CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

LÀM VIỆC VỚI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Sáng 19/7/2024, Đoàn công tác của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện đào tạo và Nghiên cứu bệnh nhiệt đới làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực công tác chuyên khoa Truyền nhiễm, Hoá sinh – Vi sinh, Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhằm nắm bắt về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình các bệnh liên quan thuộc chuyên khoa trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất ra các phương án hỗ trợ phát triển chuyên môn của BVĐK. [[{"fid":"5907","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hai bệnh viện đã trao đổi, phân tích những ưu điểm và hạn chế của khoa Truyền nhiễm BVĐK. Trong đó, đã chỉ ra các yếu tố như cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại và tương đối đầy đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các kỹ thuật mới tại BVĐK. Bên cạnh đó, hai bệnh viện cũng nêu ra và phân tích một số khó khăn về vấn đề nhân lực, các giải pháp khắc phục trong thời gian tới để phục vụ công tác đào tạo và triển khai các kỹ thuật. Trong thời gian tới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ BVĐK phát triển chuyên môn, đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật theo chuyên ngành Truyền nhiễm và hỗ trợ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phục vụ chuyên môn, hỗ trợ các bác sĩ tại BVĐK tự tin thực hiện các kỹ thuật được chuyển giao. [[{"fid":"5908","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc buổi làm việc, Bác sĩ Trương Quý Trường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn gửi lời cảm ơn trước sự quan tâm của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dành cho BVĐK. Đồng chí mong rằng BVĐK sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, phát triển hơn nữa về nguồn nhân lực, sớm đưa thêm nhiều kỹ thuật hiện đại vào thực hiện để phục vụ nhân dân tỉnh nhà.

CẢNH BÁO: MẠO DANH BÁC SĨ BỆNH VIỆN TƯ VẤN BÁN THUỐC QUA ĐIỆN THOẠI

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhận được phản ánh về việc người bệnh nhận được cuộc gọi từ các đối tượng mạo danh là bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, bán thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thành phần; gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của các bác sĩ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Cách thức thực hiện của nhóm đối tượng giả mạo như sau: gọi điện thoại cho người bệnh, người nhà người bệnh, tự xưng là bác sĩ của BVĐK hỏi thăm tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân sau khi ra viện đồng thời tư vấn liệu trình thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, dịch vụ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Các đối tượng này lợi dụng sự tin tưởng và tâm lý của người bệnh nên đã tư vấn bán các loại thuốc, thực phẩm chức năng không rõ thành phần, nguồn gốc cho bệnh nhân, làm nguy hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của bác sĩ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Để tránh tình trạng giả mạo này tiếp diễn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khẳng định Bệnh viện và các bác sĩ không thực hiện bán thuốc điều trị, thực phẩm chức năng và giới thiệu các dịch vụ tiêm chủng qua điện thoại. Người dân cần tỉnh táo và cảnh giác trước các đối tượng giả mạo để tránh mua phải các sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại cho sức khoẻ. Bệnh viện có bộ phận Hỗ trợ người bệnh, thuộc Phòng Công tác xã hội sẽ trực tiếp gọi điện thoại khảo sát sự hài lòng của người bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhưng không thực hiện tư vấn bán sản phẩm. Do vậy, các cuộc gọi tư vấn bán sản phẩm đều là mạo danh, người dân cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Mọi thông tin hỗ trợ người bệnh, vui lòng liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, số điện thoại: 02053.898.992 Trân trọng cảm ơn.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU

Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày, với tỷ lệ tử vong lên đến 20%. Gần đây, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên. Do vậy người dân cần chú ý các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ đúng thời điểm. Bệnh có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt thậm chí là bộ phận sinh dục. [[{"fid":"5889","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 737px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các biểu hiện của bệnh bạch hầu có thể dễ dàng nhận thấy như: Viêm họng, mũi, thanh quản, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm, sưng tấy vùng cổ. Giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh. Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, mang khẩu trang ở những nơi công cộng. 3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. 5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng  Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.               Dương Thần Trưởng – Phòng Quản lý Chất lượng  

KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNH PHẪU THUẬT CHO TRẺ KHUYẾT TẬT NĂM 2024

Sáng ngày 9/7/2024, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) diễn ra Lễ Khai mạc Chương trình Phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật tại tỉnh Lạng Sơn. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Trung tâm II (Đơn vị tài trợ), đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng lãnh đạo BVĐK. Chương trình phẫu thuật được thực hiện bởi các chuyên gia về Phẫu thuật tạo hình, Di chứng sau bỏng, Nhi khoa, Nhãn nhi, Chỉnh hình của các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn và các bác sĩ của BVĐK. [[{"fid":"5884","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước đó, ngày 8/7/2024, Bệnh viện đã tổ chức khám cho hơn 120 trẻ và làm thủ tục nhập viện phẫu thuật cho gần 60 trẻ. Nhiều trường hợp bệnh nhân nằm trong khả năng chuyên môn của Bệnh viện như dị tật đường tiết niệu, sinh dục, mắt,... Tuy nhiên, do điều kiện gia đình nên nhiều em chưa được đưa tới Bệnh viện điều trị, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. [[{"fid":"5885","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là năm thứ 8 chương trình này được tổ chức tại BVĐK Lạng Sơn, giúp trẻ em trong tỉnh có cơ hội giải quyết các dị tật, giúp các em tự tin trong cuộc sống, sớm hoà nhập cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ của BVĐK tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn từ các chuyên gia để dần làm chủ, đáp ứng tốt nhu cầu phẫu thuật của nhóm đối tượng này, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chung của Bệnh viện. [[{"fid":"5886","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]  Chương trình phẫu thuật diễn ra từ ngày 8/7/2024 đến hết ngày 14/7/2024. Ngay sau lễ khai mạc, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho trẻ ở các chuyên khoa. Nhân dịp này, các nhà hảo tâm cũng đã trao tặng những suất quà và tiền động viên trẻ phẫu thuật trong chương trình.

NÚT MẠCH CẦM MÁU CẤP CỨU BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG GAN

Ngày 29/6/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (18 tuổi, ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia) vào viện do tai nạn giao thông, đau nhiều vùng bụng. Qua thăm khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, hình ảnh siêu âm cho thấy bệnh nhân bị đụng dập kèm tụ máu nhu mô gan, tràn máu ổ bụng. Kết quả chụp Cắt lớp vi tính, bệnh nhân chấn thương gan độ IV, có ổ chảy máu hoạt động, chảy nhiều máu, huyết áp tụt, nguy cơ tử vong cao. [[{"fid":"5879","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 477px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kíp can thiệp nút mạch gan cho bệnh nhân Trước tình hình cấp bách của bệnh nhân, các bác sĩ hội chẩn liên chuyên khoa Cấp cứu, Ngoại Tiêu hoá, Chẩn đoán hình ảnh - Điện quang can thiệp thống nhất chẩn đoán bệnh nhân vỡ gan độ IV và chỉ định nút mạch cấp cứu bệnh nhân. [[{"fid":"5880","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 1111px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh ổ chảy máu Trên hệ thống máy chụp mạch số hoá xoá nền DSA, các bác sĩ thấy ổ chảy máu động mạch điển hình, không thấy thông động - tĩnh mạch. Kíp phẫu thuật đã tiến hành nút tắc ổ chảy máu hoạt động, bảo tồn các nhánh mạch máu và nhu mô gan lành. Ca can thiệp thành công sau 2 giờ thực hiện với tác phong khẩn trương và sự tập trung cao độ của các bác sĩ. Bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch, tình trạng ổn định. [[{"fid":"5881","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 829px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh chụp kiểm tra sau khi nút mạch Theo các bác sĩ, chấn thương tạng đặc chiếm tỷ lệ khá cao trong chấn thương bụng. Đặc biệt chấn thương tạng đặc có chảy máu hoạt động trước đây thường can thiệp ngoại khoa, hiện nay với sự phát triển của điện quang can thiệp các trường hợp chấn thương có chảy máu đều có thể điều trị bằng nút mạch cấp cứu cầm máu các tạng, ưu điểm của phương pháp này là xâm lấn tối thiểu, bảo tồn tối đa được chức năng, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau can thiệp. Việc cấp cứu, điều trị thành công cho người bệnh là sự phối hợp đa chuyên khoa rất chuyên nghiệp và kịp thời đã đem lại hiệu quả điều trị tối ưu giúp bệnh nhân thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Qua đây khẳng định được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn không chỉ vững về chuyên môn mà còn giàu y đức, dành tất cả trí tuệ và thời gian để cứu chữa người bệnh, xứng đáng là nơi trao gửi niềm tin cho người bệnh và nhân dân.         BS CKI. Hoàng Thế Xuân - Khoa Chẩn đoán hình ảnh

