn thương nông (ở thượng bì) không để lại sẹo. - Thường chỉ cần thực hiện trong một lượt. - Vô khuẩn nhờ nhiệt độ cao nên thường không nhiễm trùng sau mổ. - Hàn kín các mạch máu nên thường không chảy máu sau mổ. - Hàn kín các mạch bạch huyết nên thường không sưng nề sau mổ. - Hàn kín các đầu mút dây thần kinh nên thường không đau sau mổ. * Các chỉ định sử dụng Laser CO2 trong điều trị bệnh da và thẩm mỹ - Điều trị các bệnh lý ở da như: Các u lành tính ở da như nốt ruồi, u nhú, u tuyến mồ hôi, ban vàng kích thước dưới 0,7 cm, bớt sùi, u bạch mạch, sẩn cục, u mềm treo, mũi sư tử, u tuyến mồ hôi, u hạt nhiễm khuẩn, các bệnh da dày sừng: chai chân, dày sừng tiết bã, dày sừng ánh sáng, u mềm lây, mụn cóc, sùi mào gà; các u ác tính ở da không có chỉ định phẫu thuật như ung thư tế bào đáy thể nông… - Hướng tới thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ: xóa sẹo mụn, xóa xăm, xóa nếp nhăn, sẹo lõm, rạn da, tái tạo da,… * Chống chỉ định: - Mới ngưng sử dụng Isotretinoin liều cao kéo dài dưới 3 tháng, vùng da điều trị đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi nấm hoặc virus - Nên hạn chế và cân nhắc với các trường hợp có tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, vùng da điều trị mới ngưng chiếu tia xạ hoặc ngưng áp dụng các thủ thuật lột da bằng hóa chất và mài da trong thời gian 6 tháng. - Bệnh nhân bị các bệnh tạo keo, người đang mang thai, đang đặt máy tạo nhịp, tiểu đường không kiểm soát được mức đường huyết... cũng không nên tiến hành thủ thuật Laser. Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được đầu tư các trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, sẵn sàng tư vấn và giải quyết các vấn đề về da từ các bệnh thường gặp như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, các tình trạng viêm và nhiễm trùng da, mề đay, dị ứng thức ăn, viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm… đến các bệnh lý mạn tính như chàm, vẩy nến, tổ đỉa lòng bàn tay chân…; áp dụng công nghệ hiện đại nhằm mang lại vẻ đẹp cho làn da, hướng tới giải quyết các vấn đề thẩm mỹ da như sẹo mụn và thâm sau mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, xoá xăm, sẹo lõm, rạn da, tái tạo da,… Người bệnh mắc các bệnh về da liễu cần được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả và thẩm mỹ cao.   Bs.CKI Mông Tuấn Hùng – Trưởng khoa Da liễu    

HỘI THẢO KHOA HỌC “LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG”

Chiều 13/7/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý trong thực hành lâm sàng”. Giảng viên tham dự là PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung  tâm  DI&ADR Quốc gia, Phó trưởng khoa Dược - Bệnh viện Bạch Mai. Về phía BVĐK, bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có các bác sĩ, dược sĩ đến từ BVĐK, cũng như các phòng khám, TTYT và bệnh viện trong tỉnh. [[{"fid":"4372","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Đặng Huy Du - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung  tâm  DI&ADR Quốc gia trình bày các nội dung về Lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị. Theo đó, các vấn đề trọng tập được thảo luận như: Điều trị nhiễm trùng ở bệnh nhân nặng, Phân tầng nguy cơ bệnh nhân với sự hiện diện của vi khuẩn đa kháng thuốc, Các hướng dẫn chung trong sử dụng kháng sinh, Lựa chọn kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng… [[{"fid":"4373","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung  tâm  DI&ADR Quốc gia trình bày các nội dung về Lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh diễn ra khá phổ biến, đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực Châu Á. Buổi Hội thảo đã giúp các bác sĩ, dược sĩ có thể kiến thức bổ ích trong việc sử dụng kháng sinh; góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế, giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. 

