CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

BỘ NHẬN DIỆN NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA NĂM 2023

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐTTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, theo đó lựa chọn ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Hướng tới kỷ niệm Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 (sau đây gọi tắt là bộ nhận diện) và đăng tải trên Cổng Chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ: https://dx.gov.vn  Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bệnh viện khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, địa phương hưởng ứng trên không gian mạng bằng cách thay ảnh đại diện có kèm khung hình nhận diện (avatar frame) Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10.2023 từ ngày 01/10/2023 đến hết ngày 10/10/2023. Hướng dẫn các bước thực hiện như sau: Bước 1: Truy cập một trong hai đường link dưới đây để lựa chọn mẫu avatar frame yêu thích: - Mẫu 1: https://khunghinh.net/p/1a2b1fbe02b3400a - Mẫu 2: https://khunghinh.net/p/f3c22d518000abc0 Bước 2. Sau khi lựa chọn được mẫu yêu thích, bấm "Chọn hình" ở phía dưới khung hình để tải ảnh lên. Bước 3. Sau khi tải ảnh lên, kéo và di chuyển trực tiếp ảnh vào trong khung hình hoặc sử dụng thanh công cụ bên dưới để kéo và chỉnh hình ảnh sao cho vừa vặn hiển thị. Bước 4. Sau khi đã căn chỉnh xong, chọn "Tiếp tục", sau đó chọn "Tải hình" (Ghi chú: Khi thanh tải chạy hết là bấm tải ảnh xuống). Bước 5. Thay ảnh đại diện trên Zalo, Facebook và các nền tảng mạng xã hội bằng hình ảnh vừa tải xuống. Khuyến khích người dùng thực hiện gắn thẻ các Hashtag trên nội dung bài đăng thay ảnh: #ngaychuyendoisoquocgia #namdulieuso #10102023.

