CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 11 NĂM 2023

Chiều 23/11/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 11 năm 2023. Dự buổi sinh hoạt khoa học có các bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là BSCKII. Phan Chí Dũng – Trưởng khoa Ngoại thận – Tiết niệu. [[{"fid":"5498","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trần Mậu Việt - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện đã cùng tìm hiểu, đưa ra ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung: Chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Báo cáo viên đã trình bày những nội dung thiết thực như: Cách lựa chọn đề tài, Cách xây dựng đề cương, Chi tiết các phần trình bày trong đề tài… [[{"fid":"5499","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] BSCKII. Phan Chí Dũng - Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu chia sẻ kinh nghiệm làm đề tài NCKH Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp nhân viên Bệnh viện cập nhật những kiến thức bổ ích để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là với những bác sĩ trẻ, những nhân viên chưa thực hiện nhiệm vụ này. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng của các sáng kiến, đề tài cấp cơ sở; từ đó, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại đơn vị.  

GIA TĂNG TRẺ NHẬP VIỆN DO VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

Từ đầu tháng 11/2023 đến nay, trung bình mỗi ngày, Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận từ 80 đến 106 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có trên 80% mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ngày 12/11, bé Vi Ngọc H., 4 tháng tuổi, ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng ho, khó thở, suy hô hấp. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận trẻ bị viêm phế quản phổi và chỉ định cho thở ô xy, khí dung. Sau 4 ngày điều trị, đến nay sức khỏe của bé dần ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Chị Lý Thị Hoa, mẹ bé H. kể: Thấy bé ho nhiều, gia đình tôi mua thuốc về cho cháu uống đến ngày thứ 3 vẫn không đỡ mà càng ho nhiều hơn và có hiện tượng khó thở nên đã đưa bé vào viện. Được các bác sĩ cho thở máy và uống thuốc đến nay sức khỏe của con tôi đã tốt hơn, bé thở bình thường, ho giảm dần. [[{"fid":"5488","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bé Lý Đức D. (gần 3 tuổi, ở khối 3, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc) cũng đang điều trị vì bị viêm phế quản co thắt. Vừa dỗ cháu uống thuốc, bà Hoàng Thị Hạnh, bà của cháu D. cho hay: Cháu bị sốt cao, co giật, nhập viện từ chiều ngày 10/11. Các bác sĩ cho uống thuốc, điều trị. Đến nay, sức khỏe của cháu đã ổn định hơn, không còn co giật nữa. D. và H. là hai trong số hàng trăm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp phải nhập viện điều trị thời gian gần đây. Được biết, trung bình mỗi ngày khoa nhi có khoảng 60 đến 70 bệnh nhi. Thế nhưng từ đầu tháng 11/2023 đến nay, mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 80 đến 100 trẻ phải nhập viện điều trị, cao điểm 106 trẻ/ngày. Trong số đó có trên 80% mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Được biết, trong thời điểm giao mùa, sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm khiến số trẻ viêm đường hô hấp tăng cao. Các bệnh phổi, phế quản phát triển mạnh do độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp, trong khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, các vi sinh vật phát triển thuận lợi dẫn đến viêm mũi, viêm họng, xoang, từ đó nhiễm trùng lan xuống phế quản và nhu mô phổi, gây viêm phế quản, viêm phổi. Nhiều cháu nhập viện trong tình trạng nặng. Bác sĩ CKI Ma Văn Minh, Trưởng khoa Nhi, cho biết: Để tránh các bệnh viêm đường hô hấp trên và bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, phụ huynh cần lưu ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi cho trẻ, đặc biệt các loại vắc xin có liên quan đến bệnh theo mùa. Cùng với đó người lớn cần vệ sinh nhà cửa, các đồ vật thông dụng, giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi; để ý nhắc trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh, giữ ấm cơ thể trong những đợt thời tiết chuyển mùa. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà và giữ ấm khi trẻ ngủ. Tránh cho trẻ mặc quá nhiều áo, khi trẻ toát mồ hôi do chạy nhảy thì phải thay áo quần tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

