CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC BỆNH VIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Chiều 26/7/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức hội nghị sơ kết công tác Bệnh viện 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. [[{"fid":"4409","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Nhưng nhờ sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể viên chức, người lao động, các mặt hoạt động của Bệnh viện tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Trong 6 tháng đầu năm, Bệnh viện đã điều chỉnh hoạt động khám chữa bệnh thông thường, thay đổi phù hợp, thích ứng an toàn, linh hoạt để vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa đảm bảo công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Từ cuối tháng 4, ngay khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Bệnh viện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đưa hoạt động khám chữa bệnh về trạng thái bình thường mới, các hoạt động nâng cao chất lượng khám bệnh, hiệu quả điều trị và các giải pháp giảm bớt tối đa thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện tiếp tục thực hiện hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật với các bệnh viện trung ương, tiếp tục thực hiện Đề án thuê chuyên gia, phát triển nhiều kỹ thuật hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tình trạng chuyển tuyến điều trị giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh. Kết quả khảo sát tỷ lệ hài lòng người bệnh nội trú 6 tháng đầu năm đạt 96,81%, hài lòng người bệnh ngoại trú đạt 95,9%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 kéo dài, Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đối với việc thu dung và điều trị bệnh nhân khác nên việc thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn còn thấp so với Quyết định giao chỉ tiêu của Sở Y tế. Khắc phục những khó khăn còn tồn tại, phát huy những kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2022, BVĐK sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng, khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị của Bệnh viện, tiếp tục thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình quản lý Bệnh viện theo hướng tự chủ toàn bộ đúng lộ trình, thực hiện hiệu quả Đề án thuê chuyên gia, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án khám chữa bệnh theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện biểu dương những thành tích mà viên chức, người lao động Bệnh viện đã đạt được dù trong 6 tháng đầu năm 2022 còn gặp nhiều khó khăn. Đồng chí nhấn mạnh trong thời gian tới, Bệnh viện cần tiếp tục chú trọng phát triển kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tiếp tục thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Đồng chí Giám đốc mong muốn tập thể viên chức, người lao động Bệnh viện tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng để cùng khắc phục những khó khăn tồn tại, yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. [[{"fid":"4407","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong chương trình, Bệnh viện đã tổ chức ký cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 11 khoa, phòng; 4 tập thể và 2 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. 5 cá nhân là các bác sĩ, điều dưỡng được trao tặng Bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 3 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Công an tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng giấy khen về phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc cho Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện, tặng giấy khen cho 3 cá nhân đã có thành tích đột xuất trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trại Tạm giam, Công an tỉnh năm 2022. Sở Y tế cũng đã tặng giấy khen cho 1 tập thể và 53 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022. [[{"fid":"4410","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4411","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4412","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4413","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4414","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4415","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]]

