CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

3 BỆNH NHÂN CẤP CỨU SAU TRUYỀN DỊCH TẠI NHÀ

Ngày 9/4/2023, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân nhập viện do phản vệ sau khi truyền dịch tại nhà. Các bệnh nhân H.T.S (60 tuổi, ở Hợp Thành, Cao Lộc), N.Đ.X (54 tuổi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn), Đ.T.D (63 tuổi, ở Gia Cát, Cao Lộc) vào viện (trong cùng một ngày) với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở sau khi truyền dịch tại nhà. Các bệnh nhân đã được cấp cứu, xử trí chống sốc và truyền dịch. Sau xử trí, sức khoẻ các bệnh nhân ổn định và đã ra viện. [[{"fid":"4952","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở Hiện nay, một số người bệnh khi mệt mỏi, ăn kém thường tự truyền dịch tại nhà. Tuy nhiên, truyền dịch cũng có những tai biến có thể xảy ra nên cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, nhân viên y tế có đầy đủ khả năng chuyên môn để xứ trí. Các biến chứng xảy ra khi tự ý truyền dịch có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị sưng nề, đau tại vùng cắm kim truyền. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm tĩnh mạch, phù tim, thận, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ và tử vong. Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên lạm dụng việc truyền dịch tại nhà, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi thực hiện truyền dịch phải có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để có đầy đủ các phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra.

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Số ca COVID-19 ở nước ta trong khoảng 1 tuần qua tăng nhanh, đặc biệt có 2 ngày số mắc mới vượt mức 100 ca/ ngày; trong đó, nhiều bệnh nhân vẫn chưa tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 theo khuyến cáo... Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ 05/4 -11/4/2023, số ca mắc Covid-19 trong cả nước là hơn 600 ca, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó. Trung bình, mỗi ngày ghi 90 ca mắc mới.  [[{"fid":"4949","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2206","width":"1448","style":"width: 500px; height: 762px;","class":"media-element file-default"}}]] Số ca COVID-19 gần đây chủ yếu tập trung tại miền Bắc, cao nhất là thành phố Hà Nội. Nhiều bệnh nhân với nhập viện điều trị, có triệu chứng nặng nề. Điều đáng nói là có những bệnh nhân điều trị COVID-19 tại đây đều thuộc đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 nhưng hầu hết mới chỉ tiêm 2 hoặc 3 mũi, thậm chí có người chưa tiêm mũi nào. Trong tuần qua, tại Lạng Sơn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, với vị trí giáp Trung Quốc, hoạt động giao thương đã trở lại bình thường, nguy cơ Covi-19 quay trở lại cộng đồng là rất cao. Người dân cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh Covid-19, không lơ là, chủ quan. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp như: Đeo khẩu trang nơi công cộng; Vệ sinh tay đúng cách; Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, đặc biệt là trong mùa nồm ẩm này; Tăng cường rèn luyện thể lực, có chế độ dinh dưỡng hợp lý… Đặc biệt, một trong những biện phát hữu hiệu nhất là tiêm vaccine COVID-19. Khi có các triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt, khó thở… cần xét nghiệm kiểm tra, khai báo y tế (nếu đã nhiễm), tự cách ly và báo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị.   Dương Thần Trưởng - Phòng Quản lý chất lượng

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ KHI THỜI TIẾT MƯA PHÙN, NỒM ẨM