NHỮNG LÁ THƯ ẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC

Những lá thư cảm ơn được viết trong phòng bệnh, có những lá thư viết tay nắn nót, cũng có nhiều lá thư được viết vội… Mỗi lá thư là một câu chuyện cảm động, chứa đựng tình cảm, thể hiện sự biết ơn, cảm kích mà người bệnh và người nhà người bệnh dành cho các thầy thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bệnh nhân Hoàng Văn K. (49 tuổi, ở xã Hồng Phong, huyện Bình Gia) vào viện do uốn ván, liệt tứ tri, tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Có những lúc tưởng chừng bệnh nhân không thể vượt qua được, nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc và sự cố gắng, không bỏ cuộc của chính người bệnh mà các bác sĩ đã cứu sống được bệnh nhân. Trong niềm hạnh phúc vỡ oà, con gái bệnh nhân đã gửi thư cảm ơn thể hiện tình cảm chân thành nhất tới tập thể Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, nhờ sự nỗ lực hết mình không quản ngày đêm của các chiến sĩ áo trắng mà người bệnh đã một lần nữa hồi sinh, trở về với gia đình. [[{"fid":"5481","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"678","width":"1004","style":"width: 500px; height: 338px;","class":"media-element file-default"}}]] Tháng 8/2023, Khoa Vật lí trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhận được Thư cảm ơn của anh Vi Văn X., 42 tuổi, trú tại thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình kể câu chuyện về thời gian anh điều trị tại khoa. Bị chấn thương trong quá trình huấn luyện phục vụ công tác, anh Xáo vào viện trong tình trạng “thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, đau nhức tứ chi, không tự đi lại được”. Sau 2 tuần điều trị, với sự hỗ trợ, chăm sóc tận tình của các bác sĩ, điều dưỡng, anh Xáo đã hồi phục sức khoẻ, tự đi lại được bình thường. Trong thư, anh Xáo đã thể hiện sự xúc động khi được các bác sĩ, điều dưỡng “ân cần chăm sóc như người thân trong gia đình”. Em Lương Thanh T. (ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) mới 7 tuổi nhưng đã có hơn 5 năm điều trị bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassemia) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trong đợt điều trị hồi tháng 6/2023, Trúc viết thư “Gửi lời tri ân” gửi các bác sĩ, điều dưỡng Khoa nhi Bệnh viện. Những dòng chữ nắn nót bày tỏ tình cảm, sự ngưỡng mộ đối với chiếc áo blouse trắng: “các cô, chú bác sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng trông đơn giản nhưng bên trong là trái tim chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc bệnh nhân như ruột thịt”. Và chính những tình cảm đó đã trở thành động lực để cho em cố gắng vượt qua bệnh tật “con sẽ cố gắng chống chọi với bệnh tật, cố gắng học thật giỏi để lớn lên trở thành người có ích”. [[{"fid":"5482","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"527","width":"1004","style":"width: 500px; height: 262px;","class":"media-element file-default"}}]] Mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhận được hơn 200 lá thư cảm ơn thông qua Hòm thư góp ý được đặt tại các khoa trong Bệnh viện. Những tình cảm, sự trân trọng được gửi gắm trong các lá thư đã trở thành động lực để các cán bộ, nhân viên y tế nỗ lực vượt khó, chăm sóc bệnh nhân. Bác sĩ Ma Văn Minh (Trưởng Khoa Nhi, BVĐK) chia sẻ: Tôi thực sự rất bất ngờ và xúc động khi bệnh nhân 7 tuổi nhỏ bé, yếu ớt hằng ngày phải nằm trên giường bệnh truyền máu vẫn dành sự quan tâm, quan sát các bác sĩ, điều dưỡng và viết thư cảm động như vậy. Mỗi ngày khoa tiếp nhận, điều trị khoảng 70 đến 80 bệnh nhi, trong đó có những em bé rất nhỏ đã mang trong mình bệnh tật. Do đó, chúng tôi luôn cố gắng hết sức để giúp các cháu nhỏ vượt qua cơn đau, giúp người thân của các cháu cảm thấy thoải mái, chăm sóc các cháu tốt hơn. Nghề nào cũng có những câu chuyện đặc biệt. Nghề y càng đặc biệt hơn khi liên quan đến sức khỏe, tính mạng của  con người. Bác sĩ Đặng Huy Du, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện cho biết: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có hơn 800 cán bộ, nhân viên y tế. Tuy còn nhiều khó khăn và nhiều áp lực trong công việc nhưng với tinh thần trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc, các cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện đã không quản ngày đêm, khắc phục khó khăn, hết lòng chăm sóc người bệnh, lấy người bệnh là trung tâm, thường xuyên nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ và nâng cao năng lực chuyên môn hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Qua đó, hàng năm Bệnh viện nhận được rất nhiều thư cảm ơn, khen ngợi về y đức, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Đặc biệt, rất nhiều người bệnh được cứu sống đã gửi thư cảm ơn các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa để họ được có cơ hội trở về với gia đình. Đây là nguồn động lực vô cùng lớn lao để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Từ sự nỗ lực của các thầy thuốc Bệnh viện, chất lượng công tác khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Sự hài lòng đó thể hiện qua những lá thư cảm ơn, gửi lời tri ân... chứa đầy tình cảm, lòng biết ơn của bệnh nhân và người nhà dành tặng các “chiến sĩ áo trắng”. Những lá thư đó được trân trọng, cất giữ cẩn thận như một "tài sản" quý giá của những người thầy thuốc hi sinh tất cả để chữa bệnh cứu người. Và đó cũng chính là nguồn động lực lớn lao để các thầy thuốc vượt qua mọi khó khăn, ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, xứng đáng với lời Bác dạy “Lương y như từ mẫu”.