CẢNH BÁO: TỰ SỬ DỤNG THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG, NHIỀU NGƯỜI BỆNH BỊ HOẠI TỬ NẶNG NỀ

Thời gian gần đây, khoa Chấn thương – Bỏng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, viêm hoại tử vết thương do tự sử dụng các loại thuốc nam điều trị tại nhà. Trong đó có những trường hợp bệnh nhân bị hoại tử nặng nề, để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc chỉ vì tin vào lời mách, tin đồn. Bệnh nhân H.T.L (44 tuổi, ở TP Lạng Sơn) bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người nhiều năm nay. Nghe theo lời mách, bệnh nhân mời một người thầy lang đến nhà điều trị cho mình bằng thuốc nam. Trong khi xông lá, bệnh nhân không may bị bỏng nước sôi nhưng thay vì đến cơ sở y tế điều trị vết bỏng, bệnh nhân tiếp tục tin tưởng thầy lang, đắp các loại lá cây và lông nhím để điều trị bỏng. Sau 1 tuần đắp thuốc nam, vết bỏng của Bệnh nhân L càng loét rộng, nóng rát, sưng nề tấy đỏ nên Bệnh nhân L mới vào Bệnh viện điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng. Do vết bỏng khuyết da rộng, khó liền nên bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật cắt lọc tổ chức viêm hoại tử sau đó thực hiện kỹ thuật ghép da (lấy da vùng đùi ghép vào vết bỏng khuyết da). Hiện nay vết thương của bệnh nhân tiến triển tốt, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"4395","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân L bị nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng, đã thực hiện ghép da Chỉ trong vòng 1 tháng qua, khoa Chấn thương – Bỏng BVĐK đã tiếp nhận điều trị cho 12 bệnh nhân nhiễm trùng, viêm hoại tử vết thương do đắp thuốc nam. Trong đó, nhiều bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật ghép da; có ít nhất 3 bệnh nhân bị viêm hoại tử xương rất nặng nề, gây ảnh hưởng đến vận động, thậm chí có thể tàn phế. Bệnh nhân P.V.K (16 tuổi, ở Cao Lộc, Lạng Sơn) vào viện do xuất hiện vết loét, chảy dịch sau khi phẫu thuật kết hợp xương đùi. Cách đây khoảng 7 tháng, bệnh nhân gặp chấn thương, đã phẫu thuật kết hợp xương đùi trái. Sau khi xuất viện, gia đình bệnh nhân nghe theo lời mách của người quen lấy thuốc nam đắp vào vết mổ để xương mau liền. Tuy nhiên sau khoảng 1 tuần đắp thuốc, vết mổ của bệnh nhân càng loét rộng, chảy dịch nên mới được đưa đến Bệnh viện. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị viêm hoại tử xương đùi trái, đây là một tổn thương vô cùng nặng nề đối với bệnh nhân. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương và nạo viêm xương sau đó tiếp tục cố định lại xương bằng khung ngoại vi cho bệnh nhân. Do phần xương hoại tử phải loại bỏ nhiều nên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình liền xương sau phẫu thuật của người bệnh, gây ảnh hưởng đến vận động, thậm chí có thể gây tàn phế. Sau khi hồi phục sức khoẻ, bệnh nhân sẽ phải tiếp tục thực hiện phẫu thuật ghép xương mới có cơ hội đi lại được. Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về việc người dân tự sử dụng thuốc nam đắp vào vết thương để chữa trị theo mẹo dân gian dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp lựa chọn tin vào lời mách, tin đồn, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự điều trị các vết thương tại nhà khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là đối với những trường hợp điều trị bằng các phương pháp dân gian như đắp lá. Đây là những phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể khiến cho tình trạng trầm trọng hơn. Khi gặp các chấn thương hãy đến Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

NHẬN BIẾT VÀ ĐỀ PHÒNG NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA CÚM A

Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc cúm A đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có sự gia tăng bất thường. Tính từ đầu tháng 6/2022 đến nay, Bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân mắc cúm A, trong khi cùng thời điểm này vào các năm trước đây hầu như không có bệnh nhân mắc cúm A đến khám và điều trị. Bệnh nhân mắc cúm A đa phần lành tính có thể khỏi trong vòng một tuần, tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng. Cúm A là gì? Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này. Cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già. Các virus cúm A lan truyền chủ yếu từ người này sang người thông qua ho hoặc hắt hơi qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus của người bệnh hoặc đôi khi người ta có thể bị nhiễm bệnh do chạm vào một bề mặt cứng có virus cúm và chạm lại vào miệng hoặc mũi của họ. Bệnh cúm A có thể lây truyền từ một ngày trước khi phát triển các triệu chứng đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn. Triệu chứng khi mắc cúm A Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng… Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40oC, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và biến chứng khác. Đa số những trẻ mắc cúm A sẽ được kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị. [[{"fid":"4391","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2000","width":"1414","style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"}}]] Cách điều trị cúm A Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc, đặc biệt là không được sử dụng aspirin, dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như: - Tự cách ly để hạn chế lây nhiễm lan rộng. - Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn. - Bổ sung nhiều nước. - Ăn đủ dinh dưỡng, ăn các ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt. - Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng. - Đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi đông người. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủy tay hoặc giấy ăn để tránh lây nhiễm. Những biến chứng do cúm A gây ra Hầu hết người bệnh mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính. - Biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. - Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. - Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. - Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ. - Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. - Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Cách phòng bệnh Cúm A - Để phòng bệnh cúm cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà. - Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang. - Đặc biệt người nghi là bị cúm hoặc đã xác định mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với người khác hoặc lúc ra khỏi nhà. - Cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày… - Tiêm vắc xin phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm. - Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng, đặc biệt cho trẻ em thông qua việc ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất... theo lứa tuổi và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.  - Người lớn và người cao tuổi nên tập thể dục phù hợp thường xuyên để nâng cao đề kháng.

