CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM – HIỆU QUẢ TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HÔ HẤP

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã đẩy mạnh thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm, giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp. Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được gần 100 ca nội soi phế quản bằng ống mềm. Hầu hết các bệnh nhân có chỉ định nội soi mắc các bệnh lý như ho ra máu; ho kéo dài chưa rõ nguyên nhân, nghi ngờ ung thư phế quản phổi… Các bệnh nhân sau khi được bác sĩ thăm khám, tiến hành nội soi đều có hướng điều trị phù hợp, tiến triển tốt. Nội soi phế quản ống mềm là một thủ thuật xâm nhập sử dụng ống nội soi có đèn và camera nối qua đường dẫn tới màn chiếu. Bác sĩ sẽ đưa ống soi qua đường mũi, miệng tới sâu bên trong phế quản người bệnh, trong quá trình thực hiện bác sĩ có thể đánh giá được hình ảnhsinh lý hoặc bệnh lý đường hô hấp, ngoài ra có thể lấy dịch phế quản trong trường hợp viêm, nhiễm, sinh thiết các khối u, polyp hay gắp dị vật trong đường hô hấp… [[{"fid":"4862","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sĩ BVĐK Lạng Sơn tiến hành nội soi phế quản cho bệnh nhân Nội soi phế quản ống mềm thường diễn ra từ 20 – 60 phút, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm về các yếu tố đông máu, rối loạn nhịp tim, chụp xquang hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực, đo chức năng hô hấp ở các trường hợp đặc biệt. Trước làm thủ thuật 6 tiếng, bệnh nhân sẽ được nhịn ăn, uống. Bệnh nhân sẽ được giải thích về các bước trong quá trình làm, để hiểu hơn cũng như phối hợp tốt cùng các bác sĩ. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc gây tê, kết hợp thở oxy để hạn chế việc kích thích, khó chịu khi thực hiện kỹ thuật. Chỉ định nội soi phế quản thường rất rộng, các bệnh lý đường hô hấp đều có thể chỉ định nội soi phế quản. Trong đó, những chỉ định phổ biến như : - Đánh giá U phế quản, phổi, giai đoạn của ung thư phế quản, phổi. - Viêm phổi điều trị không thuyên giảm hoặc tái diễn nhiều lần - Chẩn đoán các nguyên nhân gây khó thở - Theo dõi sau khi chụp Xquang ngực hoặc CT ngực cho thấy các dấu hiệu của khối u hoặc tổn thương phổi - Đánh giá tắc nghẽn đường thở - Ho kéo kéo không rõ nguyên nhân - Ho ra máu… Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện thành công nhiều ca nội soi phế quản. Kỹ thuật nội soi phế quản có tính ứng dụng cao trong chẩn đoán bệnh lý đường hô hấp, giúp người bệnh phát hiện sớm, qua đó nâng cao công tác điều trị, mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc

BỆNH GLOCOM: TẦM SOÁT VÀ PHÁT HIỆN BỆNH SỚM

Bệnh Glôcôm (bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước) là một bệnh do sự tăng quá mức áp lực bên trong nhãn cầu, dẫn đến tổn thương tiến triển dây thần kinh thị giác của mắt và tổn hại thị trường mắt. Mức độ tổn hại phụ thuộc vào nhãn áp và sức chịu đựng của sợi thần kinh thị giác. Bệnh Glôcôm có 2 dạng: Bệnh Glôcôm cấp tính còn gọi là bệnh thiên đầu thống; Glôcôm mãn tính là dạng bệnh diễn biến âm thầm. Glôcôm là nguyên nhân thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) gây mù lòa cho người ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Ước tính hiện nay có khoảng hơn 80 triệu người mắc bệnh glôcôm trên thế giới, khoảng 50% người mắc bệnh không biết rằng họ mắc bệnh và con số này có thể cao hơn ở các nước đang phát triển. Đa số những người mù đang sống tại các nước đang phát triển, đặc biệt là người dân sinh sống tại nông thôn và miền núi, thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt (47% bệnh nhân glôcôm thuộc về Châu Á). Điều này là do trong giai đoạn đầu, bệnh glôcôm không có triệu chứng. Nếu không được điều trị, bệnh glôcôm có thể tiến triển thành mù lòa. [[{"fid":"4859","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2054","width":"1241","style":"width: 500px; height: 828px;","class":"media-element file-default"}}]]= Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh: Những người trên 40 tuổi, tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn; người ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm; bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân; những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp...; người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu… là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glôcôm và người có nhãn áp cao trên 25 mmHg (đo bằng Maclakov). Những biểu hiện của bệnh Glôcôm: Tùy vào dạng bệnh và mức độ bệnh mà mỗi người sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường khác nhau. Các triệu chứng có thể gặp phải nếu mắc bệnh Glocom: – Mắt nhìn mờ như có sương che – Mất dần tầm nhìn ngoại vi: thấy vùng rìa của sự vật có màu xám đen – Thấy chói sáng, hào quang như cầu vồng quanh bóng đèn – Đau nhức hốc mắt, cộm mắt, chảy nước mắt – Mắt sưng, đỏ, căng tức, sờ vào sẽ thấy cứng như hòn bi – Đau nhức đầu, đặc biệt là vùng đỉnh đầu – Nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh – Buồn nôn, nôn mửa Đây là dạng bệnh cấp cứu nhãn khoa, cần phải nhập viện và điều trị tích cực để giữ thị lực. Bệnh Glôcôm mãn tính là dạng bệnh diễn biến âm thầm với một vài dấu hiệu thoáng qua, bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, đôi khi chỉ thấy căng tức nhẹ, nhìn mờ như qua màn sương rồi tự hết, khiến bệnh nhân không mấy để ý và dễ dàng bỏ qua. Bệnh diễn tiến đến mù lòa hẳn không phục hồi nhưng người bệnh cứ nghĩ là mù do tuổi già.  Phòng bệnh Glôcôm: Glôcôm là một bệnh rất nguy hiểm tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh được mù lòa do bệnh Glôcôm bằng các biện pháp thiết thực như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi thường xuyên, khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường cần phải đi khám ngay, khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đối với những người trên 40 tuổi phải thường xuyên đi khám mắt và đo nhãn áp. Những người đã mổ Glôcôm cần được theo dõi thường xuyên và khám lại định kỳ để được bác sỹ nhãn khoa tư vấn, theo dõi một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tình trạng giảm thị lực của mắt. Một người trong gia đình bị bệnh Glôcôm thì phải đo nhãn áp cho tất cả mọi người trên 25 tuổi có cùng huyết thống. Người dân không được lạm dụng thuốc có chứa corticoid nhất là những thuốc tra tại mắt vì có thể dẫn đến mù loà do bị glôcôm, đục thể thuỷ tinh, loét giác mạc. Nếu phải điều trị corticoid toàn thân trong một số bệnh lý khác cần phải được theo dõi chặt chẽ nhãn áp để phát hiện kịp thời những biến chứng do thuốc gây ra. Những người bị mắc bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp cần thiết được điều trị đúng để đường huyết, hoặc huyết áp ổn định ở mức bình thường, mặt khác phải được kiểm tra đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện tình trạng võng mạc thiếu máu do những bệnh này gây ra để điều trị laser dự phòng glôcôm tân mạch. [[{"fid":"4860","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1723","width":"1247","style":"width: 500px; height: 691px;","class":"media-element file-default"}}]]

TUẦN LỄ GLOCOM THẾ GIỚI 2023: “THẾ GIỚI TƯƠI SÁNG, HÃY CỨU LẤY THỊ GIÁC CỦA BẠN”

Glocom là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Glocom được biết đến với tên dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước.  Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glocom là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể.  Trong điều trị Glocom, không có biện pháp nào tốt hơn là tầm soát và phát hiện bệnh sớm. [[{"fid":"4857","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"217","width":"232","style":"width: 500px; height: 468px;","class":"media-element file-default"}}]] Tuần lễ Bệnh Glôcôm thế giới năm nay (từ ngày 12 – 18/03/2023) với chủ đề “Thế giới tươi sáng, hãy cứu lấy thị giác của bạn” mang đến thông điệp hãy kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm và cứu lấy thị giác của bạn. Đây là chương trình được tổ chức hằng năm, nhằm tuyên truyền về tác hại của bệnh Glôcôm, từ đó nâng cao ý thức phòng, chống bệnh trong cộng đồng. Hưởng ứng tuần lễ Glôcôm thế giới năm 2023, từ ngày 12 - 18/3/2023, toàn xã hội hãy tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng, chống mù lòa. Mỗi người dân thực hiện kiểm tra mắt định kỳ để “Cứu lấy thị giác của bạn”.

