CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

9 NGƯỜI NHẬP VIỆN DO NGỘ ĐỘC LÁ NGÓN

Khoảng 13h ngày 19/4/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 9 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc lá ngón. 9 bệnh nhân đều làm cùng đội trong một công ty tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc. [[{"fid":"4211","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân ngộ độc lá ngón đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Theo lời kể của bệnh nhân, nhóm 9 người cùng quê ở Nghệ An đang làm việc cho công ty tại huyện Cao Lộc. Thấy cạnh nơi làm việc có nhiều loại rau rừng mọc, do nhầm lẫn với một loại cây ăn được nên một người thợ trong nhóm đã hái lá ngón về xào ăn trong bữa trưa. Sau ăn khoảng 30 phút cả 9 người đều xuất hiện dấu hiệu đau đầu, chóng mặt nên đã đến Bệnh viện cấp cứu. [[{"fid":"4209","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2048","width":"1536","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Lá ngón bệnh nhân mang đến Bệnh viện Tại Bệnh viện, các bệnh nhân đã được gây nôn chủ động, rửa dạ dày cấp cứu, uống than hoạt tính và truyền dịch. Hiện tại sức khoẻ 9 bệnh nhân tạm ổn định, một số bệnh nhân còn chóng mặt và tê bì tay chân. Do chất độc trong lá ngón hấp thụ nhanh qua đường tiêu hoá và có thể gây ra các triệu chứng nặng ảnh hưởng đến thần kinh và gan, thận nên 9 bệnh nhân tiếp tục được làm thêm các xét nghiệm và theo dõi tích cực. Ở Việt Nam, lá ngón được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuộc độc bảng A). Trong lá ngón chứa chất kịch độc gây chết người, đó chính là hoạt chất Alkaloid. Lá ngón rất giống và thường mọc gần nhiều cây thuốc, rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Do vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng khi hái các loại cây rừng làm thuốc hoặc dùng làm thực phẩm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Sách chứa đựng rất nhiều kiến thức từ trong học tập đến trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Gorki – nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa đã từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa về tầm quan trọng của việc đọc sách với con người. Sách là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách là một loạt các văn bản hoặc hình ảnh viết tay hoặc in, được buộc hoặc dán lại với nhau trên một mặt. Mỗi mặt của một trong các trang tính này được gọi là một trang. Nếu một cuốn sách chỉ chứa thông tin ở dạng điện tử được xem trên thiết bị có màn hình thì nó được gọi là sách điện tử hoặc sách điện tử. Theo Từ điển tiếng Việt đưa ra giải thích về sách được hiểu là “tập hợp một số loại giấy nhất định được in ra, đóng lại với nhau thành một cuốn sách”. Có thể thấy sách là kiến thức của con người đã được tích lũy, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích được tích lũy qua hàng nghìn năm của nhân loại. Sách chứa đựng rất nhiều kiến thức từ trong học tập đến trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Sách còn là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được chia sẻ, nhân rộng ra đến mọi người. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó. [[{"fid":"4206","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"328","width":"600","style":"width: 500px; height: 273px;","class":"media-element file-default"}}]] Ý nghĩa của việc đọc sách Sách là sản phẩm sáng tạo bằng trí tuệ và tâm hồn của con người, là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục mà còn rèn luyện nhân cách con người. Ý nghĩa của việc đọc sách là vô cùng to lớn và rộng mở. Đọc sách cung cấp tri thức cho con người để học tập và làm việc. Có thể thấy mỗi chúng ta trải qua quá trình học tập đều cần sự giúp đỡ của những cuốn sách. Đó là sách giáo khoa, sách bài tập,… cung cấp cho chúng ta một khối lượng tri thức để phục vụ cho quá trình học tập những năm đầu đời của con người. Không có sách chúng ta không thể hiểu các vấn đề cũng như nghiên cứu, học tập được. Đọc sách giúp mở ra chân trời tri thức mới cho chúng ta. Việc học sách giáo khoa là chưa đủ. Ngoài những kiến thức cần thiết cơ bản ra mỗi người cần trang bị hành trang cho bản thân để hiểu biết hơn, giỏi giang và có ích hơn qua các loại sách khác nhau. Mỗi một cuốn sách lại cho chúng ta những thông tin về các vấn đề và lĩnh vực khác nhau. Càng đọc nhiều ta càng hiểu biết thêm một vấn đề nào đó. Sách cung cấp tri thức về văn học, về lịch sử, về xã hội, sách kinh tế,… Đọc càng nhiều chúng ta càng biết nhiều và có thể trả lời hàng vạn câu hỏi khác nhau: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?