CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

NGỘ ĐỘC KHÍ CO DO SƯỞI THAN: NGUY HIỂM CẦN ĐỀ PHÒNG

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 02 bệnh nhân Ngộ độc khí CO (Cacbon Monoxide). Một trường hợp bệnh nhân nam 61 tuổi, địa chỉ Lộc Bình – Lạng Sơn cùng vợ tự đốt than hoa sưởi ấm trong nhà, được người nhà phát hiện trong tình trạng gọi hỏi không biết, tím tái toàn thân, gia đình đưa tới Bệnh viện. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc khí CO, hiện đang được thở máy, hồi sức tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Vợ bệnh nhân cũng bị ngộ độc khí CO mức độ nhẹ hơn, đang được điều trị tại TTYT huyện Lộc Bình. [[{"fid":"5597","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1464","width":"1919","style":"width: 500px; height: 381px;","class":"media-element file-default"}}]] Một trường hợp bệnh nhân nhi 12 tuổi, địa chỉ ở TP. Lạng Sơn, vào viện trong tình trạng lơ mơ, tím môi. Trước đó ở nhà, mẹ bé đặt than củi trong buồng tắm kín cho trẻ đi tắm, khoảng 40 phút sau gọi không thấy trẻ trả lời phát hiện trẻ nằm bất tỉnh trong phòng tắm và được gia đình đưa đi cấp cứu, ngay khi vào viện trẻ được thở oxy dòng cao, hồi sức tích cực, may mắn bệnh nhân đã hồi phục tốt. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, sức khoẻ đã tạm ổn định. Những ngày này, thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp, người dân thường có thói quen đốt than sưởi ấm. Tuy nhiên, việc làm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Theo các bác sĩ, đốt than trong phòng ngủ, không gian chật hẹp, đóng kín cửa sẽ đốt hết khí oxy, sản sinh ra khí CO gây ngộ độc. Với đặc điểm của khí CO là không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy cơ thể bất thường gần nhưng đã rơi vào tình trạng ngộ độc, khó nhận thức, không còn khả năng ứng phó và tự ra khỏi khu vực có khí độc rồi lịm dần. Ngộ độc khí CO có thể gây nên nhưng tổn thương não khó hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số trường hợp ngộ độc nặng sẽ dẫn tới tử vong. Khi thời tiết chuyển lạnh, thay vì sử dụng than, củi để sưởi ấm trong phòng, người dân có thể sử dụng nhiều biện pháp giữ ấm khác như: che chắn kỹ các phòng; mặc trang phục phù hợp để giữ ấm cơ thể; dùng đèn sưởi, quạt sưởi, điều hoà. Uống đủ nước, nên uống nước ấm, tăng cường dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ. Khi phát hiện có người bị ngạt khí, cần nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi phòng, ra ngoài không gian thoáng khí để kịp thời bổ sung oxy, đồng thời gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

HỘI THẢO CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP

Chiều 19/1/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Cập nhật chẩn đoán và xử trí một số bệnh tim mạch thường gặp. Đồng chủ trì Hội thảo có TS.BS Hoàng Văn – Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; BSCKII Đặng Huy Du – Phó Giám đốc BVĐK, BSCKI Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc BVĐK. Báo cáo viên là các bác sĩ đến từ Bệnh viện Tim Hà Nội. Tham dự Hội thảo có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng thuộc các Bệnh viện tuyến tỉnh và các TTYT huyện, thành phố. [[{"fid":"5588","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] BSCKII Đặng Huy Du - Phó Giám đốc BVĐK tỉnh phát biểu khai mạc Tại Hội thảo, các bác sĩ, dược sĩ đã được cập nhật những kiến thức về Tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp; Chẩn đoán và xử trí một số rối loạn nhịp thường gặp; Những tiến bộ trong điều trị suy tim; Hội chứng vành cấp - Từ cấp cứu đến thực hành lâm sàng… Đây là những bệnh lý tim mạch thường gặp trong quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Các bác sĩ, điều dưỡng cũng đã thảo luận, trao đổi ý kiến để nâng cao kiến thức chuyên môn với các chuyên gia. [[{"fid":"5589","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5590","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các Báo cáo viên của Bệnh viên Tim Hà Nội trình bày các chuyên đề Trong thời gian qua, Bệnh viện Tim Hà Nội luôn tận tình hỗ trợ chuyên môn cho  BVĐK qua các hình thức tập huấn, đào tạo, “cầm tay chỉ việc" trong chuyển giao kỹ thuật… Qua đó, góp phần phát triển chuyên ngành tim mạch tại BVĐK, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân tỉnh nhà.