HỘI CHẨN VỚI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LỘC BÌNH VÀ HỮU LŨNG QUA HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA

Chiều 10/3/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), hội chẩn trực tiếp ca bệnh với Trung tâm y tế huyện Lộc Bình và Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng. Trong chương trình, các bác sĩ của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Lộc Bình đã xin ý kiến hội chẩn từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) về trường hợp bệnh nhân nam (36 tuổi ở xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình). Bệnh nhân bị đau bụng thượng vị kèm theo nôn nhiều, đã uống thuốc không rõ loại, tình trạng đau bụng ngày càng tăng. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được TTYT Lộc Bình chẩn đoán Loét dạ dày/Theo dõi tắc ruột. Bệnh nhân đã được dùng thuốc kháng sinh, giảm co thắt, chống trào ngược, sau 6 giờ điều trị không có tiến triển, được chuyển đến BVĐK điều trị tiếp. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK, bệnh nhân đã được xuất viện. [[{"fid":"4853","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau khi nghe báo cáo và xem bệnh án, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, các bác sĩ BVĐK đã đưa ra ý kiến đối với từng chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Ngoại Tiêu hoá, Ngoại Tiết niệu và cùng TTYT huyện Lộc Bình thảo luận về nguyên nhân, các phương pháp chẩn đoán và cách điều trị phù hợp đối với bệnh nhân này. Bệnh nhân được TTYT huyện Hữu Lũng xin ý kiến hội chẩn của BVĐK là bệnh nhân nam (62 tuổi, ở xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng). Trước vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt kèm theo co giật nên được đưa đến TTYT Hữu Lũng điều trị. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng tăng Ure máu/Suy thận mạn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi niệu quản 1/3 dưới bên trái. Sau phẫu thuật bệnh nhân tạm ổn định. Các bác sĩ TTYT Hữu Lũng đã xin ý kiến về chẩn đoán và hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. Các bác sĩ BVĐK tỉnh đã đưa ra hướng dẫn cách tiếp cận, đánh giá, chẩn đoán và xử trí đối với từng chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Hồi sức, Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu, Ngoại Tiết niệu đồng thời đánh giá phương pháp chẩn đoán và điều trị. Về cơ bản, các bác sĩ TTYT Hữu Lũng đã có giải pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân, tuy nhiên cần lưu ý theo dõi thêm việc cải thiện của chức năng thận ở bệnh nhân này. Qua chương trình hội chẩn khám chữa bệnh từ xa, các ca bệnh tương tự sẽ được xử trí tốt ngay tại tuyến huyện, hạn chế tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại tuyến huyện cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm, cập nhật phác đồ, phương pháp điều trị mới, nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh tại địa phương.

SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Trong không khí phấn khởi kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ và 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (8/3/1910-8/3/2023), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều hoạt động chào mừng sôi nổi và ý nghĩa thu hút đông đảo các lực lượng phụ nữ tham gia, tạo được không khí vui tươi, ấm áp và ấn tượng đẹp. [[{"fid":"4845","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” BCH Công đoàn BVĐK đã phát động và tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động khuyến khích hội viên phụ nữ, nữ viên chức, người lao động mặc áo dài tham gia các sự kiện, hội nghị, đi làm tại đơn vị, trong các hoạt động kỷ niệm ngày 8/3, các phòng trào, hoạt động của cơ quan, của địa phương, của gia đình và các ngày lễ nhằm tiếp tục lan tỏa vẻ đẹp áo dài nhằm khẳng định, tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam. [[{"fid":"4846","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 468px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhằm động viên, khích lệ đối với viên chức, người lao động nữ trong Bệnh viện, sáng 8/3, các đồng chí đại diện Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng các khoa, phòng nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Các đồng chí lãnh đạo đã biểu dương và ghi nhận những nỗ lực, đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của đội ngũ nữ viên chức, người lao động vào thành công chung của Bệnh viện.