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến mắc các bệnh cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn. Sau đây là một số lời khuyên để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm. 1. Tránh ra ngoài khi trời đang mưa phùn Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan, trong đó làm giảm lưu thông máu tới mũi, khiến cho bạn dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang hơn. Do vậy, rất dễ bị cảm lạnh khi dính mưa. Vì vậy, cần giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Khi ra ngoài trời nhớ mặc áo mưa để không bị ướt. Với thời tiết mưa phùn này, hãy luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài. 2. Ăn thực phẩm giàu vitamin C Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là các loại rau củ quả màu đỏ, cam và vàng, như bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ, cam, dứa,... Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm. Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh bị nhiễm khuẩn. Đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị mốc. 3. Tắm nước ấm Khi đi dưới mưa phùn, cơ thể bạn có thể bị nhiễm lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm. Tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể ấm lên, loại bỏ vi khuẩn cũng như bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn. Lưu ý sau khi tắm hãy lau thật khô người rồi mới mặc quần áo và mặc đủ ấm. Không mặc quần áo ẩm. Ngoài ra, ngâm chân nước ấm, có thể pha với thảo mộc trước khi đi ngủ cũng là cách giúp bạn lưu thông khí huyết, có một giấc ngủ ngon hơn. 4. Ăn các món ấm Thực phẩm nóng như trà nóng, canh nóng,... giúp giữ ấm cổ họng, giúp bạn tránh xa cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh đường hô hấp,... [[{"fid":"4942","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 649px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân Trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn. 6. Uống đủ nước Dù trong thời tiết nào, bạn cũng nên uống đủ nước. Đừng đợi khi khát mới uống vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Uống đủ nước cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 7. Ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng Trong những ngày mưa phùn ẩm ướt và lạnh, hãy đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch. Bạn nên tự nấu các món ăn tươi đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn. Đặc biệt, cần vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, tránh ẩm mốc. 8. Phòng bệnh sốt xuất huyết Trời mưa phùn, ẩm ướt có thể làm muỗi sinh sôi, nên bạn cần đặc biệt phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuốc đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt. 9. Tránh thức ăn cay Bạn cần hạn chế đồ ăn cay trong mùa mưa vì những thực phẩm này có thể gây dị ứng, kích ứng da. Sẽ tốt hơn cho bạn nếu giảm ăn cay. 10. Không mặc quần áo ẩm Trời nồm khiến quần áo rất lâu khô, dễ bị ẩm. Dính nước mưa hoặc mặc quần áo ẩm khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ho hoặc cúm. Vì vậy, đảm bảo mặc quần áo khô ráo. Nếu quần áo hơi ẩm, bạn cần là hoặc sấy cho khô hẳn rồi mới nên mặc để tránh bị nhiễm lạnh.