GẦN 1000 TRẺ EM ĐƯỢC KHÁM SÀNG LỌC TIM BẨM SINH

Ngày 2/7/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã khai mạc chương trình Khám sàng lọc miễn phí phát hiện bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em tỉnh Lạng Sơn. Dự và chỉ đạo chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Tấm lòng lòng Việt; lãnh đạo Viettel Lạng Sơn cùng lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh, lãnh đạo BVĐK và các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương, BVĐK tỉnh tham gia khám sàng lọc trong chương trình. [[{"fid":"4353","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại diện Quỹ Tấm lòng Việt phát biểu tại chương trình Chương trình “Trái tim cho em” là chương trình từ thiện nhân đạo do Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và Quỹ Tấm Lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện từ năm 2008. Theo đó chương trình thực hiện phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuổi tại Việt Nam; tài trợ nâng cao năng lực khám chữa các bệnh về tim mạch cho hệ thống y tế tại Việt Nam. Đây là năm thứ 2 chương trình trở lại tỉnh Lạng Sơn; nhằm hỗ trợ phát hiện, sàng lọc và điều trị sớm cho những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Phát biểu tại buổi khai mạc, đồng chí Dương Xuân Huyên đã gửi lời cảm ơn tới Đài Truyền hình Việt Nam, Viettel cùng các đơn vị phối hợp đã tổ chức chương trình hết sức ý nghĩa, nhân đạo, giúp đỡ trẻ em tỉnh Lạng Sơn; đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh tim bẩm sinh. Đồng chí cũng yêu cầu BVĐK tỉnh phối hợp chặt chẽ cùng Viettel Lạng Sơn, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương để tổ chức khám hiệu quả, góp phần phát hiện kịp thời những cháu mắc bệnh tim bẩm sinh; qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như nhân dân tỉnh nhà. [[{"fid":"4354","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Để phục vụ chương trình, BVĐK đã xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị các trang thiết bị và những điều kiện phục vụ cần thiết. Bố trí nhân lực tham gia đảm nhiệm việc chỉ dẫn, hướng dẫn các bậc phụ huynh theo quy trình khám, chữa bệnh được thuận lợi. Các bác sĩ tiến hành khám sơ bộ ban đầu. Những bé có vấn đề về nhịp tim sẽ được tiến hành điện tim, siêu âm tim để kết luận về tình trạng bệnh. Các bé tới khám có hoàn cảnh khó khăn thuộc các huyện trên địa bàn đều được nhận tiền hỗ trợ chi phí đi lại từ chương trình. [[{"fid":"4357","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"font-size: 14px; text-align: center; width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4355","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4356","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong ngày 2/7/2022, tại BVĐK đã khám cho gần 1000 trẻ em, trong đó 22 trẻ có chỉ định can thiệp tim mạch. Chương trình sẽ tiếp tục được diễn ra trong sáng ngày 3/7/2022 tại TTYT huyện Bình Gia. Trường hợp chưa kịp khám tại Lạng Sơn, các bậc phụ huynh có thể đưa con, em tới Bệnh viện Nhi Trung ương để khám sàng lọc.  

CẢNH BÁO: BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO TAI NẠN GIAO THÔNG TĂNG ĐỘT BIẾN

Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông tăng đột biến. Đáng chú ý có nhiều trường hợp bệnh nhân có tuổi đời còn rất trẻ, gặp tai nạn thường vào đêm khuya, không được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên để lại hậu quả vô cùng thương tâm. Tại BVĐK, trong tháng 6/2022, số lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT) tăng đột biến với 260 trường hợp (tăng 68 trường hợp so với tháng 5/2022 và tăng 113 trường hợp so với cùng kỳ tháng 6/2021), trong đó có 66 trường hợp chấn thương sọ não (tăng 52 trường hợp so với tháng 5/2022 và 38 trường hợp so với cùng kỳ tháng 6/2021). [[{"fid":"4351","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhiều vụ tai nạn xảy ra do lái xe say rượu, không làm chủ được tốc độ (31 trường hợp thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, tăng 23 trường hợp so với tháng 5/2022 và tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh đó, số bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông có độ tuổi rất trẻ, các vụ tai nạn giao thông thường xảy ra vào đêm khuya nên việc phát hiện và cấp cứu chưa kịp thời nên để lại những hậu quả nghiêm trọng và vô cùng thương tâm. Không ít trường hợp, dù được cấp cứu kịp thời, thoát khỏi tử vong nhưng để lại di chứng suốt đời như mất khả năng nhận thức, không còn khả năng lao động, cụt tay, cụt chân… Hậu quả do tai nạn giao thông thường rất nặng nề, do vậy mỗi người dân đều phải tự nâng cao ý thức, nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên để giảm thiểu tai nạn giao thông.