TẶNG HOA CHÚC MỪNG KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2023), đại diện một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Đây là những món quà mang ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin chân thành cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã dành cho Bệnh viện trong suốt thời gian qua. Đây cũng là sự ghi nhận, động viên, tri ân để tập thể Bệnh viện tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. [[{"fid":"4831","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4832","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Nghề y là một nghề thật đặc biệt và cao quý! Bởi sự sống của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào cả sự tận tâm và tài đức của thầy thuốc. Khi người bệnh đứng trước ranh giới mong manh sinh – tử ấy, không ai khác mà chính những người thầy thuốc ở bên chăm sóc họ, cứu chữa, giúp họ giành giật mạng sống từ tay tử thần. Con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe cho con người là thật sự cần thiết, luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Vì vậy, dù ở thời đại nào sứ mệnh cao cả mà thầy thuốc mang trong mình luôn luôn được xã hội tôn vinh. Không phải tự nhiên mà người thầy thuốc lại được ví như tấm lòng của mẹ hiền. "Lương y như từ mẫu" là câu chúng ta thường nhắc tới bằng sự trân trọng của xã hội đối với người thầy thuốc. Với bệnh nhân thì sự tử tế của bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, của tất cả những ai đang làm việc trong ngành Y là món nợ ân tình. Một món nợ không thể trả được bằng tiền nhưng luôn canh cánh trong lòng những người bệnh và toàn xã hội bởi “Người ta trả tiền cho công sức của bác sỹ, còn sự tử tế của bác sỹ vẫn mãi là món nợ ân tình”. [[{"fid":"4828","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn điều trị, chăm sóc bệnh nhân Những năm qua, cùng với ngành Y tế cả nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã và đang không ngừng nỗ lực để phát triển toàn diện về nhiều mặt, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhận được sự hài lòng và tin tưởng của nhân dân. Ba năm qua, cùng với toàn xã hội, các “Chiến sĩ áo trắng” cũng đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến của đại dịch COVID-19. Năm 2022, khi dịch COVID-19 tạm lắng, đất nước bước vào trạng thái bình thường mới, thì họ - những người hùng ấy vừa phải bảo vệ thành công thành quả chống dịch COVID-19 và phòng chống nhiều dịch bệnh mới liên tiếp xảy ra; đồng thời vẫn phải tập trung cho các nhiệm vụ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Đại dịch COVID-19 không còn là ác mộng kinh hoàng, cuộc sống dần trở lại bình thường. Để được trở lại với sự bình yên vốn có ấy thì lực lượng nào đóng góp nhiều công sức? Ai xứng đáng được phong anh hùng nhất trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19? Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người có chung suy nghĩ, lực lượng xứng đáng được ghi công nhất trong cuộc chiến gian nan, nguy hiểm ấy không ai khác là các thầy thuốc, các chiến sĩ áo trắng trên mặt trận không tiếng bom, tiếng súng ngày nay. Khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân là những hình ảnh đẹp về sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thầy thuốc, những chiến binh kiên nhẫn vẫn hàng ngày tận tâm, tận lực vì sự bình yên của nhân dân. Đó là những vết hằn khẩu trang trên má, đôi mắt quầng thâm do thiếu ngủ, những bộ áo quần bảo hộ thấm đẫm mồ hôi của các thầy thuốc trong những ngày đại dịch vô cùng căng thẳng. Đó là ánh mắt ngấn nước của nữ hộ sinh khi nghe tiếng khóc chào đời của em bé có mẹ bị nhiễm COVID – 19, đó là cả những giọt nước mắt vỡ oà của các bác sĩ vì đã giành giật được mạng sống của người bệnh từ tay tử thần,… Tất cả những điều tốt đẹp và cao cả ấy vẫn đang hàng ngày, hàng giờ hiện hữu ở nơi mà niềm tin và hi vọng của con người không bao giờ tắt. [[{"fid":"4829","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chiến sĩ áo trắng trong trận chiến chống Covid-19 Không thể phủ nhận sự cống hiến, hi sinh của những người thầy thuốc trong suốt thời gian qua. Trong khi con người ta mệt mỏi, lo âu bệnh tật, có cả những vô vọng tưởng chừng như mất hết niềm tin vào cuộc sống thì lại nhận được ở các thầy thuốc một "điểm tựa", họ làm dịu lại những đớn đau, vơi bớt chông chênh, sợ hãi và thắp lên những hy vọng vào cuộc sống. Chữa bệnh là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật bởi người thầy thuốc không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải giàu y đức, dùng chính cái tâm của mình mới giúp người bệnh mau chóng vượt qua những giai đoạn khó khăn “Thuốc có thể chữa được các bệnh tật nhưng chỉ có những bác sĩ mới cứu được các bệnh nhân”. Tiềm ẩn trong mỗi việc làm của các thầy thuốc là thông điệp hòa bình, là sự nhân nghĩa mà con người hướng tới. Bớt đi một nỗi đau là thêm một niềm vui; thêm một người khỏi bệnh là thêm vào cho cuộc sống một nụ cười. Hạnh phúc con người bình dị như thế, đâu chỉ có mỗi nhà cao cửa rộng, tiện nghi đắt tiền. Ý nghĩa đích thực của cuộc sống cũng nằm ở đây, dẫn truyền cho nhau lòng yêu thương, cảm hứng sống đẹp đẽ. Dường như trong trái tim mỗi thầy thuốc luôn thường trực điều đó bởi với họ, “Một cuộc đời luôn sống cho người khác mới là một cuộc đời đáng giá”. Là con người không ai thoát khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Ai cũng có lúc bị ốm đau. Trong bệnh tật, tâm trạng dễ phiền muộn, chán nản, nhất là với những người bị mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo. Lúc ấy, ngoài người thân ra thì chẳng có ai gần gũi người bệnh hơn các thầy thuốc cả. Các bác sĩ và nhân viên y tế chữa bệnh cho họ đâu chỉ bằng thuốc men, thiết bị chuyên dụng mà còn có cả lòng yêu thương, sự chia sẻ sâu sắc. Mỗi lời an ủi, từng câu động viên của thầy thuốc có thể giúp người bệnh khơi dậy niềm hy vọng, sống lạc quan hơn. Tình yêu cuộc sống sẽ thay thế cho sự bi lụy, sẽ giúp cho người bệnh có thêm bản lĩnh để chấp nhận và dũng cảm vượt qua hoàn cảnh. Dịch bệnh này tạm ngưng rồi nhân loại lại phải đối mặt với dịch bệnh khác. Những thầy thuốc lại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả, căng thẳng, thách thức mới. Nhưng họ không bao giờ ngừng tin, ngừng hy vọng bởi đằng sau họ là sự sống của người bệnh, là niềm hạnh phúc của gia đình người bệnh. Họ vẫn luôn là những người truyền tình yêu cuộc sống cho tất cả mọi người. Ai đã từng trải qua khoảnh khắc sinh - tử, chắc chắn sẽ không quên ơn người thầy thuốc. Những người mang áo Blouse ấy dù không hề quen biết, không phải người thân, ruột thịt nhưng lại giống như người mẹ hiền, cùng bệnh nhân vượt qua ranh giới sinh tử, cùng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn, đau đớn nhất. Họ - những anh hùng áo trắng đã, đang và sẽ tiếp tục lặng lẽ cống hiến, hy sinh cho đất nước, cho đồng bào và cho cả nhân loại.