UNG THƯ GAN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Gan là cơ quan thực hiện các chức năng quan trọng để bảo vệ cơ thể trước độc tố và các chất có hại. Gan tiết ra mật giúp tiêu hóa chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Gan cũng là nơi lưu trữ glucose và các dưỡng chất đảm bảo sự sống cho cơ thể những lúc không được nạp đủ thức ăn, nước uống. Ung thư gan là một trong những bệnh lý ác tính với số ca mắc cũng như tử vong cao hàng đầu tại Việt Nam. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đe dọa tính mạng của hàng triệu người nếu không được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về ung thư gan để có cách phòng bệnh hiệu quả. Ung thư gan là gì? Ung thư gan là tình trạng các khối u ác tính phát sinh trong gan, dẫn đến việc sẽ phá hủy các tế bào gan và cản trở khả năng hoạt động bình thường của cơ quan quan trọng này.. Ung thư ở gan có hai loại chính: - Ung thư gan nguyên phát: hình thành từ chính các tế bào trong gan. - Ung thư gan thứ phát: phát triển khi các tế bào ung thư từ cơ quan khác di căn đến gan như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú… Phân loại ung thư gan nguyên phát Ung thư gan nguyên phát có thể bắt đầu như một khối u duy nhất phát triển trong gan, hoặc hình thành ở nhiều vị trí trong gan cùng một lúc, bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào gan, Ung thư đường mật, U mạch máu ác tính, U nguyên bào gan. Triệu chứng ung thư gan Hầu hết mọi người đều không xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan nguyên phát. Các dấu hiệu rõ ràng thường đến ở giai đoạn muộn như: -Giảm cân không rõ nguyên nhân; - Ăn không ngon miệng; - Cảm giác nặng, đau tức hoặc tự sờ thấy khối vùng hạ sườn phải; - Buồn nôn và nôn; - Mệt mỏi, suy nhược cơ thể; - Chướng bụng; - Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu; - Sốt. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan: Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan có sự thay đổi (đột biến) trong DNA. DNA của tế bào đảm nhận vai trò hướng dẫn cho mọi quá trình hóa học trong tế bào cơ thể. Đột biến DNA gây ra những thay đổi trong quá trình hướng dẫn này. Kết quả là các tế bào bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, cuối cùng hình thành nên khối u – một khối tế bào ung thư. Đôi khi, khối u ác tính ở gan phát triển từ viêm gan mạn tính. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phát bao gồm: - Nhiễm HBV hoặc HCV mạn tính: Nhiễm virus viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C (HCV) mạn tính; - Xơ gan: Tình trạng xơ gan tiến triển và không thể phục hồi khiến mô sẹo hình thành trong gan; - Một số bệnh gan di truyền: Các bệnh về gan có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan bao gồm bệnh ứ sắt (Hemochromatosis) và bệnh Wilson (bệnh rối loạn chuyển hóa đồng). - Bệnh đái tháo đường: Những người mắc chứng rối loạn đường huyết này có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn so với người không mắc bệnh. - Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Sự tích tụ chất béo trong gan là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư gan. - Tiếp xúc với aflatoxin: Aflatoxin là chất độc do nấm mốc sinh ra trên cây trồng được bảo quản kém. Cây trồng, chẳng hạn như ngũ cốc và các loại hạt, có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin. Kết quả là, các loại thực phẩm làm từ chúng trở thành mầm bệnh nguy hiểm cho gan. - Uống rượu quá mức: Tiêu thụ nhiều hơn lượng rượu được cho phép trong nhiều năm có thể dẫn đến tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Các giai đoạn ung thư gan Giai đoạn ung thư cho biết mức độ tiến triển của khối u trong cơ thể để có cách điều trị tốt nhất. Ung thư gan được chia làm 4 giai đoạn: I, II, III, IV. Ung thư gan có nhiều biến chứng - Bệnh ung thư gan nguy hiểm ở chỗ nó có thể dẫn đến một số biến chứng. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng khối u gây tắc ống mật, tổn thương tế bào gan, làm rối loạn chức năng gan dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể và các biến chứng khác. - Thiếu máu, tắc nghẽn ống dẫn mật - Chảy máu, giãn tĩnh mạch thực quản - Hội chứng gan thận, bệnh não gan Phương pháp chẩn đoán Việc chẩn đoán ung thư gan bắt đầu bằng quá trình thăm khám tổng quát và hỏi về tiền sử bệnh. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có tiền sử uống rượu bia lâu ngày, bị nhiễm viêm gan B hoặc C mạn tính. Các xét nghiệm và quy trình chẩn đoán bao gồm: -Các xét nghiệm chức năng gan như đo nồng độ protein, albumin, men gan và bilirubin trong máu: giúp bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe của gan. - Xét nghiệm các chỉ điểm khối u gan trong máu: AFP (alpha-fetoprotein), AFP-L3, PIVKA-II (prothrombin induced by the absence of vitamin K or antagonist-II) trong máu: Nếu kết quả tăng cao, khả năng ung thư gan khá cao. - Siêu âm ổ bụng, chụp CT ổ bụng hoặc MRI gan mật: giúp tạo ra hình ảnh chi tiết của gan và các cơ quan khác trong ổ bụng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể xác định vị trí, kích thước của khối u đang phát triển, từ đó đánh giá xem liệu nó có di căn sang các cơ quan khác hay không. - Phần lớn các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) có thể được chẩn đoán xác định nếu người bệnh có hình ảnh khối u gan điển hình trên hình ảnh CT hoặc MRI, có tăng chỉ điểm ung thư gan trong máu (AFP), có hoặc không