QUẢN LÝ THAI KỲ - AN TOÀN CHO SẢN PHỤ VÀ THAI NHI

Mang thai và làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, sản phụ thường phải đối mặt với nhiều lo lắng với các vấn đề có thể xảy ra gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự an toàn của cả sản phụ và thai nhi. Do đó, để có 1 thai kỳ an toàn và thai nhi có thể phát triển bình thường cần phải được quản lý, theo dõi một cách khoa học bởi các nhân viên y tế có chuyên môn, từ đó có hướng dẫn cụ thể và phù hợp cho từng trường hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các sản phụ và gia đình hiểu hơn về quản lý thai nghén và sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ. Quản lý thai kỳ là gì? Có tầm quan trọng như thế nào? Quản lý thai kỳ là dịch vụ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi từ lúc bắt đầu thụ thai cho tới khi chuyển dạ bởi các nhân viên y tế có chuyên môn phù hợp. Quản lý thai nghén giúp theo dõi, đánh giá, phân loại tình trạng của sản phụ và thai nhi qua đó có chỉ định điều trị với từng nhóm đối tượng cụ thể. Các thông tin cần theo dõi trong quá trình quản lý thai nghén về phía sản phụ bao gồm: Tiền sử bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, sản khoa của thai phụ nếu có. Các chỉ số về tình trạng sức khỏe của mẹ ở hiện tại và trong suốt quá trình mang thai như: mạch, huyết áp, nhịp tim, chức năng hô hấp, tình trạng cân nặng, các số đo vòng bụng, cao tử cung, các chỉ số xét nghiệm như công thức máu, các bệnh lây truyền qua đường máu và qua đường mẹ con (HIV, Viên gan B, C …) Diễn biến các bệnh lý mãm tính, các bệnh lý nền nếu có (Tim mạch, hô hấp, huyết áp, tiểu đường, Basedow…). Diễn biến các bệnh lý phát sinh do quá trình mang thai: Đái tháo đường thai kỳ, Tiền sản giật,… Các thông tin về tình trạng thai nhi: Ngày kinh cuối cùng (với trường hợp kinh nguyệt đều), dự kiến ngày sinh theo siêu âm thai lúc 12 tuần (9 tuần – 14 tuần). Tuổi thai, hình thái thai nhi theo tuổi thai, các chỉ số sinh học của thai (lưỡng đỉnh, xương đùi, chu vi bụng…) cân nặng thai nhi. Kết quả xét nghiệm sàng lọc. Ngôi thai, thế thai, tình trạng bánh rau, nước ối, dây rốn… Các chỉ số thu được cả của mẹ và thai nhi phải được ghi chép đầy đủ và trình bày khoa học để có thể theo dõi và quản lý. Qua việc thăm khám và theo dõi định kỳ, bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của thai phụ, phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý trong suốt thai kỳ, đồng thời tiên lượng và chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở, đề phòng các biến chứng sản khoa.  Ngoài ra, việc quản lý thai kỳ còn giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức về vệ sinh thai nghén, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. [[{"fid":"4348","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Quản lý thai kỳ tự nhiên như thế nào là hợp lý? Khám thai định kỳ Việc thăm khám định kỳ là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình quản lý thai kỳ tự nhiên. Dưới đây là các số mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ để có thai kỳ khoẻ mạnh:  Mốc 1: Tuần thứ 5-8 - Kiểm tra cân nặng, chiều cao để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Kiểm tra huyết áp, đánh giá và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật. - Xét nghiệm máu về hormone HCG để chắc chắn việc có thai. - Siêu âm để biết được thai đã vào buồng tử cung hay chưa. Mốc 2: Từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày  - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. - Tính