CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

NGỘ ĐỘC RƯỢU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Tình trạng ngộ độc rượu đang có chiều hướng gia tăng do việc sử dụng rượu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân khá phổ biến và tăng mạnh vào các dịp lễ tết. Từ đầu tháng 8/2018 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 20 trường hợp bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu. Điển hình, có trường hợp bệnh nhân nam 57 tuổi, sau uống nhiều rượu, thấy mệt mỏi, khó thở. Và xuất hiện co giật, suy thận, hôn mê, ngừng tim. Do được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân mới được cứu sống. Một bệnh nhân ở Huyện Lộc Bình, sau uống nhiều rượu cũng có các biểu hiện trên, vào viện khi đã hôn mê và có dấu hiệu ngừng tim, được cấp cứu tích cực nên mới thoát khỏi tử vong. Ngộ độc rượu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm chậm hoặc ngừng chức năng hô hấp và tuần hoàn, tổn thương gan – thận, hệ thần kinh trung ương,…; có thể gây tử vong nếu bị nặng mà không được xử trí kịp thời. [[{"fid":"1573","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"1280","style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Ngộ độc rượu gây hậu quả nghiêm trọng Nguyên nhân gây ngộ độc rượu là do người bệnh uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian, uống rượu chứa độc tố (thường là rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm từ các loại rễ và củ chứa chất độc). Người bị mắc bệnh mãn tính, bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,… khi uống rượu cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc. Có hai loại ngộ độc rượu thường gặp, đó là ngộ độc ethanol (rượu thông thường) và ngộ độc methanol (cồn công nghiệp). Với ngộ độc ethanol ở dạng cấp tính, ban đầu người bệnh có dấu hiệu kích thích như: nói nhiều, mất kiểm soát hành vi, lời nói, đau bụng, nôn mửa,… Còn ở dạng mạn tính do uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, đi ngoài do tổn thương gan và ruột, da xanh tái do thiếu máu, thoái hoá gan, xơ gan, ung thư gan, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần. Với ngộ độc methanol, là chất độc cực mạnh, chỉ cần uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, hôn mê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp cấp tính và tử vong. Khi có các dấu hiệu ngộ độc rượu, cần cho người bệnh uống nhiều nước, có thể uống nước gừng tươi, nước chè xanh, nước cam để giúp giảm ngộ độc rượu và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Lưu ý không nên cho người bệnh uống các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không tự mua thuốc điều trị tại nhà. Phòng ngừa ngộ độc rượu bằng cách: hạn chế sử dụng rượu; không sử dụng các loại rượu không được phép lưu hành chính thức hoặc uống các loại rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên. Trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi và người đang bị bệnh tuyệt đối không được uống rượu.

VIÊM TỤY CẤP - MỘT BỆNH NGUY HIỂM

Thời gian gần đây, số bệnh nhân mắc viêm tụy cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có chiều hướng gia tăng. Mỗi tháng trung bình có 15 – 20 bệnh nhân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Viêm tụy cấp là tình trạng tụy bị viêm cấp tính do các enzyme tiêu hóa protit, mỡ, tinh bột do tụy sản xuất ra hoạt hóa ngay tại tụy gây ra tiêu hủy mô tụy. Viêm tụy cấp có thể diễn biến thành chảy máu tụy, thậm chí gây hoại tử các tạng xung quanh, nhiễm trùng huyết, shock và tử vong. [[{"fid":"1562","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1003","width":"1334","style":"width: 500px; height: 376px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân viêm tụy cấp đang điều trị tại BVĐK Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy cấp, trong đó: ăn bữa ăn quá nhiều đạm – béo, lạm dụng rượu bia, sỏi mật, giun chui ống mật - tụy,… là nguyên nhân chính. Ngoài ra, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tăng mỡ máu, tổn thương tụy do phẫu thuật ổ bụng hoặc chấn thương tụy do tác động ngoại lực, tăng nồng độ canxi trong máu, sốc kéo dài (làm giảm tưới máu đến tụy), hoặc viêm tụy do di truyền. Bệnh viêm tụy cấp có dấu hiệu đặc trưng nhất là đau bụng dữ dội vùng trên rốn, và thường lan ra sau lưng. Viêm tụy cấp do sỏi mật hoặc do giun: cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội chỉ trong vòng vài phút; khi cử động mạnh, thở sâu đều làm tăng đau. Viêm tụy cấp do rượu, đau bụng thường đến muộn sau 5-7 ngày và có thể kèm theo sốt. Người bệnh có các triệu chứng buồn nôn và nôn, trướng bụng, mạch nhanh. Dấu hiệu của viêm tụy không đặc trưng, có thể giống nhiều bệnh khác. Chẩn đoán chỉ có thể thực hiện được với thầy thuốc giàu kinh nghiệm hoặc cơ sở y tế có trang bị tốt (xét nghiệm được men tụy, chụp cắt lớp vi tính,…) Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tụy cấp, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và mua thuốc điều trị tại nhà làm chậm trễ quá trình điều trị đúng (bỏ mất thời điểm can thiệp hiệu quả cao, có thể gây nguy hiểm). Để phòng bệnh viêm tụy cấp, cần ăn uống điều độ, hạn chế sử dụng rượu bia. Khi bị sỏi mật cần tích cực điều trị để tránh gây biến chứng viêm tụy.