BLOUSE TRẮNG – NHÂN LÊN NHỮNG GIỌT HỒNG SẺ CHIA

“Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, đó là thông điệp, cũng chính là ý nghĩa cao cả của việc hiến máu cứu người. Suốt nhiều năm qua, từ những tấm lòng nhân ái, từ những giọt hồng được sẻ chia, đã có nhiều người bệnh vượt qua cơn nguy kịch, ở lại với cuộc đời. Phát hiện con mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi con mới 15 tháng tuổi. Từ đó đến nay, đều đặn mỗi tháng 1 lần, chị Hoàng Thị Quy (ở xã Thượng Cường, huyện Chi Lăng) lại đưa con đến truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Căn bệnh quái ác hiện vẫn không có bất cứ loại thuốc nào chữa trị được, con chị phải sống chung và phải truyền máu suốt cả cuộc đời. Nếu không có những giọt máu của người hiến tặng thì những người mắc bệnh như con chị khó có thể duy trì sự sống. Chị Quy chia sẻ: Xác định căn bệnh này theo con cả đời nên tôi cứ đi cùng con điều trị thôi, còn nước còn tát. Nếu không có những người hiến máu, bản thân tôi và con sẽ rất vất vả. Bố mẹ cũng không có đủ máu để truyền cho con. Tôi vô cùng biết ơn những người đã hiến máu để con tôi được điều trị bệnh đến ngày hôm nay. Công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, hơn ai hết, bác sĩ Đoàn Anh Đức (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống của Bệnh viện) càng thấu hiểu mức độ nguy hiểm khi người bệnh không đủ máu để truyền trong lúc nguy kịch. 23 năm qua, bác sĩ Đức không chỉ thầm lặng hiến máu cứu người, anh còn đứng ra thành lập Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống của Bệnh viện để kịp thời giúp đỡ bệnh nhân cần máu. Từ hơn 20 thành viên là các bác sĩ, điều dưỡng trong Bệnh viện, đến nay, Câu lạc bộ đã phát triển lên đến hơn 100 thành viên, với nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đều chung một tấm lòng nhân ái, sẵn sàng hiến máu, phục vụ điều trị cho người bệnh, đặc biệt là kịp thời cấp cứu cho nhiều bệnh nhân nguy kịch. [[{"fid":"4939","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Đoàn Anh Đức đã có 23 lần hiến máu tình nguyện và rất nhiều lần hiến máu đột xuất cấp cứu người bệnh Bác sĩ Đức cho biết: Là một bác sĩ, tôi hiểu được việc hiến máu là rất cần thiết cho người bệnh và cũng an toàn đối với người cho nên 23 năm qua, tôi không chỉ tham gia hiến máu trong các đợt hiến máu tình nguyện mà ngay khi có người bệnh cần truyền máu trực tiếp để cấp cứu tôi cũng luôn sẵn sàng cho máu. Trong những trường hợp nguy kịch, người bệnh không chỉ phải truyền 1 đơn vị máu mà phải 5-10, thậm chí 15 đơn vị máu mới giúp được người bệnh qua cơn nguy kịch. Mình tôi thì không thể cung cấp đủ số lượng đó nên tôi đã chia sẻ với đồng nghiệp trong đơn vị và thống nhất thành lập Câu lạc bộ (CLB) Ngân hàng máu sống với số lượng hiện nay đã lên đến hơn 100 thành viên. Mỗi năm CLB giúp được khoảng 15 đến 20 trường hợp bệnh nhân cần máu trực tiếp tại Bệnh viện. Mỗi lần cứu sống được bệnh nhân, chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì giúp gia đình bệnh nhân giữ lại được người thân của mình. Tôi cũng hy vọng trong thời gian tới với tinh thần tương thân tương ái, việc hiến máu ngày càng trở nên phổ biến hơn, Ngân hàng máu sống của chúng tôi ngày càng lớn mạnh hơn, giúp đỡ được nhiều người bệnh hơn trong những tình huống nguy kịch. Những năm gần đây, với việc đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã lan tỏa rộng khắp. Từ các phong trào và các ngày hội hiến máu như “Hành trình đỏ”, “Giọt hồng Xứ Lạng”, “Chủ nhật đỏ”, “Blouse Trắng – Trái tim hồng”… đã huy động được đông đảo nhân viên y tế và các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu, nhân lên tinh thần tương thân tương ái. Đã có rất nhiều người bệnh được cứu sống từ những giọt hồng được sẻ chia. [[{"fid":"4940","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 547px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chị Vi thị Thùy - Điều dưỡng đã có hàng chục lần hiến máu cấp cứu bệnh nhi Bên cạnh đó, hiến máu cứu người cũng trở thành việc làm thường xuyên của cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Nhiều cá nhân đã có hàng chục lần tham gia hiến máu và sẵn sàng là “kho máu sống” để cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân. Đây là hành động nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp của những lương y khoác trên mình áo Blouse trắng. Bác sĩ Đặng Huy Du, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người, hàng năm, Bệnh viện đã ban hành kế hoạch hiến máu tình nguyện đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị phân công nhân lực hỗ trợ trong các đợt hiến máu, nêu cao trách nhiệm của nhân viên y tế trong công tác hiến máu, tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động tham gia hiến máu với số lượng đăng ký và tham gia hiến ngày càng tăng qua các năm. Đặc biệt, Bệnh viện có CLB Ngân hàng máu sống hoạt động rất tích cực, nhiều nhân viên y tế của Bệnh viện đã có hàng chục lần cho máu, kịp thời cấp cứu người bệnh qua cơn nguy kịch, mang đến niềm vui, hy vọng cho gia đình bệnh nhân. Mặc dù không biết những giọt máu được truyền vào cơ thể là do ai hiến tặng, song đối với những người bệnh, đó là những giọt hồng nghĩa tình của những ân nhân, những "người hùng” thầm lặng, sẵn sàng sẻ chia, thắp lên niềm hy vọng để những bệnh nhân nguy kịch, mắc bệnh hiểm nghèo như họ tiếp tục được sống. Còn với những người tham gia hiến máu tình nguyện, hạnh phúc là được sẻ chia, được làm những điều ý nghĩa, bởi “mỗi giọt máu cho đi là một cuộc đời ở lại”.

HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN – NGHĨA CỬ CAO ĐẸP

Từ năm 2000 đến nay, ngày 7/4 được chọn là “Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện” (HMTN). Hằng năm, đây là dịp để các cấp, các ngành tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cngười dân dân về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người, qua đó khuyến khích, động viên người dân tham gia hiến máu thường xuyên, tạo phong trào hiến máu lan tỏa, rộng khắp trong toàn xã hội. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã thành lập “Ngân hàng máu sống” từ năm 2015 với các tình nguyện viên là cán bộ, nhân viên của Bệnh viện. Các tình nguyện viên luôn sẵn sàng hiến máu cấp cứu cho người bệnh. Bên cạnh đó, hàng năm, Bệnh viện luôn tham gia các chương trình hiến máu tình nguyện do Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Y tế phát động như “Giọt hồng Xứ Lạng”. “Blouse trắng”, “Ngày Chủ nhật đỏ”… Mỗi năm, cán bộ, viên chức BVĐK đã hiến hơn 100 đơn vị máu, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm máu tại các cơ sở y tế trong tỉnh. [[{"fid":"4933","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhân viên BVĐK tham gia hiến máu tình nguyện Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp, không chỉ góp phần cứu sống người bệnh mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho người hiến máu: Hiến máu tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái Lợi ích của hiến máu đầu tiên là giúp người hiến máu có những trải nghiệm tâm lý và tinh thần thú vị. Hiến máu đem lại cho người hiến cảm giác tự hào và hạnh phúc vì hành động của bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được tách thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân. Các thành phần đó có thể được truyền cho những người nhận khác nhau. Được kiểm tra, tư vấn sức khỏe Mỗi lần hiến máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe: khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim…và được xét nghiệm trước hiến máu. Máu hiến tặng được sàng lọc: virus viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai; người hiến máu được biết những kết quả xét nghiệm này. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã triển khai quà tặng cho người hiến máu là các gói xét nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thay cho các gói quà lưu niệm dành cho người HM. Thông qua việc lựa chọn các gói xét nghiệm phù hợp qua mỗi lần hiến máu, người hiến máu có thể nắm bắt và theo dõi kết quả xét nghiệm cũng như sức khỏe của mình Giảm quá tải sắt trong cơ thể Theo các nghiên cứu, mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên và được thay thế bằng hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giải phóng ra một lượng sắt, một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài và một phần tồn tại trong cơ thể, là kho dự trữ. Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa và những người hiến máu thường xuyên sẽ giúp quá trình thải sắt thuận lợi. Giúp tăng tạo máu mới Mỗi lần hiến máu là cho đi, mất đi nhiều thành phần như: hồng cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali… Nhờ đó, hiến máu giúp thanh thải và giảm gánh nặng thoái hóa cho cơ thể. Việc hiến máu còn là “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho lượng hồng cầu đã hiến đi, qua đây kích thích tủy xương tăng sinh máu. Giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch Sự có mặt quá nhiều của sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình ô xy hóa cholesterol. Sản phẩm của quá trình này lắng đọng ở lớp dưới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện mảng xơ vữa mạch máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây các cơn đau tim và đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu thường xuyên sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, nhờ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch. Hỗ trợ giảm cân Ước tính mỗi lần hiến 450 ml máu giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là biện pháp hữu ích trong việc giảm cân ở những người có cân nặng trên mức trung bình của cơ thể. Hưởng ứng Ngày Toàn dân Hiến máu tình nguyện (7/4), với thông điệp “Hiến máu cứu người – Hãy hiến thường xuyên”, “Hiến máu cứu người – Bắt đầu từ các nhà quản lý” và “Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống”, Bệnh viện mong muốn người dân sẽ hiểu đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến máu nhân đạo; từ đó ủng hộ và tham gia các phong trào hiến máu; góp phần mang lại hi vọng sống cho nhiều người bệnh.

THƯ NGỎ KÊU GỌI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH “YOGA CƯỜI” CHO BỆNH NHÂN NĂM 2023

Kính gửi: Các Câu lạc bộ Yoga trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe đến quý Câu lạc bộ. Kính thưa các Câu lạc bộ, Y học đã chứng minh, cười sẽ làm tăng chức năng hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, kích thích hoạt động của các cơ quan, nội tạng và giảm đau. Tiếng cười cũng làm tinh thần hưng phấn, lạc quan. Chính vì thế, trên thế giới cười đã được sử dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để hỗ trợ điều trị cho nhiều loại bệnh. Ứng dụng của tiếng cười trong y học và đời sống đã được bác sỹ tâm lý Kataria - Ấn Độ phát triển một cách độc đáo qua hình thức “Yoga cười”. Đây là phương pháp phối hợp những bài tập cười và cách thở của yoga để đưa oxy vào cơ thể và não bộ nhiều hơn, giúp người tập khỏe hơn, nhiều nghị lực hơn. Nhiều Bệnh viện trên thế giới và tại Việt Nam đã áp dụng “Yoga cười” vào việc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân ung thư và thu được nhiều hiệu quả tích cực. Với mong muốn được chung tay đẩy lùi nguy cơ ung thư trong cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kêu gọi các cơ sở, trung tâm và các câu lạc bộ Yoga trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn, cùng tham gia, giúp đỡ đưa liệu pháp “Yoga cười” vào thực tiễn trị liệu cho bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện. Hoạt động này là phi lợi nhuận, tất cả vì bệnh nhân ung thư. Bệnh viện rất mong muốn và hi vọng các Câu lạc bộ sẽ dành thời gian tổ chức để đưa liệu pháp yoga cười đến với bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện. Sự chung tay của câu lạc bộ sẽ góp phần giúp Bệnh viện và bệnh nhân có thêm sức mạnh và nghị lực để chiến thắng bệnh tật. Xin trân trọng cảm ơn và chúc câu lạc bộ sức khỏe, thành công! Mọi thông tin xin liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ: Thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. SĐT: 02053.898.992 [[{"fid":"4931","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