TỰ SỬ DỤNG NƯỚC CHÈ, ĐẮP MẬT ONG TẠI NHÀ, BỆNH NHÂN BỊ NHIỄM TRÙNG VẾT BỎNG

Khoa Chấn Thương - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận một trường hợp nhiễm trùng vùng đùi gối phải và mặt ngoài cánh cẳng tay phải sau bỏng do tự rửa nước chè và đắp mật ong tại nhà. Bệnh nhân N.T.R (58 tuổi, ở Huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn) bị bỏng nước sôi vùng  đùi gối phải và mặt ngoài cánh cẳng tay phải. Tuy nhiên, thay vì đi khám và điều trị tại cơ sở y tế, gia đình đã tự ý rửa nước chè và đắp mật ong tại nhà cho bệnh nhân. Sau 10 ngày điều trị tại nhà, tình trạng bỏng của người bệnh không khỏi mà vùng bỏng càng thêm đau rát, hoại tử đen tím, chảy dịch mủ vàng có mùi hôi nên người nhà mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện điều trị. [[{"fid":"4381","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4382","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm trùng vết bỏng và được xử trí làm sạch dịch mủ tại vị trí bỏng, đồng thời điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau, thay băng. Hiện bệnh nhân vẫn tiếp tục điều trị tại Bệnh viện. Theo Bác sĩ Trần Tuấn Việt, Khoa Chấn thương – Bỏng cho biết: Có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp nhất là bỏng do nước sôi, bỏng lửa, bỏng hóa chất… Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như mặt, chân, bàn chân, lưng, cánh cẳng tay, bàn tay… ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, để lại những di chứng nặng nề. Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về việc người dân bị bỏng nhưng không đến cơ sở y tế thăm khám mà tin theo lời mách dùng thuốc nam đắp và tự ý chữa trị theo mẹo dân gian (bôi kem đánh răng, mật ong, mỡ trăn,… vào vết bỏng), dẫn đến nhiễm trùng, để lại hậu quả nặng nề. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều trường hợp bị bỏng biến chứng nặng chỉ vì tin theo lời mách và tin đồn. Bác sĩ khuyến cáo, khi bị bỏng, nếu không được chữa trị đúng cách bệnh nhân sẽ có nguy cơ nhiễm trùng huyết và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi bị bỏng cần nhanh chóng ngâm rửa vùng bị bỏng vào nước sạch, nên ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Nước để ngâm rửa phải là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C. Tuyệt đối không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Đặc biệt, không bôi bất cứ loại thuốc hay hoá chất nào lên vùng bị bỏng. Cần đến Bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương, tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

ỨNG DỤNG LASER CO2 TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH DA LIỄU