ngày dự sinh qua siêu âm thai. - Xét nghiệm Double Test và siêu âm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là đánh giá nguy cơ hội chứng Down ở thai nhi thông qua đo độ mờ da gáy. Trong trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ có thể tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT hoặc sinh thiết gai nhau. Mốc 3: Từ tuần 16 – 22 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. - Các xét nghiệm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể được chỉ định: Triple Test, chọc ối. Mốc 4: Từ tuần 22-28: - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng của thai phụ, xét nghiệm nước tiểu. - Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi - Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose nhằm phát hiện tiểu đường thai kỳ. - Tiêm vacxin uốn ván VAT mũi đầu tiên. Mốc 5: Từ tuần 28-32 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng của thai phụ, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. - Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi.  - Tiêm vacxin uốn ván VAT mũi thứ 2. Mốc 6: Từ tuần 32-34 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. - Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi. Mốc 7: Từ tuần 34 – 36 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. - Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi. Mốc 8,9,10: Từ tuần 36 đến tuần 39 - Siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung. - Trong giai đoạn này, thai phụ cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần vì đây là giai đoạn rất quan trọng khi thai phụ chuẩn bị bước vào thời kỳ chuyển dạ. Các mốc khám thai quan trọng đóng vai trò vô cùng to lớn trong suốt quá trình quản lý thai kỳ tự nhiên. Vì vậy, để đạt được hiệu quả theo dõi tốt nhất, chị em nên theo dõi sát sao lịch khám và các mốc khám không thể bỏ lỡ để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của thai phụ Trong suốt quá trình thai kỳ, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt đóng vai trò không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé. Tùy theo mỗi tháng của thai kỳ mà thai phụ cần thay đổi những thực đơn phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe thai nhi. Người phụ nữ trong quá trình mang thai không nên thức quá khuya cũng như sử dụng các chất kích thích. Thay vào đó, bạn nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng cũng như tập cho mình thói quen ngủ sớm. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau đây:  - Nên đăng ký dịch vụ chăm sóc tiền sản tại cơ sở y tế thuận tiện nhất ngay khi biết tin mình có thai. - Nên chọn cho mình 1 bác sĩ chuyên khoa có thể chăm sóc và theo dõi suốt quá trình mang thai và sinh nở của mình. Điều này giúp bác sĩ có thể hiểu rõ được tiền sử, tình trạng của bệnh nhân để có thể ngăn ngừa những biến chứng trong suốt thai kỳ. - Không nên chuyển đổi quá nhiều bác sĩ, hay các cơ sở y tế trong suốt thai kỳ. - Nên đi khám thai định kỳ và làm đủ tất cả các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và quản lý thai kỳ. Đối với mỗi thai phụ các bác sĩ sẽ có những phương án theo dõi và chăm sóc thai kỳ riêng để mang lại hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, với hệ thống máy móc hiện đại, phòng bệnh rộng rãi, thoáng mát cùng việc triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến trong theo dõi và quản lý thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ là nơi chăm sóc thai kỳ toàn diện khỏe mạnh, an toàn cho mẹ và con yêu.