DIỄN TẬP ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Sáng 6/4/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn tập ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế tại Bệnh viện. Dự buổi diễn tập có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh, UBND xã Hợp Thành, Ban Chỉ huy Phòng chống và Tìm kiếm Cứu nạn huyện Cao Lộc; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc. [[{"fid":"4929","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Buổi diễn tập có sự tham gia của hơn 50 nhân viên y tế tại các khoa, phòng, Đội phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường Bệnh viện. Có 2 tình huống có thể xảy ra các sự cố môi trường tại Bệnh viện: Sự cố rò rỉ dịch thải, rơi vãi chất thải trong quá trình hoạt động chuyên môn y tế, thu gom chất thải y tế; Sự cố hỏng thiết bị xử lý nước thải trong quá trình vận hành tại trạm xử lý nước thải y tế. Sự cố giả định thứ nhất, khi nhận được thông tin hộ lý khoa Ngoại Tổng hợp bị ngã, làm rơi vãi chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển từ nơi phát sinh đến khu lưu giữ chất thải, Đội ứng phó sự cố của Bệnh viện đã nhanh chóng có mặt tại khu vực xảy ra sự cố với đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như: tạp dề, khẩu trang, găng tay bảo hộ, ủng,... và trang thiết, phương tiện, hoá chất để xử lý sự cố đổ tràn và cấp cứu, chăm sóc người bị nạn. Sự cố giả định thứ hai, sau khi phát hiện dàn sục khí bể hợp khối thứ 6, 7 của Hệ thống xử lý nước thải không hoạt động, tổ môi trường Bệnh viện đã dừng xả thải ra ngoài môi trường, lưu giữ nước thải trong bể bơm đầu ra, tiến hành bơm ngược lại bể điều hòa để xử lý lại; báo cáo sự cố cho Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; nhanh chóng phối hợp với nhà cung cấp, công ty bảo trì thiết bị để kiểm tra, đánh giá nguyên nhân, mức độ hỏng và tiến hành sửa chữa, khắc phục. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường Bệnh viện báo cáo cho Sở Y tế và UBND xã Hợp Thành, Ban chỉ huy phòng, chống và tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Lộc để kịp thời ứng phó trước khi xả tràn sự cố nước thải ra môi trường. Chương trình diễn tập nhằm tăng cường kỹ năng phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, nâng cao khả năng ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp, sự cố môi trường do chất thải y tế, hướng tới xây dựng môi trường bệnh viện an toàn. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc tuân thủ quy định lưu giữ, vận chuyển chất thải y tế trong Bệnh viện; coi việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế là công việc thường quy để chủ động xử lý tốt khi có sự cố xảy ra.

NHẶT ĐƯỢC HƠN 4 TRIỆU ĐỒNG, NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN TÌM VÀ TRẢ LẠI CHO BỆNH NHÂN

Khoảng 10h sáng ngày 03/4/2023, anh Trần Trung Dũng – Kỹ thuật viên khoa Chẩn đoán hình ảnh khi đang làm việc thì nhặt được một chiếc ví nữ, bên trong có hơn 4 triệu tiền mặt, không có giấy tờ tuỳ thân. Ngay khi nhặt được chiếc ví, anh Dũng đã báo cáo với lãnh đạo Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Phòng Công tác xã hội tìm người đánh rơi đến nhận lại. [[{"fid":"4912","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng Công tác xã hội đã đăng tải thông tin và tìm được người đánh rơi là bệnh nhân Vi Thị Học đang điều trị tại khoa Tâm thần – Thần kinh. Sau khi xác nhận đúng người đánh rơi, anh Dũng đã trao trả chiếc ví với đầy đủ số tiền cho gia đình người bệnh. Gia đình người bệnh cũng bày tỏ sự vui mừng, gửi lời cảm ơn đến anh Dũng và Bệnh viện đã giúp đỡ để gia đình nhận lại được số tiền mang theo phục vụ sinh hoạt và điều trị cho người bệnh. Đây là một trong số rất nhiều trường hợp nhân viên của Bệnh viện nhặt được và trả lại tiền, tư trang, các loại giấy tờ quan trọng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh và nhân dân khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ QUẢN LÝ KHOA, PHÒNG