Laser CO2 là một trong các laser được sử dụng đầu tiên trong phẫu thuật. Những nghiên cứu ứng dụng đầu tiên của Laser CO2 là sử dụng laser CO2 như là phương tiện “dao cắt” trong phẫu thuật do năng lượng tập trung và so sánh với phương pháp cắt bằng dao thông thường. Tiếp đến, với khă năng bốc bay tổ chức và kiểm soát được mức độ nhiệt, laser CO2 được ứng dụng phổ biến trong chuyên ngành da liễu cũng như trong lĩnh vực Thẩm mỹ nhờ vào các tính chất ưu việt: hiệu quả cao, ít gây đau,  không để lại sẹo khi lấy đi những lớp da mỏng trên bề mặt tổn thương và thay thế chúng bằng da mới khỏe mạnh hơn mà phẫu thuật có thể để lại sẹo; không mất hoặc ít mất thời gian điều trị.  Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn đã triển khai điều trị các bệnh về da liễu bằng Laser CO2 ngay từ 05/2021 cho đến nay, đã thực hiện trên nhiều bệnh nhân cho kết quả tốt, người bệnh được điều trị khỏi các bệnh da liễu đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cao. [[{"fid":"4375","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Laser CO2 điều trị bệnh da liễu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn * Ưu điểm của kỹ thuật Laser CO2 - Khi xóa các tổn thương nông (ở thượng bì) không để lại sẹo. - Thường chỉ cần thực hiện trong một lượt. - Vô khuẩn nhờ nhiệt độ cao nên thường không nhiễm trùng sau mổ. - Hàn kín các mạch máu nên thường không chảy máu sau mổ. - Hàn kín các mạch bạch huyết nên thường không sưng nề sau mổ. - Hàn kín các đầu mút dây thần kinh nên thường không đau sau mổ. * Các chỉ định sử dụng Laser CO2 trong điều trị bệnh da và thẩm mỹ - Điều trị các bệnh lý ở da như: Các u lành tính ở da như nốt ruồi, u nhú, u tuyến mồ hôi, ban vàng kích thước dưới 0,7 cm, bớt sùi, u bạch mạch, sẩn cục, u mềm treo, mũi sư tử, u tuyến mồ hôi, u hạt nhiễm khuẩn, các bệnh da dày sừng: chai chân, dày sừng tiết bã, dày sừng ánh sáng, u mềm lây, mụn cóc, sùi mào gà; các u ác tính ở da không có chỉ định phẫu thuật như ung thư tế bào đáy thể nông… - Hướng tới thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ: xóa sẹo mụn, xóa xăm, xóa nếp nhăn, sẹo lõm, rạn da, tái tạo da,… * Chống chỉ định: - Mới ngưng sử dụng Isotretinoin liều cao kéo dài dưới 3 tháng, vùng da điều trị đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi nấm hoặc virus - Nên hạn chế và cân nhắc với các trường hợp có tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, vùng da điều trị mới ngưng chiếu tia xạ hoặc ngưng áp dụng các thủ thuật lột da bằng hóa chất và mài da trong thời gian 6 tháng. - Bệnh nhân bị các bệnh tạo keo, người đang mang thai, đang đặt máy tạo nhịp, tiểu đường không kiểm soát được mức đường huyết... cũng không nên tiến hành thủ thuật Laser. Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được đầu tư các trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, sẵn sàng tư vấn và giải quyết các vấn đề về da từ các bệnh thường gặp như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, các tình trạng viêm và nhiễm trùng da, mề đay, dị ứng thức ăn, viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm… đến các bệnh lý mạn tính như chàm, vẩy nến, tổ đỉa lòng bàn tay chân…; áp dụng công nghệ hiện đại nhằm mang lại vẻ đẹp cho làn da, hướng tới giải quyết các vấn đề thẩm mỹ da như sẹo mụn và thâm sau mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, xoá xăm, sẹo lõm, rạn da, tái tạo da,… Người bệnh mắc các bệnh về da liễu cần được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả và thẩm mỹ cao.   Bs.CKI Mông Tuấn Hùng – Trưởng khoa Da liễu    

HỘI THẢO KHOA HỌC “LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỢP LÝ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG”

Chiều 13/7/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý trong thực hành lâm sàng”. Giảng viên tham dự là PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung  tâm  DI&ADR Quốc gia, Phó trưởng khoa Dược - Bệnh viện Bạch Mai. Về phía BVĐK, bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có các bác sĩ, dược sĩ đến từ BVĐK, cũng như các phòng khám, TTYT và bệnh viện trong tỉnh. [[{"fid":"4372","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Đặng Huy Du - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung  tâm  DI&ADR Quốc gia trình bày các nội dung về Lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị. Theo đó, các vấn đề trọng tập được thảo luận như: Điều trị nhiễm trùng ở bệnh nhân nặng, Phân tầng nguy cơ bệnh nhân với sự hiện diện của vi khuẩn đa kháng thuốc, Các hướng dẫn chung trong sử dụng kháng sinh, Lựa chọn kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng… [[{"fid":"4373","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung  tâm  DI&ADR Quốc gia trình bày các nội dung về Lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh diễn ra khá phổ biến, đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực Châu Á. Buổi Hội thảo đã giúp các bác sĩ, dược sĩ có thể kiến thức bổ ích trong việc sử dụng kháng sinh; góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế, giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. 