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH PHẪU THUẬT CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Từ ngày 08/7 - 14/7/2024, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra chương trình phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là năm thứ 8 chương trình diễn ra tại Lạng Sơn, dưới sự phối hợp tổ chức của BVĐK, Sở Lao động, Thương binh – Xã hội và Trung tâm II trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. [[{"fid":"5877","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 325px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Năm nay, gần 90 trẻ em mắc các khuyết tật, dị tật bẩm sinh thuộc các chuyên khoa Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Chấn thương – Chỉnh hình – Bỏng, Ngoại Thận – Tiết niệu… sẽ được các chuyên gia của các bệnh viện tuyến Trung ương cùng các bác sĩ BVĐK phẫu thuật trong đợt này. Đây là chương trình hết sức ý nghĩa, giúp đỡ cho trẻ em mắc các dạng dị tật bẩm sinh, trẻ em khuyết tật trên địa bàn được phẫu thuật ngay tại tỉnh Lạng Sơn, không bỏ lỡ những thời điểm vàng trong điều trị, giảm bớt những khó khăn, chi phí điều trị, đi lại cho gia đình người bệnh góp phần đem lại niềm hạnh phúc cho các em và gia đình. Để đảm bảo sự thành công của chương trình, các bậc phụ huynh lưu ý các nội dung sau: - Thời gian đưa trẻ đến khám và nhập viện: Từ 07h00 đến 11h30 và từ 13h30 đến 17h00, Thứ Hai, ngày 08/7/2024 tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn - Các giấy tờ gia đình cần chuẩn bị: Giấy chuyển tuyến từ Trung tâm y tế huyện, thành phố về BVĐK tỉnh, Thẻ BHYT của trẻ, Giấy khai sinh của trẻ (đối với trẻ nhỏ chưa có BHYT) - Trong khuôn khổ chương trình, mỗi trẻ em sẽ được hỗ trợ chi phí tiền ăn, tiền đi lại khi đến phẫu thuật và tiền đi lại khi tái khám, hỗ trợ một phần kinh phí phẫu thuật. Đối với trẻ đến khám nhưng không có chỉ định phẫu thuật đợt này cũng sẽ được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. Để chuẩn bị sức khỏe cho các trẻ em có chỉ định phẫu thuật, đề nghị các bậc phụ huynh, gia đình cần chú ý chăm sóc và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ. Nếu trước thời gian phẫu thuật các cháu có các bệnh lý viêm nhiễm, sốt,...gia đình cần chủ động đưa các trẻ đi khám, chữa ngay hoặc đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh trước thời điểm mổ để điều trị các bệnh cấp tính cho trẻ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ĐT: 02053 898 992

HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA CHẸN BETA GIAO CẢM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIM MẠCH