… Đọc sách còn cho ta biết về lịch sử các quốc gia, đọc sách giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau trên khắp thế giới và biết đến rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Đọc sách dạy con người rèn luyện tâm tính, giúp chúng ta có cách sống, cách làm người có ích. Khi đọc sách, với sự kiên nhẫn đọc sẽ giúp con người vô cùng bình tĩnh, bình thản và làm việc một cách chắc chắn hơn. Đọc sách có thể rèn luyện đức tính kiên trì nhẫn nại cho con người. Đọc sách cũng cho chúng ta có sự trân trọng và biết ơn thành quả ngày nay; biết suy nghĩ cao cả, hi sinh vì người khác cũng như có những ý tưởng làm việc trong nhiều lĩnh vực và những hiểu biết sâu sắc khác mà không đâu mang lại. Đọc sách giống như một hình thức giải trí, giảm căng thẳng mệt mỏi cho con người. Thay vì cuộc sống chỉ gắn liền với điện thoại, máy tính ti vi với việc sử dụng facebook, zalo,… con người có thể nghỉ ngơi và tận hưởng thư giãn bên sách. Việc đọc sách còn giúp tích lũy được một lượng vốn kiến thức, hiểu biết rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp các bạn tự tin hơn vào bản thân trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đọc sách cũng giúp con người khắp phục lỗi sai về cách dùng từ, về nói năng sao cho đúng cho hay. Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đọc nhiều bạn sẽ thấy nhiều cách dùng từ khác nhau và sử dụng từ ngữ không sai chính tả, hay và phù hợp trong từng hoàn cảnh của cuộc sống. Không chỉ vậy, khi làm công việc bất kỳ thì việc đọc sách liên quan công việc đó càng cần thiết. Việc tìm hiểu và đọc những cuốn sách có liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn của mình sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, kiến thức, hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về nghề nghiệp mình đang làm. Khi đã có vốn kiến thức, hiểu biết chắc chắn về chuyên môn, nghề nghiệp, tay nghề của bạn sẽ được nâng lên, phong cách làm việc sẽ chuyên nghiệp hơn, từ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động chắc chắn sẽ tốt hơn. Có thể thấy đọc sách là việc làm rất thiết thực và ý nghĩa. Thực tế những người đọc nhiều sách luôn có khả năng tư duy đa chiều, kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng… Mỗi người cần rèn luyện kĩ năng đọc sách để giúp ích cho bản thân và cho cả xã hội.   Nguồn Internet

NHẶT ĐƯỢC VÍ TIỀN, ĐIỀU DƯỠNG TÌM VÀ TRẢ LẠI CHO NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN

Khoảng 15h ngày 18/9/2021, Điều dưỡng Vi Văn Hải khi đang làm việc tại khoa Khám bệnh thì nhặt được một ví tiền màu đỏ, bên trong có gần 4 triệu đồng tiền mặt. Ngay khi nhặt được chiếc ví, anh Hải đã đi quanh khu vực các phòng khám tìm người bị rơi để trả lại. [[{"fid":"4204","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Điều dưỡng Vi Văn Hải trả lại ví tiền cho người nhà bệnh nhân Chị Cao Thị Hà khi đang đưa người nhà đi khám thì phát hiện bị rơi ví tiền. Sau khi biết nhân viên Bệnh viện nhặt được, chị Hà đã đến gặp anh Hải xin nhận lại chiếc ví. Chị Hà rất vui mừng, gửi lời cảm ơn đến Điều dưỡng Vi Văn Hải và Bệnh viện đã giúp đỡ để chị tìm lại được đồ vật đánh rơi. Đây là một trong số rất nhiều trường hợp nhân viên của Bệnh viện nhặt được và trả lại tiền, tư trang, các loại giấy tờ quan trọng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh và nhân dân khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NHIỆM KỲ 2022-2027

Ngày 14/04/2022, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2022-2027. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đặng Huy Du – Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện, đồng chí Hoàng Thị Thu Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Bí thư Đoàn Khối CCQ tỉnh. Cùng tham dự còn có đại diện các cơ sở đoàn trong cụm thi đua số 4 và 60 đại biểu là đoàn viên các chi đoàn trong Bệnh viện. [[{"fid":"4194","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2022-2027 đã thông qua Báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện, nhiệm kỳ 2017-2022 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2022-2027; bầu Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện, nhiệm kỳ 2022-2027; tham gia đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn Đại biểu dự Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối CCQ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2022-2027. [[{"fid":"4195","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2945","width":"4065","style":"width: 500px; height: 362px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Đặng Huy Du – Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Đặng Huy Du – Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện đề nghị Đoàn cơ sở tiếp tục triển khai, phổ biến, học tập và tuyên truyền cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025 và biến những nội