CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

TRUYỀN 13 ĐƠN VỊ MÁU CỨU SỐNG SẢN PHỤ NGUY KỊCH DO BĂNG HUYẾT SAU SINH

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã phẫu thuật cấp cứu và truyền 13 đơn vị máu cứu sống sản phụ rất nguy kịch do đờ tử cung, băng huyết nặng.  Sản phụ Đ.T.N (41 tuổi, ở xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đẻ thường lần 3 tại Bệnh viện. Sau đẻ, rau chưa bong, sản phụ xuất hiện chảy máu âm đạo liên tục, ồ ạt với khối lượng nhiều (trên 2.000 ml máu đỏ tươi). Các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp cầm máu nhưng không hiệu quả. Nhận định, đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, bệnh nhân diễn biến nhanh, phức tạp và có thể tử vong ngay lập tức nếu không được phẫu thuật cầm máu và truyền bổ sung máu kịp thời. Các bác sĩ, hộ sinh khoa Phụ sản ngay lập tức khởi động quy trình Báo động đỏ, chuyển thẳng bệnh nhân đến phòng mổ cấp cứu. Khoảng hơn 10 phút sau, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ nhưng do mất máu nhanh và nặng, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng rất nguy kịch, hôn mê, mất ý thức, có các biểu hiện của sốc giảm thể tích, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh tái, niêm mạc nhợt nhạt. Kíp bác sĩ vừa tiến hành cắt tử cung bán phần, khâu cầm máu, đồng thời thực hiện các kỹ thuật hồi sức cấp cứu, truyền máu và các chế phẩm máu cho bệnh nhân để nhanh chóng bù lại khối lượng máu đã mất. Máu được huy động khẩn cấp từ Kho máu dự trữ của Bệnh viện và từ Ngân hàng máu sống. Nữ hộ sinh Trần Thị Hương, khoa Phụ Sản trong kíp tham gia cấp cứu bệnh nhân cũng đã trực tiếp hiến máu truyền khẩn cấp cho người bệnh. Sau mổ cắt tử cung bán phần, bệnh nhân tiếp tục xuất hiện chảy máu, nguy cơ rối loạn đông máu, khi siêu âm phát hiện có nhiều dịch ổ bụng. Bệnh nhân tiếp tục được mổ lại khâu cầm máu. Trong và sau ca mổ, bệnh nhân được truyền tổng cộng 13 đơn vị gồm máu và các chế phẩm máu. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ đã theo dõi rất chặt chẽ, tiếp tục hồi sức tích cực cho bệnh nhân, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, huyết tương, sử dụng thuốc điều chỉnh rối loạn đông máu,… Với sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng của các chuyên khoa, đặc biệt là sự nỗ lực các bác sĩ, hộ sinh khoa Phụ Sản BVĐK, bệnh nhân đã vượt qua cơn "thập tử nhất sinh" trong niềm hạnh phúc vỡ oà của gia đình và đội ngũ y bác sĩ. [[{"fid":"5678","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện nay sức khoẻ bệnh nhân ổn định, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới Hiện tại, sau 6 ngày được cấp cứu và điều trị tích cực, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, vết mổ khô, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường, dự kiến bệnh nhân được xuất viện trong vài ngày tới. Theo các bác sĩ, đờ tử cung sau đẻ là tình trạng tử cung không thể co hồi sau khi sinh nở, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng người mẹ, đặc biệt là ở người sinh đẻ nhiều lần. Đờ tử cung là biến chứng sản khoa xảy ra bất ngờ và không có dấu hiệu báo trước. Do vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ. Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có. Cần bổ sung sắt, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu. Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng,… Phụ nữ chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con để hạn chế các tai biến sản khoa nguy hiểm có thể xảy ra. Khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