Chiều 04/7/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học về vai trò của chẹn Beta giao cảm trong điều trị bệnh lý tim mạch. Báo cáo viên là Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải – Trưởng phòng C6 Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Dự buổi sinh hoạt khoa học có các bác sĩ, dược sĩ trong toàn Bệnh viện. [[{"fid":"5875","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Đặng Huy Du - Phó giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại buổi Hội thảo, các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện đã được Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải truyền đạt kiến thức về vai trò của chẹn Beta giao cảm và Statin trên các bệnh cảnh lâm sàng; phân tích trên một số ca bệnh cụ thể; đánh giá mức độ bệnh lý tim mạch. [[{"fid":"5874","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ths.Bs Nguyễn Tuấn Hải trình bày chuyên đề Hội thảo Các thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng phổ biến, có vai trò hết sức quan trọng trong điều trị các bệnh lý tim mạch. Viêc tối ưu hóa được hiệu quả điều trị trên từng nhóm bệnh, trên từng BN cụ thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống thêm và giảm tỷ lệ tử vong đáng kể của các bệnh nhân tim mạch. Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật những kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp chẩn đoán và điều trị, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, khẳng định được uy tín và chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện.  

BẢO HIỂM Y TẾ - CHIẾC PHAO CỨU SINH KHI ỐM ĐAU, BỆNH TẬT

Bảo hiểm y tế (BHYT) được xem là chiếc phao cứu sinh bởi ý nghĩa nhân văn và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi người, nhất là gia đình khó khăn không may bị ốm đau bệnh tật. BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn... Bà B.T.C, trú tại thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị đã được 7 tháng. Rất may bản thân bà có thẻ bảo hiểm y tế nên toàn bộ chi phí khám chữa bệnh trong thời gian qua đều được bảo hiểm y tế chi trả. Chị V.T.H, người nhà bệnh nhân chia sẻ: Mẹ tôi điều trị đã lâu tại Bệnh viện, hiện nay số tiền điều trị của mẹ tôi đã lên đến gần 400 triệu đồng, vượt quá khả năng chi trả của gia đình, may có bảo hiểm y tế chi trả, nếu không thì gia đình tôi cũng không đủ khả năng cho mẹ điều trị như thế này được. [[{"fid":"5872","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện nay, tại khoa Nội Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) có trên 100 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, đang phải lọc máu chu kì. Trung bình, một bệnh nhân chạy thận mỗi tháng phải mất chi phí khoảng 13 triệu đồng, nếu bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, thì đây là một số tiền rất lớn, vượt quá khả năng chi trả đối với nhiều gia đình, đặc biệt là các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bác sĩ Hà Long Sơn, Phó trưởng khoa Nội Thận - Tiết niệu - Lọc máu, BVĐK cho biết: Hầu hết các bệnh nhân suy thận đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, do đó việc có thẻ bảo hiểm y tế là điều hết sức ý nghĩa khi người bệnh phải điều trị lâu dài và tốn kém. Hiểu được tầm quan trọng của BHYT với người bệnh, thời gian qua Khoa chúng tôi cũng đã tích cực tuyên truyền lợi ích khi người bệnh tham gia BHYT, kịp thời hỗ trợ, giải quyết các thủ tục để đảm bảo quyền lợi hưởng BHYT cho người bệnh. Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp, nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2024, có gần 63 nghìn lượt người đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, với số tiền chi trả hơn 125 tỷ đồng. Đặc biệt có nhiều bệnh nhân đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh từ trên 100 triệu đồng đến trên 300 triệu đồng. Những bệnh nhân này đều mắc bệnh nặng, phải điều trị lâu dài, thời gian trung bình từ 2-3 tháng trở lên, nếu không được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thì thực sự là gánh nặng kinh tế cho các gia đình có người nhà nằm viện. Để thực hiện lộ trình bao phủ 100% toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về ý nghĩa tầm quan trọng của bảo hiểm y tế để người dân hiểu được lợi ích cũng như quyền lợi được hưởng khi tham gia. Đặc biệt là từ tháng 1/7/2024 mức lương cơ bản tăng, theo đó mức đóng bảo hiểm y tế cũng sẽ tăng theo, do vậy Bệnh viện cũng nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, vừa thực hiện tiết kiệm quỹ BHYT, vừa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh. Thực tế cho thấy Bảo hiểm y tế đóng vai trò quan trọng, như chiếc phao cứu sinh cho các bệnh nhân khi không may ốm đau bệnh tật, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh nặng, hiểm nghèo. Do đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội để 100% người dân có thẻ bảo hiểm y tế. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng, thì mỗi người dân hãy tích cực tham gia bảo hiểm y tế để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

