CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

THĂM HỎI NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG”

Hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2022, chiều 28/11/2022, Đại diện Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, Tỉnh Đoàn, Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban ATGT TP.Lạng Sơn, Ban ATGT huyện Cao Lộc, Trường THCS Chi Lăng, CLB Thiện nguyện Hồng Xiêm, CLB Hy vọng xanh, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm hỏi, động viên bệnh nhân tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"4622","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên 2 trường hợp bệnh nhân là nạn nhân của tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện. Trong đó, 1 bệnh nhân nữ chấn thương sọ não đã nằm viện điều trị 5 tháng và 1 bệnh nhân là trẻ em, gãy xương cẳng chân, điều trị gần 1 tháng nay, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho chính nạn nhân và người thân, gia đình. [[{"fid":"4623","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Hoạt động thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng với các nạn nhân và gia đình nạn nhân tai nạn giao thông đồng thời cảnh báo cho toàn xã hội về thảm hoạ tai nạn giao thông, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông năm 2022.

CÔNG AN TỈNH TRAO TẶNG GẦN 300 CUỐN SÁCH, TRUYỆN CHO TỦ SÁCH BỆNH VIỆN

Sáng 28/11/2022, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã đến trao tặng gần 300 cuốn sách, truyện tranh cho Tủ sách Bệnh viện đặt tại Phòng khám Nhi. [[{"fid":"4619","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Từng cuốn sách, quyển truyện thiếu nhi là sự đóng góp trong cơ quan, đơn vị, thể hiện tình cảm đặc biệt của các đồng chí công an dành cho các em nhỏ với mong muốn các em bệnh nhi có thêm niềm vui, cảm giác thoải mái trong thời gian đến khám và điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"4620","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí công an tỉnh đã luôn quan tâm, đồng hành cùng Bệnh viện trong các hoạt động hỗ trợ người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân nhi. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đồng chí, các nhà hảo tâm trong thời gian tiếp theo.

THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ NĂM 2022

Chiều 25/11/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an tỉnh Lạng Sơn tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2022. Tham gia thực tập có 28 đồng chí cán bộ thuộc Phòng PCCC&CNCH cùng 76 nhân viên thuộc đội phòng cháy, chữa cháy của BVĐK. Tình huống giả định đặt ra là khoảng 14h00 ngày 25/11/2022, kho tài liệu tầng 2 nhà D bị cháy do sự cố chập điện. Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động bị lỗi, nguy cơ cháy lan sang các phòng làm việc tại tầng 2 và tầng 3 nhà D. Cửa chống khói của một số tầng bị hở do cấu trúc tự đóng yếu, khói lan ra hành lang làm cho một số tầng bị nhiễm khói, gây hoảng loạn cho nhân viên, dẫn tới công tác hướng dẫn thoát nạn và cứu người bị nạn gặp nhiều khó khăn. [[{"fid":"4616","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Diễn tập dập tắt đám cháy tại khu nhà D Ngay khi phát hiện cháy, lực lượng PCCC Bệnh viện đã có mặt tại hiện trường sử dụng bình chữa cháy, triển khai họng nước chữa cháy, đồng thời gọi điện báo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Lạng Sơn. Do có nhiều vật liệu dễ cháy, đám cháy phát triển nhanh tỏa ra nhiều khói, khí độc, tạo thành đám cháy lớn phức tạp hơn. Khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCC đến đám cháy đã lan rộng. Đám cháy xảy ra thời điểm đó có khoảng 50 người đang làm việc tại các tầng của tòa nhà D, khi nghe có cháy mọi người chạy ra ngoài theo cầu thang thoát nạn của tòa nhà, tuy nhiên do lượng khí độc nhiều, hiện có 2 người bị mắc kẹt tại Phòng Hành chính quản trị và Phòng Tài chính – Kế toán. Sau khoảng 30 phút, nhờ có sự phối hợp đồng bộ giữa  lực lượng PCCC Bệnh viện và lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. [[{"fid":"4617","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại diện lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH rút kinh nghiệm buổi diễn tập Sau buổi thực tập Đồng chí Dương Văn Tuyết –  Phó đội trưởng đội PCCC và CNCH – Công an tỉnh Lạng Sơn đã có cuộc họp rút kinh nghiệm; đồng thời đánh giá cao tinh thần phối hợp giữa giữa hai đơn vị đạt yêu cầu kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Việc thực tập phương án PCCC góp phần nâng cao tính chủ động trong việc tổ chức xử lý tình huống khi không máy có cháy, tai nạn, sự cố xảy ra; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa lực lượng PCCC Bệnh viện với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Từ đó nâng cao kỹ năng cho đội ngũ PCCC tại cơ sở, xử lý tốt khi có hỏa hoạn xảy ra; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Nguyễn Thanh Tuyền - Phòng Công tác xã hội