3 NGƯỜI TRONG MỘT GIA ĐÌNH BỊ NGỘ ĐỘC DO ĂN NẤM

Ngày 2/8/2018, Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân trong cùng một gia đình nhập viện do có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn nấm. Bệnh nhân Hoàng Thị L 48 tuổi, Vi Thị P 22 tuổi và Vi Văn N 15 tuổi (địa chỉ Xã Xuất Lễ, Huyện Cao Lộc) vào viện với cùng một triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn và đi ngoài. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm và xử trí kịp thời. Hiện tại sức khỏe của cả 3 bệnh nhân ổn định. [[{"fid":"1508","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân Hoàng Thị L và con gái Vi Thị P điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK [[{"fid":"1509","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân Vi Văn N điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu BVĐK Trước đó, chị L lên rừng phát hiện nhiều nấm và đã hái về ăn. Sau ăn khoảng 10 phút, cả 3 mẹ con chị có biểu hiện trên và được người nhà đưa vào viện. Chị L cho biết cây nấm gia đình chị ăn có màu trắng xám và hình dạng rất giống nấm thường nên chị không nhận biết được là nấm độc. Khoảng 3 tháng trở lại đây, Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK  tiếp nhận 8 trường hợp nhập viện do ngộ độc nấm. Do đang vào mùa mưa, các loại nấm phát triển mạnh, nên một số người dân hái về sử dụng, làm tăng nguy cơ ngộ độc. Thông thường, nấm độc có màu sắc sặc sỡ và có đốm màu trắng, đen, đỏ nổi trên mũ nấm. Nấm độc có mùi thơm, khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra. Những loại nấm có phần gốc phình to giống củ hầu hết là nấm độc. Một số loại nấm độc có màu sắc và hình dạng giống với nấm thường nên rất dễ gây nhầm lẫn. Khi có biểu hiện ngộ độc nấm, cần nhanh chóng gây nôn, càng sớm càng tốt. Người bệnh cần uống nhiều nước, tốt nhất là dùng oresol. Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý đưa cả những người cùng ăn nấm đến cơ sở y tế dù chưa có biểu hiện ngộ độc. Để phòng ngừa ngộ độc nấm, tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kể cả các loại nấm có màu sắc và hình dáng giống với nấm thường. Chỉ sử dụng các loại nấm biết rõ nguồn gốc và biết chắc chắn đó là loại ăn được. Các loại nấm ăn được nên chế biến khi còn tươi, nếu để ôi thiu, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.

