CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOẠN THẦN DO RƯỢU

Việc sử dụng rượu đã trở nên quá mức (lạm dụng) trong cuộc sống sinh hoạt của người dân. Uống rượu thường xuyên gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng loạn thần. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn,trung bình mỗi tháng tiếp nhận 15 - 20 trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh rối loạn tâm thần do rượu. Đa phần các bệnh nhân đều là nam giới trong độ tuổi 30 – 50 tuổi. Rối loạn tâm thần xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu, sẽ gây ứ đọng và tác động đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó gây rối loạn chuyển hóa, làm suy giảm chức năng gan, thận; ảnh hưởng vùng cảm xúc, vùng trí nhớ trên của não và khả năng điều khiển hành vi. Ngoài ra, một số người uống rượu thường xuyên, hàng ngày nhưng vì một lý do nào đó khiến họ phải đột ngột ngừng uống cũng sẽ gây loạn thần (hội chứng cai rượu). Người bị loạn thần do rượu thường có biểu hiện run rẩy, hay giật mình hoảng hốt, nói nhảm, hay xuất hiện ảo giác; thậm chí lên cơn co giật, mê sảng,. Trong cơn ảo giác, có thể tấn công bất kỳ ai mà họ nghĩ đang gây hại cho mình hoặc chạy trốn. Đối với trường hợp bệnh nhân chạy trốn thì khi hết cơn hoang tưởng sẽ trở lại trạng thái bình thường [[{"fid":"1703","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân điều trị loạn thần phải buộc chặt tay, chân để kiểm soát hành vi tấn công người khác Đã có trường hợp bệnh nhân loạn thần nhảy từ tầng cao bệnh viện xuống sân, thậm chí dùng dao đâm người khác bị thương rồi tự cắt cổ tử vong. Khi thấy người nghiện rượu có dấu hiệu loạn thần,cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, không nên tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều trị loạn thần và cắt cơn cho người nghiện rượu không khó bằng giai đoạn duy trì và chống tái nghiện. Để không tái nghiện rượu, bản thân người nghiện cần có nghị lực và quyết tâm từ bỏ rượu, đồng thời tuân thủ chế độ điều trị và liệu pháp tâm lý theo hướng dẫn của bác sỹ. Gia đình và xã hội cần kiên trì vận động để người bệnh từ bỏ thói quen uống rượu, không nên kì thị, xa lánh mà cần giúp đỡ để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

SƠ CỨU ĐÚNG CÁCH KHI BỊ GÃY XƯƠNG

Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương. Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Gãy xương được chia thành gãy xương kín (phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương), gãy xương hở (phần da bên ngoài bị tổn thương do đầu xương gãy đâm ra) thường xảy ra ở tay, chân; gãy xương lún (hai xương va vào nhau làm xương gãy bị ép ngắn lại) thường xảy ra ở cột sống. Dấu hiệu gãy xương là sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài... Ngay khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn. Đối với trường hợp gãy xương tay: Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành. Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy).  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực. [[{"fid":"1694","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 173px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hướng dẫn sơ cứu gãy xương tay Nếu không thể gấp khuỷu tay được, không nên cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng. Đối với trường hợp gãy xương chân: Nếu gãy xương cẳng chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu(gờ trên cùng của xương chậu) đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm vàbăng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu. [[{"fid":"1696","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 373px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách sơ cứu gãy xương cẳng chân Nếu gãy xương đùi, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. Buộc cố định hai nẹp với nhau lần lượt ở các vị trítrên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu,ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.Lưu ý, vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu. [[{"fid":"1695","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"text-align: center; width: 500px; height: 347px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách sơ cứu gãy xương đùi Đối với trường hợp gãy xương cột sống: Nếu gãy xương cột sống vùng cổ, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí trán, qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khớp gối, qua cẳng chân, hai bàn chân.Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân. Nếu gãy xương cột sống vùng lưng, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, giữ đầu nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng dây cố định nạn nhân vào cáng và cố định hai chân của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân. Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân. [[{"fid":"1697","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 244px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sơ cứu gãy xương cột sống Tất cả các trường hợp gãy xương, sau khi sơ cứu cố định vùng xương bị gãy, cần nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO TRẺ TRONG MÙA ĐÔNG