NGHIÊM CẤM HÀNH VI GỌI ĐIỆN QUẤY RỐI SỐ ĐIỆN THOẠI CẤP CỨU 115

Trong thời gian qua, số điện thoại cấp cứu 115 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên nhận những cuộc gọi có nội dung quấy rối, trêu đùa, báo động giả.Việc số cấp cứu 115 bận liên tục bị quấy rối khiến những trường hợp cần cấp cứu không thể liên lạc được với bộ phận thường trực. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người dân, cản trở đến hoạt động chuyên môn của Bệnh viện; đồng thời gây áp lực tâm lý cho nhân viên y tế. Bệnh viện sẽ phối hợp cơ quan công an để ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp này. [[{"fid":"4614","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Các cuộc gọi quấy rối ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động chuyên môn của Bệnh viện Bệnh viện yêu cầu các đối tượng chấm dứt ngay hành vi gọi điện trêu đùa tổng đài cấp cứu 115 của Bệnh viện để không làm ảnh hưởng tới việc cấp cứu người bệnh. Các hành vi cố tình vi phạm sẽ được Bệnh viện phối hợp làm rõ và xử lý nghiêm minh. Rất mong người dân chia sẻ thông tin, giúp Bệnh viện ngăn chặn tình trạng gọi điện quấy rối số điện thoại cấp cứu 115. Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Phòng Công tác xã hội

ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỂ XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH VÀ KIÊN CƯỜNG HƠN

Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc bảo vệ an ninh và phát triển đất nước. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và triển khai các chính sách phát triển Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết, phụ nữ và vai trò của phụ nữ đã trở thành mối quan tâm của Liên hợp quốc và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được giá trị và vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc bảo vệ an ninh và phát triển đất nước, Việt Nam thông qua Nghị quyết 1325 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về Chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh và các nghị quyết liên quan khác. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tại các phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 145 (IPU 145), Đại hội đồng đã nghe hơn 160 lượt phát biểu. Các ý kiến cho rằng ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới của các cuộc khủng hoảng, làm gia tăng những bất bình đẳng hiện tại, trong đó có bất bình đẳng giới. Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến các tác động tiêu cực, trong đó có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. [[{"fid":"4609","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"600","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Khủng hoảng kinh tế tiếp sau đó đã tác động đến phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Khủng hoảng khí hậu cũng có yếu tố giới rõ nét. 80% những người phải di dời chỗ ở do biến đổi khí hậu là phụ nữ, làm cho trẻ em gái ít có cơ hội đến trường và phụ nữ khó có cơ hội tìm sinh kế bền vững. Họ cũng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn do bị lạm dụng, nạn buôn người và hôn nhân cưỡng ép. Những cuộc khủng hoảng này đe dọa đẩy lùi các tiến bộ đã đạt được trong những thập kỷ gần đây trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và mục tiêu phát triển bền vững, không bỏ ai lại phía sau. Các đại biểu tham dự đều khẳng định tầm quan trọng của bình đẳng giới, nhất là bình đẳng giới trong quá trình quyết định chính sách sẽ giúp đảm bảo phát triển bền vững, môi trường hòa bình, tầm nhìn toàn diện đối với mọi lĩnh vực; đồng thời nhất trí cho rằng việc trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái sẽ giúp giảm tác động của các cuộc khủng hoảng đối với xã hội nói chung. Nghị viện cần phải giải quyết các vấn đề bất bình đẳng cả trên pháp luật và thực tiễn, giúp cho xã hội trở nên bình đẳng và tự cường hơn. Các nghị viện cũng phải tự chuyển đổi để trở thành cơ quan lập pháp tôn trọng và đại diện cho bình đẳng giới. Các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và thực tiễn của nước mình trong việc thực hiện bình đẳng giới; nêu ra một số biện pháp chính như cần có tỷ lệ nam và nữ cân bằng trong nghị viện, bao gồm các vị trí lãnh đạo; thiết lập các khuôn khổ pháp lý và chính sách cho bình đẳng giới; đưa ra các cơ chế để lồng ghép vấn đề giới trong các hoạt động của nghị viện; có thái độ không khoan nhượng đối với sự phân biệt giới tính và thúc đẩy sự cân bằng công việc và cuộc sống… Các đại biểu ghi nhận mặc dù đã có những tiến bộ trong bình đẳng giới, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm. Các nghị viện cần giữ vai trò dẫn dắt để xây dựng xã hội ngày càng tự cường, hòa bình và thịnh vượng hơn trong bối cảnh của các cuộc khủng hoảng đa tầng và ngày càng khắc nghiệt hơn. Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể về chủ đề “Bình đẳng giới và các nghị viện có sự bình đẳng về giới là động lực để thay đổi vì một thế giới hòa bình và tự cường hơn," Trưởng đoàn Việt Nam- ông Vũ Hải Hà (Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) khẳng định bình đẳng giới là quyền cơ bản của con người, là mục tiêu của các quốc gia và là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ và phát triển của xã hội. Trưởng đoàn Việt Nam chia sẻ Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Quốc hội Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh việc xây dựng pháp luật liên quan đến vấn đề giới nhằm bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; rà soát, loại bỏ những nội dung, quy định mang định kiến giới. Quốc hội cũng chú trọng thực hiện các quy định về thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trong quá trình xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội cũng đã quan tâm xem xét đến tác động giới của những quyết sách này, chú ý tới việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các chương trình, kế hoạch, nhất là trong việc phân bổ ngân sách. Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Một số đề xuất của Việt Nam Báo cáo thường niên về đề tài “Phụ nữ trong kinh doanh” do Grant Thornton International phát hành cho biết số phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp tầm trung trên toàn cầu đã đạt 31% dù cho đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới. Trong lĩnh vực chính trị-đối ngoại, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định. Phụ nữ đã, đang tham gia tích cực và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị cũng như trong các cơ quan, tổ chức làm đối ngoại, đặc biệt là đã tham gia rất xuất sắc, rất hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với tỷ lệ cao hơn mục tiêu mà Liên hợp quốc đề ra; góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân các nước trên thế giới. Nhằm góp phần đảm bảo vấn đề bình đẳng giới để xây dựng một thế giới hòa bình và kiên cường hơn, tại phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 145, Đoàn Việt Nam đã nêu một số đề xuất như tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế tạo hành lang pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới; triển khai có hiệu quả các chính sách pháp luật về bình đẳng giới; tăng cường tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp và hành pháp, cũng như trong quá trình hoạch định, triển khai các chính sách; thúc đẩy hợp tác giữa IPU, nghị viện các nước thành viên với các tổ chức Liên hợp quốc, các diễn đàn quốc tế về phụ nữ nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền của phụ nữ. Ngày 15/10, Đại hội đồng IPU thông qua các nghị quyết, báo cáo của các Ủy ban Thường trực IPU và Tuyên bố Kigali, trong đó đề ra các giải pháp nhằm giải quyết các bất bình đẳng giới mang tính cơ cấu gồm đạt được sự ngang bằng trong việc ra quyết định chính trị, bao gồm việc sử dụng hạn ngạch giới tính trong bầu cử; đảm bảo việc làm luật, thực thi pháp luật và quyết định ngân sách đáp ứng yếu tố về giới trong tất cả mọi lĩnh vực chính sách; quan tâm tới nhóm đối tượng yếu thế trong quá trình lập pháp, giám sát, phân bổ ngân sách; chấm dứt phân biệt dựa trên giới tính, bạo lực và các hành vi tổn hại khác, đảm bảo các quyền và sự công bằng cho tất cả phụ nữ và trẻ em; thúc đẩy bình đẳng trong việc chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và nữ giới trong các công việc gia đình . Các Nghị viện cũng cam kết sẽ nỗ lực và có các hành động cụ thể để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong vòng 10 năm tới.