PHẪU THUẬT NÂNG XƯƠNG MŨI VÀ CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN ĐẢM BẢO THẨM MỸ CHO NGƯỜI BỆNH

Chiều 18/6/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (17 tuổi, ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng chảy máu mũi hai bên, sập toàn bộ xương chính mũi sau tai nạn. Các bác sĩ thăm khám, chỉ định chụp X-quang mũi nghiêng và chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương mũi, gãy vẹo vách ngăn mũi. Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng đã tiến hành phẫu thuật nâng xương chính mũi và chỉnh hình vách ngăn qua đường nội soi cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, sức khoẻ bệnh nhân ổn định, tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện. Hiện nay, xương mũi và vách ngăn mũi của bệnh nhân đã phục hồi về vị trí ban đầu, không để lại di chứng, bệnh nhân sinh hoạt bình thường và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới. [[{"fid":"4340","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"956","width":"1276","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân trước phẫu thuật   [[{"fid":"4341","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"956","width":"1276","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân sau phẫu thuật Thông thường, các trường hợp bị gãy xương chính mũi nhẹ, người bệnh có thể bị sưng và chảy máu mũi trong thời gian ngắn. Nếu bị gãy mũi nghiêm trọng thì mũi sẽ bị biến dạng hoặc nghiêng lệch, người bệnh sẽ chảy nhiều máu, tắc lỗ mũi hoặc lệch vách ngăn làm khó thở, hoặc nguy hiểm hơn (hiếm gặp) là chảy dịch não tủy. Chấn thương gãy xương chính mũi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại các biến chứng biến dạng về mặt thẩm mỹ và rối loạn chức năng sinh lý của mũi, gây ngạt, tắc mũi kéo dài, viêm xoang, viêm mũi nếu không được điều trị kịp thời. Nếu được tiếp nhận sớm, chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời thì hầu hết các trường hợp gãy xương chính mũi có thể được phục hồi lại hoàn toàn như ban đầu. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, việc khám, điều trị gãy xương chính mũi và các bệnh lý chuyên khoa Tai Mũi Họng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp và tận tình, cùng với sự cố vấn, hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương sẽ mang đến dịch vụ và kết quả tối ưu cho người bệnh.

HỘI THẢO CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ COPD VÀ QUẢN LÝ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH

Chiều 22/6/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tổ chức sinh hoạt khoa học tháng 6 với chủ đề “Cập nhật kiến thức về chẩn đoán, điều trị COPD và quản lý COPD giai đoạn ổn định”. Báo cáo viên của Hội thảo là ThS.Bs.  Nguyễn  Thị Thanh  Huyền và Bác sĩ. Nguyễn Đức Nghĩa, Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch  Mai. Về phía BVĐK, có bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện cùng các bác sĩ, dược sĩ đến từ các Bệnh viện chuyên khoa và TTYT các huyện trong tỉnh. [[{"fid":"4337","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Hội thảo, các báo cáo viên đã trình bày 2 chuyên đề Cập nhật chẩn đoán, điều trị COPD  –Vai trò của ICS/LABA trong điều trị COPD và Thực hành quản lý COPD giai đoạn ổn định qua các case lâm sàng. Đây là những kiến thức mới nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh hô hấp phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay, COPD là một trong 3 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới và Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc COPD đứng hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tại BVĐK đã triển khai phòng khám quản lý ngoại trú bệnh COPD từ năm 2018. Qua buổi sinh hoạt, các bác sỹ sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng cho người bệnh.  

SINH THIẾT U GAN VÀ CÁC KHỐI U KHÁC DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Sinh thiết u gan dưới hướng dẫn của siêu âm là kỹ thuật hiện đại đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK), là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán ung thư gan với độ chính xác cao đồng thời giúp giảm thiểu các tai biến, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          Ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh nghiêm trọng về gan, đặc biệt là ung thư gan. Quá trình điều trị cho các bệnh nhân này thường gặp nhiều khó khăn do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư gan ở giai đoạn sớm là cần thiết và giúp ích rất nhiều cho quá trình trị liệu. Sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm được xem là một phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán nhanh, xác định chính xác tình trạng của các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan. [[{"fid":"4330","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hầu hết các loại u đều được chẩn đoán bằng các phương pháp chụp Cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp Cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên một số tổn thương hình ảnh học không điển hình thì sinh thiết là cần thiết để chẩn đoán xác định u lành tính hay u ác tính. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, khoa Chẩn đoán hình ảnh đã triển khai thường quy sinh thiết các tổn thương ở nhiều cơ quan trong đó có sinh thiết u gan dưới hướng dẫn siêu âm. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách dùng kim sinh thiết xuyên qua da dưới hướng dẫn của máy siêu âm để lấy các tế bào bệnh phẩm u, sau đó bệnh phẩm được kiểm tra dưới kính hiển vi giúp xác định tính chất lành tính hay ác tính của u. Đây là một phương pháp hỗ trợ rất hiệu quả, cung cấp nhiều thông tin chẩn đoán bệnh cho các bác sĩ. Sinh thiết u gan dưới hướng dẫn của siêu âm là kỹ thuật cao, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn, được đào tạo chuyên biệt, bài bản dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm. Khoa Chẩn đoán hình ảnh BVĐK đang thực hiện tốt kỹ thuật sinh thiết khối u gan dưới hướng dẫn của siêu âm, đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán, giúp giảm thiểu các tai biến, biến chứng xảy ra, tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị cho người bệnh. Trong thời gian tới, khoa Chẩn đoán hình ảnh BVĐK sẽ tiếp tục triển khai các kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh, hướng tới sự hài lòng người bệnh.   BS. Hoàng Trọng Hiếu – Khoa CĐHA