XUẤT HIỆN TRƯỜNG HỢP UỐN VÁN SƠ SINH DO TỰ ĐỠ ĐẺ TẠI NHÀ

Ngày 17/7/2018, khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bé sơ sinh 6 ngày tuổi được chuyển đến từ Trung tâm y tế huyện Đình Lập do bị nhiễm trùng uốn ván rốn. Đây là trường hợp sơ sinh nhiễm trùng uốn ván mới xuất hiện trở lại tại BVĐK sau gần 20 năm. Bé Phún Văn L (Khe Luồng, Kiên Mộc, Đình Lập) là con thứ 4 trong gia đình dân tộc Dao, nhập viện trong tình trạng sốt, co giật toàn thân, môi tím, cứng hàm. Mẹ của bé trong các lần mang thai không tiêm phòng uốn ván và đều tự sinh tại nhà, không đến cơ sở y tế. Lần này, sau khi sinh bé L, người nhà tự cắt cuống rốn bằng kéo chưa được vô khuẩn. Bé được chẩn đoán nhiễm trùng uốn ván rốn. [[{"fid":"1485","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"352","width":"480","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bé Phún Văn L đang điều trị tại Khoa Nhi BVĐK Uốn ván sơ sinh (dân gian gọi là sài uốn ván) là một bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Bệnh do trực khuẩn uốn ván gây ra. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do dụng cụ cắt cuống rốn không đảm bảo vô khuẩn, nhất là những trẻ được đỡ đẻ tại nhà, làm cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Một số trường hợp, việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sau khi sinh không đảm bảo vệ sinh, dẫn tới bị bệnh. Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ khóc nhiều, sau đó xuất hiện dấu hiệu chum môi, không bú được, co giật. Với bất cứ kích thích nhẹ nào, như âm thanh, ánh sáng đều lên cơn co giật, cơn co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở, có thể đe dọa đến tính mạng trẻ. Tỷ lệ trẻ tử vong do uốn ván sơ sinh khá cao (34-50%). Một số trường hợp mặc dù được điều trị qua khỏi nhưng để lại những di chứng nặng nề như động kinh, kém phát triển tinh thần, trí tuệ, vận động… Trước đó, BVĐK đã chữa trị thành công cho một số trường hợp trẻ bị nhiễm uốn ván sơ sinh. Trong những năm gần đây, Bệnh viện chưa gặp thêm trường hợp uốn ván sơ sinh nào nhập viện. Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, phụ nữ mang thai cần lưu ý, tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván vào 2 tháng cuối thai kì. Khi có dấu hiệu sinh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn sinh và chăm sóc trẻ đúng cách.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÉTNGHIỆM HIV KHI MANG THAI

Xét nghiệm HIV rất quan trọng khi mang thai, giúp phát hiện sớm tình trạng có HIV ở thai phụ để từ đó có phương án điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con kịp thời. Đồng thời còn giúp người mẹ sớm được bảo vệ sức khỏe phù hợp. Phụ nữ có HIV mang thai được điều trị dự phòng lây truyền mẹ - con thì nguy cơ lây nhiễm cho trẻ chỉ còn 2%. Ngược lại, nếu không điều trị dự phòng, khả năng lây truyền là từ 30 – 50%. Phát hiện HIV càng sớm và thực hiện can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con ngay từ đầu thai kỳ sẽ làm tăng hiệu quả điều trị. [[{"fid":"1435","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 353px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK), công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho thai phụ luôn được chú trọng. Từ đầu năm đến nay, BVĐK đã khám và tư vấn xét nghiệm cho hơn 2000 phụ nữ sinh con tại Bệnh viện, phát hiện 4 trường hợp dương tính với HIV. Các trường hợp này đều được dùng thuốc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, cả 4 trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV còn thấp, đa số thai phụ đến khám và sinh con tại Bệnh viện chỉ xét nghiệm trước quá trình chuyển dạ theo yêu cầu của bác sỹ. Do hiểu biết còn hạn chế và tâm lý e dè, lo sợ nên vẫn còn có trường hợp thai phụ sau khi được bác sỹ tư vấn nhưng không đồng ý xét nghiệm hoặc có thai phụ đã biết có HIV ở lần mang thai trước nhưng không đồng ý điều trị dự phòng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ. Hiện nay, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Lạng Sơn đang được khống chế ở mức 2,6% tổng số ca sinh. Nếu thai phụ được xét nghiệm sớm và điều trị dự phòng đúng thì tỷ lệ lây truyền sẽ giảm xuống dưới 2%, thậm chí là 0%. Vì vậy, để bảo vệ thế hệ tương lai khỏi căn bệnh thế kỷ, mỗi người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ mang thai, cần nâng cao nhận thức hơn nữa về HIV/AIDS; mỗi cặp vợ chồng khi có kế hoạch sinh con cần tự nguyện thực hiện xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, nhất là phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm ngay từ những tuần đầu của thai kỳ.

BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO ONG ĐỐT GIA TĂNG

Ngày 24/6/2018 Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Triệu Văn T (Yên Phúc, Văn Quan) nhập viện do bị nhiều vết ong đốt gây bất tỉnh. [[{"fid":"1423","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân Triệu Văn T đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Trước đó, bệnh nhân đi rừng bắt ong và bị ong đốt nhiều vào vùng đầu, mặt, cổ. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nọc ong vò vẽ dẫn đến suy gan và suy thận. Thời gian gần đây, số người bị ong rừng đốt trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Riêng trong tháng 6/2018, Khoa Hồi sức Cấp cứu BVĐK đã tiếp nhận 10 trường hợp nhập viện do bị ong đốt. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con bất cẩn khi đi rừng hoặc bắt ong để lấy mật. Bệnh nhân bị ong có biểu hiện đau rát, sưng tấy ở vùng bị đốt và tức ngực, khó thở. Trường hợp nặng, có thể dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch, suy đa tạng; nguy cơ tử vong. Khi bị ong đốt, cần lưu ý sơ cứu kịp thời: - Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong, đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể. - Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép  lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể. - Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố. - Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Vì vậy, người dân cần lưu ý: - Tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động. - Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây (thường tháng 3-4). - Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín. - Để loại bỏ tổ ong nên dùng khói, bình xịt côn trùng xua ong đi hết sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong gỡ đi. Người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày), đi găng và đầu đội mũ kín.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH CÚM A/H1N1

Cúm A/H1N1 là bệnh viêm nhiễm hô hấp cấp tính do vi rút cúm A/H1N1 gây nên. Vi rút này có khả năng tấn công vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. [[{"fid":"1419","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"194","width":"259","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Vi rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại vi rút này có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt bắn (nước bọt, dịch tiết mũi họng,…) khi người bệnh ho, hắt hơi; hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật mang vi rút rồi qua bàn tay vào mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm A/H1N1 có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 3 - 5 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ,... Biểu hiện của bệnh cúm A/H1N1 giống như nhiều bệnh cúm khác: sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể khó thở và dẫn đến tử vong. Bệnh cúm A/H1N1 chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng để xét nghiệm. [[{"fid":"1420","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"800","style":"width: 500px; height: 250px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh cúm A/H1N1 được phòng bằng cách: Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng và họng bằng nước muối loãng, che miệng (bằng mặt trước khuỷu tay) và mũi khi ho, hắt hơi. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, làm thông thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường. Mỗi người nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng,… cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị sớm; nếu được xác định mắc cúm thì cần cách ly ngay. Nên hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm, cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sỹ.                                                                                                                                                                 (Sưu tầm)

ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình biến tính thực phẩm; từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm nếu không được xử trí kịp thời thậm chí có thể tử vong. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm Nguy cơ gây ngộ độc có thể đến từ việc các nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc. Người chế biến thức ăn thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi. [[{"fid":"1394","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thực phẩm chứa nhiều đạm cần được bảo quản và chế biến đúng cách Trong mùa hè, thực phẩm, nhất là loại có nhiều đạm (nguồn gốc động vật: thịt, thủy hải sản, sữa, trứng...) nếu không được bảo quản và chế biến đúng cách sẽ có nguy cơ gây ngộ độc rất cao do nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật (vi khuẩn, nấm) phát triển. Nhiệt độ cao cũng làm thực phẩm bị phân hủy nhanh hơn. Các quá trình này đều sinh ra các độc tố với lượng rất lớn. Nhiều độc tố có khả năng chịu nhiệt cao nên nấu chín cũng không có tác dụng và vẫn có khả năng gây bệnh. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm Thời tiết nóng bức, thực phẩm rất dễ bị hỏng, vì vậy nên chọn các loại thực phẩm tươi và sử dụng trong ngày, không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. [[{"fid":"1395","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 396px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Rửa sạch rau quả trước khi chế biến Các loại thực phẩm sống như thủy hải sản, thịt, phủ tạng động vật hay rau quả,… cần làm sạch, cho vào hộp đậy kín và để ngăn riêng trong tủ lạnh. Lưu ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo thực phẩm chín đều. Tránh sử dụng thực phẩm chưa chín kỹ. Thức ăn bày bán cần che đậy kĩ hoặc đặt trong tủ kính để tránh khói bụi và các loại côn trùng, vi khuẩn. Không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh. Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, chế biến thịt gia cầm; tiệt trùng các dụng cụ, bát đũa trước khi ăn uống. Mùa hè thường sử dụng đá để làm mát đồ uống nên cần lưu ý sử dụng nguồn nước sạch và đun sôi nước trước khi làm đá . Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh và khu vực bếp nấu ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trang