ỨNG DỤNG Y HỌC HIỆN ĐẠI: ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM, CHỮA BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

Kết hợp Y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh là một chủ trương lớn của Chính phủ và của Bộ Y tế nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh. Những năm gần đây, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tích cực ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào khám chữa bệnh y học cổ truyền, tạo thuận lợi cho người bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị. Trước đây, khi nhắc đến y học cổ truyền, nhiều người thường nhớ đến những bài thuốc được sắc trong ấm đất hoặc những phương pháp điều trị thủ công. Thế nhưng những năm gần đây, việc điều trị bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều đổi mới từ việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đến việc đào tạo tập huấn, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới vào khám, chẩn đoán và điều trị. Ưu điểm nổi bật của y học cổ truyền là vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt lý luận y học cổ truyền phương Đông vào chẩn trị. Thầy thuốc, bác sĩ y học cổ truyền thường nhìn một cách toàn diện, tổng thể về tình trạng thể chất, tinh thần… người bệnh, từ đó đưa ra lộ trình điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chữa bệnh từ căn nguyên. Điều này cũng rất phù hợp việc điều trị các bệnh lý mạn tính. Hiện nay, trong xu hướng kết hợp y học cổ truyền - y học hiện đại, các bác sĩ Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện phối hợp sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu... để nâng cao hiệu quả trong chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi sức khỏe cũng như khi điều trị các bệnh lý. Các kỹ thuật y học cổ truyền được ứng dụng đa dạng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý, như các bệnh mạn tính béo phì, dạ dày tá tràng…, các bệnh lý cơ xương khớp - chấn thương chỉnh hình như thoái hóa khớp, viêm khớp, hội chứng vai gáy, yếu liệt…, các bệnh lý nội thần kinh như đau đầu, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não,… [[{"fid":"5586","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"763","width":"1261","style":"width: 500px; height: 303px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ khoa Y học cổ truyền thực hiện kỹ thuật kéo nắn cột sống cổ cho bệnh nhân Sự kết hợp vận dụng y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám chữa bệnh khá đa dạng, như: Khám, chẩn đoán, điều trị chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết; Phối hợp cả y học cổ truyền - y học hiện đại trong khám, chẩn đoán bệnh, sau đó tùy mức độ, giai đoạn bệnh để chọn lựa cách điều trị phù hợp (chủ yếu bằng y học hiện đại hay y học cổ truyền hoặc kết hợp cả hai); Điều trị chủ yếu bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc và các biện pháp không dùng thuốc y học cổ truyền để hạn chế các tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, hoặc dùng y học cổ truyền giúp hồi phục chức năng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại được thực hiện chặt chẽ trên tất các lĩnh vực, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược,… hệ thống quản lý nhà nước về y tế đến hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài liệu chuyên môn hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị y tế, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong các lĩnh vực trong nhiều năm qua đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, vị thế của y học cổ truyền từng bước được nâng cao và khẳng định vai trò trong hệ thống y tế của Việt Nam.  Cùng với điều trị, công tác dược trong điều trị y học cổ truyền tại Bệnh viện cũng được hiện đại hóa. Nếu như trước đây, các bác sĩ phải sắc thuốc bằng ấm than thì hiện nay đã đưa vào sử dụng máy sắc và đóng gói thuốc, liên hoàn từ khâu sắc đến đóng gói, giúp nâng cao chất lượng thuốc cũng như tạo sự tiện lợi trong việc sử dụng, bảo quản cho người bệnh. Để ứng dụng thành công những kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ làm công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại Bệnh viện cũng thường xuyên được bổ sung về chất lượng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua học tập, đào tạo, cập nhật những kiến thức mới. Bác sĩ Chuyên khoa I. Phạm Duy Thìn, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Nếu như y học hiện đại tốt cho điều trị cấp tính thì y học cổ truyền lại có lợi cho sức khỏe khi điều trị lâu dài. Hằng năm, khoa thường xuyên tổ chức tập huấn hoàn thiện kiến thức cho y, bác sỹ trong khoa về các kỹ thuật y học cổ truyền theo phân tuyến của bộ y tế. Đến nay, khoa thực hiện tốt được 60/94 kỹ thuật, đạt tỷ lệ 70%, tiêu biểu như: Điện châm, điện mãng châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi... Đồng thời kết hợp với các khoa lâm sàng ứng dụng các kỹ thuật mới y học cổ truyền điều trị kết hợp nhiều ca khó thành công như: Mãng châm điều trị bí đái sau đẻ, sau chấn thương cột sống, sau mổ sản, mổ cột sống, liệt mặt, liệt chi, di chứng tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm cột sống... Bình quân mỗi năm khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có khoảng 1.500 bệnh nhân đến khám, gần 700 bệnh nhân điều trị nội trú. Bà Trần Thị Bình, 67 tuổi ở huyện Cao Lộc chia sẻ: Tôi bị liệt nửa người, không đi lại được, vào khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị. Được các bác sĩ, điều dưỡng chữa bệnh, chăm sóc rất tận tình, chu đáo, đến nay tôi đã đi lại bình thường, tự làm được những việc hàng ngày, tôi rất phấn khởi. Tôi nhận thấy phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền rất phù hợp và hiệu quả với người lớn tuổi chúng tôi. Các bác sĩ trong khoa đã sử dụng nhiều máy móc hiện đại nên việc điều trị trở nên nhẹ nhàng, đơn giản, tôi rất yên tâm, sức khỏe tiến triển tốt và chuẩn bị được xuất viện. Hiện nay, tỉ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trên tổng số khám chữa bệnh chung và số lượng dịch vụ y học cổ truyền thực hiện tại Bệnh viện ngày càng tăng. Những kết quả này đã khẳng định ứng dụng y học hiện đại vào khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mang lại cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng như các cơ sở y tế sự thuận tiện cho người bệnh đông thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.   Thu Hằng - Khoa Y học cổ truyền