GẦN 1000 TRẺ EM ĐƯỢC KHÁM SÀNG LỌC TIM BẨM SINH

Ngày 2/7/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã khai mạc chương trình Khám sàng lọc miễn phí phát hiện bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em tỉnh Lạng Sơn. Dự và chỉ đạo chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Tấm lòng lòng Việt; lãnh đạo Viettel Lạng Sơn cùng lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh, lãnh đạo BVĐK và các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương, BVĐK tỉnh tham gia khám sàng lọc trong chương trình. [[{"fid":"4353","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại diện Quỹ Tấm lòng Việt phát biểu tại chương trình Chương trình “Trái tim cho em” là chương trình từ thiện nhân đạo do Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và Quỹ Tấm Lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện từ năm 2008. Theo đó chương trình thực hiện phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuổi tại Việt Nam; tài trợ nâng cao năng lực khám chữa các bệnh về tim mạch cho hệ thống y tế tại Việt Nam. Đây là năm thứ 2 chương trình trở lại tỉnh Lạng Sơn; nhằm hỗ trợ phát hiện, sàng lọc và điều trị sớm cho những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Phát biểu tại buổi khai mạc, đồng chí Dương Xuân Huyên đã gửi lời cảm ơn tới Đài Truyền hình Việt Nam, Viettel cùng các đơn vị phối hợp đã tổ chức chương trình hết sức ý nghĩa, nhân đạo, giúp đỡ trẻ em tỉnh Lạng Sơn; đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh tim bẩm sinh. Đồng chí cũng yêu cầu BVĐK tỉnh phối hợp chặt chẽ cùng Viettel Lạng Sơn, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương để tổ chức khám hiệu quả, góp phần phát hiện kịp thời những cháu mắc bệnh tim bẩm sinh; qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như nhân dân tỉnh nhà. [[{"fid":"4354","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo Để phục vụ chương trình, BVĐK đã xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị các trang thiết bị và những điều kiện phục vụ cần thiết. Bố trí nhân lực tham gia đảm nhiệm việc chỉ dẫn, hướng dẫn các bậc phụ huynh theo quy trình khám, chữa bệnh được thuận lợi. Các bác sĩ tiến hành khám sơ bộ ban đầu. Những bé có vấn đề về nhịp tim sẽ được tiến hành điện tim, siêu âm tim để kết luận về tình trạng bệnh. Các bé tới khám có hoàn cảnh khó khăn thuộc các huyện trên địa bàn đều được nhận tiền hỗ trợ chi phí đi lại từ chương trình. [[{"fid":"4357","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"font-size: 14px; text-align: center; width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4355","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4356","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong ngày 2/7/2022, tại BVĐK đã khám cho gần 1000 trẻ em, trong đó 22 trẻ có chỉ định can thiệp tim mạch. Chương trình sẽ tiếp tục được diễn ra trong sáng ngày 3/7/2022 tại TTYT huyện Bình Gia. Trường hợp chưa kịp khám tại Lạng Sơn, các bậc phụ huynh có thể đưa con, em tới Bệnh viện Nhi Trung ương để khám sàng lọc.  

CẢNH BÁO: BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO TAI NẠN GIAO THÔNG TĂNG ĐỘT BIẾN

Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông tăng đột biến. Đáng chú ý có nhiều trường hợp bệnh nhân có tuổi đời còn rất trẻ, gặp tai nạn thường vào đêm khuya, không được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên để lại hậu quả vô cùng thương tâm. Tại BVĐK, trong tháng 6/2022, số lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT) tăng đột biến với 260 trường hợp (tăng 68 trường hợp so với tháng 5/2022 và tăng 113 trường hợp so với cùng kỳ tháng 6/2021), trong đó có 66 trường hợp chấn thương sọ não (tăng 52 trường hợp so với tháng 5/2022 và 38 trường hợp so với cùng kỳ tháng 6/2021). [[{"fid":"4351","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhiều vụ tai nạn xảy ra do lái xe say rượu, không làm chủ được tốc độ (31 trường hợp thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, tăng 23 trường hợp so với tháng 5/2022 và tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh đó, số bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông có độ tuổi rất trẻ, các vụ tai nạn giao thông thường xảy ra vào đêm khuya nên việc phát hiện và cấp cứu chưa kịp thời nên để lại những hậu quả nghiêm trọng và vô cùng thương tâm. Không ít trường hợp, dù được cấp cứu kịp thời, thoát khỏi tử vong nhưng để lại di chứng suốt đời như mất khả năng nhận thức, không còn khả năng lao động, cụt tay, cụt chân… Hậu quả do tai nạn giao thông thường rất nặng nề, do vậy mỗi người dân đều phải tự nâng cao ý thức, nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên để giảm thiểu tai nạn giao thông.