dung này thành chủ trương, công tác lớn của Đoàn, coi đây là kim chỉ nam và nhiệm vụ cụ thể của mỗi tổ chức Đoàn thuộc Đoàn cơ sở Bệnh viện. Xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể mà mỗi tổ chức Đoàn, mỗi thanh niên cần phải thực hiện, hăng hái thi đua trong công tác chuyên môn cũng như hoạt động phong trào Đoàn. Đồng chí cũng đề nghị Đoàn cơ sở cần tăng cường giáo dục cho thanh niên, cho thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt phải giúp các đoàn viên nuôi dưỡng được hoài bão, khát vọng xây dựng cơ quan, xây dựng đất nước và nhận thức rõ được sứ mệnh, trách nhiệm của mỗi đoàn viên thanh niên. [[{"fid":"4197","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2745","width":"3849","style":"width: 500px; height: 357px;","class":"media-element file-default"}}]] Đ/c Hoàng Thị Thu Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Bí thư Đoàn Khối CCQ tỉnh phát biểu tại Đại hội Tại Đại hội, Đồng chí Hoàng Thị Thu Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Bí thư Đoàn Khối CCQ tỉnh biểu dương, chúc mừng những thành tích đã đạt được của Đoàn cơ sở Bệnh viện nhiệm kỳ 2017-2022. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, Đoàn cơ sở Bệnh viện cần tiếp tục duy trì và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu, vận dụng những chủ trương của Đảng, đường lối chính sách, Nghị quyết vào thực tiễn và sáng tạo thực chất trong việc tổ chức cho cán bộ đoàn viên thanh niên học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, mỗi đoàn viên thanh niên cần tự trau dồi đạo đức cách mạng, phải khiêm tốn, giản dị, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực của tệ nạn xã hội và sử dụng mạng xã hội một cách có văn hóa, nâng cao cảnh giác trước những thông tin luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; phát huy vai trò và sức sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong công tác chuyên môn và các hoạt động Đoàn. Đoàn cơ sở cũng cần chú ý, quan tâm hơn nữa trong việc tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng các cấp, đơn vị để tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên được học tập, được rèn luyện, được lao động và giải trí để thanh niên phát triển một cách lành mạnh và toàn diện. Đặc biệt, đoàn viên thanh niên cần phải tích cực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện, nhiệm kỳ 2022-2027 đã thông qua. [[{"fid":"4200","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ban chấp hành khoá mới ra mắt Đại hội Trên tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2022-2027 đã bầu ra Ban Chấp hành khóa mới gồm 11 đồng chí, trong đó đồng chí Phạm Thuỳ Linh giữ chức vụ Bí thư Đoàn cơ sở Bệnh viện, nhiệm kỳ 2022-2027. Ngoài ra, Đại hội còn bầu 6 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đoàn cấp trên. Nhân dịp này, BCH Đoàn Khối CCQ tỉnh đã trao Giấy khen cho 5 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2021. [[{"fid":"4198","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4199","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tập thể và cá nhân được trao Giấy khen tại Đại hội

SƠ KẾT CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN HỖ TRỢ BỆNH NHÂN MẮC COVID-19 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Sáng 08/4/2022, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp cùng CLB Thầy thuốc trẻ tổ chức sơ kết chương trình tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tham dự chương trình có bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện; đại diện Ban chủ nhiệm CLB Thầy thuốc trẻ, BCH Đoàn cơ sở cùng các bác sĩ tham gia mạng lưới tư vấn, hỗ trợ người bệnh Covid-19. Nhóm tư vấn miễn phí hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà đi vào hoạt động từ ngày 8/3/2022, gồm 16 bác sĩ ở các chuyên khoa Sản, Nhi, Nội, Ung bướu… Các bác sĩ đã thành lập nhóm Zalo “12LS – Tư vấn điều trị, chăm sóc F0 tại nhà”, tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh. Không chỉ tư vấn các vấn đề về sức khỏe, các bác sĩ còn động viên, giúp người bệnh giải tỏa tâm lý lo lắng. Sau 1 tháng hoạt động, nhóm đã tư vấn cho gần 2.000 lượt bệnh nhân, cao điểm có ngày giải đáp hơn 100 thắc mắc, một bác sĩ tư vấn hơn 33 bệnh nhân trong 1 ngày. Hoạt động của nhóm đã nhận được những phản hồi tích cực từ người dân, trở thành kênh tư vấn hữu ích giúp người bệnh yên tâm điều trị tại nhà. [[{"fid":"4188","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phát biểu tại buổi sơ kết, bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của các bác sĩ trong nhóm tư vấn; đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 cao điểm tại tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí Phó giám đốc mong muốn các bác sĩ trẻ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được; đồng thời trau dồi kiến thức, tiếp tục thực hiện trách nhiệm của người thầy thuốc là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh bác sĩ BVĐK tận tâm, thân thiện. [[{"fid":"4189","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhân dịp này, 16 bác sĩ tham gia nhóm tư vấn đã được nhận giấy khen của Đoàn cơ sở Bệnh viện vì có thành tích trong thực hiện phong trào tình nguyện phòng, chống Covid-19. [[{"fid":"4190","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THAM GIA TRỒNG CÂY TẠI HUYỆN ĐÌNH LẬP