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG NĂM 2023, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2024

Chiều 12/1/2024, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết công tác Đảng năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Thắng – Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ, Ban lãnh đạo Bệnh viện, đại diện các đoàn thể cùng toàn thể đảng viên trong Đảng bộ.   [[{"fid":"5567","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Trương Quý Trường - Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Hội nghị Trong năm 2023, Đảng bộ BVĐK đã kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm 2023 bám sát chức năng nhiệm vụ được giao. Đảng bộ Bệnh viện đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể đảng viên và quần chúng trong đơn vị; triển khai đầy đủ, kịp thời và cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi đảng viên, quần chúng; tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các chương trình kế hoạch của Đảng ủy khối. Trong năm 2023, Đảng bộ BVĐK đã xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng Phòng Truyền thống - Tuyên truyền giáo dục của Đảng bộ. Đăng ký và tổ chức thực hiện có hiệu quả 02 mô hình “Dân vận khéo làm theo lời Bác” là: Mô hình “Cán bộ, đảng viên BVĐK tỉnh Lạng Sơn tham gia hiến máu cấp cứu bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn” và Mô hình “Tổ chức khám bệnh, tư vấn kê đơn miễn phí cho đồng bào các thôn bản còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh”. [[{"fid":"5571","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Trần Mậu Việt - Phó Bí thư, Phó Giám đốc Bệnh viện trình bày Dự thảo Báo cáo tổng kết Đảng năm 2023 Công tác chuyên môn, nghiệp vụ tiếp tục được củng cố và nâng lên. Bệnh viện tiếp tục nghiên cứu, triển khai áp dụng thành công 60 kỹ thuật chuyên môn mới để phục vụ bệnh nhân. Chuyển giao 03 kỹ thuật tuyến Trung ương tại Bệnh viện. Công tác chăm sóc người bệnh ngày càng đạt kết quả tích cực; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân tốt. Tiếp tục qua tâm và chỉ đạo có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, trong năm có 35 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu cấp cơ sở. Mức tự chủ về tài chính năm 2023 của Bệnh viện đạt 109%. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Thắng ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Đảng bộ Bệnh viện đã đạt được trong năm 2023. Đồng chí nhấn mạnh, trong năm 2024, Đảng bộ Bệnh viện cần quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, xây dựng hướng dẫn và lựa chọn chi bộ thực hiện sinh hoạt chuyên đề điểm. Chuẩn bị văn kiện, đề án nhân sự của Đảng bộ cho nhiệm kỳ tiếp theo. Đảng bộ Bệnh viện cần xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể; chỉ đaọ và phê duyệt kế hoạch công tác năm của các tổ chức đoàn thể trực thuộc. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, kê khai tài sản, phòng chống tham nhũng lãng phí. Quan tâm tới công tác phát triển Đảng, giúp nhiều quần chúng nhân dân được đứng vào hàng ngũ của Đảng. [[{"fid":"5572","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Nguyễn Đức Thắng - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ khối phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Nhân dịp này, 03 tập thể và 26 cá nhân đã được nhận Giấy khen của Đảng uỷ BVĐK tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Đảng bộ BVĐK vinh dự được nhận Giấy khen của Ban thường vụ Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân vận làm theo Bác. [[{"fid":"5573","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5574","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5575","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]  