SALON TÓC LỢI PARIS CẮT TÓC MIỄN PHÍ CHO GẦN 80 BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

Sáng ngày 8/11/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã kết nối với Salon tóc Lợi Paris (Địa chỉ: 177 Đường Trần Đăng Ninh - TP Lạng Sơn) tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị dài ngày tại Bệnh viện. Có rất nhiều bệnh nhân điều trị dài ngày tại Bệnh viện đã lâu không cắt tóc nên cảm thấy rất khó chịu. Bên cạnh cắt tóc và gội đầu tập trung cho các bệnh nhân có thể đi lại được, thì các thợ cắt tóc của Salon đã đến từng giường bệnh tại các khoa, phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân nặng không đi lại được. [[{"fid":"5473","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong 1 buổi sáng, chương trình đã thực hiện cắt tóc và gội đầu miễn phí cho gần 80 bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của Salon tóc Lợi Paris luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa, để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Với không khí vui vẻ, phấn khởi của chương trình, người bệnh và người nhà người bệnh tham gia đã gửi lời cảm ơn đến Salon tóc Lợi Paris vì những hỗ trợ kịp thời, giúp người bệnh có mái tóc đẹp và thoải mái trong thời gian điều trị. [[{"fid":"5474","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Chương trình cắt tóc miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thực hiện thường xuyên, với sự hỗ trợ của các Salon tóc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh điều trị vượt lên khó khăn, chiến thắng bệnh tật, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia yêu thương trong cộng đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của Salon tóc Lợi Paris; Sinh viên tình nguyện Trường Cao đẳng Y Lạng Sơn, Sinh viên tình nguyện Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã hỗ trợ Bệnh viện thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Salon tóc và các quý nhà hảo tâm đối với công tác hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự pháp triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, thời gian qua, cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân. Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 76 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. [[{"fid":"5471","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 286px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hành động của mọi người dân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật. Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân. Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân: Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn của pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, công bằng và dân chủ. Tổ chức Ngày Pháp luật góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và trở thành một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nguồn: Internet

THÊM BỆNH NHÂN NGUY KỊCH DO NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU LỢN SAU ĂN TIẾT CANH

Ngày 31/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân M.V.C (58 tuổi, ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, đại tiện phân lỏng, ban đỏ tím hai tay, hai chân, mụn nước rải rác toàn thân. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim, xơ gan, lạm dụng rượu. Lần gần nhất người bệnh ăn tiết canh lợn vào ngày 29/10/2023. Sau ăn xuất hiện các dấu hiệu trên và được đưa đến Bệnh viện. Bệnh nhân vào viện với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn - nhiễm khuẩn huyết - nhiễm khuẩn tiêu hoá - Viêm màng não - Suy thận cấp/ Suy tim, xơ gan. Bệnh nhân được xử trí thở máy và dùng thuốc vận mạch, lọc máu hàng ngày. Hiện tại bệnh nhân hôn mê, tình trạng sốc nhiễm nhuẩn và suy đa tạng chưa được cải thiện, nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, Bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường xuất phát từ thói quen ăn tiết canh và ăn thịt lợn ốm, chết, thịt chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với lợn bị bệnh… Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. [[{"fid":"5468","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 374px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chú ý các biện pháp phòng tránh bệnh liên cầu lợn: - Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có phương tiện bảo hộ.  - Không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt lợn sống. - Khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến Bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.