CÁCH PHÒNG BỆNH THUỶ ĐẬU

Hiện nay bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện, đang có xu hướng gia tăng và có thể lây lan thành dịch tại các khu vực dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học … Để chủ động phòng tránh người dân cần có những  kiến thức, kỹ năng phòng tránh bệnh thủy đậu. 1. Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu của bệnh - Thủy đậu (hay còn gọi là phỏng rạ, trái rạ) là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây nên. Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. - Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa đông-xuân hàng năm. - Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh xảy ra ở người lớn thường nặng hơn trẻ em. - Bệnh có thể bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. - Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, không chịu bú, ngủ li bì, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và có thể xuất hiện ho. Các triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng giống trẻ nhỏ như mệt mỏi, đau cơ, sốt, ho, sổ mũi và có thể nặng hơn. - Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt phỏng”. Đây là những nốt tròn nhỏ thường bắt đầu xuất hiện ở vùng đầu, các chi và lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Các nốt phồng rộp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, ngón tay có thể gây vỡ các mụn nước tạo thành các vết trầy xước, vết loét dẫn đến nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc tốt, các mụn nước sẽ rỉ dịch, tạo thành vảy và bắt đầu lành lại. các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. [[{"fid":"5673","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Phương thức lây truyền - Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, Virút gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. - Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. 3. Biến chứng của bệnh Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như : viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt phỏng, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. 4. Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh thuỷ đậu Thực phẩm nên dùng: Khi mắc bệnh thủy đậu người bệnh nên dùng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như các loại quả, nước ép: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo. lượng vitamin C có trong các loại quả này có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh ra lượng collagen, phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng các thực phẩm lành tính, thanh đạm, thức ăn dưới dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, măng tây, chuối, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt,.... hoặc các loại rau như rau ngót, rau sam, mướp đắng, cải thảo…các loại sữa. Sau khi bệnh thủy đậu được điều trị và khỏi hẳn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh có thể sử dụng nghệ tươi để điều trị sẹo. Cách làm như sau: Rửa sạch nghệ và cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, người bệnh thoa nước cốt nghệ xung quanh các vết sẹo mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, tiếp tục kiên trì bôi các lớp khác đến khi khỏi hẳn. Đối với trẻ em đang bú mẹ cần cho bú nhiều hơn, trẻ lớn cần ăn uống đủ chất, phù hợp với lứa tuổi Thực phẩm không nên dùng (kiêng) Trong lúc bị bệnh, nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng, các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, rau mùi, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), quả vải, nhãn, mận, xoài chín, mít, rau muống, các thực phẩm nhiều béo như hạt dẻ, đậu phụng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật… Kỵ nhất là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu. 5. Cách phòng bệnh Để chủ động phòng, chống bệnh thủy đậu cần thực hiện các biện pháp sau: 1. Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng nhiễm thủy đậu. 2. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. 3. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. 4. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. 5. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. 6. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn điều trị, không tự ý mua thuốc tự điều trị. LƯU Ý: - KHÔNG kiêng tắm: Vì trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường, chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da. Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thậm chí viêm da nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Do vậy, người bệnh thủy đậu cần tắm hàng ngày bằng nước sạch. - KHÔNG kiêng gió, trùm kín: Như vậy sẽ làm da không được thoáng khí, có thể làm bệnh nặng hơn, lại chà xát với quần áo làm các nốt mụn nước dễ vỡ ra. - KHÔNG dùng nước lá, rễ cây để uống hoặc tắm: Tắm lá cây có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh.

KHẨN TRƯƠNG CẤP CỨU CÁC NẠN NHÂN TRONG VỤ TAI NẠN NGHIÊM TRỌNG TẠI HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

Chiều 26/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 14 trường hợp bệnh nhân từ vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng tại xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5666","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khoa Cấp cứu – BVĐK tỉnh đã khẩn trương, nhanh chóng tiến hành cấp cứu cho các nạn nhân. Hiện tại, Bệnh viện tiếp nhận 14 trường hợp; trong đó có 8 bệnh nhân nặng. Một trường hợp bệnh nhân bị đa chấn thương, nguy kịch, 01 trường hợp dập nát hai xương cẳng và bàn chân phải chuyển tuyến trên điều trị. Các trường hợp còn lại đã được sơ cứu và chuyển các chuyên khoa điều trị tại BVĐK tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe các các nạn nhân.

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 2 NĂM 2024

Chiều 26/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 2 năm 2023. Dự buổi sinh hoạt khoa học có các bác sĩ, dược sĩ trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là BSCKI. Nguyễn Tuấn An – Trưởng khoa Phục hồi chức năng. [[{"fid":"5663","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện đã cùng tìm hiểu, đưa ra ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung: Phục hồi chức năng sau đột quỵ não, Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, Các giai đoạn phục hồi chức năng. [[{"fid":"5664","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Nguyễn Tuấn An - Trưởng khoa Phục hồi chức năng trình bày nội dung  Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật những kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị phụ hồi cho người bệnh sau đột quỵ, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, giúp người bệnh đột quỵ cải thiện chất lượng cuộc sống, khẳng định được uy tín và  chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện.

THẦY THUỐC – NGƯỜI MẸ HIỀN CỦA NHÂN DÂN

Nghề y là một nghề thật đặc biệt và cao quý! Bởi sự sống của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào cả sự tận tâm và tài đức của thầy thuốc. Khi người bệnh đứng trước ranh giới mong manh sinh – tử ấy, không ai khác mà chính những người thầy thuốc ở bên chăm sóc họ, cứu chữa, giúp họ giành giật mạng sống từ tay tử thần. Con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe cho con người là thật sự cần thiết, luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Vì vậy, dù ở thời đại nào sứ mệnh cao cả mà thầy thuốc mang trong mình luôn luôn được xã hội tôn vinh. Không phải tự nhiên mà người thầy thuốc lại được ví như tấm lòng của mẹ hiền. "Lương y như từ mẫu" là câu chúng ta thường nhắc tới bằng sự trân trọng của xã hội đối với người thầy thuốc. Với bệnh nhân thì sự tử tế của bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, của tất cả những ai đang làm việc trong ngành Y là món nợ ân tình. Một món nợ không thể trả được bằng tiền nhưng luôn canh cánh trong lòng những người bệnh và toàn xã hội bởi “Người ta trả tiền cho công sức của bác sỹ, còn sự tử tế của bác sỹ vẫn mãi là món nợ ân tình”. [[{"fid":"5661","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 374px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Đại danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, (…) chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Lương y như từ mẫu”.  Ngành Y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Đó là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành Y phải có phẩm chất đạo đức vị tha, đồng cảm, yêu thương con người, hết mình vì người bệnh… Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” (Thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3/1948). Vì vậy, người thầy thuốc không chỉ cần tài năng mà còn đòi hỏi khắt khe về đạo đức hành nghề, về sự hy sinh quên mình cho cộng đồng; cần có lý tưởng, tình yêu nghề nghiệp, để rồi sống chết với nghề. Đó cũng chính là thiên chức cao quý của người làm nghề y. Những năm qua, cùng với ngành Y tế cả nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã và đang không ngừng nỗ lực để phát triển toàn diện về nhiều mặt, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhận được sự hài lòng và tin tưởng của nhân dân. Không thể phủ nhận sự cống hiến, hi sinh của những người thầy thuốc trong suốt thời gian qua. Trong khi con người ta mệt mỏi, lo âu bệnh tật, có cả những vô vọng tưởng chừng như mất hết niềm tin vào cuộc sống thì lại nhận được ở các thầy thuốc một "điểm tựa", họ làm dịu lại những đớn đau, vơi bớt chông chênh, sợ hãi và thắp lên những hy vọng vào cuộc sống. Chữa bệnh là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật bởi người thầy thuốc không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải giàu y đức, dùng chính cái tâm của mình mới giúp người bệnh mau chóng vượt qua những giai đoạn khó khăn “Thuốc có thể chữa được các bệnh tật nhưng chỉ có những bác sĩ mới cứu được các bệnh nhân”. Tiềm ẩn trong mỗi việc làm của các thầy thuốc là thông điệp hòa bình, là sự nhân nghĩa mà con người hướng tới. Bớt đi một nỗi đau là thêm một niềm vui; thêm một người khỏi bệnh là thêm vào cho cuộc sống một nụ cười. Hạnh phúc con người bình dị như thế, đâu chỉ có mỗi nhà cao cửa rộng, tiện nghi đắt tiền. Ý nghĩa đích thực của cuộc sống cũng nằm ở đây, dẫn truyền cho nhau lòng yêu thương, cảm hứng sống đẹp đẽ. Dường như trong trái tim mỗi thầy thuốc luôn thường trực điều đó bởi với họ, “Một cuộc đời luôn sống cho người khác mới là một cuộc đời đáng giá”. Là con người không ai thoát khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Ai cũng có lúc bị ốm đau. Trong bệnh tật, tâm trạng dễ phiền muộn, chán nản, nhất là với những người bị mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo. Lúc ấy, ngoài người thân ra thì chẳng có ai gần gũi người bệnh hơn các thầy thuốc cả. Các bác sĩ và nhân viên y tế chữa bệnh cho họ đâu chỉ bằng thuốc men, thiết bị chuyên dụng mà còn có cả lòng yêu thương, sự chia sẻ sâu sắc. Mỗi lời an ủi, từng câu động viên của thầy thuốc có thể giúp người bệnh khơi dậy niềm hy vọng, sống lạc quan hơn. Tình yêu cuộc sống sẽ thay thế cho sự bi lụy, sẽ giúp cho người bệnh có thêm bản lĩnh để chấp nhận và dũng cảm vượt qua hoàn cảnh. Dịch bệnh này tạm ngưng rồi nhân loại lại phải đối mặt với dịch bệnh khác. Những thầy thuốc lại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả, căng thẳng, thách thức mới. Nhưng họ không bao giờ ngừng tin, ngừng hy vọng bởi đằng sau họ là sự sống của người bệnh, là niềm hạnh phúc của gia đình người bệnh. Họ vẫn luôn là những người truyền tình yêu cuộc sống cho tất cả mọi người. Ai đã từng trải qua khoảnh khắc sinh - tử, chắc chắn sẽ không quên ơn người thầy thuốc. Những người mang áo Blouse ấy dù không hề quen biết, không phải người thân, ruột thịt nhưng lại giống như người mẹ hiền, cùng bệnh nhân vượt qua ranh giới sinh tử, cùng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn, đau đớn nhất. Họ - những anh hùng áo trắng đã, đang và sẽ tiếp tục lặng lẽ cống hiến, hy sinh cho đất nước, cho đồng bào và cho cả nhân loại.