Thời tiết chuyển lạnh dần làm gia tăng các bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Trong khoảng 3 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 578 trường hợp trẻ em mắc bệnh về hô hấp, tăng 30% so với 3 tháng trước đó. Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ là viêm mũi, họng cấp; viêm Amidan; viêm phế quản; viêm phổi,…nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. [[{"fid":"1684","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"493","width":"638","style":"width: 500px; height: 386px;","class":"media-element file-default"}}]] Viêm mũi, họng cấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ. Khi mắc bệnh trẻ có các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Một số trẻ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Viêm Amidan: khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị viêm Amidan. Biểu hiện của bệnh là đau họng, những cơn sốt tái đi tái lại, sưng amidan, có thể xuất hiện nhiều mủ trắng nằm trong Amidan. Khi bị viêm Amidan, trẻ thường chán ăn, nuốt khó, nôn ói, quấy khóc, khó chịu. Bệnh này không khó phát hiện nếu như phụ huynh chú ý tới các biểu hiện của trẻ. Viêm phế quản cấp, viêm phổi: bệnh có những triệu chứng sốt, chảy nước mũi, ho, rát họng. Ho nhiều vào ban đêm và có thể kèm theo đau ngực. Một số trẻ có thể không sốt mà hạ thân nhiệt. Biểu hiện là trẻ thở nhanh, ho, có thể thở khò khè, xuất tiết nhiều đờm, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Phòng các bệnh đường hô hấp ở trẻ - Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ mùa lạnh, cần giữ ấm cho trẻ (quàng khăn, đi tất, đội mũ, đeo khẩu trang…). - Đảm bảo cho trẻ bú mẹ sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nước ấm. - Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh. Chú ý đến nhiệt độ cơ thể trẻ bởi khi chơi đùa, khi ngủ do trẻ thường ra nhiều mồ hôi, tránh để trẻ mặc áo ướt mồ hôi. Giữ trẻ ở nơi thông thoáng, sạch sẽ. - Không nên để khói bếp, thuốc lá ảnh hưởng đến phòng chăm sóc, sinh hoạt của trẻ. - Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là các mũi tiêm phòng bệnh đường hô hấp. Vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối loãng (Natri Clorid 0,9%). Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh hô hấp. - Khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ tại nhà, nhất là các loại kháng sinh.

“GIỜ VÀNG” CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ NHỒI MÁU NÃO

Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não là những bệnh nguy hiểm, tỷ lệ mắc ngày càng tăng nhanh, nguy cơ tử vong cao hoặc tàn phế. Nếu nhận biết sớm và được xử trí trong vòng 12 giờ đầu tiên khi bị bệnh nhồi máu cơ tim và 6 giờ đầu khi bị nhồi máu não, tỷ lệ cứu chữa thành công rất cao. Nhiều trường hợp hồi phục hoàn toàn hoặc tránh được tử vong, tàn phế nặng. Nhồi máu cơ tim, não là hiện tượng nhánh động mạch nuôi tim, não bị tắc nghẽn khiến tế bào vùng bị bệnh, sau khoảng 12 giờ không được cấp máu, bị chết, và chức năng vùng tổn thương không thể hồi phục. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng bị tổn thương của cơ tim, não sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong hoặc cũng để lại hậu quả lâu dài là tàn phế. Tỉ lệ tử vong do bệnh nhồi máu chiếm tới hơn 70%. Nhưng nếu được can thiệp sớm (lấy bỏ khối gây tắc) ngay trong vòng 12 giờ đầu đối với nhồi máu cơ tim và 6 giờ đầu đối với nhồi máu não, khả năng cứu sống người bệnh là hơn 90%, nhiều trường hợp hồi phục hoàn toàn. [[{"fid":"1649","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"486","width":"767","style":"width: 500px; height: 317px;","class":"media-element file-default"}}]] Phương pháp điều trị để có kết quả như trên là can thiệp mạch. Các bác sĩ sẽ phát hiện chỗ bị tắc bằng chụp mạch máu, đưa dụng cụ vào mạch máu, đến chỗ tắc và lấy cục máu đông ra. Phẫu thuật này cần thực hiện càng sớm thì mức độ hồi phục càng cao, tốt nhất là trong 6 giờ đầu (hồi phục gần như hoàn toàn). Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, não, người bệnh cần được đưa đến ngay nơi có đủ điều kiện can thiệp trong “giờ vàng” (6 giờ đầu). [[{"fid":"1650","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"498","width":"578","style":"width: 500px; height: 431px;","class":"media-element file-default"}}]] Nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim và nhồi máu não là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do xơ vữa động mạch hoặc hẹp lòng động mạch. Xơ vữa động mạch thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, người hút thuốc lá,… Đối với nhồi máu cơ tim, biểu hiện thường là cơn đau thắt vùng trước ngực trái; đau có thể đến mức vã mồ hôi, khó thở, đau lan đến vùng cổ, hàm và hai bên tay. Cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài không đỡ. Với nhồi máu não, sẽ xuất hiện cơn đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, nói khó, tê bì tay chân hoặc liệt nửa người. Các cơn đau có thể ngừng trong vài phút rồi đau lại. Vì vậy cần đến ngay bệnh viện để khám và xử trí kịp thời. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) mới sắp triển khai kĩ thuật can thiệp mạch. Tuy nhiên Bệnh viện có thể thực hiện cấp cứu ban đầu và chuyển bệnh nhân an toàn tới các bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội để thực hiện kỹ thuật này. Vì vậy người bệnh cần được đưa đến Bệnh viện trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi khởi phát bệnh để chuyển tuyến kịp can thiệp trong “giờ vàng”. BVĐK đang tích cực đào tạo nhân lực và chuẩn bị tiếp nhận trang thiết bị để triển khai kỹ thuật can thiệp mạch trong điều trị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, giúp nhiều người bệnh hơn được điều trị kịp thời mà không phải mất thời gian chuyển tuyến.

PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ

Tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ, có thể gây thành dịch và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể điều trị tại nhà nhưng một số trường hợp có thể biến chứng nặng thậm chí tử vong. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện tiếp nhận 52 trường hợp, tăng 73% so với cùng kì năm 2017. Trước diễn biến phức tạp và tính nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần trang bị những kiến thức để phòng bệnh và có cách xử trí kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Bệnh TCM là gì? Bệnh TCM là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á. Bệnh TCM xảy ra ở đâu? Trên thế giới, bệnh TCM có thể xảy ra nhỏ lẻ hoặc bùng phát thành dịch. Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, dịch thường xảy ra quanh năm. Bệnh TCM xảy ra vài năm một lần tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong những năm gần đây, dịch xảy ra nhiều hơn tại châu Á. Các nước ghi nhận số trường hợp mắc bệnh TCM cao bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh TCM? Bệnh TCM gây ra do các loại virut thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virut đường ruột khác, trong đó hay gặp là virut đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Virut EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Người bị lây nhiễm bệnh TCM như thế nào? Virut gây bệnh TCM có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virut vẫn tồn tại trong phân). Bệnh TCM không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại. Ai có nguy cơ mắc bệnh TCM? Tất cả những người chưa từng bị bệnh TCM đều có nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng không phải ai bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện bệnh. Bệnh TCM xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn. Bệnh TCM nghiêm trọng tới mức nào? Bệnh TCM thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do virut EV71 gây ra. Bệnh TCM có những triệu chứng gì? Thời gian ủ bệnh thông thường từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3 - 7 ngày. Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như: Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng. 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má. Phát ban trên da, không ngứa trong 1 - 2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục. Người bị bệnh TCM có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Điều trị bệnh TCM như thế nào? Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh TCM. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng. Cách phòng bệnh TCM? Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh TCM. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: - Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước; - Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường; - Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh TCM cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh; - Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn; - Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; - Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho; - Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách; - Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ NHỎ

Tai nạn thương tích ở trẻ em để lại nhiều hậu quả nặng nề, cả về thể chất và tinh thần, khiến các em mất đi những cơ hội trong học tập cũng như cuộc sống.   Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận trường hợp bé trai Lạc Quốc M (4 tuổi, địa chỉ Tân Thành, Cao Lộc, Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng tay phải chảy nhiều máu, vết thương dập nát phần đầu 3 ngón tay II, III, IV. Khi thấy mẹ cho chuối vào máy thái, cháu M đã làm theo và bị tai nạn. Bác sĩ chẩn đoán M bị tổn thương phần mềm đốt 3 ngón II, IV, vết thương dập nát đốt 3 ngón III. Do tổn thương nặng nên phải phẫu thuật cắt bỏ đốt 3 của ngón II và III tay phải cháu bé. [[{"fid":"1641","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bé Lạc Quốc M mất đốt ngón tay cho tai nạn máy thái rau Từ đầu năm đến nay, BVĐK tiếp nhận 84 trường hợp trẻ bị bỏng, 15 trường hợp trẻ bị tai nạn máy cắt, và một số trường hợp tai nạn khác. Các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ là tai nạn giao thông, đuối nước, ngộ độc, ngã, bỏng, súc vật cắn hoặc bị thương bởi các vật sắc nhọn… Nhiều trường hợp để lại hậu quả nặng nề, gây thương tật vĩnh viễn, thậm chí có nguy cơ tử vong. Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, các bậc phụ huynh, người trông giữ trẻ cần thực hiện các biện pháp: Đối với tai nạn đuối nước: Chỉ đưa trẻ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát; Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để lu nước, thùng nước, nếu có thì nên đậy nắp thật chặt để trẻ em không mở nắp được. Các gia đình có hồ bơi nên rào kín xung quanh, khóa cửa và có hệ thống báo động khi trẻ em vào. Nhắc nhở trẻ không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi, để tránh bị ngã. Đối với các công trình xây dựng nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng. Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua các khu vực ngập úng. Đối với tai nạn thương tích do ngã: Cần đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường trẻ hay đi lại. Bọc cạnh, mép nhọn của bàn, ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa. Làm lan can, tay vịn cầu thang, lắp chấn song cửa sổ, làm cửa chắn cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song tối đa 15cm). Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô; không đi chân ướt vào sàn nhà. Không để đồ dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được. Giáo dục con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ nguy hiểm. Hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụng những đồ vật dễ gây ngã. Hướng dẫn và tổ chức cho các em hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thăm quan, cắm trại, có sân bóng riêng. Xây dựng môi trường an toàn: Biển báo nguy hiểm, báo cấm (cấm đi, trèo...) ở những nơi cần thiết. Không để cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Đối với tai nạn thương tích do điện giật: Đảm bảo các thiết bị điện trong gia đình đều an toàn, tuyệt đối không dùng dây điện trần (không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà, không dùng dây điện có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm. Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được, dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục, không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm. Hướng dẫn cách phòng điện giật và thao tác kỹ thuật sơ cứu điện giật tại trường học, tại gia đình và nơi làm việc. Giáo dục trẻ không sờ tay vào ổ cắm. Ghi biển báo những dấu hiệu nguy hiểm nơi có nguy cơ gây ra điện giật. Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi dây điện đứt rơi xuống, đặc biệt khi trời mưa thì không nên nấp dưới các gốc cây to/cao... Giáo dục trẻ em ý thức tuân thủ an toàn dưới hành lang điện (không trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, không lấy sào chọc dây điện, không câu móc điện bừa bãi, không xây nhà cao gần đường điện cao thế). Đối với tai nạn thương tích do bỏng: Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần.  Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy...). Khi bưng, bê nước nóng, thức ăn mới nấu chín phải chú ý: tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa. Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun... Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh. Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid. Không nên cho trẻ dưới 8 tuổi giúp đỡ bố mẹ làm bếp. Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng.     

