CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

BỆNH NHÂN THỦNG ĐẠI TRÀNG DO THÓI QUEN NGẬM TĂM ĐI NGỦ

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa phẫu thuật nội soi gắp 4 chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 4cm xuyên thủng đại tràng trên bệnh nhân nam 47 tuổi. Bệnh nhân N.V.T (47 tuổi, ở xã An Sơn, huyện Văn Quan) bị đau bụng nhiều vùng hố chậu phải, đã đến khám tại phòng khám tư với chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa và được chuyển đến BVĐK. [[{"fid":"4994","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 356px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh chiếc tăm nhọn chọc thủng đại tràng bệnh nhân Tại Bệnh viện, sau khi bệnh nhân được siêu âm, làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc, viêm ruột thừa và chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa cấp cứu. Trong phẫu thuật, bác sĩ kiểm tra và phát hiện có dị vật là tăm tre nhọn chọc thủng đại tràng của bệnh nhân đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây viêm ruột thừa thứ phát. Kíp phẫu thuật đã gắp ra 4 chiếc tăm tre nhọn với độ dài khoảng 4cm đồng thời khẩu thủng đại tràng, cắt ruột thừa và kiểm tra toàn bộ đường tiêu hoá cho bệnh nhân không phát hiện thêm tổn thương do tăm nhọn gây ra. Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, đang tiếp tục được điều trị kháng sinh, chống viêm. Qua khai thác, được biết, bệnh nhân T thường có thói quen ngậm tăm nằm xem ti vi và khi ngủ nên đã từng nhiều lần nuốt tăm vào bụng, có lần còn đi ngoài “ra tăm”. [[{"fid":"4995","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 4 chiếc tăm tre lấy ra từ ổ bụng của bệnh nhân Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết nuốt tăm tre và bị tăm đâm thủng tạng là tai nạn không hiếm. Đây cũng được coi là hóc dị vật nhưng nguy hiểm hơn nhiều so với hóc xương do theo thời gian, xương cá còn có thể bị các dịch vị ở dạ dày ăn mòn, phá hủy nhưng riêng với tăm tre thì không, vậy nên tăm tre nhọn trôi dạt đến đâu sẽ gây nguy hiểm tới đó. Thông thường khi tăm rơi vào đường tiêu hoá sẽ gây chảy máu, áp xe, tạo thành ổ viêm, khối u hoặc đâm thủng ruột và dịch chảy vào ổ bụng gây ra viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc… gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. [[{"fid":"4997","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 481px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân T điều trị tại khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên ngậm tăm sau xỉa răng, nhất là khi nằm, khi ngủ. Tuyệt đối không nên bẻ đôi tăm, không nên vừa xỉa răng, ngậm tăm vừa nói chuyện để tránh bị hóc tăm. Khi bị hóc tăm tuyệt đối không nên chữa mẹo hay xử lý tại nhà bằng biện pháp dân gian. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… chữa hóc rất rủi ro, càng làm tăm đâm sâu vào thực quản, gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp nuốt trôi xuống đường tiêu hóa dưới cũng có thể đâm vào dạ dày, ruột gây thủng. Nếu không may bị hóc tăm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và xử trí phù hợp.

HỘI CHẨN CA BỆNH COVID-19 VỚI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HỮU LŨNG QUA HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA

Chiều 24/4/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), hội chẩn trực tiếp ca bệnh Covid-19 với Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng. Tham gia hội chẩn có các bác sỹ, điều dưỡng của các điểm cầu tại các TTYT huyện trong tỉnh. Trong chương trình, các bác sĩ của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Hữu Lũng đã xin ý kiến hội chẩn từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) về trường hợp bệnh nhân nữ 61 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, đã tiêm 4 mũi vắc xin phòng Covid-19. Bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu ho, sốt, đau họng, test nhanh dương tính với Covid-19. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được TTYT Hữu Lũng chẩn đoán Covid-19/ Tràn dịch màng tim, màng phổi/ Tăng huyết áp. Bệnh nhân đã được dùng thuốc chống viêm, chống đông, kháng sinh,… theo phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của Bộ Y tế. [[{"fid":"4985","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau khi nghe báo cáo và xem bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ BVĐK đã đưa ra ý kiến đối với từng chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch, Hồi sức – Cấp cứu, Truyền nhiễm và cùng TTYT huyện Hữu Lũng thảo luận về nguyên nhân, chẩn đoán và phác đồ điều trị đối với bệnh nhân này. Về cơ bản, các bác sĩ TTYT Hữu Lũng đã có phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân, tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp Covid -19 mức độ trung bình trở lên thường xảy ra ở những trường hợp có nhiều bệnh lý nền, bệnh mạn tính nên có thể có tổn thương đa cơ quan, do vậy việc tiếp cận, chẩn đoán, điều trị cần phải toàn diện và có sự tham gia của nhiều chuyên khoa khác nhau. Với bệnh nhân hội chẩn cần thực hiện thêm chọc và xét nghiệm dịch màng phổi để xác định nguyên nhân tràn dịch, đánh giá thêm chức năng tim mạch, làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác đồng thời chú ý liều lượng dùng một số loại thuốc trên bệnh nhân. [[{"fid":"4986","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Chương trình hội chẩn khám chữa bệnh từ xa ca bệnh Covid-19 phức tạp đã giúp các bác sỹ, điều dưỡng của TTYT các huyện nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19 góp phần đảm bảo cho cả hệ thống khám chữa bệnh trong tỉnh luôn sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 khi số ca mắc Covid-19 trong những ngày qua có xu hướng tăng cao. 

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG RẮN ĐỘC CẮN TRONG MÙA NỒM, ẨM

Thời tiết nồm, ẩm là điều kiện lý tưởng để loài rắn bắt đầu sinh sôi, phát triển, đặc biệt là các loại rắn độc. Trong gần 01 tháng qua, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận điều trị cho 06 trường hợp bị rắn độc cắn. Các trường hợp nhập viện hầu hết có các triệu chứng: Bầm tím, sưng nề vùng da bị rắn cắn, vết cắn có 1 hoặc 2 móc độc… Trong đó có nhiều trường hợp biến chứng nặng. Một bệnh nhân nữ 18 tuổi, bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn vào gót bàn chân trái, sau xuất hiện bầm tím, sưng nề lan rộng tới cẳng chân, đùi, khiến bệnh nhân hạn chế vận động, rối loạn đông máu nặng phải truyền máu cấp cứu. Một bệnh nhân nữ khác, 78 tuổi, bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón 4 bàn tay phải, vị trí vết cắn bị hoại tử, bầm tím, sưng tấy lan rộng tới cẳng, cánh tay, tiên lượng sẽ phải điều trị ngoại khoa vùng cắn. Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp đều bị rắn cắn tại nhà. [[{"fid":"4979","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân bị rắn hổ mang bành cắn vào tay Với đặc thù là tỉnh miền núi, diện tích đồi rừng lớn nên loài rắn có điều kiện phát triển. Đặc biệt, thời điểm này là giai đoạn sinh sản của rắn nên chúng có xu hướng tìm nơi kín đáo, khô thoáng để sinh sản. Khi rắn mang bầu thì nọc độc cao hơn bình thường. Mỗi loại rắn cắn có đặc điểm khác nhau, rắn độc thường cắn người rồi nhả ra ngay, nọc rắn gây tử vong giai đoạn đầu do gây liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, giai đoạn sau do rối loạn đông máu nặng, hoại tử, tiêu cơ, suy thận cấp...Nếu nạn nhân không được đưa đến các cơ sở Y tế, điều trị, cấp cứu kịp thời có thể có nguy cơ tử vong. Nhiều trường hợp sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng, suy thận, suy thần kinh…. Khi bị rắn cắn, cần thực hiên ngay các bước sau: - Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn. - Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc. - Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương. - Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý, hoặc bằng nước sạch. - Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn. - Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, khẩn trương đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn). Đặc biệt, khi bị rắn cắn, cần lưu ý KHÔNG được làm những việc sau: - Không tự ý garo, sơ cứu bởi nếu không đúng cách có thể dẫn tới hoại tử. - Không nên tự ý chích rạch vết cắn, không hút nọc bằng miệng hay cố tình bôi các loại hóa chất như xăng, dầu, nước tẩy. - Không bôi hay đắp thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm trùng - Không cố đợi có triệu chứng mới đến viện, làm chậm thời gian cấp cứu kịp thời Đề phòng ngừa rắn cắn, người dân cần lưu ý dọn dẹp xung quanh nhà, cắt ngắn cỏ, phát quang bụi rậm, kiểm tra kỹ các kẽ nứt, khe hở ở tường xung quanh nhà; nhất là trong thời điểm sau các cơn mưa, mùa nồm ẩm. Nếu đi ra vườn, ruộng, đi rừng nên đi ủng, giày cao cổ, đội mũ rộng vành và mặc quần áo dài, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Khi gặp rắn, không đe dọa rắn, không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất, mắc võng ngủ ngoài vườn. Cần hướng dẫn để ý đến trẻ em, không để trẻ chơi gần nơi rắn thích cư trú như đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm của gia đình. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô – Khoa Hồi sức tích cực

Làm gì để phát triển văn hóa đọc trong thời kì chuyển đổi số?