NGÂN HÀNG AGRIBANK LẠNG SƠN TẶNG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRI ÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng 27/2/2023 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm và tri ân các thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"4825","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4826","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Agribank đã gửi lời chúc mừng đến các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Nhân dịp này, Ngân hàng Agribank đã trao tặng thiết bị phục vụ hội họp, đào tạo trực tuyến trị giá 100 triệu đồng, hỗ trợ Bệnh viện trong thực hiện công tác chuyên môn. Đây là món quà mang ý nghĩa thiết thực, thể hiện tình cảm của Ngân hàng Agribank, góp phần chung tay cùng Bệnh viện nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

NƠI ÁNH ĐÈN KHÔNG BAO GIỜ TẮT

Không kể ngày đêm, lễ tết, những căn phòng của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn sáng ánh đèn. Nơi đây, các bác sĩ, điều dưỡng chấp nhận hy sinh cuộc sống riêng tư, quên đi cả bữa ăn, giấc ngủ để giành giật sự sống cho người bệnh. Bước vào Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK), khung cảnh hiện ra là có rất nhiều bệnh nhân đang nằm thở máy, xung quanh là hệ thống máy móc dây dợ chằng chịt. Căn phòng yên ắng đến lạ thường, không có tiếng của bệnh nhân, chỉ có tiếng kêu của máy móc và tiếng bước chân vội vã của các bác sĩ, điều dưỡng… Ở nơi đây, sự sống của con người được tính bằng từng giây, từng phút. Để tranh thủ được thời gian vàng cứu sống người bệnh lúc nguy cấp, tập thể bác sỹ, điều dưỡng trong Khoa cấp cứu luôn phải làm việc trong trạng thái tập trung cao độ, cố gắng hết sức vì người bệnh. Nhờ đó, nhiều người bệnh nặng đã vượt qua cơn nguy kịch, giành giật lại sự sống từ tay tử thần. Sau khi cấp cứu thành công một ca bệnh nặng nguy kịch thì chúng tôi ai cũng rất vui và chính cấp cứu thành công những bệnh nhân nặng như thế là động lực để chúng tôi tiếp tục nỗ lực dùng khả năng của mình cứu sống thêm nhiều bệnh nhân nặng khác. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Triệu Thị Hạ, khoa Cấp Cứu BVĐK. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thành lập từ năm 2019, sau khi tách ra từ khoa Hồi sức cấp cứu. Từ khi được thành lập, tập thể khoa luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng hết mình trong công tác chuyên môn, góp phần cứu sống rất nhiều người bệnh lúc nguy cấp. Mỗi người bệnh sau khi ổn định qua cơn nguy kịch, được điều trị tích cực chính là động lực để các bác sỹ cố gắng hơn mỗi ngày. [[{"fid":"4823","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 268px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ điều trị cho người bệnh tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Bác sĩ Đinh Vĩnh Thái - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Với đặc thù của khoa cấp cứu hàng ngày bệnh nhân trong khoa với bệnh cảnh đa dạng, tình trạng cấp cứu luôn đe dọa tính mạng. Chính vì vậy với tinh thần trách nhiệm cán bộ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, người bệnh vào cấp cứu được khám chữa kịp thời, qua cơn nguy kịch, đem lại sự yên tâm cho gia đình người bệnh và đem lại sức khỏe, tính mạng cho người bệnh. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn hiện nay có 38 viên chức, người lao động, trong đó có 1 bác sĩ chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, 1 bác sĩ chuyên khoa Ngoại, 9 bác sĩ Đa khoa và 25 điều dưỡng. Những năm qua, để làm tốt công tác chuyên môn, tập thể bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế trong khoa luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng hết sức với mong muốn có thể cứu sống nhiều bệnh nhân. Với đặc thù cấp cứu người bệnh, nhân viên trong khoa luôn phải trực 24/24, tập trung cao độ suốt đêm để không xảy ra các tai biến y khoa. Nhờ đó, thời gian qua, Khoa đã cấp cứu thành công cho nhiều ca bệnh nặng, số bệnh nhân sau khi cấp cứu hồi phục được chuyển điều trị tích cực tại các khoa ngày càng cao. Các chỉ định xét nghiệm lâm sàng, siêu âm, x-quang, điện tim, điện não đồ luôn đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra. "Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp và trở về khoẻ mạnh cùng con cháu". Đó là lời tâm sự tràn đầy cảm xúc của bà N.T.C (90 tuổi, Phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn). Bà C mắc bệnh đái tháo đường gần 20 năm, đã có nhiều biến chứng. Bà nhập viện trong tình trạng khó thở, tăng huyết áp, suy tim, suy thận. Tại khoa Cấp cứu, Bà được các bác sĩ, điều dưỡng phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa Nội Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Hồi sức tích cực - Chống độc phối hợp hội chẩn đưa ra phương pháp điều trị tích cực. Có những ngày tình trạng sức khoẻ của bà rất xấu, gia đình đã chuẩn bị tâm lý để đưa bà về nhà, nhưng với sự động viên, điều trị tích cực của các bác sĩ khoa Cấp cứu, bà đã hồi phục sức khoẻ một cách thần kỳ, được xuất viện về nhà trong niềm vui của các bác sĩ, điều dưỡng và sự xúc động của gia đình. Sau khi xuất viện, bà C khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường và luôn nhắc lại câu chuyện của mình bằng tình cảm, sự trân trọng những người đã nỗ lực cứu sống, cho bà được tiếp tục cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, con cháu. Để có thể cấp cứu, giúp bệnh nhân giành giật lại sự sống ngoài sự nỗ lực còn đòi hỏi các bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật y khoa tốt. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, lãnh đạo khoa luôn không ngừng động viên các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa tích cực tham gia các lớp học chuyên khoa, nâng cao tay nghề, tham mưu ban lãnh đạo Bệnh viện cử cán bộ đi học chuyên sâu, tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề và liên kết với các bệnh viện đầu ngành để tăng cường công tác hội chẩn, giúp cứu sống người bệnh nặng kịp thời. Bên cạnh đó, thấu hiểu tâm lý của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi đến khoa, đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế trong khoa luôn nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, nhẹ nhàng, giải thích cặn kẽ tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân cho người nhà. Qua đó đã tạo được lòng tin, sự yêu mến, kính trọng của bệnh nhân và người nhà sau khi điều trị. Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Chúng tôi luôn xác định nâng cao công tác cấp cứu, giảm tỷ lệ tử vong là nhiệm vụ trọng tâm, chính vì vậy Bệnh viện luôn quan tâm, ưu tiên nguồn lực, nhân lực cho khoa Cấp cứu, tập thể lãnh đạo, bác sỹ, điều dưỡng trong khoa những năm qua đã có nhiều cố gắng, nỗ lực triển khai quy trình kỹ thuật hiệu quả, phác đồ điều trị mới, nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cấp cứu ban đầu của người dân trong tỉnh. Với các bác sĩ, điều dưỡng khoa Cấp cứu, mỗi khi người bệnh được cứu sống, điều trị thành công, thì họ chính là những người chiến thắng, đó cũng là động lực để họ tiếp tục cố gắng và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tập thể khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhiều năm liền được nhân danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. Đặc biệt, vừa qua Khoa cũng vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vì đã có thành tích 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