GIẢI BÓNG CHUYỀN HƠI BỆNH VIỆN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

Ngày 25/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Giải Bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2024). [[{"fid":"5657","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Giải bóng chuyền hơi có sự tham gia của đông đảo viên chức, người lao động trong Bệnh viện. Đây là dịp để cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện rèn luyện, nâng cao sức khoẻ về thể chất và tinh thần, tăng cường tình đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân. [[{"fid":"5658","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Với tinh thần đoàn kết, trung thực, cao thượng, các vận động viên đã thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những đường bóng hay, pha bóng đẹp, hấp dẫn. [[{"fid":"5659","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc trận đấu, Ban tổ chức đã trao Giải Nhất Đội Nữ cho Khối Cận Lâm sàng, Giải Nhì cho Khối Nội khoa, Giải Ba thuộc về Khối Văn Phòng và Khối Ngoại khoa. Trao Giải Nhất Đội Nam cho Khối Văn phòng, Giải Nhì cho Khối Cận Lâm sàng, Giải Ba thuộc về Khối Nội khoa và Khối Ngoại khoa. Trao Giải Nhất Đội Nam Nữ kết hợp cho Khối Ngoại khoa, Giải Nhì cho Khối Văn phòng, Giải Ba thuộc về Khối Nội khoa và Khối Cận Lâm sàng.

GIẢI BÓNG CHUYỀN HƠI NGÀNH Y TẾ LẠNG SƠN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

Ngày 23/2/2024, tại nhà thi đấu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Sở Y tế phối hợp với Công đoàn ngành Y tế tổ chức Giải Bóng chuyền hơi các đơn vị trực thuộc tuyến tỉnh năm 2024 chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2024). [[{"fid":"5651","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3456","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tham gia thi đấu có gần 200 vận động viên là cán bộ, đoàn viên người lao động đến từ 11 cơ sở y tế tuyến tỉnh chia thành 11 đội nam và 8 đội nữ. Các đội chia bảng thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn đội nhất nhì bảng vào thi đấu bán kết và chung kết. Giải bóng chuyền hơi là dịp để cán bộ, nhân viên ngành y rèn luyện, nâng cao sức khoẻ về thể chất và tinh thần, tăng cường tình đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân. [[{"fid":"5652","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1927","width":"3061","style":"width: 500px; height: 315px;","class":"media-element file-default"}}]] Với tinh thần đoàn kết, trung thực, cao thượng, ngay sau lễ khai mạc, các vận động viên đã thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những đường bóng hay, pha bóng đẹp, hấp dẫn. [[{"fid":"5654","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5655","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5653","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Kết thúc giải Ban tổ chức đã trao 2 Giải Nhất cho Đội Nam và Đội Nữ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. 2 Giải Nhì thuộc về Đội Nam của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn và Đội Nữ của Bệnh viện Phục hồi chức năng. 4 Giải Ba trao cho các đội: Nữ của Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, Nữ Chi cục Vệ sinh Thực phẩm và Trung tâm Giám định Y khoa, Đội Nam Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Đội Nam Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm. Giải Nam Vận động viên xuất sắc nhất thuộc về vận động viên Đỗ Minh Tuấn – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Giải Nữ Vận động viên xuất sắc nhất được trao cho vận động viên Nguyễn Thị Thường – Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

KÊU GỌI CỘNG ĐỒNG GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN 17 TUỔI BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG

Chiều ngày 21/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân là Hoàng Thị Hạnh (17 tuổi) và Hoàng Thị Huê (13 tuổi) vào viện do chấn thương nặng sau tai nạn giao thông. Bệnh nhân Huê dập nát bàn chân, cẳng chân, đã chuyển tuyến trên điều trị; bệnh nhân Hạnh đang tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương, vỡ bàng quang, gãy xương mu, xương sườn, cánh tay, dịch tràn màng phổi. [[{"fid":"5647","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Em Hạnh và Huê là chị em ruột trong một gia đình hộ nghèo thuộc xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng. Mẹ em bị bệnh đã mất năm ngoái, bố lại đau yếu liên miên nên một mình em Hạnh phải lo toan mọi việc trong gia đình, vừa đi học, vừa lo việc đồng áng, thay mẹ lo cho em. Cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn, 2 chị em phải chạy ăn từng bữa, nhưng nay không may lại gặp nạn, các em đi viện lấy đâu ra chi phí để điều trị, biết trông cậy vào ai? Hiện nay, Bệnh viện đã hỗ trợ tiền sinh hoạt cho bệnh nhân Hạnh nhưng do tình trạng đa chấn thương nên em Hạnh sẽ phải điều trị lâu dài tại Bệnh viện, trong khi em Huê đã phải cắt 1 chân, cũng đang cần rất nhiều chi phí để điều trị tại Hà Nội. Trước hoàn cảnh khó khăn của 2 chị em Hạnh và Huê, Bệnh viện kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để các em có thêm chi phí điều trị, sinh hoạt, giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mọi thông tin và hỗ trợ xin liên hệ Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 02053.898.992. Số tài khoản hỗ trợ người bệnh: 0981.000.123.456 – Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Lạng Sơn, Chủ tài khoản: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Nhà hảo tâm chuyển khoản vui lòng ghi rõ họ tên và ghi “Ủng hộ bệnh nhân Hạnh và Huê”. Lưu ý: Bệnh viện tiếp nhận ủng hộ cho các bệnh nhân qua một số tài khoản duy nhất của Bệnh viện là tài khoản trên. Số tiền ủng hộ cho bệnh nhân, Bệnh viện sẽ sao kê danh sách và trao tận tay gia đình người bệnh. Các nhà hảo tâm lưu ý chuyển khoản đúng số tài khoản của Bệnh viện, không chuyển tiền đến các số tài khoản không đáng tin cậy, để tránh các đối tượng xấu lợi dụng trục lợi. Trân trọng cảm ơn.

NGÀY ĐẤT NGẬP NƯỚC THẾ GIỚI: NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC

Năm 2020, Ban Thư ký Công ước Ramsar lựa chọn chủ đề của Ngày Đất ngập nước Thế giới 2/2 là “Đất ngập nước là động lực của sự sống - Hãy bảo tồn đất ngập nước" nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của các vùng đất ngập nước. Ngày Đất ngập nước Thế giới là sáng kiên của Công ước về các vùng Đất ngập nước (Công ước Ramsar, Iran, 1971) nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của các vùng đất ngập nước đối với nhân loại và hành tinh, từ đó có các hành động thúc đẩy việc bảo tồn, sử dụng hợp lý và phục hồi đất ngập nước. Công ước Ramsar với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo các nguồn đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới” hiện có sự tham gia của 172 quốc gia thành viên. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989. [[{"fid":"5645","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 708px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Năm 2024, Ban thư ký Công ước Ramsar đã đề nghị các quốc gia hưởng ứng, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới vào ngày 02 tháng 02 năm 2024 với chủ đề “ Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người” với mục tiêu làm nổi bật mối liên hệ giữa phúc lợi cho cong người với sức khoẻ của các vùng đất ngập nước trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng trong các hoạt động của các hoạt động quản lý của con người đối với các vùng đất ngập nước trên thế giới. Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng. Hiện Công ước có 170 quốc gia thành viên với 2.335 khu Ramsar. Việt Nam là thành viên thứ 50 của Công ước. Việt Nam hiện có tổng cộng 9 khu Ramsar được thế giới công nhận: - Vườn Quốc gia Xuân Thủy của tỉnh Nam Định - Vùng đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai - Hồ Ba Bể tại tỉnh Bắc Kạn - Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp - Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - Vườn quốc gia Côn Đảo tại Bà Rịa – Vũng Tàu - Khu Ramsar Láng Sen - Vườn Quốc gia U Minh Thượng - Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình). Nguồn: Internet

BỔ NHIỆM TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Sáng 19/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Quản lý chất lượng. Theo đó, điều động và bổ nhiệm Ông Lương Văn Sỹ - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5642","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5643","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phát biểu tại buổi lễ, Bác sĩ Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện gửi lời chúc mừng Trưởng phòng Quản lý chất lượng và mong muốn đồng chí ở cương vị mới sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển. Việc bổ nhiệm chức vụ quản lý trong Bệnh viện góp phần kiện toàn bộ máy lãnh đạo Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân.

Trang