CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Bệnh Sodoku - những nguy hiểm tiềm ẩn

Ngày 04 / 05 / 2017
|
Y học thường thức

Vừa qua, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Ngọc B (39 tuổi, Địa chỉ: Và Phục – Tràng Định Lạng Sơn). Trước đó, ở nhà, bệnh nhân đang ngủ thì bị chuột cắn vào khủy tay. Sau đó 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, đau nhức đầu và các khớp vai, háng; hạn chế vận động. Bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Tràng Định và Phòng khám tư nhưng không đỡ. Ngày 30/4/2017, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và được chấn đoán "Theo dõi Sodoku do chuột cắn ". Hiện tai Bệnh nhân đau đầu, đau khoang liên sườn, giảm vận động vùng cổ, vai phải, háng trái, giảm cảm giác tay phải, chân trái.

Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm 

Bệnh Sodoku được ghép từ hai tiếng Nhật, So là chuột, doku là nhiễm độc; tức là bệnh nhiễm độc do chuột cắn. Đây là bệnh trùng toàn thân hiếm gặp. Do vậy, người dân chưa có kiến thức về bệnh, thậm chí không biết đến bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của Bệnh Sodoku thường từ 3 ngày – 4 tuần.

Dấu hiệu của bệnh:

- Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao (390C - 400C), ớn lạnh, sốt thành từng  cơn, sốt không có tính chu kỳ. Sự tái phát cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng từ 1 đến 3 tháng.

- Các dấu hiệu ngoài da là các ban sẩn xuất huyết, có xu hướng dính liền với nhau, thường tập trung ở da đầu, mặt và nửa thân trên. Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.

- Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đâu cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Biến chứng có thể xảy ra: viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong.

Vết cắn do chuột có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Để phòng tránh bị chuột cắn cũng như phòng bệnh Sodoku cần:

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi để chuột trú ngụ, sinh sản.

- Tại những khi vực có chuột, cần dùng lồng, bẫy dính chuột, nuôi mèo bắt chuột. Khi bắt chuột tuyệt đối không dùng tay không mà phải đi găng tay dày, hoặc dìm cả lồng có chuột xuống nước cho chuột chết.

- Khi ngủ nên chèn màn chặt kín 4 góc giường đề phòng chuột chui vào cắn mà không biết.

- Trong trường hợp không may bị chuột cắn, nên rửa bằng nước muối, nước xà phòng thật sạch, sát trùng bằng cồn 70 độ rồi khẩn trương đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời. 

Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Ý kiến bạn đọc