CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

THỜI TIẾT BẤT THƯỜNG, NGUY CƠ BÙNG PHÁT BỆNH SỐT VIRUS

Thời tiết thay đổi bất thường, nóng lạnh đột ngột, kèm theo mưa phùn khiến độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có bệnh sốt virut. Biểu hiện của bệnh Khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hầu hết trong số đó không nguy hiểm và tự hồi phục, nhưng một số có thể bị bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. [[{"fid":"1883","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"281","width":"500","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân sốt từ 38ºC– 39ºC, thậm chí 40ºC– 41ºC Biểu hiện của bệnh đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng thường là ho. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, triệu chứng ngày càng nặng. Bệnh nhân sốt từ 38ºC– 39ºC, thậm chí 40ºC– 41ºC. Khi hết sốt chưa được vài giờ thì lại tiếp tục sốt. Trong nhiều trường hợp các thuốc hạ sốt thông thường cũng không có tác dụng. Đau đầu biểu hiện rõ nhất ở người lớn. Trẻ em có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã, toàn thân đau nhức (trẻ nhỏ có thể sẽ quấy khóc). Trong và sau khi sốt người bệnh sẽ ho, hắt hơi, chảy nước mũi, họng đỏ… (đây là các biểu hiện của viêm đường hô hấp). Bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, không có máu, chất nhầy), có thể có viêm kết mạc mắt (kèm theo sốt, nôn, bệnh nhân sốt virut cũng có thể có biểu hiện của viêm kết mạc mắt, làm mắt đỏ, chảy nước, người mệt mỏi, uể oả..), phát ban... Đau cơ thể và mệt mỏi có thể không tương xứng với mức độ sốt, kèm theo đó tuyến bạch huyết bị sưng phồng lên. Bệnh thường tự thoái lui nhưng sự mệt mỏi và ho có thể kéo dài một vài tuần. Điều trị như thế nào?                         Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Nhưng bệnh thường có biểu hiện sốt nên cần điều trị, nhất là ở trẻ em. Điều đầu tiên cần lưu tâm khi bị sốt đó là uống nhiều nước, ở trẻ còn bú thì phải cho trẻ bú đầy đủ. Thường dùng là oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit  1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày, tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải. [[{"fid":"1884","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"331","width":"500","class":"media-element file-default"}}]] Vệ sinh sạch sẽ giúp tránh bội nhiễm Nên ở trong phòng ấm, mặc đồ đủ thoáng, không để gió lùa, không để nhiệt độ phòng quá thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và thường xuyên lau người bằng nước ấm (thường nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 3 – 4 độC ) chú ý không được dùng đá lạnh để chườm tại nhà. Có thể kết hợp dán các miếng dán hạ sốt. Khi sốt > 38,5 độ C nên sử dụng thuốc hạ sốt, thường dùng là paracetamol với liều 10 – 20 mg/kg thể trọng, cách mỗi 4 – 6 tiếng dùng một lần, sẽ có tác dụng ngăn ngừa việc tăng thân nhiệt. Vệ sinh sạch sẽ: Thời gian này sức đề kháng rất kém, cơ thể mệt mỏi nên rất dễ mắc thêm bệnh. Vì vậy việc vệ sinh là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh tránh được hiện tượng bội nhiễm do nhiễm các loại virus khác. Có thể tắm bằng nước ấm, lau khô người sau khi tắm và thay quần áo thật sạch sẽ. Tuyệt đối không tự dùng kháng sinh hay tự đi truyền dịch, cũng như lạm dụng dụng cụ xông họng vì có thể dẫn đến hỏng niêm mạc mũi, họng. Đặc biệt không nên uống liên tục thuốc hạ sốt và không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau người. Mặc quần áo thoáng mát. Nếu sốt nhiều ngày (trên 5 ngày), hoặc sốt cao trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ hoặc xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám, bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác . Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.   Theo Sức khỏe và đời sống  