TẬP HUẤN NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP - ỨNG XỬ CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

Ngày 14/6/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho nhân viên y tế năm 2022, giảng viên là PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. [[{"fid":"4324","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình tập huấn diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 với chuyên đề: Nghệ thuật giao tiếp ứng xử giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Các học viên cũng được thực hành đóng vai cán bộ y tế đối với một số công việc để thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong từng tình huống cụ thể. Chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nhân viên y tế trong thái độ phục vụ người bệnh, góp phần củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh, qua đó xây dựng hình ảnh người thầy thuốc, hình ảnh Bệnh viện ngày càng gần gũi thân thiện, chuyên nghiệp và hiện đại. [[{"fid":"4325","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc chương trình tập huấn, các học viên đủ điều kiện sẽ được cấp chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho nhân viên y tế.

ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN VÀO MÙA MƯA

Hàng năm, cứ vào mùa mưa số bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị rắn độc cắn thường gia tăng. Khi bị rắn độc cắn nếu sơ cứu không đúng cách, nạn nhân có nguy cơ bị hoại tử, nhiễm trùng máu, hay thậm chí là tử vong. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận bệnh nhân N.T.P (70 tuổi, ở phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn) bị rắn hổ bò vào nhà, cắn vào ngón thứ 3 tay phải, sau bị cắn, bệnh nhân đau nhiều và chảy máu. Sau vào viện, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu hoại tử vùng quanh vết cắn nên đã được chuyển Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp. Mùa mưa là giai đoạn sinh nở, phát triển của rắn, đặc biệt các loài rắn độc. Tình trạng mưa lụt kéo dài, biến đổi khí hậu còn phá vỡ môi trường sống của rắn nên chúng phải tìm nơi khác để trú ẩn và kiếm ăn như vườn rậm, tán cây, bụi cỏ,… Đây cũng là nguyên nhân vào mùa mưa, số nạn nhân bị rắn cắn nhập viện cấp cứu gia tăng với những mức độ nguy hiểm khác nhau. [[{"fid":"4316","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 800px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 1.Nhận biết một số loài rắn độc và vết cắn của rắn độc Một số loài rắn độc thường gặp: - Rắn hổ mang thường: Khi đe doạ hoặc chuẩn bị tấn công sẽ có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng, có thể xuất hiện ở vùng rừng núi, hay trung du, và đồng bằng, thậm chí quanh khu dân cư; - Rắn hổ mang chúa: Cổ cũng bạnh nhưng không rộng bằng loại trên, kèm theo hai vảy lớn ở đỉnh đầu, kích thước to, nặng gần chục cân và dài khoảng 2,5m; - Rắn cạp nong/cạp nia: Thân mình khúc đen, khúc trắng hoặc vàng, sinh sống ở vùng trung du và đồng bằng, nhất là những nơi gần nước; - Rắn biển: Sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, thường có nọc độc mạnh; - Rắn lục: Đầu to hình thoi hoặc tam giác, con ngươi mắt hình elip dọc, màu xanh lá cây nhiều mức độ. Cách nhận biết vết cắn là của rắn độc hay rắn không độc thường dựa vào vết răng cắn - Rắn độc thường có hai răng độc lớn có vai trò như chiếc kim tiêm. Khi rắn cắn sẽ đồng thời tiêm độc vào vùng da của nạn nhân và để lại vết răng đặc trưng sau khi cắn. Do đó, nạn nhân khi bị rắn độc cắn thì để lại ít dấu răng ở vết cắn nhưng để lại 2 vết răng nanh. Mỗi vết cắn của răng nanh cách nhau khoảng 5mm và 1 số vết răng nhỏ. - Rắn không có độc khi cắn sẽ để lại vết của cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh. [[{"fid":"4317","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 