Sáng 31/03/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ quản lý một số khoa, phòng trong Bệnh viện: 1. Bà Vy Thị Thu Hằng – Phó Trưởng phòng Hành chính Quản trị giữ chức vụ Trưởng phòng Hành chính Quản trị. 2. Bà Trần Thị Diệp – Bác sĩ khoa Nhi giữ chức vụ Phó trưởng khoa Nhi 3. Bà La Thị Thu Hiền – Bác sĩ khoa Truyền Nhiễm giữ chức vụ Phó trưởng khoa Truyền Nhiễm. 4. Bà Hoàng Diệu Linh – Bác sĩ khoa Hoá sinh Vi sinh giữ chức vụ Phó trưởng khoa Hoá sinh Vi sinh. 5. Bà Nguyễn Thị Thường – Bác sĩ khoa Giải phẫu bệnh giữ chức vụ Phó trưởng khoa Giải phẫu bệnh. 6. Bà Nguyễn Thu Trang – Bác sĩ khoa Thăm dò chức năng giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Thăm dò chức năng. 7. Bà Hoàng Bích Thuỷ – Dược sĩ phòng Vật tư Thiết bị y tế giữ chức vụ Phó trưởng phòng Vật tư Thiết bị y tế. 8. Ông Phạm Văn Bình giữ chức vụ Phó trưởng phòng Hành chính quản trị. Phát biểu tại buổi lễ, Bác sĩ Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện chúc mừng các trưởng, phó khoa phòng, đồng chí mong muốn ở cương vị mới các trưởng phó khoa, phòng sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển. Việc bổ nhiệm chức vụ quản lý một số khoa, phòng trong Bệnh viện góp phần kiện toàn bộ máy lãnh đạo Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. [[{"fid":"4909","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA NẶNG DO LẠM DỤNG BIA RƯỢU

Lạng Sơn là tỉnh miền núi có tỉ lệ người dân sử dụng bia, rượu khá cao. Tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản mà nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng bia rượu kéo dài. Vừa qua, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 50 tuổi, tiền sử xuất huyết tiêu hóa nhiều lần, sử dụng bia, rượu thường xuyên. Khi vào viện, bệnh nhân hôn mê sâu, Glasgow 7 điểm, xuất huyết tiêu hóa nặng nề. Người bệnh được chẩn đoán Sốc mất máu - Xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản (GOV2), loét dạ dày, giãn tĩnh mạch phình vị - Não gan độ 4 - Nhiễm khuẩn tiêu hoá - Rối loạn đông máu/Xơ gan rượu. Ngay lập tức, bệnh nhân được cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, duy trì vận mạch, áp dụng đa phác đồ xuất huyết tiêu hoá, đặt ống thông Blakemore, truyền máu cấp cứu. Sau 48 ngày điều trị (trong đó 35 ngày thở máy), người bệnh đã được truyền tổng cộng 12.450ml chế phẩm máu các loại như khối hồng cầu, huyết tương, tiểu cầu. Mặt khác, do tình trạng hôn mê sâu, cai thở máy khó khăn, khiến cho người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện và các vấn đề liên quan đến viêm phổi do thở máy nhiều ngày. Các bác sĩ đã phải thay đổi nhiều lần phác đồ kháng sinh khác nhau, mở khí quản và thông khí nhân tạo xâm nhập qua canuyn để cải thiện tình trạng viêm phổi, giảm thời gian thở máy. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân trải qua nhiều lần tái phát tình trạng xuất huyết tiêu hóa và hôn mê gan. Với sự nỗ lực của các bác sĩ, điều trị nội khoa kết hợp tập phục hồi chức năng vận động, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, rút canuyn khí quản, đáp ứng điều trị. Hiện tại, bệnh nhân đã được xuất viện, sinh hoạt trở lại bình thường. [[{"fid":"4907","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 717px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau gần 50 ngày điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng. Những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa có thể nhận biết như đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt… Xuất huyết tiêu hóa nặng gây sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy tạng toàn thân, thậm chí tử vong. Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến gan, thận, tụy, tiêu hóa, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa,các bác sĩ khuyến cáo người dân tránh thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê; hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng. Để hệ tiêu hóa lành mạnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng giờ, đủ ba bữa chính một ngày, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi. Không thức khuya, cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, đồng thời rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng. Bác sĩ Vũ Hoàng Đức – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc

Trang