THÀNH LẬP PHÒNG KHÁM VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM GAN C MẠN TÍNH

Từ ngày 01/7/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) thành lập Phòng khám và quản lý điều trị bệnh viêm gan C mạn tính. Theo đó, phòng khám sẽ tiến hành khám, theo dõi và cấp phát thuốc điều trị tại nhà cho các trường hợp người bệnh bị viêm gan C mạn tính. Người bệnh sẽ được khám, làm các xét nghiệm cần thiết như công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm Anti-HCV miễn dịch tự động, đo tải lượng virus HCV bằng phương pháp Realtime PCR để chẩn đoán và điều trị viêm gan C… và theo dõi tiến triển của bệnh, cấp thuốc sử dụng trong 01 tháng, hẹn khám lại vào tháng sau hoặc khi bệnh nhân có bất thường nào đều có thể đến tái khám. [[{"fid":"5869","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nặng nề, tuy vậy, bệnh viêm gan C còn ít được quan tâm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virut viêm gan C. Viêm gan C có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Tại Lạng Sơn, trước đây, các bệnh nhân mắc viên gan C mạn đều phải chuyển tuyến đi bệnh viện tuyến trên để điều trị. Việc triển khai quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân viêm gan C mạn tính ngay tại BVĐK góp phần tạo điều kiện thuận lợi, người bệnh không phải chuyển tuyến điều trị, giảm bớt khó khăn và chi phí điều trị cho người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bác sĩ La Thị Thu Hiền – Khoa Truyền nhiễm

KỶ NIỆM NGÀY BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM VÀ TRAO TẶNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

Sáng ngày 28/6/2024, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Sở Y tế Lạng Sơn phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam (1/7/2009 - 1/7/2024). Dự buổi lễ có Đồng chí Đoàn Thanh Sơn – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Liên đoàn Lao động tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; các phòng khám đa khoa tư nhân, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"5865","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Với chủ đề “Sử dụng hiệu quả quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tại cơ sở”, ngày BHYT Việt Nam năm 2024 là dịp cao điểm tuyên truyền về Luật BHYT; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác BHYT và cán bộ, nhân viên ngành y tế trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT. Những năm qua, việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ người tham gia BHYT tăng nhanh, đến năm 2023 số người tham gia BHYT đạt 94,3%. Trong chương trình, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử, ý nghĩa của ngày BHYT Việt Nam. Một số đơn vị đã phát biểu tham luận về giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tham luận “Phát triển chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT”. [[{"fid":"5866","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Đoàn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm Phát biểu tại buổi lễ, Đồng chí Đoàn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả quan trọng trong thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian qua. Đồng chí yêu cầu các cấp, các ngành trong tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho nhân dân trong việc tham gia BHYT. Nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT; tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh BHYT ở các tuyến, các cơ sở y tế; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 trên 95% dân số Lạng Sơn tham gia BHYT, góp phần phát triển chính sách BHYT bền vững, hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân và xã hội. [[{"fid":"5867","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhân dịp này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng thẻ BHYT cho 8 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không có thẻ BHYT đang điều trị tại Bệnh viện nhằm giúp người bệnh được hưởng quyền lợi, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và gia đình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân.   Phòng Công tác xã hội

Trang