800px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2.Triệu chứng khi bị rắn độc cắn - Các triệu chứng khi rắn không độc cắn là đau sưng nhẹ và trầy xước tại chỗ. - Các triệu chứng điển hình khi bị rắn độc cắn: + Đau rát nghiêm trọng tại vết thương trong vòng 15 - 30 phút; + Vết cắn sưng nề và bầm tím, đôi khi lan rộng lên khắp cánh tay hoặc chân và gây hoại tử da; + Các dấu hiệu khác bao gồm: Buồn nôn, khó thở và cảm giác cơ thể yếu dần đi, đôi khi nạn nhân còn nhận thấy có mùi vị kỳ lạ trong miệng. Ngoài ra, khi bị rắn độc cắn nạn nhân có thể bị rối loạn đông máu và xuất huyết, khó nói và yếu chân tay, liệt toàn thân hoặc suy hô hấp và ngưng thở. Nguyên nhân tử vong do rắn độc cắn chủ yếu là do liệt các cơ gây khó thở hoặc mất nhiều máu, chảy máu toàn thân khó cầm. 3. Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn Sơ cứu người bị rắn cắn nhằm mục đích làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân. Qua đó, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ gây hại cho tính mạng có thể xảy ra. Khi bị rắn độc cắn, cần nhanh chóng gọi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất để được truyền huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, người thực hiện sơ cứu nên tuân theo các bước sau: - Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn; - Trấn an nạn nhân, hạn chế cử động, tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc; - Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên; - Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện; - Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý; - Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn. Những điều không nên làm khi bị rắn cắn Sai lầm lớn nhất của bệnh nhân và người nhà là áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu khi bị rắn cắn. Nhiều trường hợp đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng, hoặc vết thương hoại tử lan rộng, thì mới đến cơ sở y tế thăm khám thì đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng nạn nhân. Do vậy, cần ghi nhớ một số lưu ý trong sơ cứu khi bị rắn cắn như sau: - Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn để tránh làm đau nạn nhân, và cản trở máu lưu thông đến các chi gây hoại tử. - Không tùy tiện chườm, đắp lá cây hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ; - Không rạch, chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì có thể sẽ khiến nhiễm trùng nặng thêm; - Tránh dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể; - Không nên cố bắt rắn. Thay vào đó nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và phương thức tấn công của chúng để có thể mô tả với bác sĩ. Ngoài ra, hãy chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn để giúp việc nhận dạng được dễ dàng, thông tin này sẽ có ích trong điều trị. 4. Cách phòng rắn độc cắn - Nhận biết và tránh xa môi trường có rắn sinh sống hay ẩn nấp là cách đề phòng bị rắn độc cắn hiệu quả. Ngoài ra nên trang bị quần áo bảo hộ an toàn và dùng đèn chiếu sáng nếu đi trong rừng hoặc biển, đến gần khu vực nhiều cây cỏ hay vũng nước, có đống đổ nát, đặc biệt là trong đêm tối. - Trong trường hợp gặp rắn, cần nhẹ nhàng tránh càng xa càng tốt, rắn khá sợ con người nên sẽ bỏ đi và chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa. Vì vậy không được bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép giết chết rắn, bởi rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc độc nguy hiểm. - Trong tất cả các trường hợp bị rắn tấn công, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Quá trình xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện phải được tiến hành ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để lâu thì kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả.

Trang