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, văn hóa đọc ngày càng có điều kiện phát triển khi người đọc có thể tiếp cận với những cuốn sách giá trị ở mọi lúc, mọi nơi…thông qua các thiết bị thông minh. Nhờ thế mà kho tàng kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của nhân loại được mở ra ngày càng dễ dàng để những người yêu sách, có thói quen đọc sách lĩnh hội để tự hoàn thiện bản thân mình. [[{"fid":"4976","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Những thay đổi kỳ diệu Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Thế nhưng, chúng ta lại có đến 70% người dân sử dụng Internet, nằm trong nhóm đầu thế giới. Mặc dù Việt Nam vẫn thường xuyên phát động phong trào đọc sách thông qua nhiều hoạt động thiết thực như ngày hội đọc sách, triển lãm sách…. nhưng theo thống kê, trung bình một người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách/năm. Trong số đó có đến 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn còn lại là thể loại sách khác. So sánh với Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn sách mỗi năm, người Nhật là 20 cuốn. Qua đó, có thể thấy việc đọc sách của người Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Từ trước đến nay khi nhắc đến thư viện, mọi người thường liên tưởng đến những căn phòng chất đầy sách, tài liệu giấy. Thực tế hiện nay xu hướng chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức hoạt động của các thư viện truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó, sách giấy không còn vị trí độc tôn. Phương thức đó là thư viện điện tử hay còn được gọi là thư viện số. Cùng với thư viện điện tử, thói quen đọc sách cũng bắt đầu thay đổi, ngày càng nhiều người tiếp cận với văn hóa đọc trên nền tảng số, đặc biệt là giới trẻ. Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang hình thành một thói quen mới cho người đọc sách hiện đại - thói quen “nghe sách”. Đây được cho là kết quả xuất phát từ chính nhu cầu có thực của những người trẻ hiện đại, những người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn được trau dồi kiến thức. Để thích ứng với câu chuyện chuyển đổi số, nhiều nhà xuất bản đã mở thêm kênh xuất bản sách điện tử, từ thể loại lật đơn giản như sách truyền thống đến sách tương tác, sách 3D, hay gần đây nhất là sách nói. Dù có những ưu điểm như cập nhật nhanh, lưu trữ tốt, nhiều người cũng đặt ra những lo ngại liên quan đến loại hình sách điện tử như ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng thiết bị điện tử để đọc sách quá lâu, chất lượng sách… Sách giấy truyền thống hay sách điện tử cùng tồn tại song hành và phát triển để mang đến cho người đọc trải nghiệm, “kênh” văn hóa đọc đa dạng hơn, tốt hơn sẽ là xu thế trong thời gian tới. Nhận định về vấn đề này nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển, sẽ không thể chỉ kêu gọi người dân đọc nhiều hơn, mà điều quan trọng nằm ở việc nâng cao chất lượng sách từ tác giả đến các nhà xuất bản. Sách điện tử được dự báo sẽ là xu hướng của thời đại. Tuy nhiên thị trường sách in truyền thống sẽ vẫn tồn tại như một phương tiện không thể thiếu để truyền bá thông tin, kiến thức. Và mỗi đối tượng độc giả lại có sự lựa chọn khác nhau giữa sách điện tử và sách giấy, hai loại sách này sẽ luôn song hành phát triển, hướng tới mục đích đưa nhiều cuốn sách hay đến với độc giả, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong xã hội. “Sách chính là kho tàng kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của nhân loại. Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tích góp được mọi tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu ở mọi lĩnh vực của nhân loại để có thể phát triển bản thân mình ngày càng tốt hơn”. Chính vì vậy quan tâm, phát triển văn hóa đọc chính là nâng cao dân trí, tạo nền tảng quang trọng để phát triển của mỗi một quốc gia. Cần tận dụng tối đa các không gian công cộng để xác lập sự tồn tại của sách Bàn về giải pháp phát triển văn hóa đọc thời kỳ chuyển đổi số rất nhiều chuyên gia đã khẳng định cần sự nỗ lực của các cấp các ngành với những giải pháp căn cơ, đồng bộ nhưng trên hết vẫn là ý thức của mỗi người dân. Để việc đọc sách trở thành thói quen của mỗi người dân, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.Các nhà xuất bản, công ty sách nên tham gia đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hoá đọc tại các trường học như: Hoạt động Hội sách Mini - sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tác giả - tác phẩm, tác giả ký tặng sách, tổ chức Hội sách tại khuôn viên hay hội trường của các trường. Trường học là nơi thể hiện rõ nhất chức năng, sức mạnh của văn hóa đọc. Các trường học cần coi việc xây dựng văn hóa đọc là công việc quan trọng đầu tiên để hình thành sinh hoạt trường học. Cần xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ trong nhà trường cho giáo viên, học sinh mà còn cho cả phụ huynh. Cần đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4 hàng năm, phát động tuần lễ đọc sách và nhiều hoạt động, sự kiện tôn vinh sách trong tuần lễ này. Nên tổ chức nhiều hội chợ sách và không chỉ tổ chức ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh thành, tổ chức thêm nhiều hội sách trực tuyến, phát triển thêm nhiều đường sách, phố sách, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Reading Code. Về phía Nhà nước cũng cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện văn hoá khoa học tổng hợp. Đây là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, nơi học tập suốt đời cho mọi công dân. Thư viện trường học phải có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện trong khu vực cũng như quốc tế .Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên đưa việc đọc sách và xây dựng tủ sách gia đình vào tiêu chí của gia đình văn hóa. Mỗi người cần nâng cao ý thức đọc sách để làm giàu tri thức của bản thân. Bên cạnh đó cần đưa sách lại gần công chúng thông qua các hoạt động cho, tặng sách…Nhà nước và người dân cũng cần tận dụng tối đa các không gian công cộng để xác lập sự tồn tại của sách và văn hóa đọc. Chẳng hạn các quán nước, quán cà phê, quán ăn, bệnh viện, phòng khám, thẩm mĩ viện… có thể đặt thêm giá sách để cho khách đọc trong thời gian chờ đợi... Đọc sách lúc rảnh rỗi khi chờ đợi sẽ là một cơ hội tốt để người dân hình thành thói quen đọc sách. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã từng nói về giá trị của việc đọc sách: “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”. Những tinh túy, những kiến thức quý báu, quan trọng và những kinh nghiệm vô giá đều đã được đúc kết trong những trang sách. Nếu muốn khám phá thế giới, muốn mở mang tầm nhìn và muốn thành công thì mỗi người hãy hình thành thói quen đọc sách./. Nguồn: dangcongsan.vn  