QUẢN LÝ THAI KỲ - AN TOÀN CHO SẢN PHỤ VÀ THAI NHI

Mang thai và làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, sản phụ thường phải đối mặt với nhiều lo lắng với các vấn đề có thể xảy ra gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự an toàn của cả sản phụ và thai nhi. Do đó, để có 1 thai kỳ an toàn và thai nhi có thể phát triển bình thường cần phải được quản lý, theo dõi một cách khoa học bởi các nhân viên y tế có chuyên môn, từ đó có hướng dẫn cụ thể và phù hợp cho từng trường hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các sản phụ và gia đình hiểu hơn về quản lý thai nghén và sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ. Quản lý thai kỳ là gì? Có tầm quan trọng như thế nào? Quản lý thai kỳ là dịch vụ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi từ lúc bắt đầu thụ thai cho tới khi chuyển dạ bởi các nhân viên y tế có chuyên môn phù hợp. Quản lý thai nghén giúp theo dõi, đánh giá, phân loại tình trạng của sản phụ và thai nhi qua đó có chỉ định điều trị với từng nhóm đối tượng cụ thể. Các thông tin cần theo dõi trong quá trình quản lý thai nghén về phía sản phụ bao gồm: Tiền sử bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, sản khoa của thai phụ nếu có. Các chỉ số về tình trạng sức khỏe của mẹ ở hiện tại và trong suốt quá trình mang thai như: mạch, huyết áp, nhịp tim, chức năng hô hấp, tình trạng cân nặng, các số đo vòng bụng, cao tử cung, các chỉ số xét nghiệm như công thức máu, các bệnh lây truyền qua đường máu và qua đường mẹ con (HIV, Viên gan B, C …) Diễn biến các bệnh lý mãm tính, các bệnh lý nền nếu có (Tim mạch, hô hấp, huyết áp, tiểu đường, Basedow…). Diễn biến các bệnh lý phát sinh do quá trình mang thai: Đái tháo đường thai kỳ, Tiền sản giật,… Các thông tin về tình trạng thai nhi: Ngày kinh cuối cùng (với trường hợp kinh nguyệt đều), dự kiến ngày sinh theo siêu âm thai lúc 12 tuần (9 tuần – 14 tuần). Tuổi thai, hình thái thai nhi theo tuổi thai, các chỉ số sinh học của thai (lưỡng đỉnh, xương đùi, chu vi bụng…) cân nặng thai nhi. Kết quả xét nghiệm sàng lọc. Ngôi thai, thế thai, tình trạng bánh rau, nước ối, dây rốn… Các chỉ số thu được cả của mẹ và thai nhi phải được ghi chép đầy đủ và trình bày khoa học để có thể theo dõi và quản lý. Qua việc thăm khám và theo dõi định kỳ, bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của thai phụ, phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý trong suốt thai kỳ, đồng thời tiên lượng và chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở, đề phòng các biến chứng sản khoa.  Ngoài ra, việc quản lý thai kỳ còn giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức về vệ sinh thai nghén, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. [[{"fid":"4348","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Quản lý thai kỳ tự nhiên như thế nào là hợp lý? Khám thai định kỳ Việc thăm khám định kỳ là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình quản lý thai kỳ tự nhiên. Dưới đây là các số mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ để có thai kỳ khoẻ mạnh:  Mốc 1: Tuần thứ 5-8 - Kiểm tra cân nặng, chiều cao để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Kiểm tra huyết áp, đánh giá và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật. - Xét nghiệm máu về hormone HCG để chắc chắn việc có thai. - Siêu âm để biết được thai đã vào buồng tử cung hay chưa. Mốc 2: Từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày  - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. - Tính ngày dự sinh qua siêu âm thai. - Xét nghiệm Double Test và siêu âm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là đánh giá nguy cơ hội chứng Down ở thai nhi thông qua đo độ mờ da gáy. Trong trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ có thể tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT hoặc sinh thiết gai nhau. Mốc 3: Từ tuần 16 – 22 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. - Các xét nghiệm sàng lọc một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể được chỉ định: Triple Test, chọc ối. Mốc 4: Từ tuần 22-28: - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng của thai phụ, xét nghiệm nước tiểu. - Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi - Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose nhằm phát hiện tiểu đường thai kỳ. - Tiêm vacxin uốn ván VAT mũi đầu tiên. Mốc 5: Từ tuần 28-32 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng của thai phụ, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. - Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi.  - Tiêm vacxin uốn ván VAT mũi thứ 2. Mốc 6: Từ tuần 32-34 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. - Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi. Mốc 7: Từ tuần 34 – 36 - Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. - Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi. Mốc 8,9,10: Từ tuần 36 đến tuần 39 - Siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung. - Trong giai đoạn này, thai phụ cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần vì đây là giai đoạn rất quan trọng khi thai phụ chuẩn bị bước vào thời kỳ chuyển dạ. Các mốc khám thai quan trọng đóng vai trò vô cùng to lớn trong suốt quá trình quản lý thai kỳ tự nhiên. Vì vậy, để đạt được hiệu quả theo dõi tốt nhất, chị em nên theo dõi sát sao lịch khám và các mốc khám không thể bỏ lỡ để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của thai phụ Trong suốt quá trình thai kỳ, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt đóng vai trò không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé. Tùy theo mỗi tháng của thai kỳ mà thai phụ cần thay đổi những thực đơn phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe thai nhi. Người phụ nữ trong quá trình mang thai không nên thức quá khuya cũng như sử dụng các chất kích thích. Thay vào đó, bạn nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng cũng như tập cho mình thói quen ngủ sớm. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau đây:  - Nên đăng ký dịch vụ chăm sóc tiền sản tại cơ sở y tế thuận tiện nhất ngay khi biết tin mình có thai. - Nên chọn cho mình 1 bác sĩ chuyên khoa có thể chăm sóc và theo dõi suốt quá trình mang thai và sinh nở của mình. Điều này giúp bác sĩ có thể hiểu rõ được tiền sử, tình trạng của bệnh nhân để có thể ngăn ngừa những biến chứng trong suốt thai kỳ. - Không nên chuyển đổi quá nhiều bác sĩ, hay các cơ sở y tế trong suốt thai kỳ. - Nên đi khám thai định kỳ và làm đủ tất cả các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và quản lý thai kỳ. Đối với mỗi thai phụ các bác sĩ sẽ có những phương án theo dõi và chăm sóc thai kỳ riêng để mang lại hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, với hệ thống máy móc hiện đại, phòng bệnh rộng rãi, thoáng mát cùng việc triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến trong theo dõi và quản lý thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ là nơi chăm sóc thai kỳ toàn diện khỏe mạnh, an toàn cho mẹ và con yêu.