TIẾP ĐOÀN CHUYÊN GIA BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI

Chiều 09/11/2022, Đoàn công tác của Bệnh viện Tim Hà Nội do  do TS. BS Hoàng Văn – Phó Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Tiếp đoàn có bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện; bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng.   [[{"fid":"4607","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 300px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại diện LĐ khoa Nội Tim mạch trình bày Báo cáo tình hình khám chữa bệnh chuyên ngành tim mạch tại BVĐK Tại buổi làm việc, đại diện khoa Nội Tim mạch đã báo cáo với đoàn công tác về tình hình khám chữa bệnh tim mạch từ đầu năm 2022 đến nay và việc thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, tổng số lượt khám bệnh chuyên khoa tim mạch là 10.068 lượt, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượt chuyển tuyến bệnh lý tim mạch năm 2022 giảm gần 1% so với năm 2021. Hiện nay, BVĐK đã triển khai nhiều kỹ thuật như: Phẫu thuật tim mạch lồng ngực cơ bản, Đặt stent mạch vành… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn về trang thiết bị, nhân lực chuyển công tác… Tại buổi làm việc, các chuyên gia đã trực tiếp tham gia hỗ trợ các bác sĩ của BVĐK thực hiện kỹ thuật; đồng thời kiểm tra năng lực với các bác sĩ đã được đào tạo. [[{"fid":"4602","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4603","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4604","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ  Phát biểu tại buổi làm việc, TS.BS Hoàng Văn – Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội ghi nhận những nỗ lực của BVĐK tỉnh trong triển khai các kỹ thuật chuyên ngành tim mạch. Trong thời gian tới, Bệnh viện Tim Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ BVĐK về đạo tạo nhân lực trong thực hiện các kỹ thuật mới như điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, thăm dò điện sinh lý, siêu âm tim trong bệnh lý tim bẩm sinh và siêu âm tim nhi khoa…, góp phần phát triển chuyên ngành tim mạch của BVĐK, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Ngày 9/11/1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà được ban hành. Chính vì vậy mà ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau gọi tắt là Ngày Pháp luật). Ở nước ta, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013). [[{"fid":"4600","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 được tổ chức vào tối ngày 6/11. Năm 2022 là năm thứ 10 cả nước thực hiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật với đời sống xã hội. Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 9/11 hằng năm, được quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người, góp phần xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người, qua đó xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội. Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng triển khai trong thời gian tới; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này. Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, cán bộ công chức trong thực thi pháp luật vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước là vô cùng cần thiết.

TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN VỀ HỒI SỨC BAN ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH

Sáng 07/11/2022, Khoa Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã tổ chức tập huấn chuyên môn về hồi sức ban đầu cho trẻ sơ sinh cho đội ngũ hộ sinh viên. [[{"fid":"4596","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lớp tập huấn cập nhật kiến thức về các nội dung: Nguyên tắc hồi sức, Cách đặt tư thế đúng khi cấp cứu cho trẻ, cách sử dụng bóng tự phồng, sử dụng oxy trong hồi sức… Đây là những kiến thức cơ bản và thường xuyên được khoa Phụ sản tập huấn cho hộ sinh viên. Các hộ sinh cũng được hướng dẫn và thực hành liên tục, thường xuyên, thành thạo để xử trí kịp thời trẻ sơ sinh trong trường hợp cần thiết. [[{"fid":"4597","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"text-align: center; width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4598","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hồi sức sơ sinh là thủ thuật cần thiết cho những trẻ mắc các vần đề về hồ hấp trong quá trình chào đời. Việc cập nhật kiến thức và thực hành sẽ giúp các hộ sinh nâng cao trình độ, kỹ năng để kịp thời cấp cứu sơ sinh, góp phần cứu sống nhiều em bé, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình.

HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN PHÒNG MỔ”

Chiều 03/11/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Cập nhật kiến thức An toàn phòng mổ”. Báo cáo viên là các Kỹ sư của Công ty CP Y tế Nhật Minh. Về phía BVĐK, bác sĩ Trần Mậu Việt – Phó Giám đốc Bệnh viện chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có các phẫu thuật viên của các chuyên ngành thuộc BVĐK, cũng như các phòng khám, TTYT và bệnh viện trong tỉnh. [[{"fid":"4593","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trần Mậu Việt - Phó giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Hội thảo Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các Kỹ sư của Công ty CP Y tế Nhật Minh trình bày các nội dung như: Giới thiệu về Dao điện cao tần, Hướng dẫn sử dụng,  vệ sinh, tiệt khuẩn và bảo quản dụng cụ phẫu thuật nội soi… Các đại biểu cũng đã thảo luận ý kiến về các giải pháp đảm bảo vô khuẩn phòng mổ, các dụng cụ phẫu thuật cũng như các ưu, nhược điểm của việc sử dụng các dụng cụ phẫu thuật hiện nay. [[{"fid":"4594","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kỹ sư Công ty CP Y tế Nhật Minh trình bày nội dung về Dao mổ điện cao tần Hiện nay, việc đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, đặc biệt là khu vực phòng mổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Buổi Hội thảo đã giúp các bác sĩ, dược sĩ có thể kiến thức mới về an toàn phòng mổ; góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế, giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. 

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ CỨU NẠN

Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã diễn ra Tập huấn nghiệp vụ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CHCN)  năm 2022. Giảng viên giảng dạy là cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN – Công an tỉnh Lạng Sơn. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên là thành viên đội PCCC tại các đơn vị BVĐK, Bệnh viện Phục hồi chức năng và TTYT huyện Cao Lộc. [[{"fid":"4588","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN truyền đạt kiến thức cho học viên Tại lớp tập huấn, các học viên đã được cập nhật các kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy, các văn bản quy định có liên quan; biện pháp phòng cháy, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật phòng cháy; phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, các phương pháp kiểm tra an toàn. Đây là những kiến thức quan trọng để các thành viên đội PCCC có thể nắm rõ và vận dụng tại đơn vị. Các học viên cũng được thực hành các kỹ năng chữa cháy cơ bản, cách xử trí đám cháy và sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu.  [[{"fid":"4589","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4590","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4591","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Học viên tham gia thực hành dưới sự giám sát của Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN Kết thúc khóa tập huấn, các học viên được kiểm tra, đánh giá năng lực. Học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN. Qua đó, góp phần thực hiện chặt chẽ các quy định về PCCC tại các đơn vị.

Trang