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 4 NĂM 2023

Chiều ngày 20/4/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 4 năm 2023. Dự buổi sinh hoạt khoa học có hơn 80 bác sĩ, dược sĩ trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Diệp – Phó trưởng khoa Nhi. [[{"fid":"4973","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện đã cùng tìm hiểu, đưa ra ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác Hồi sức sơ sinh: cơ sở sinh lý của hồi sức sơ sinh và các bước hồi sức ban đầu cho trẻ sơ sinh... Các tình huống lâm sàng được đưa ra thảo luận tại buổi sinh hoạt đều là các tình huống thường gặp trong hồi sức sơ sinh và các bác sĩ đã cùng thảo luận đưa ra phương pháp xử trí phù hợp đối với từng tình huống. [[{"fid":"4974","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật những kiến thức mới nhất và có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị mới trong chuyên ngành, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

CHƯƠNG TRÌNH CẮT TÓC MIỄN PHÍ CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

Được sự nhất trí của lãnh đạo Bệnh viện, chiều ngày 19/4/2023, Phòng Công tác xã hội đã kết nối với Salon tóc Sáng Huy (Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo – TP Lạng Sơn) tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị nội trú dài ngày tại Bệnh viện. Ngay từ đầu giờ chiều các thợ cắt tóc chuyên nghiệp của Salon tóc Sáng Huy đã có mặt tại Bệnh viện, cùng Phòng Công tác xã hội chuẩn bị các công tác hậu cần phục vụ việc cắt tóc phục vụ bệnh nhân được diễn ra chu đáo và thuận tiện. Hưởng ứng hoạt động thiết thực này, các bệnh nhân cũng có mặt từ rất sớm, ngồi chờ đến lượt, đồng thời cũng thực hiện đúng các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Niềm vui và sự phấn khởi của người bệnh, người nhà người bệnh lan tỏa khắp bầu không khí chương trình như một ngày hội làm đẹp với nhiều ý nghĩa. [[{"fid":"4967","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Để tạo điều kiện tốt nhất cho các bệnh nhân nặng, các thợ cắt tóc đã đến từng giường bệnh khoa Nội Tổng hợp phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu. Trong 1 buổi chiều, chương trình đã thực hiện cắt tóc và gội đầu miễn phí cho hơn 60 lượt bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của Salon tóc Sáng Huy luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Với sự vui vẻ, tinh thần phấn khởi của người bệnh tham gia đã cho thấy sự ấm áp và ý nghĩa của chương trình. Mong rằng, với mái tóc mới, các bệnh nhân sẽ có thêm tinh thần và nghị lực tiếp tục chiến đấu với bệnh tật, sớm trở về với cuộc sống thường ngày. [[{"fid":"4968","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Chương trình cắt tóc miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thực hiện 2 lần/ tháng, với sự hỗ trợ của các Slon tóc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh điều trị vượt lên khó khăn, chiến thắng bệnh tật, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia yêu thương trong cộng đồng. [[{"fid":"4969","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của Salon tóc Sáng Huy; Sinh viên tình nguyện Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Các đơn vị tài trợ: VNPT Lạng Sơn, Công ty Sen Hồng, Công ty sữa Yakult đã hỗ trợ Bệnh viện thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Salon tóc và các quý nhà hảo tâm đối với công tác hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"4970","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1774","width":"1227","style":"width: 500px; height: 723px;","class":"media-element file-default"}}]][[{"fid":"4971","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1746","width":"1239","style":"width: 500px; height: 705px;","class":"media-element file-default"}}]]

NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều ngày 17/4/2023, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2023 do Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện làm Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng Laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài do Bác sĩ Trần Mậu Việt và Lê Tuấn Linh đồng chủ nhiệm. [[{"fid":"4962","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đề tài được thực hiện với mục tiêu ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị sỏi đường mật bằng Laser qua da tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhằm thay thế các phương pháp phẫu thuật truyền thống chưa đem lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi mật. Kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật bằng laser qua da là kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất hiện nay trong điều trị sỏi mật, kỹ thuật này khắc phục nhược điểm của tất cả các kỹ thuật điều trị trước đây, bệnh nhân được điều trị với tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh. Kỹ thuật này hiện nay chỉ có một số bệnh viện tuyến trung ương và rất ít bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện được. [[{"fid":"4963","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng đặc điểm, chẩn đoán của bệnh lý sỏi mật, các biến chứng và phương pháp điều trị. Nhóm đã thực hiện phẫu thuật trên 15 bệnh nhân cho kết quả thành công 100%. Đề tài được thực hiện đúng tiến độ, có giá trị khoa học cao cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đã thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế đồng thời đưa ra một số góp ý để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài được tốt hơn. Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất thông qua đề tài với kết quả đánh giá xếp loại Xuất sắc. Việc thực hiện kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng laser thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.

KÊU GỌI ỦNG HỘ SÁCH, TRUYỆN CHO BỆNH NHI CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM 21/4

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích tinh thần đọc sách và nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, ngày 4/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay thế cho Ngày Sách Việt Nam trước đây và vẫn được diễn ra vào ngày 21/4 hằng năm. [[{"fid":"4959","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Năm 2023, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được diễn ra từ Thứ Sáu, ngày 21/4/2023. Chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, Bệnh viện kêu gọi các nhà hảo tâm, đơn vị, và nhân dân ủng hộ cho Tủ sách thiếu nhi của Bệnh viện, các cuốn sách ủng hộ có nội dung giáo dục về kỹ năng sống, kiến thức cuộc sống, truyện tranh thiếu nhi,… để tạo thêm niềm vui cho các bệnh nhân nhi đồng thời góp phần tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. [[{"fid":"4960","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thời gian tiếp nhận: Từ ngày 17/04/2023 đến hết ngày 28/04/2023 Địa điểm tiếp nhận: Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Điện thoại: 02053 898 992 Trân trọng cảm ơn./.