PHẪU THUẬT NÂNG XƯƠNG MŨI VÀ CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN ĐẢM BẢO THẨM MỸ CHO NGƯỜI BỆNH

Chiều 18/6/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (17 tuổi, ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng chảy máu mũi hai bên, sập toàn bộ xương chính mũi sau tai nạn. Các bác sĩ thăm khám, chỉ định chụp X-quang mũi nghiêng và chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương mũi, gãy vẹo vách ngăn mũi. Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng đã tiến hành phẫu thuật nâng xương chính mũi và chỉnh hình vách ngăn qua đường nội soi cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, sức khoẻ bệnh nhân ổn định, tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện. Hiện nay, xương mũi và vách ngăn mũi của bệnh nhân đã phục hồi về vị trí ban đầu, không để lại di chứng, bệnh nhân sinh hoạt bình thường và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới. [[{"fid":"4340","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"956","width":"1276","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân trước phẫu thuật   [[{"fid":"4341","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"956","width":"1276","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân sau phẫu thuật Thông thường, các trường hợp bị gãy xương chính mũi nhẹ, người bệnh có thể bị sưng và chảy máu mũi trong thời gian ngắn. Nếu bị gãy mũi nghiêm trọng thì mũi sẽ bị biến dạng hoặc nghiêng lệch, người bệnh sẽ chảy nhiều máu, tắc lỗ mũi hoặc lệch vách ngăn làm khó thở, hoặc nguy hiểm hơn (hiếm gặp) là chảy dịch não tủy. Chấn thương gãy xương chính mũi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại các biến chứng biến dạng về mặt thẩm mỹ và rối loạn chức năng sinh lý của mũi, gây ngạt, tắc mũi kéo dài, viêm xoang, viêm mũi nếu không được điều trị kịp thời. Nếu được tiếp nhận sớm, chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời thì hầu hết các trường hợp gãy xương chính mũi có thể được phục hồi lại hoàn toàn như ban đầu. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, việc khám, điều trị gãy xương chính mũi và các bệnh lý chuyên khoa Tai Mũi Họng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp và tận tình, cùng với sự cố vấn, hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương sẽ mang đến dịch vụ và kết quả tối ưu cho người bệnh.

Trang