nhiễm viêm gan B/C mà không cần tiến hành sinh thiết u gan. - Trong một số trường hợp cần thiết, để chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết gan. Dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT, bác sĩ sẽ đưa kim qua thành bụng vào khối u gan và lấy mẫu mô gan nhỏ. Sau đó, mẫu mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư. Sau khi được chẩn đoán xác định là ung thư gan, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cũng như tiên lượng bệnh. Điều trị khối u ác tính ở gan Việc điều trị ung thư gan bằng phương pháp nào sẽ do bác sĩ cân nhắc dựa trên các yếu tố: - Số lượng, kích thước và vị trí của các khối u trong gan; - Chức năng gan; - Có bị xơ gan hay không; - Khối u có di căn đến hạch hoặc các cơ quan khác không. [[{"fid":"5410","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Nút mạch u gan điều trị ung thư gan cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Các phương pháp phổ biến dùng để điều trị ung thư gan bao gồm: Phẫu thuật Phẫu thuật cắt gan được thực hiện để loại bỏ phần gan có khối u. Phương pháp này thường được thực hiện khi tế bào ung thư chỉ giới hạn trong gan. Theo thời gian, phần mô gan khỏe mạnh còn lại sẽ phì đại lên và thay thế phần bị cắt bỏ. Ghép gan Một phần hoặc toàn bộ lá gan mang khối u gan sẽ được thay thế bằng phần gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Việc cấy ghép chỉ được tiến hành nếu ung thư chưa di căn sang các cơ quan khác. Sau phẫu thuật, người bệnh cần uống thuốc để phòng chống đào thải. Tiêm ethanol vào khối u gan Đối với phương pháp này, sau khi gây tê cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiêm cồn tuyệt đối (ethanol) vào khối u gan có kích thước nhỏ hơn 3cm dưới hướng dẫn của siêu âm để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đốt sóng cao tần u gan Bác sĩ sẽ đưa một kim dẫn sóng cao tần vào khối u gan qua thành bụng dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc trong mổ để đốt các khối u gan có kích thước nhỏ hơn 3cm. Nút mạch hóa chất Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho các bệnh nhân ung thư gan. Khối u gan được nuôi bằng động mạch gan. Dưới máy chụp số hóa xóa nền (DSA), bác sĩ đưa một ống thông qua động mạch đùi đến động mạch nuôi khối u gan, bơm hóa chất gắn hạt cầu vào khối u và nút tắc mạch máu này. Các tế bào u bị tiêu diệt do bị cắt nguồn máu tới nuôi và tác động của thuốc hóa chất. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Nút mạch phóng xạ (còn gọi là xạ trị trong chọn lọc), Xạ trị ngoài, Chăm sóc giảm nhẹ. Biện pháp phòng bệnh Tuy không thể ngăn ngừa ung thư gan tuyệt đối, nhưng việc tuân thủ các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể: -Tiêm vắc xin viêm gan B Cả trẻ em và người lớn đều nên tiêm vắc xin viêm gan B để phòng bệnh. Trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh. Nếu trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B thì phải tiêm thêm 1 mũi huyết thanh phòng viêm gan B. Sau đó, trẻ cần được tiêm nhắc thêm 3 mũi nữa (trong vòng 1 năm kể từ mũi đầu tiên) để đạt hiệu quả phòng ngừa tối ưu. Người lớn, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao (chẳng hạn như những người lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch) cũng cần được chủng ngừa (tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng). -Thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh viêm gan C Không có thuốc chủng ngừa viêm gan C, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách thực hiện những điều sau: - Có đời sống tình dục an toàn: Hãy bảo vệ bản thân và bạn tình bằng cách luôn sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ, không quan hệ cùng lúc với nhiều người, không quan hệ (dù có dùng bao cao su) với người đang hoặc nghi ngờ viêm gan hay bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác. - Không sử dụng ma túy, nhất là các loại ma túy thông qua đường tiêm như heroin hoặc cocaine. - Thận trọng khi xăm hoặc xỏ khuyên: Hãy đến nơi uy tín nếu bạn có ý định xỏ khuyên hoặc xăm hình. Điều này nhằm đảm bảo kim tiêm được sử dụng là vô trùng tuyệt đối. Phòng ngừa xơ gan Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan bằng cách: - Hạn chế uống rượu: Phụ nữ không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày và nam giới không uống nhiều hơn 2 ly/ngày. - Duy trì cân nặng hợp lý: Tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần; tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng (giảm tinh bột xấu, thức ăn chiên rán, đồ ngọt; tăng cường protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và rau củ quả) sẽ giúp bạn giữ được chỉ số cơ thể (BMI) trong giới hạn 18,5 – 22,9. Khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư Việc khám sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng nhằm phát hiện khối u ác tính ở giai đoạn sớm, có thể điều trị khỏi và giảm chi phí cho người bệnh, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao: viêm gan B/C mạn tính, xơ gan… Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều phương pháp hiện đại giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư gan và các phương pháp điều trị ung thư gan tiên tiến, hiện đại như nút mạch u gan, phẫu thuật cắt gan, điều trị hoá chất,... góp phần nâng cao hiệu quả điều trị; cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.   BS. Nguyễn Độ Vỹ – Khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK

THÔNG BÁO Tuyển dụng lao động hợp đồng đợt 2 năm 2023

Xét nhu cầu nhân lực phục vụ công tác chuyên môn trong Bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thông báo tuyển dụng lao động hợp đồng đợt 2 năm 2023 như sau: I. Nhu cầu tuyển dụng Số lượng tuyển dụng: 49 người. STT Vị trí việc làm Trình độ Số lượng (người) 1 Bác sĩ Đa khoa; sau đại học 15 Chẩn đoán hình ảnh 02 2 Điều dưỡng Trình độ cao đẳng trở lên 30 3 Kỹ thuật y Cao đẳng, Đại học kỹ thuật hình ảnh y học 02 II. Điều kiện đăng ký dự tuyển 1. Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và có đủ các điều kiện sau đây: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng; đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. 2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. [[{"fid":"5407","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 711px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5408","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 706px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] III. Hồ sơ dự tuyển 1. Thành phần hồ sơ dự tuyển - Số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển: 01 bộ; - Hồ sơ có đủ các thành phần sau: (1) Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu kèm theo); (2) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; (3) Bản sao Bằng tốt nghiệp phù hợp với vị trí dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; (4) Bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; (5) Bản sao Bảng điểm học tập được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; (6) Bản sao chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; (7) Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển; (8) Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; (9) Bản sao Giấy khai sinh được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. 2. Thời gian nhận hồ sơ Từ ngày 09/10/2023 đến hết ngày 20/10/2023 (vào các ngày làm việc trong tuần, trừ thứ Bảy và Chủ nhật). 3. Địa chỉ nhận hồ sơ  Phòng Tổ chức cán bộ - Tầng 2 nhà D, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại liên hệ: 02053.898.126. IV. Hình thức tuyển dụng Sau khi rà soát hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo vị trí việc làm, Bệnh viện sẽ tiến hành phỏng vấn tuyển dụng. Thời gian phỏng vấn sẽ thông báo cụ thể tới người dự tuyển./.

ĐAU MẮT ĐỎ: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC NHỎ MẮT

Dịch đau mắt đỏ đang lây lan với số ca tăng nhanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên một số người bệnh đau mắt đỏ thay vì đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì lại tự mua thuốc nhỏ mắt dùng trong thời gian dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây suy giảm thị lực. Bệnh nhân nữ (25 tuổi, ở TP. Lạng Sơn) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khám bệnh với tình trạng đau nhức cả 2 bên mắt, nhìn mờ, tăng nhãn áp. Bệnh nhân cho biết, trước đó chị bị ngứa, đỏ mắt nên đã tự đến hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt loại Tobradex. Sau vài ngày nhỏ thuốc này, chị thấy khỏi các triệu chứng, nhưng chỉ dừng thuốc 2 ngày thì tình trạng bệnh lại tái phát. Bệnh nhân lại tiếp tục mua Tobradex về nhỏ mắt cho đến khi thấy mắt ngày càng đau nhức và mờ đi mới đến Bệnh viện khám. Tobradex là thuốc nhỏ mắt phối hợp giữa tobramycin và dexamethasone. Là một loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định khá rộng rãi để điều trị các viêm nhiễm tại kết mạc, giác mạc, bờ mi, viêm màng bồ đào trước… do nhiễm khuẩn, dị ứng, rối loạn miễn dịch. Thuốc còn được dùng sau phẫu thuật bề mặt nhãn cầu, hay phẫu thuật vào nội nhãn để chống viêm, giảm đau. Tobramycine là kháng sinh, có tác dụng mạnh và hấp thu nhanh. Còn dexamethasone là hoạt chất chống viêm thuộc dòng Corticoid rất mạnh, hấp thu tốt vào nội nhãn, có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức và cương tụ mạch máu nhanh chóng. Sự phối hợp giữa 2 hoạt chất này sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh mắt nhanh chóng được đẩy lùi, đạt hiệu quả điều trị mong muốn cho người kê đơn và cả bệnh nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là một loại thuốc kê đơn, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Do thuốc chứa Corticoid nên nếu lạm dụng để nhỏ mắt thường xuyên, kéo dài sẽ gây tăng nhãn áp (bệnh Glôcôm), làm tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực. Điều nguy hiểm là khi giảm thị lực do dùng thuốc này thì không bao giờ hồi phục. Thời gian gần đây, Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận một số trường hợp tương tự như bệnh nhân trên, ban đầu chỉ là viêm kết mạc thông thường nhưng do lạm dụng thuốc chứa Corticoid trong thời gian dài đã dẫn đến suy giảm thị lực do bệnh Glocom, đây là bệnh có nguy cơ gây mù loà rất cao. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa Mắt, người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid. Việc lạm dụng Corticoid có thể dẫn đến ức chế phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt thứ phát, kéo dài thời gian nhiễm trùng hơn, đặc biệt tăng nguy cơ kháng thuốc. Trong một số trường hợp, thuốc chứa dexamethasone sẽ giúp giảm viêm, giảm đỏ mắt nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi lạm dụng trong thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (một tình trạng có khả năng gây mù),… Các biến chứng này càng đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ em. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt. Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn (đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng, ..) hoặc để phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. [[{"fid":"5405","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 345px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 5 bước nhỏ thuốc mắt đúng cách - Bước 1: Rửa tay sạch. Ngửa đầu ra sau và nhìn lên trần nhà. - Bước 2: Dùng ngón trỏ kéo nhẹ mi dưới xuống, để lộ cùng đồ dưới. - Bước 3: Bóp nhẹ chai thuốc, nhỏ 1 giọt thuốc vào cùng đồ dưới. Tránh để chai thuốc chạm vào mắt, mi mắt hay ngón tay. - Bước 4: Nhắm mắt nhẹ nhàng, dùng tay đè nhẹ vào góc trong mắt. - Bước 5: Dùng khăn giấy lau nhẹ phần thuốc tràn ra ngoài mi mắt. Người dân cần lưu ý, khi có các dấu hiệu đau mắt, cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để được thăm khám và chỉ định điều trị hợp lý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tránh sai xót, nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