Chiều 06/4/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp cùng Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập tổ chức chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh”, tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng và chung tay bảo vệ môi trường. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường, lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Đình Lập. Về phía BVĐK, có đại diện BCH Công đoàn, Bí thư Đoàn cơ sở cùng các cán bộ, đoàn viên, thanh niên của 3 đơn vị. Tại chương trình, 3 đơn vị đã hỗ trợ gia đình bà Hoàng Thị Thái (Xã Cường Lợi, huyện Đình Lập” trồng 2.000 cây keo, với trị giá 7 triệu đồng; giúp bà Thái phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần phủ xanh đồi trọc, tăng cường công tác phát triển rừng, chung tay bảo vệ môi trường. [[{"fid":"4185","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4186","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”, chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh”, tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng và chung tay bảo vệ môi trường mà BVĐK phối hợp cùng các đơn vị thực hiện. Qua đó, góp phần giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi cán bộ, nhân viên; đặc biệt là đoàn viên, thanh niên trong Bệnh viện.

THÔNG BÁO THAY ĐỔI TRONG QUY TRÌNH KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN

Nhằm đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới đồng thời rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh khi đến khám và điều trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thông báo từ ngày 4/4/2022: - Bệnh viện tiếp đón người bệnh đến khám từ 6h30 các ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần. - Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi đến khám bệnh nếu không có các dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 sẽ không phải thực hiện Test nhanh kháng nguyên sàng lọc Sars-CoV-2 trước khi vào khám. Bệnh viện trân trọng thông báo để nhân dân nắm rõ và chia sẻ thông tin này giúp quá trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện được thuận lợi và nhanh chóng. [[{"fid":"4180","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 554px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

LẠNG SƠN - LẬP MẠNG LƯỚI TÌNH NGUYỆN VIÊN HỖ TRỢ MIỄN PHÍ ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ

Với mong muốn có thể hỗ trợ tối đa cho người mắc COVID-19 (F0), Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ và Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã thành lập “Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà”. [[{"fid":"4174","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sỹ trẻ Chu Việt Dũng (Khoa ngoại chấn thương - bỏng) trong Nhóm câu lạc bộ thầy thuốc trẻ - Đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn tư vấn miễn phí qua điện thoại phương thức điều trị COVID-19 góp phần giúp các F0 ổn định tâm lý, yên tâm điều trị tại nhà.  Bác sỹ Trương Quý Trường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, F0 điều trị tại nhà sẽ không tránh khỏi những hoang mang, lo lắng dẫn đến việc tự điều trị chưa đúng cách, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong khi một số đơn vị y tế tuyến cơ sở chưa đủ nhân lực và chuyên môn để tư vấn điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Xuất phát từ thực trạng đó, từ ngày 8/3/2022 Ban lãnh đạo Bệnh viện đã phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động Nhóm các bác sỹ là đoàn viên, thanh niên và thành viên Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ vấn, hỗ trợ người mắc COVID-19 điều trị tại nhà với sự tham gia của 16 bác sĩ thuộc các chuyên khoa và có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Qua 2 tuần hoạt động, nhóm đã hỗ trợ cho gần 1.100 lượt người trong tỉnh. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bệnh nhân ngoài tỉnh gọi điện, nhắn tin để được tư vấn. Sự tận tình, chu đáo của các bác sỹ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đánh giá việc thành lập nhóm “Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà” là hoạt động sáng tạo và mang ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ miễn phí cho người mắc COVID-19 điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế, giúp trấn an tinh thần, tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện nặng để khuyến cáo người bệnh đến cơ sở y tế điều trị sớm. Qua đó góp phần giảm tải lượng bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập viện.  [[{"fid":"4175","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Danh sách tên, số điện thoại các bác sỹ trong Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ miễn phí điều trị COVID-19 tại nhà trong Nhóm câu lạc bộ thầy thuốc trẻ - Đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Triệu Thị Hằng cho biết, trung bình mỗi ngày, Nhóm tiếp nhận và tư vấn từ 60 đến 80 cuộc gọi từ gia đình các F0 điều trị tại nhà. Trong đó, chủ yếu là người nhà các bệnh nhi chưa được tiêm vaccine với những biểu hiện, triệu chứng khá phức tạp. Thông qua hình thức công khai số điện thoại của các tình nguyện viên trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội và thành lập nhóm zalo tư vấn, các bệnh nhân F0 có thể gọi điện trực tiếp hoặc để lại số điện thoại để được các bác sỹ tư vấn. Thời gian hỗ trợ tư vấn vào tất cả các ngày trong tuần, buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 20 giờ hằng ngày. Tùy vào chuyên môn, mỗi tình nguyện viên được phân công phụ trách tư vấn cho từng nhóm bệnh nhân mắc COVID- 19 khác nhau như: bệnh nhi, bệnh nhân sản phụ, người cao tuổi (trên 65 tuổi) có bệnh nền, bệnh nhân có bệnh nền ung thư và bệnh nhân thông thường.   Là một trong những người lên ý tưởng và nội dung hoạt động của nhóm, Bác sỹ Dương Tuấn Minh, Khoa Hồi sức tích cực – chống độc chia sẻ, tham gia Nhóm tư vấn, mình cùng các bác sỹ khác phải đảm đương cả hai nhiệm vụ, vừa đảm bảo công tác chuyên môn vừa trực “tổng đài”. Nếu có việc gấp chưa nghe được thì ngay sau đó sẽ sắp xếp để gọi, không để cuộc gọi nào bị bỏ lỡ. Bác sỹ trẻ Chu Việt Dũng (Khoa ngoại chấn thương - bỏng) bộc bạch, mình tham gia ngay từ lúc Nhóm thành lập, mỗi ngày tư vấn 4 – 6 ca, mỗi ca tư vấn khoảng 8 – 10 phút. Sau mỗi lần tư vấn mình thấy rất hạnh phúc vì giúp được một phần nhỏ cho xã hội chống lại đại dịch.  Chị Nguyễn Thị Lương, thôn Pò Pang, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc thấy cơ thể mệt mỏi, sốt và rát họng nên cùng con trai 12 tuổi đến Trạm Y tế xã xét nghiệm nhanh và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Thông qua mạng xã hội, chị biết đến nhóm các bác sỹ tư vấn miễn phí cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà nên đã chủ động tham gia nhóm zalo, để lại số điện thoại nhờ tư vấn. Sau khi được bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng, đến nay, sức khỏe của chị và con trai đã ổn định, giảm sốt và đỡ đau rát họng. Có bệnh nhân sau khi được tư vấn qua Zalo đã gửi lại những lời xúc động, cảm ơn sâu sắc đến bác sỹ Hưng Hoàng vì đã tư vấn nhiệt tình, giúp bệnh nhân đỡ lo lắng và an tâm hơn.  Dù đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine phòng COCID-19 nhưng khi mắc người bệnh đều rất lo lắng, hoang mang. Việc nhận được sự hướng dẫn tận tình, chi tiết cách điều trị tại nhà từ những “tổng đài viên đặc biệt” thuộc “Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà” của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã giúp những người bệnh yên tâm, bình tĩnh làm theo hướng dẫn, điều trị khỏi bệnh.   Theo Thông tấn xã Việt Nam

CÔNG TÁC XÃ HỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN – HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc nhằm làm tăng sự hài lòng khi người bệnh tới bệnh viện, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 theo đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; ngày 15/7/2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết  định 2514/QĐ-BYT phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020; ngày 26/11/2015 Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư 43/2015/TT-BYT về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội của Bệnh viện đánh dấu một mốc mới quan trọng của ngành công tác xã hội (CTXH) trong Bệnh viện. Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa bệnh viện với người bệnh và thân nhân người bệnh. Trong tình hình hiện nay, khi nhu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ của bệnh viện tăng lên nhanh chóng, trong khi sự chuyển đổi cơ chế quản lý và phương thức phục vụ vẫn chưa theo kịp nhu cầu… thì CTXH trong bệnh viện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, giúp đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. [[{"fid":"4168","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, từ cuối năm 2015, hoạt động CTXH trong Bệnh viện được định hình rõ ràng, có bộ phận chuyên trách là đầu mối tổ chức thực hiện. Tháng 11/2015 Tổ Công tác xã hội được thành lập trực thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp. Tháng 6/2017 Phòng Công tác xã hội được thành lập nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện đặc biệt quan tâm đến hoạt động hỗ trợ người bệnh. Mặc dù chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, nhưng hoạt động này đã giúp người bệnh bớt khó khăn cả về vật chất và tinh thần, yên tâm điều trị. Để thuận lợi cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh, Phòng CTXH đã chủ động, triển khai nhiều biện pháp để giải đáp nhanh chóng các ý kiến của người bệnh như bố trí bộ phận hỗ trợ ngay tại khoa Khám bệnh, tư vấn, hướng dẫn, chỉ dẫn cho người bệnh các chính sách về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội... Qua đó, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh, tăng thêm sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh. Bộ phận hỗ trợ bệnh nhân nội trú thường xuyên tìm hiểu, phát hiện và hỗ trợ kịp thời trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ viện phí, tiền ăn cho người bệnh không có khả năng chi trả viện phí từ quỹ Hỗ trợ người bệnh (trích từ nguồn thu hàng năm của Bệnh viện). Từ đầu năm 2021 đến nay, Bệnh viện hỗ trợ tiền ăn cho 54 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tiền viện phí cho 8 bệnh nhân với số tiền lên đến hơn 25 triệu đồng, hỗ trợ tiền xe vận chuyển cho 4 bệnh nhân, kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng cho 7 bệnh nhân với số tiền gần 350 triệu đồng. Nhờ có sự hỗ trợ đó, bệnh nhân được cứu chữa kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn, giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt và có điều kiện phục hồi sức khỏe tốt hơn. Các sinh hoạt thiết yếu của người bệnh được nhân viên tại các khoa hỗ trợ thường xuyên, nhất là những bệnh nhân không có người thân hoặc người thân không thể chăm sóc (giúp đỡ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân hàng ngày). Bệnh viện cũng triển khai thực hiện tủ quần áo từ thiện và thùng thu gom vận dụng thất lạc nhận được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân nhà hảo tâm tham gia ủng hộ, phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; thùng thu gom vận dụng thất lạc đã thu gom được nhiều giấy tờ vận dụng quan trọng và trao trả lại cho người bệnh và người nhà người bệnh bị rơi. [[{"fid":"4169","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong những dịp lễ, Tết, người bệnh cũng được quan tâm đặc biệt. Bệnh viện thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người bệnh: Tặng quà cho bệnh nhân phải ở lại điều trị trong dịp Tết Nguyên Đán, Tổ chức Tết Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, thăm hỏi, tri ân thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sĩ… Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022, Phòng CTXH đã kêu gọi ủng hộ được gần 130 triệu đồng tiền mặt và nhiều suất quà hỗ trợ cho bệnh nhân, đặc biệt là động viên bệnh nhân Covid-19 ở lại điều trị trong dịp Tết. Các hoạt động là nguồn động viên tinh thần to lớn, góp phần chia sẻ nỗi đau và khó khăn cho người bệnh và gia đình người bệnh. Người bệnh là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc về tinh thần, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư. Thấu hiểu điều đó, nhân viên Công tác xã hội luôn chú trọng đặc biệt tới nhóm bệnh nhân này. Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cao tuổi được nhân viên CTXH phối hợp với điều dưỡng tại khoa hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần giúp người bệnh lạc quan, vui sống. Một số người bệnh trẻ tuổi phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi cao, dù được bác sĩ tư vấn nhưng do khủng hoảng tâm lý vẫn từ chối điều trị. Nhân viên CTXH cũng dành nhiều thời gian chia sẻ, tư vấn tâm lý góp phần thuyết phục được người bệnh tiếp tục điều trị. Phòng CTXH kết nối với Quỹ "Ngày mai tươi sáng" của Bệnh viện K, hỗ trợ tiền điều trị cho bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Từ đầu năm 2021 cho đến nay, đã có hơn 10 bệnh nhân được hỗ trợ, trung bình mỗi bệnh nhân được hỗ trợ 3 - 7 triệu đồng. Ngoài ra, Phòng CTXH cũng kết nối được với nhiều nhóm từ thiện, huy động và phát triển thêm các hoạt động ý nghĩa trong Bệnh viện, giúp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời. [[{"fid":"4172","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phòng CTXH đã kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ Bệnh viện trong công tác phòng chống dịch với tổng số tiền hơn 350 triệu đồng và tiếp nhận hỗ trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế và nhiều nhu yếu phẩm khác đảm bảo cho công tác phòng chống dịch. Bệnh viện cũng là nơi tiếp nhận và điều trị F0, cách ly các trường hợp F1, F2 công dân trở về từ Trung Quốc. Trong khu cách ly có rất nhiều công dân từ Trung Quốc trở về mất trí nhớ, thất lạc gia đình, không có giấy tờ tùy thân, phòng Công tác xã hội đã phối hợp với lực lượng chức năng tìm kiếm thân nhân cho người bệnh, giúp người bệnh trở về đoàn tụ với gia đình. Trong chiến dịch tiêm chủng vacxin Covid-19 phòng CTXH cũng đã phát huy tốt vai trò của mình góp phần không nhỏ vào thực hiện chiến dịch tiêm chủng của tỉnh, đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Trong những năm qua, hoạt động công tác xã hội đã được triển khai sâu rộng tại Bệnh viện thông qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện như duy trì “Nồi cháo tình thương” của Hội Chữ thập đỏ TP trong 15 năm tại Bệnh viện. Mỗi sáng, có 60 – 80 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được phát cháo miễn phí. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phòng cũng đã kêu gọi và tiếp nhận những suất ăn miễn phí phát cho bệnh nhân cách ly giúp bệnh nhân phấn khởi, yên tâm điều trị. Thông qua hoạt động thông tin, truyền thông, Phòng Công tác xã hội thường xuyên đăng tải thông tin, kiến thức về phòng chống bệnh tật, đặc biệt là phòng, chống dịch COVID -19 cho người dân hiểu biết cách phòng hộ; cập nhật các ca cấp cứu thành công; những cải tiến kỹ thuật mới đang được triển khai và áp dụng tại Bệnh viện; cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe - y tế... Qua đây, góp phần quảng bá hình ảnh, uy tín của Bệnh viện, tạo dựng niềm tin đối với nhân dân trong tỉnh, giúp người bệnh hiểu và tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại nagy tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến, giúp giảm thời gian và chi phí điều trị. Ngoài ra, qua kênh thông tin, truyền thông, Phòng Công tác xã hội tiếp cận và thường xuyên giải đáp thắc mắc của người bệnh về thủ tục hành chính, quy trình khám chữa bệnh, ý kiến phản ánh của người dân... Từ đó, Công tác xã hội trở thành cầu nối tin cậy giữa người dân và Bệnh viện. [[{"fid":"4170","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 231px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4171","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để người bệnh được phục vụ tốt nhất thì đối tượng phục vụ người bệnh là nhân viên y tế cũng được quan tâm. Bệnh viện thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống tinh cho cán bộ, viên chức, người lao động. Những dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Bệnh viện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên tinh thần viên chức, người lao động. Qua đó góp phần tăng thêm tình yêu nghề, nâng cao chất lượng công việc. Trong đại dịch Covid-19, thấu hiểu những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của các y bác sỹ ngày đêm gồng mình để chống dịch, phòng CTXH đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ vật tư y tế, đồ bảo hộ, nhu yếu phẩm thiết yếu để cùng chia sẻ những khó khăn, vất vả, động viên tinh thần các y bác sỹ yên tâm chống dịch đồng thời đến thăm hỏi, tặng quà thân nhân của nhân viên y tế từ đó giúp gia đình của nhân viên an tâm và trở thành hậu phương vững chắc để nhân viên y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ chống dịch. Trong những năm qua, nhân viên Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ góp phần chia sẻ, đồng hành cùng nhiều người bệnh khó khăn, giúp người bệnh yên tâm điều trị, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; nhân viên y tế yên tâm công tác. Công tác xã hội là nghề cao quý và mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Do vậy, ngày 25/3 hàng năm là dịp để xã hội ghi nhận, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của người làm công tác xã hội trên cản nước nói chung và trong ngành y tế nói riêng, qua đó góp phần phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý NGHĨA SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀY CÔNG TÁC XÃ HỘI VIỆT NAM 25/3