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN: HỘI CHẨN KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA CÙNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chiều ngày 11/1/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham gia chương trình “Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa” của bệnh viện Bạch Mai với phần hội chẩn ca bệnh của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, xin ý kiến điều trị bệnh nhân: Đợt cấp COPD GOLD E, Lao phổi cũ, Tăng huyết áp, Đái tháo đường type 2. [[{"fid":"5564","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hội đồng chuyên gia tư vấn của bệnh viện Bạch Mai có : PGS.TS. Võ Hồng Khôi - Trung tâm Thần Kinh, TS. Bùi Văn Cương - Khoa Hồi sức tích cực, TS. Phạm Thị Lệ Quyên - Khoa Hô hấp, TS. Nguyễn Ngọc Tráng - Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã tư vấn chi tiết về việc thực hiện một số xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị, liều lượng sử dụng các loại thuốc phù hợp trên bệnh nhân… Qua buổi hội chẩn, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đã có thêm hướng điều trị tốt hơn cho bệnh nhân COPD mức độ nặng, tổn thương phổi nhiều, thở máy kéo dài. [[{"fid":"5565","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khoa Hồi sức tích cực cũng như các khoa thuộc các khối hệ Nội, Ngoại, Sản, Nhi, và các chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn cập nhật những khuyến cáo mới trong chẩn đoán, điều trị theo phác đồ trong nước và của Thế giới, thường xuyên hội chẩn từ xa với các Bệnh viện tuyến trung ương xin ý kiến điều trị với những bệnh nhân khó, bệnh nhân nặng. Với những nỗ lực, học hỏi không ngừng nghỉ trên con đường nâng cao chất lượng chuyên môn, các bác sĩ Bệnh viện đã nắm bắt cơ hội điều trị cho bệnh nhân, nhiều ca bệnh nặng điều trị thành công ra được viện, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm thiểu số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên điều trị. Khám chữa bệnh từ xa đang là một giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục tham gia báo cáo, hội chẩn các ca bệnh với các bệnh viện tuyến trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.   BS. Đào Thị Hồng Nhung, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc

KHÔNG TIÊM PHÒNG DẠI, BỆNH NHÂN PHÁT BỆNH SAU 2 THÁNG BỊ CHÓ CẮN

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (42 tuổi, ở huyện Cao Lộc) vào viện trong tình trạng sợ gió, sợ lạnh, sợ ánh sáng, tăng kích động, thích ở trong bóng tối. Người nhà cho biết, bệnh nhân bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân phải cách đây 2 tháng, sau đó do chủ quan nên người bệnh không đi tiêm phòng dại. Khi phát bệnh dại, người bệnh mới được đưa đến bệnh viện nhưng do tiên lượng tử vong cao nên gia đình đã xin dừng điều trị. Bệnh dại hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Vì vậy, sau khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn cần phải tiêm phòng dại cho người để ngăn ngừa bệnh. [[{"fid":"5592","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"462","width":"720","style":"width: 500px; height: 321px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Truyền nhiễm BVĐK (Ảnh minh hoạ) Những trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị mèo cắn, chó cắn: - Động vật gây ra vết cắn/ cào chảy máu; vết cắn/ cào sâu, nhiều vết; vết cắn/ cào gần thần kinh trung ương (như đầu, mặt, cổ), ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục. - Động vật gây ra vết xước, liếm trên vùng da bị tổn thương, niêm mạc. - Động vật tại thời điểm cắn người có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được động vật sau khi cắn người. [[{"fid":"5557","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"800","width":"800","style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó cắn. Để ngăn ngừa dại, người bệnh cần: - Sau khi bị chó cắn, cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch. - Sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. - Sau đó đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại, ngay cả đối với vết cắn, vết cào nhẹ. Tiêm vắc-xin sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn. Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, không có thuốc điều trị đặc hiệu và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi bị động vật dại cắn hay bất kỳ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng vắc-xin, điều trị phơi nhiễm kịp thời.   Lương Minh - Khoa Truyền nhiễm

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG CA BỆNH XƯƠNG SƯỜN MỌC Ở CỔ

Ngày 11/12/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bệnh nhân có xương sườn mọc thừa ra ở đốt sống cổ số 7. Bệnh nhân là chị Vi Thị Th, 22 tuổi, nghề nghiệp là công nhân kỹ thuật làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài, gia đình cư trú tại xã Bình La, Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn. Chị Vi Thị Th nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng cổ vai phải và tay bên phải, vùng hố thượng đòn có khối u nhỏ đường kính 2,5 cm. Thăm khám tại chỗ khối u, có tiếng thổi tâm thu, cảm giác tê tay phải tăng lên khi vận động. Sau khi được chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, phát hiện mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ, đây chính là nguyên nhân chèn vào động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống và đám rối thần kinh cánh tay phải gây ra các triệu chứng kể trên. Bệnh này thường gọi là bệnh sườn cổ 7 và khá hiếm gặp. Cho đến nay, các nghiên cứu cũng chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mọc xương sườn ở cổ này. [[{"fid":"5547","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"931","style":"width: 500px; height: 516px;","class":"media-element file-default"}}]][[{"fid":"5548","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"221","width":"209","style":"width: 500px; height: 529px;","class":"media-element file-default"}}]]                     Hình ảnh khối xương bất thường của BN Vi Thị Th. Cấu tạo giải phẫu bình thường ở người, có 12 đôi xương sườn lần lượt khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và khớp với xương ức ở phía trước bên, tạo thành khung bảo vệ tim và phổi và tham gia vào các hoạt động hô hấp. Riêng các đốt sống vùng cổ thì không khớp với xương sườn. Trường hợp bệnh nhân Vi Thị Th, do mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ chèn ép vào mạch máu thần kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu gây đau, teo cơ, liệt tay. Ngày 13/12/2023, bệnh nhân Vi Thị Th đã được các bác sỹ khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực phẫu thuật cắt bỏ khối xương bất thường này. Đây là phẫu thuật khá khó ở vùng nền cổ, phải phẫu tích để tách các mạch máu lớn và các dây thần kinh rất quan trọng đi qua. Ca mổ đã được tiến hành thành công trong thời gian 1 giờ, cắt bỏ toàn bộ  xương dị dạng, là nguyên nhân gây chèn ép mạch máu thần kinh vùng cổ bên phải của bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân bệnh nhân ổn định, không còn biểu hiện chèn ép mạch máu, thần kinh, vận động tay phải bình thường. Trên thực tế, phẫu thuật này được thực hiện không nhiều tại một số bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam. Đây là loại phẫu thuật khó, nếu không thực hiện tốt sẽ xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lần đầu tiên thực hiện ca mổ này. Việc phẫu thuật thành công bệnh nhân sườn cổ 7 là một tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ngoại khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn. Thời gian tới Bệnh viện sẽ tiếp nhận và phẫu thuật thường quy những bệnh nhân mắc bệnh này, đồng thời nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chuyên sâu khác để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.   Ths.Bs CKII Vi Hồng Đức

Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH 27/12

Sáng 07/12/2020, tại phiên họp toàn thể, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, đồng thuận Nghị quyết A/RES/75/27- Nghị quyết do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27/ 12 hàng năm. Theo đó, Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12 tập trung vào nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng và các quốc gia về việc thường xuyên phòng bệnh dịch. Cụ thể là cần tăng cường năng lực để đối phó kịp thời, đầy đủ và dập tắt nhanh chóng với bất kỳ dịch bệnh nào xảy ra. Vì vậy, Nghị quyết kêu gọi các quốc gia cần đầu tư cho năng lực sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, phát hiện và giảm thiểu tác động của các tình huống nguy cấp ở tất cả các cấp độ, đồng thời tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần đẩy mạnh phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế trên tinh thần ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, để có thể đảm bảo những đứa trẻ của chúng ta và các thế hệ tiếp theo sẽ được tiếp quản một thế giới an toàn, phục hồi tốt và bền vững. [[{"fid":"5543","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày 27/12 được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh do đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông về nguyên nhân của bệnh dịch và điều chế vaccine đã và đang tiếp tục cứu sống nhiều thế hệ trên toàn thế giới. Sáng kiến của Việt Nam về Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh được đưa ra đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ và gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại, nên đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bởi có nhiều quan điểm cho rằng sự chuẩn bị sẵn sàng là một khoản đầu tư đúng đắn với chi phí thấp hơn nhiều so với các khoản chi khẩn cấp. Vì vậy, cần có chiến lược và lộ trình dài hạn để xây dựng một hệ thống ứng phó với những đại dịch tương tự trong tương lai.

LƯU Ý VỀ QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHÁM BÊNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Từ ngày 01/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 chính thức có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật mới, “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”(sửa đổi trước đây là người từ đủ 80 tuổi trở lên”. Đối với các trường hợp người bệnh có thẻ BHYT có nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện hoặc phòng khám tương đương, khi muốn tới khám tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, người bệnh cần xin giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu (được ghi rõ trên thẻ BHYT) để được hưởng đúng chế độ BHYT. [[{"fid":"5539","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ví dụ: Bệnh nhân có địa chỉ thường trú tại xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập; thẻ BHYT ghi nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã Kiên Mộc. Khi tới khám tại Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn, người bệnh cần xin giấy chuyển tuyến từ TTYT huyện Đình Lập để được hưởng chế độ BHYT. Bệnh viện ĐK tỉnh xin thông báo để người dân biết và chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ khi tới khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

SINH THIẾT U XƯƠNG – TIÊU CHUẨN VÀNG PHỤC VỤ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, ở xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, vào viện do bị gãy xương đùi trái. Người nhà bệnh nhân cho biết, người bệnh tự nhiên bị gãy xương đùi không do chấn thương hay va đập. Kết quả chụp X-quang cho thấy hình ảnh gãy xương đùi trái, nghi ngờ gãy xương do u xương. [[{"fid":"5536","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sĩ quyết định thực hiện phương pháp sinh thiết u xương cho bệnh nhân trên nền máy chụp mạch DSA. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng kim sinh thiết lõi cứng để đi qua da, vào xương và cắt mảnh xương nghi ngờ bệnh lý sau đó xét nghiệm xác định tế bào lành tính hay ác tính. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác u xương, giúp phát hiện u lành tính hoặc ung thư hay di căn xương, phục vụ tối ưu trong chẩn đoán và điều trị chính xác u xương. Trước đây, đối với người bệnh nghi ngờ u xương, các bác sĩ phải thực hiện mổ mở đến tận phần xương nghi ngờ mắc bệnh mới có thể lấy được mảnh xương để xét nghiệm, do vậy phương pháp cũ thường gây nhiều tổn thương và đau đớn cho người bệnh. Với phương pháp sinh thiết xương trên nền DSA, người bệnh chỉ cần gây tê, vết chọc kim rất nhỏ (khoảng 2mm), không xâm lấn, ít chảy máu, cho kết quả có độ chính xác cao. [[{"fid":"5537","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Việc thực hiện kỹ thuật này tại Bệnh viện tỉnh đã góp phần giúp người bệnh được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật hiện đại, giảm chi phí, thời gian nằm viện, đồng thời nâng cao công tác chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Trang