PHÁT HIỆN SỚM, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Ung thư đại tràng là căn nguyên gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới và đứng thứ 5 tại Việt Nam. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả cũng như phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này? Ung thư đại tràng (tiếng Anh là Colon Cancer) là bệnh lý ung thư xảy ra ở đại tràng (phần dài nhất của ruột già). Đây là căn bệnh ung thư phổ biến được chẩn đoán ở cả nam giới và nữ giới. Những người có nguy cơ mắc bệnh: - Những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là sau 50 tuổi kể cả khỏe mạnh hoàn toàn - Những người có tiền sử cá nhân hay gia đình mắc bệnh ung thư đại – trực tràng hoặc có polip trong đại – trực tràng. - Ăn nhiều chất béo - Những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính - Những người ít vận động và béo phì  Biểu hiện của bệnh:  - Thay đổi bất thường và kéo dài về thói quen đi vệ sinh như tiêu chảy, táo bón  - Cảm giác muốn đi vệ sinh  mà không đi được  - Phân có màu đỏ hay sẫm mầu  - Đau chướng bụng  - Suy nhược và mệt mỏi  - Thiếu máu  - Giảm cân ngoài ý muốn Chẩn đoán ung thư đại tràng: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám ban đầu, ghi nhận thêm các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, tiền sử bệnh lý gia đình,… Dựa vào các thông tin thu thập được, trong trường hợp nghi ngờ khối u ác tính xuất hiện ở đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. - Siêu âm ổ bụng: kỹ thuật này sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu cảnh báo gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột,… - Chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm phát hiện về  hình dạng, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u, đồng thời phát hiện sự lan tràn của ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể. - Nội soi đại tràng: Đây là kỹ thuật để xem bên trong lòng đại tràng, có thể quan sát thấy polyp, vùng mô bất thường hoặc ung thư. Thông qua nội soi, người ta dùng thiết bị để có thể lấy mẫu mô bất thường để làm sinh thiết. - Sinh thiết: Mẫu mô hoặc tế bào bất thường được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính. [[{"fid":"5402","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 374px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật Phương pháp điều trị ung thư đại tràng: - Phẫu thuật: Phần đại tràng bị ung thư và các tuyến bạch huyết sẽ được cắt bỏ. Có 2 phương pháp là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai phẫu thuật nội soi cắt đại tràng giúp bệnh nhân tránh được những vết sẹo dài sau phẫu thuật. Phương pháp mới này có ưu điểm rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp cần thiết, phẫu thuật nội soi sẽ được kết hợp với phẫu thuật hở, tuy nhiên chỉ bằng một vết sẹo ngắn. - Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ được tiếp tục hóa trị, xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót. Phòng ngừa: Bạn toàn hoàn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng bằng cách thay đổi lối sống:  - Không hút thuốc lá;  - Hạn chế thức uống có cồn;  - Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì;  - Tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, tiêu thụ lượng chất đạm hợp lý; chế biến thức ăn khoa học;  - Tập thể dục thể thao đều đặn, 2 – 3 lần/tuần; Quan trọng nhất, mỗi người cần chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa với trang thiết bị hiện đại, chuyên gia giàu kinh nghiệm để được tư vấn về việc tầm soát ung thư đại tràng để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, ung thư đại tràng có thể được phát hiện sớm bằng các phương pháp tầm soát hiện đại. Do đó, khuyến cáo người trên 40 tuổi hoặc người có những yếu tố nguy cơ cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý và có biện pháp điều trị bệnh tối ưu.   Bác sĩ Hoàng Phan Hùng – Khoa Ngoại Tiêu hoá