Trên thế giới, Công tác xã hội (CTXH) đã được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ qua, khởi đầu cũng mang đậm tính nhân đạo, nhưng về sau, xuất phát từ các vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế, xuất hiện những vấn đề cần giải quyết cho xã hội như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… Vì lí do này, công tác xã hội đã bắt đầu xuất hiện, tồn tại và hoạt động nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những người gặp khó khăn, bệnh tật hoặc những người kém may mắn, không có nơi nương tựa (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …), giúp cho xã hội cùng tiến bộ hơn, không chỉ ở các nước phương tây, mà gần đây còn bắt đầu ở các nước Đông Âu, Châu Phi và Châu Á. Thực tế, công tác xã hội đã bắt đầu chuyên nghiệp hóa, và ngày nay, nó tồn tại như một nghề chính thống tại 90 quốc gia (theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc tế Công tác xã hội). Theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới, công tác xã hội là những hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua việc tham gia quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội, thúc đẩy xây dựng một xã hội hài hòa vì hạnh phúc của tất cả mọi người. [[{"fid":"4165","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 258px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Việt Nam, CTXH được ra đời trong một bối cảnh nhiều khó khăn hơn. Trước năm 1975, nghề công tác xã hội phát triển theo hai hướng khác nhau ở hai miền Nam, Bắc. Ở miền Nam, công tác xã hội khi đó đang chuyên nghiệp hóa theo ảnh hưởng của mô hình Pháp và Mỹ, có các chương trình đào tạo công tác xã hội ở các bậc cao đẳng và cử nhân, như trường Công tác xã hội Caritas. Ngược lại, ở miền Bắc, công tác xã hội được hiểu như một hoạt động liên quan đến các công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em mồ côi và chăm sóc người già, người khuyết tật (đặc biệt là những người có công với Cách mạng). Sau năm 1975, mô hình của miền Bắc đã được nhân rộng ra toàn quốc, vì thế nghề công tác xã hội có đào tạo bài bản ở miền nam đã ngừng hoạt động. Sau khi thống nhất đất nước, sự phát triển kinh tế làm xuất hiện trong xã hội thành phần người giàu và người nghèo rõ rệt, người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Ngoài ra, còn những vấn đề sức khỏe, bệnh tật do di chứng chiến tranh, các vấn nạn: nghiện rượu, ma túy, nạn bạo hành trong gia đình, thất nghiệp, lạm dụng trẻ em, sức khỏe tâm thần, người cao tuổi cô đơn… từ đó, nhu cầu xã hội đòi hỏi sự can thiệp và trợ giúp từ đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Tại thời điểm đó, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, công tác Tư vấn và Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội đã được hình thành, một số tổ chức dân sự xã hội cũng tham gia cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở một mức độ nhỏ. Tại Hà Nội, một vài Tổ chức phi chính phủ quốc tế và cơ quan phát triển của Liên Hợp quốc đã bắt đầu giới thiệu công tác xã hội vào các khóa đào tạo cho cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công đoàn. Năm 2004, Bộ GĐ-ĐT đã phê duyệt chương trình giảng dạy công tác xã hội bậc cử. Năm 2005, Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu cấp quốc gia về nhu cầu nhân sự và đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam (UNICEF/Bộ LĐTBXH, 2005). Năm 2009, nghiên cứu về cơ cấu dịch vụ công tác xã hội đã được thực hiện, kết quả của nghiên cứu này đã được sử dụng để làm cơ sở xây dựng khung Đề án cho Phát triển Công tác Xã hội (2009). Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, lâu nay Công tác xã hội chỉ được hiểu trên ý nghĩa làm từ thiện, các thành viên làm CTXH với tính chất tự phát, chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện…. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo các kỹ năng mềm, các khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững. Như vậy, CTXH trước tiên phải là một hoạt động chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên môn và là một ngành nghề được xã hội công nhận. CTXH giúp cho người dân nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết khó khăn, kết nối người dân được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, mang đến sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa người và xã hội, góp phần ngăn ngừa các vấn nạn xã hội, từ đó hướng tới một xã hội công bằng, bình đẳng và dân chủ toàn diện. Từ thực trạng trên, đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 với mục tiêu: “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Từ đó, công tác xã hội đã chính thức được coi là một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã ngạch viên chức. Theo Đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số cả nước, đây là một con số không hề nhỏ cho trách nhiệm của ngành CTXH nói chung và của các nhân viên CTXH nói riêng. Với mục đích tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận những đóng góp của người làm công tác xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 25/3 hằng năm là Ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đây cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá  tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, đồng thời góp phần phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Trang