TỰ ĐIỀU TRỊ Ở NHÀ - VIỆC NÊN TRÁNH

Một số người dân thường tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sử dụng thuốc khi không có kiến thức chuyên môn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Bàn Thị L (địa chỉ: Vĩnh Yên, Bình Gia, Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng mắt trái sưng nề, khó mở, nhìn mờ, sợ ánh sáng, mắt đau nhức, chảy nước mắt. Trước đó 2 tháng, chị L thấy đau mắt, cộm đỏ đã tự lên rừng hái lá cây về đắp nhưng không khỏi. Chị được chẩn đoán viêm giác mạc mắt trái. Nhờ đến Bệnh viện kịp thời, hiện tại mắt chị L đã ổn định và được ra viện. Nếu tiếp tục tự ý đắp lá cây, mắt của chị có nguy cơ thủng giác mạc, mất chức năng thị lực dẫn đến mù lòa. [[{"fid":"1638","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 889px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân Bàn Thị L điều trị tại khoa Mắt BVĐK Tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khi không có kiến thức và chỉ định của bác sĩ sẽ gây tổn hại sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, không nên sử dụng các loại thuốc tự chữa bệnh tại nhà mà không hiểu rõ tác dụng của thuốc. Khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 9 trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. [[{"fid":"1633","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"488","width":"650","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) truyền bệnh sốt xuất huyết Hiện nay đang vào cuối mùa mưa, nước tù đọng trong các ao hồ lâu ngày tạo điều kiện cho cung quăng phát triển thành muỗi. Trời lạnh dần, muỗi bay vào nhà nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết có thể phát triển thành dịch do vi rút dengue gây ra, xâm nhập cơ thể từ vết đốt của muỗi vằn. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. [[{"fid":"1634","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"720","width":"1280","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Ban xuất huyết dưới dạng nốt Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức người, đau khớp. Sốt 39-400C kèm theo đau đầu vùng trán hoặc sau hố mắt, chán ăn, nôn và đau bụng. Sau khi sốt 2-3 ngày, trên da người bệnh có biểu hiện sung huyết và phát ban dát đỏ, hoặc có ban xuất huyết dưới dạng nốt, chảy máu cam, chảy máu chân răng... Nặng hơn người bệnh có thể bị chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. [[{"fid":"1635","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"316","width":"500","class":"media-element file-default"}}]] Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp sạch sẽ xung quanh nơi ở, phát quang bụi rậm, loại bỏ các dụng cụ chứa nước bẩn, thả cá vào dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy, khơi thông cống rãnh, tránh nước tù đọng. Tích cực phối hợp với cơ sở y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Mặc quần áo dài tay phòng muỗi đốt, mắc màn khi ngủ. Khi có biểu hiện bệnh kiểu sốt xuất huyết, cần uống nhiều nước, tốt nhất là loại đa điện giải (oresol) và đến ngay cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị; không mua thuốc tự điều trị tại nhà.

Trang