PHẪU THUẬT FREY-BEGER TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY MẠN

Vừa qua, khoa Ngoại Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân nam 65 tuổi, vào viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, vàng da vàng mắt. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán tắc mật do viêm tụy mạn, tụy có nhiều tổ chức xơ, sỏi tụy và nang vùng đầu tụy gây giãn ống tụy và ống mật chủ. Do bệnh nhân đã tắc mật nên nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật rất cao, nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa đã nhanh chóng làm đầy đủ các xét nghiệm, thực hiện hồi sức trước mổ và mổ khẩn cho bệnh nhân. Bệnh nhân được phẫu thuật bằng  phương pháp phẫu thuật Frey-Beger, cắt lọc nhu mô tụy, lấy bỏ sỏi tụy và dẫn lưu nang đầu tụy. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện. [[{"fid":"5399","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2050","width":"1535","style":"width: 500px; height: 668px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện Viêm tụy mạn là viêm tụy dai dẳng dẫn đến sự phá hủy không hồi phục nhu mô tụy gây nên tổn thương cấu trúc vĩnh viễn, gây xơ hóa và hẹp hoặc giãn ống tụy. Tổn thương xơ hóa nhu mô tụy làm suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết của tụy gây đau mạn tính, đái tháo đường. Yếu tố nguy cơ chính gây ra viêm tụy mạn là hút thuốc lá và lạm dụng rượu. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tụy mạn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Trong đó, phẫu thuật Frey-Beger được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Phẫu thuật Frey - Beger là phương pháp thường dùng trong mổ tụy do ưu điểm giảm đau tốt, biến chứng sau mổ thấp (9%), giúp giảm đau, kiểm soát viêm tụy mạn tính kết hợp nhằm giải quyết hay phòng ngừa các biến chứng của các cơ quan lân cận do viêm tụy mạn gây ra, bảo tồn được chức năng tụy nội tiết và ngoại tiết, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Đây là phương pháp phẫu thuật với độ khó cao, đòi hỏi phẫu thuật viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện. Hiện nay, các bác sĩ BVĐK đã làm chủ được phương pháp phẫu thuật Frey - Beger, giúp bệnh nhân không phải chuyển tuyến trên, giảm thời gian và chi phí điều trị, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Yếu tố nguy cơ chính gây ra viêm tụy mạn là hút thuốc lá và lạm dụng rượu. Viêm tụy mạn thường diễn biến xấu đi theo thời gian, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc thiết lập lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu, bia và chất kích thích, đồng thời có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Đình Trọng Nghĩa - Khoa Ngoại Tiêu hóa

BỆNH VIỆN CHÚC MỪNG 62 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Nhân dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (4/10/1961 – 4/10/2023) chiều ngày 2/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm, chúc mừng các đồng chí Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5397","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại diện lãnh đạo Bệnh viện đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC CNCH) - Công an tỉnh Lạng Sơn. Những năm qua, lực lượng cảnh sát PCCC CNCH đã luôn đồng hành cùng ngành Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người bệnh và nhân dân. Hình ảnh người cán bộ chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy liều mình xông pha trong hiểm nguy, mưa lũ, hỏa hoạn, thiên tai… để cứu nạn, cứu hộ, giúp đỡ nhân dân đã trở nên gần gũi, thân thuộc và xây dựng được niềm tin, trở thành điểm tựa tinh thần, là chỗ dựa vững chắc cho nhân viên y tế và nhân dân. [[{"fid":"5398","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Năm 2023, kỷ niệm 62 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi tới các đồng chí cán bộ, chiến sĩ lực lượng cảnh sát PCCC - CNCH lời tri ân sâu sắc vì những nỗ lực, đóng góp và đồng hành cùng Bệnh viện trong thời gian qua. Kính chúc toàn thể cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC - CNCH tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, ra sức cống hiến trí tuệ, sức lực, chung sức, đồng lòng, sát cánh cùng ngành Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong công tác đảm bảo an toàn, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