CỨU SỐNG SẢN PHỤ SỐC MẤT MÁU NGUY KỊCH SAU KHI SINH CON TẠI NHÀ

Khoảng 2h sáng ngày 2/11/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân H.T.V (33 tuổi, ở Tân Thành, Cao Lộc, Lạng Sơn), vào viện trong tình trạng sốc mất máu, nguy cơ tử vong do băng huyết sau đẻ tại nhà giờ thứ 2. Theo lời người nhà kể, trước đây bệnh nhân đã mang thai 2 lần, đều đẻ tại nhà. Lần này mang thai lần 3, không nhớ rõ thai được bao nhiêu tuần, thấy đau bụng cũng tự đẻ tại nhà. Sau đẻ, bệnh nhân chảy nhiều máu âm đạo, không cầm được nên người nhà đưa đến Bệnh viện. Lúc vào, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, Mạch 0, Huyết áp 0, Tim nghe rời rạc, âm đạo có nhiều huyết, bánh rau bong một phần, cài răng lược; người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện đã ngay lập tức thực hiện chế độ Báo động đỏ, chuyển thẳng bệnh nhân đến phòng mổ. Các bác sĩ vừa thực hiện cấp cứu bệnh nhân, đồng thời vừa phẫu thuật cắt tử cung bán phần để cứu sống người bệnh. Trong phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị khối hồng cầu và 2 đơn vị huyết tương. Với sự nỗ lực cấp cứu của các bác sĩ khoa Phụ sản và khoa Gây mê – Hồi sức, bệnh nhân đã được cứu sống, ổn định sức khoẻ sau phẫu thuật, đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa Phụ sản BVĐK. [[{"fid":"5466","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"852","width":"1280","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân đang được theo và điều trị tại khoa Phụ sản BVĐK Rau cài răng lược là tình trạng bánh rau xâm lấn vào thành tử cung và không thể tách rời khỏi thành tử cung sau khi sinh, gây nên các tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu, thậm chí tử vong cho người mẹ. Do vậy, để phát hiện sớm rau cài răng lược và hạn chế biến chứng rau cài răng lược trong khi sinh hoặc sau sinh thì phụ nữ mang thai cần phải được quản lý thai kỳ, siêu âm bởi các bác sĩ sản khoa có trình độ chuyên môn vững vàng tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị sản khoa hiện đại. Bác sĩ khuyến cáo, nếu được chẩn đoán xác định rau cài răng lược thì sản phụ nên sinh em bé tại các cơ sở y tế hoặc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, để đảm bảo an toàn, tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra đe dọa sự an toàn của mẹ và thai nhi.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH KHI GIAO MÙA

Khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, nóng – lạnh, mưa – nắng và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh. Bệnh hô hấp là bệnh hay gặp nhất như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và tái phát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn hay bệnh tim mạch mãn tính. Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa, bệnh đau mắt đỏ, viêm xoang, dị ứng cũng có khả năng phát triển mạnh. Do vậy, cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng bệnh trong thời điểm giao mùa. 1. Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa - Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn. - Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi. - Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên với thai phụ. [[{"fid":"5460","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 830px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Các bệnh thường gặp khi giao mùa Bệnh cảm cúm Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn. Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh. Viêm phổi Khí hậu chuyển mùa từ thu vào đông phổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là phổi của trẻ em và người cao tuổi. Khi bị viêm phổi là tình trạng các túi phế nang trong phổi bị viêm nhiễm do một tổn thương nào đó gây nên. Viêm nhiễm làm hai phổi chứa đầy dịch nhầy hoặc mủ bất thường, làm người bệnh khó thở và tạo nên phản xạ ho để đẩy dịch ra ngoài. Đặc biệt bệnh viêm phổi có thể có những biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm phổi mà bạn không nên bỏ qua: - Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở  - Không minh mẫn, lú lẫn (hay gặp ở người cao tuổi).  - Ho có đờm. Đờm có thể kèm theo mủ.  - Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược.  - Sốt, nhiệt độ cơ thể tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại ở người già, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.  - Buồn nôn và nôn.  - Tiêu chảy. - Rối loạn nhịp tim. Khi bạn có những dấu hiệu như trên và sức khỏe yếu đi cần phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, cần rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày giao mùa. Bệnh đau xương khớp Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế. Người bị bệnh đau xương khớp cần phải chú ý việc phòng rét và mặc cho ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm ngay bằng nước lạnh. Ngoài ra, nếu người bệnh gặp tình trạng đau quá cần đến nay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám kịp thời để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Suy tim Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính. Khi giao mùa giữa thu và đông người bị bệnh suy tim thường có nguy cơ tái phát. Do thời tiết thay đổi quá đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi. Từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch. Vì thế người bệnh cần thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình. Bệnh viêm xoang Vào mùa thu đông bệnh viêm xoang ở nước ta luôn tăng cao, do độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, chảy mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,...  Bệnh đau mắt đỏ Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của căn bệnh viêm kết mạc mắt. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp kết mạc của nhãn cầu – lớp màng trong suốt bao phủ lên phần lòng trắng và mặt trong mi mắt. Khi bị đau mắt đỏ, các mạch máu nông của kết mạc giãn nở dẫn đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết. Để phòng tránh căn bệnh này, người bệnh phải giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt thật sạch sẽ. Bệnh rất dễ lây nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, không được dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nên đeo kính khi ra ngoài để tránh gió và bụi bẩn bay vào mắt, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Bệnh dị ứng Khi giao mùa nhiệt độ ngày và đêm luôn có sự thay đổi, cùng với đó là độ ẩm không khí cũng giảm mạnh, thay vào đó là thời tiết hanh khô. Vậy nên, đây là những tác nhân gây ra bệnh dị ứng. Đây là bệnh ngoài da thường gặp nhất, ở bất cứ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy dị ứng da không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và thẩm mỹ của người bệnh. Ở những người gặp phải những triệu chứng nặng hơn, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. 3. Các biện pháp phòng bệnh khi giao mùa: - Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng - Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi - Tiêm phòng đầy đủ. - Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn. - Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch. - Giữ ấm cơ thể. - Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ.

HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH”

Chiều 27/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Hội thảo khoa học, chủ đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Dự hội thảo có các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng của BVĐK. Báo cáo viên là ThS. BS. Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng khoa Thăm dò và Phục hổi chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương. [[{"fid":"5458","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viết tắt là COPD, là một bệnh phổi tiến triển ngày càng nặng và có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Bệnh COPD gây ra khó thở, dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân hàng đầu của COPD là do tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc thụ động). COPD không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh. [[{"fid":"5459","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại hội thảo, hơn 80 bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện đã được cập nhật kiến thức thực tế điều trị bệnh nhân COPD hiện nay, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, đánh giá mức độ, triệu chứng, nguy cơ đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cũng được tham gia thảo luận tình huống thực tế các ca bệnh thường gặp và hướng điều trị cụ thể trên từng bệnh nhân. Hội thảo đã giúp các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức mới về phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó vận dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 26/10

Chiều ngày 26/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình chào mừng 33 năm Ngày Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 – 26/10/2023). Tham dự chương trình có đồng chí Từ Như Huyền – Chủ tịch Hội Điều dưỡng tỉnh Lạng Sơn, các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, các đồng chí lãnh đạo các khoa, phòng cùng các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong Bệnh viện. Trong chương trình, các đại biểu và điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y đã được nghe báo cáo hoạt động công tác điều dưỡng của Bệnh viện trong thời gian qua. Mặc dù còn nhiều khó khăn và áp lực, các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y của Bệnh viện đã luôn thể hiện vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công tác điều dưỡng, chăm sóc cho người bệnh, thể hiện sự chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, đóng góp phần không nhỏ cho xã hội và cộng đồng. [[{"fid":"5453","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bên cạnh những tiết mục văn nghệ hấp dẫn, các đại biểu và điều dưỡng cũng được hoà mình vào những giây phút sôi nổi, đầy thú vị trong cuộc thi Rung chuông vàng, với những câu hỏi xoay quanh kiến thức về nghề điều dưỡng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho điều dưỡng Vi Văn Kim – Khoa Ngoại Tiêu hoá. [[{"fid":"5451","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Cũng trong chương trình, đồng chí Chủ tịch Hội Điều dưỡng tỉnh Lạng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện đã cắt băng khánh thành Khu vực truyền thông tại Nhà tròn Tầng 3 Bệnh viện. Đây là công trình trang trí chào mừng kỷ niệm 33 năm Ngày Điều dưỡng Việt Nam, nhằm truyền thông, quảng bá hình ảnh Bệnh viện chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại đến với người bệnh và nhân dân. Các hoạt động chào mừng Ngày Điều dưỡng Việt Nam 26/10 là dịp để khẳng định vai trò, vị trí của người điều dưỡng, tôn vinh những đóng góp của họ cho xã hội. Đồng thời động viên, chia sẻ những khó khăn, vất vả của người điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, qua đó giúp các điều dưỡng Bệnh viện tiếp tục tự hào về công việc của mình, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh và nhân dân.

Trang