NGƯỜI BỆNH NGUY KỊCH DO ĂN NHẦM QUẢ DÂY THUỐC CÁ

Khoảng 19h ngày 22/2/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (56 tuổi ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) do Trung tâm y tế huyện Đình Lập chuyển đến trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgow 3 điểm đã được đặt ống nội khí quản, thở hoàn toàn theo bóp bóng nội khí quản, da lạnh, rải rác vân tím toàn thân, đồng tử 2 bên giãn ~ 5mm. [[{"fid":"4820","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4821","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 697px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Quả Dây thuốc cá gần giống với các loại quả ăn được như hạt dẻ, quả mề gà nên rất dễ gây nhầm lẫn Cách vào viện khoảng 4h, người bệnh ăn nhầm quả Dây thuốc cá, không rõ số lượng. Sau ăn, người bệnh xuất hiện nôn nhiều, khó thở, gọi hỏi không trả lời, được người nhà đưa đến Trung tâm y tế huyện Đình Lập xử trí đặt ống nội khí quản, dùng thuốc chống sốc và chuyển BVĐK. Tại BVĐK, bệnh nhân được chẩn đoán Ngộ độc quả Dây thuốc cá giờ thứ 4, suy đa tạng, xử trí rửa dạ dày cấp cứu, than hoạt đa liều, lợi tiểu, thở máy, lọc máu cấp cứu, lọc hấp phụ độc chất. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân hôn mê cải thiện, Glasgow 10 điểm, thở đều theo máy, không kích thích, không co giật, da hồng, ấm, đồng tử 2 bên đều ~ 2mm. Xét nghiệm hết suy gan, suy thận, đã dừng thuốc vận mạch. Mặc dù tình trạng bệnh nhân đã cải thiện rất tốt, nhưng diễn biến còn phức tạp, cần điều trị hồi sức tích cực liên tục để tránh tình trạng suy đa tạng. Cây Dây Thuốc Cá (tên gọi khác là Dây Mật, Dây Ruốc Cá, Sliểu Slây, tên khoa học Millettia pachyloba Drake) được sử dụng làm thuốc trừ sâu, người dân thường lấy thân, rễ cây đập dập, ngâm trong ao, hồ, suối làm cá bị say, để đánh bắt cá. Tại Việt Nam rất ít trường hợp báo cáo ngộ độc cây Dây thuốc cá, đặc biệt là ngộ độc từ quả. Các trường hợp ngộ độc cây Dây thuốc cá đều đã tử vong. Do độc tính của cây Dây Thuốc Cá còn mới, chưa nhiều nghiên cứu sâu nên chưa có chất giải độc đặc hiệu. Do quả Dây thuốc cá gần giống với các loại quả ăn được như hạt dẻ, quả mề gà nên rất dễ gây nhầm lẫn. Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên cất trữ cây Dây thuốc cá trong nhà và tuyệt đối không sử dụng loại cây này để làm thuốc chữa bệnh, không được ăn quả như bệnh nhân nói trên để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trang