BỆNH BẠCH HẦU – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH PHÒNG BỆNH

Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Hiện nay, bệnh bạch hầu với diễn biến phức tạp và lây lan nhanh ở một số tỉnh phía Bắc khiến nhiều người diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em trong cộng đồng. Vậy người dân cần phải làm gì để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này? Bệnh bạch hầu là gì? Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Nguyên nhân gây bệnh Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có 3 týp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhầy bao quanh cơ thể, vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày, thậm chí là vài tuần. Một đặc điểm khác của vi khuẩn bạch hầu là sự nhạy cảm với các yếu tố lý, hóa. Dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ, ở nhiệt độ 58 độ C vi khuẩn sống được 10 phút, ở phenol 1% và cồn 60 độ có thể sống được 1 phút. [[{"fid":"5392","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2022","width":"1587","style":"width: 500px; height: 637px;","class":"media-element file-default"}}]] Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết: Bạch hầu dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ đúng thời điểm. Các biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy như: - Viêm họng, mũi, thanh quản, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm, sưng tấy vùng cổ. - Giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt. - Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh. Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Biến chứng khôn lường của bệnh bạch hầu Biến chứng thường gặp nhất ở bệnh là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì những biến chứng khác. Liệt màn khẩu cái (màn hầu) là một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả liệt cơ hoành. Ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp. Bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh đối với sản phụ là khoảng 50%, một phần ba trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu có thể cải thiện tỷ lệ sống sót và mang thai, nhưng biến chứng vẫn cần được điều trị kéo dài. Tỷ lệ tử vong của bệnh thường vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, mang khẩu trang ở những nơi công cộng. 3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. 5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng  Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi            

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 9 NĂM 2023

Chiều ngày 27/9/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 9 năm 2023. Dự buổi sinh hoạt khoa học có hơn 70 bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là BSCKI. Bế Thị Ly La, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5387","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong Bệnh viện đã cùng tìm hiểu, đưa ra ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác Kiểm soát đái tháo đường nội viện, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị tăng đường huyết và đái tháo đường trong bệnh viện. Các tình huống lâm sàng được đưa ra thảo luận tại buổi sinh hoạt đều là các tình huống thường gặp trong khám và điều trị chuyên khoa, các bác sĩ đã cùng thảo luận đưa ra phương pháp xử trí phù hợp đối với từng tình huống. [[{"fid":"5388","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật những kiến thức mới nhất và có giá trị cao phục vụ chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị mới trong chuyên ngành, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

SINH HOẠT KHOA HỌC “CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BẠCH HẦU NẶNG – NGUY KỊCH”

Chiều ngày 26/9/2023, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học trực tuyến “Chẩn đoán và điều trị bạch hầu nặng – nguy kịch”. Tham dự sinh hoạt khoa học có Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị Y tế trên cả nước. Hiện nay, bệnh bạch hầu với diễn biến phức tạp và lây lan nhanh ở một số tỉnh phía Bắc khiến nhiều người diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em trong cộng đồng. Do vậy, việc cập nhật kiến thức để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời là vấn đề rất quan trọng với tất cả các cơ sở Y tế. [[{"fid":"5385","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các bác sĩ BVĐK tham dự sinh hoạt khoa học “Chẩn đoán và điều trị bạch hầu nặng – nguy kịch” Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã được cập nhật kiến thức chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân nặng và nguy kịch. Buổi sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ, chia sẻ, cung cấp kiến thức cần thiết giúp các bác sĩ cập nhật thêm nhiều thông tin mới, thông tin quan trọng để chủ động chuẩn bị các phương án tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị, cách ly bệnh nhân ngay khi có trường hợp mắc bệnh trên địa bàn. Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ đúng thời điểm. Bệnh có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt thậm chí là bộ phận sinh dục. Các biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy như: - Viêm họng, mũi, thanh quản, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm, sưng tấy vùng cổ. - Giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt. - Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh. Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, mang khẩu trang ở những nơi công cộng. 3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. 5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng  Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi             

Trang