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP GIÚP NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN SỚM QUAY TRỞ LẠI CUỘC SỐNG

Trong thời gian vừa qua, khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã giúp được rất nhiều người bệnh tránh được các di chứng thứ phát do nằm lâu như: loét đè ép, teo cơ, cứng khớp… Trung bình mỗi ngày khoa điều trị cho khoảng 20 lượt bệnh nhân mắc các di chứng sau tai biến mạch máu não. Đối với người bệnh bị tai biến mạch mãu não, sau khi điều trị nội khoa, người bệnh thường gặp phải những di chứng như cứng khớp, teo cơ, yếu, liệt vận động,… Một số trường hợp do nằm lâu bị loét đè ép, gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. [[{"fid":"4954","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"756","style":"width: 500px; height: 847px;","class":"media-element file-default"}}]] Kỹ thuật viên khoa Phục hồi chức năng hỗ trợ người bệnh điều trị phục hồi Để khắc phục những di chứng ấy thì việc tập phục hồi chức năng sẽ hỗ trợ cải thiện rất nhiều. Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã ứng dụng nhiều kỹ thuật, bài tập để giúp bệnh nhân luyện tập. Người bệnh sẽ được thăm khám, lượng giá chức năng bởi các bác sĩ chuyên khoa và đưa ra phương pháp điều trị phục hồi chức năng phù hợp với từng người bệnh, được tập luyện với các dụng cụ chuyên dụng, hiện đại. Đặc biệt, việc tập luyện được thực hiện bởi các kỹ thuật viên phục hồi chức năng giúp cho việc điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh - nhất là người bệnh sau tai biến mạch máu não, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, người nhà được hướng dẫn các kỹ thuật để tập luyện tại nhà. Tai biến mạch máu não (hay còn được gọi là đột quỵ não) bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Bệnh để lại nhiều di chứng và điều trị tốn kém. Một trong số những biến chứng thường gặp nhất là liệt nửa người. Trước đây, tập vận động tại bệnh viện hầu như rất hạn chế. Phần lớn người bệnh sau tai biến đều tự luyện tập tại nhà với các dụng cụ thô sơ và kỹ thuật tự phát. Chính vì thế mà tỉ lệ tàn tật, di chứng sau tai biến mạch máu não còn cao. [[{"fid":"4955","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"842","style":"width: 500px; height: 760px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng sớm, tập vận động trong giai đoạn đầu của tai biến mạch máu não đã được chú trọng hơn. Thực tế cho thấy, những người bệnh được tập vận động bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng có tỷ lệ hồi phục cao hơn. Các kỹ thuật vận động trị liệu bao gồm: Tập vận động thụ động Tập vận động có trợ giúp Tập vận động chủ động Tập vận động có kháng trở Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động Tập đứng thăng bằng tĩnh và động Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người Tập lăn trở, tập di chuyển từ giường sang ghế, từ ghế sang giường Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi và ngược lại, từ ngồi sang đứng và ngược lại. Tập đi bằng khung tập đi Tập lên xuống cầu thang Tập các sinh hoạt hàng ngày như: mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa… ​Bác sĩ Nông Thị Thanh - Khoa Phục hồi chức năng

3 BỆNH NHÂN CẤP CỨU SAU TRUYỀN DỊCH TẠI NHÀ

Ngày 9/4/2023, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân nhập viện do phản vệ sau khi truyền dịch tại nhà. Các bệnh nhân H.T.S (60 tuổi, ở Hợp Thành, Cao Lộc), N.Đ.X (54 tuổi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn), Đ.T.D (63 tuổi, ở Gia Cát, Cao Lộc) vào viện (trong cùng một ngày) với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở sau khi truyền dịch tại nhà. Các bệnh nhân đã được cấp cứu, xử trí chống sốc và truyền dịch. Sau xử trí, sức khoẻ các bệnh nhân ổn định và đã ra viện. [[{"fid":"4952","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở Hiện nay, một số người bệnh khi mệt mỏi, ăn kém thường tự truyền dịch tại nhà. Tuy nhiên, truyền dịch cũng có những tai biến có thể xảy ra nên cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, nhân viên y tế có đầy đủ khả năng chuyên môn để xứ trí. Các biến chứng xảy ra khi tự ý truyền dịch có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị sưng nề, đau tại vùng cắm kim truyền. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm tĩnh mạch, phù tim, thận, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ và tử vong. Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên lạm dụng việc truyền dịch tại nhà, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi thực hiện truyền dịch phải có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để có đầy đủ các phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra.

Trang