3 BỆNH DỄ MẮC TRONG THỜI TIẾT MƯA PHÙN, NỒM ẨM NGƯỜI DÂN CẦN CHÚ Ý

Liên tiếp nhiều ngày qua, thời tiết miền Bắc mưa phùn, nồm ẩm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ đổ bệnh, đặc biệt là trẻ em, người già là đối tượng có sức đề kháng giảm. Hô hấp - bệnh lý hàng đầu Tại các cơ sở y tế có rất nhiều trẻ em đến khám bệnh, trong đó, hô hấp là bệnh lý nổi trội hàng đầu mùa đông xuân. Thời tiết khô, gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, mưa phùn, làm cho trẻ thích nghi không kịp, dẫn đến các bệnh lý cấp tính đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi... [[{"fid":"1877","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hô hấp là bệnh lý hàng đầu mùa đông xuân Thời tiết trở lạnh, bệnh thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em là viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Cha mẹ thường chủ quan khi trẻ mới có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị. Tuy nhiên, diễn tiến viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Do đó, khi trẻ bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng. Nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm vừa, không nên mặc quá nhiều quần áo, trẻ ra mồ hôi gặp lạnh càng dễ viêm phổi hơn. Coi chừng bệnh tiêu chảy Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan. Bên cạnh các bệnh hô hấp thì tiêu chảy cũng là một bệnh dễ mắc trong mùa lạnh. [[{"fid":"1878","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tiêu chảy là bệnh dễ mắc trong mùa lạnh Nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy là do người bệnh ăn uống mất vệ sinh, không khoa học cộng thêm ô nhiễm từ môi trường khiến bệnh tiêu chảy dễ phát sinh. Nguy hiểm nhất là những trường hợp bệnh nhân khi bị tiêu chảy không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn tới tình trạng mất nước, nặng có thể sẽ tử vong. Khi bị tiêu chảy cấp, để không bị mất nước, cần uống dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài. Việc dùng kháng sinh hay không, theo đúng nguyên tắc phải có chỉ định của thầy thuốc về liều lượng vì nhiều trường hợp không cần dùng. Có trường hợp dùng còn khiến bệnh nặng hơn. Nếu do dị ứng thức ăn, không cần dùng thuốc đặc hiệu, miễn là không để mất nước điện giải. Bệnh cúm Bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến, không chỉ với trẻ em, người già mà cả người trưởng thành cũng dễ mắc bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi. Khi bị cảm cúm, đa số mọi người thường bỏ mặc hoặc tự điều trị bằng thuốc, thậm chí có người còn sử dụng cả kháng sinh để bệnh nhanh khỏi. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm thường không mang lại kết quả, có khi còn để lại hậu quả nhờn kháng sinh trong điều trị bệnh sau này. Bệm cúm theo mùa có khả năng lây lan thành dịch, nhất là một số chủng cúm A như H5N1, H1N1... rất phổ biến. Cúm là bệnh rất thông thường với các triệu chứng ho, sốt, đau đầu, đau mình mẩy, rét run... sau một vài ngày thì đỡ. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ trở nặng, đặc biệt gần đây có một số chủng cúm nguy hiểm như cúm A/H5N1, người ta vẫn gọi là cúm gia cầm vì xuất hiện ở gia cầm và lây sang người. Khi con virus xâm nhập cơ thể người, có thể đi vào phổi, tàn phá phổi. Trước 2005, tỷ lệ tử vong do bệnh cúm nguy hiểm có thể lên đến 80%. Với sự cố gắng của y học thế giới và trong nước thì tỷ lệ này hiện còn khoảng 50%. [[{"fid":"1879","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 312px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cảm cúm theo mùa có khả năng lây lan thành dịch Để phân biệt cúm A H5N1, H1N1, H3N2 là điều không dễ dàng. Các triệu chứng lâm sàng của cúm sốt, đau đầu, sổ mũi, ho khan... hoàn toàn giống nhau và chỉ khác là nếu đến ngày thứ 2-3 bệnh nhân thấy mệt hơn hoặc khó thở, người dân hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm máu, chụp CT phổi để xác định xem bệnh nhân có nhiễm cúm hay không, có tiến triển nặng hay không để có kế hoạch điều trị cụ thể. Nhiều khi người bệnh thường chủ quan, nghĩ là cảm cúm thông thường không đến bệnh viện đến khi cơ thể không chịu nổi mới tới bệnh viện thì lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều với hội chứng suy đa phủ tạng. Dù với hệ thống máy móc hỗ trợ tim, phổi, gan, thận có nhiều nhưng tỷ lệ tử vong cũng khá cao. Dù không nhất thiết phải đến bệnh viện ngay ngày đầu nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy trở bệnh nặng thì cần phải đến các cơ sở y tế để có các thiết bị chẩn đoán, theo dõi được tốt hơn. Phòng bệnh như thế nào? Thời tiết thất thường như hiện nay có nhiều mối đe dọa cho sức khỏe, vì vậy, người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. [[{"fid":"1880","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 386px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…). Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÚM MÙA GIA TĂNG, BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO 5 BƯỚC PHÒNG BỆNH

Trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo phòng bệnh cho cộng đồng. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm. [[{"fid":"1834","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1400","width":"2100","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. 2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. 3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh. 4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. 5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÁCH PHÁT HIỆN VÀ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO NGƯỜI MẮC SỞI

Hiện nay thời tiết thuận lợi khiến cho tình hình bệnh sởi gia tăng và đang diễn biến rất phức tạp. Do đó, các phụ huynh cần có những hiểu rõ về căn bệnh này. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng. Bệnh sởi có diễn biến nhanh và nặng? Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong. Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn. [[{"fid":"1829","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"636","width":"900","style":"width: 500px; height: 353px;","class":"media-element file-default"}}]] Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi – Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau: + Sốt cao > 39°C. + Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng + Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt. + Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay. Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà. Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. – Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. – Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ. – Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh. – Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. – Cắt móng tay tránh gãi làm xước da. – Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần. – Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn. – Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng) – Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh. Lưu ý: Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A. – Bổ sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt. Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế? Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau: – Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C. – Khó thở, thở nhanh. – Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ… – Phát ban toàn thân mà vẫn sốt. Để phòng bệnh: cần cho trẻ tiêm vacxin vì tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Tiêm vacxin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh. Ngoài ra,  cần vệ sinh cá nhân và môi trường. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi. Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi. Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày. Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.   Theo Sức khỏe và đời sống  

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CÚM KHI CHUYỂN MÙA

Thời tiết chuyển mùa, bệnh cúm đã bắt đầu xuất hiện, mọi người cần cảnh giác cao với căn bệnh này vì có thể gây thành dịch, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây tử vong. Thời tiết chuyển mùa, bệnh cúm đã bắt đầu xuất hiện, mọi người cần cảnh giác cao với căn bệnh này vì có thể gây thành dịch, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây tử vong. Trong bối cảnh thời tiết thay đổi do chuyển mùa từ thu sang đông sẽ có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng (cả số mắc và cả có nguy cơ bùng phát dịch). Đặc biệt, có những bệnh tưởng như bệnh thông thường, rất dễ mắc khi thay đổi thời tiết, nhưng chủ quan có thể gây tử vong. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi thường xuất hiện những bệnh viêm đường hô hấp, trong đó bệnh cảm lạnh và cúm là rất dễ xảy ra, bởi vì với thời tiết này các loại vi sinh vật gây bệnh rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là các loại virut cúm. Đồng thời ở nước ta đang có mầm bệnh cúm, nhất là loại cúm A/H1N1 (cúm thường). Bệnh cúm lây lan thế nào? Bệnh cúm là một căn bệnh truyền nhiễm thuộc đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên (mũi, họng hầu, thanh quản), virut làm tổn thương niêm mạc của miệng, mũi, họng hầu, thanh quản và có thể lan xuống đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản...). Thường có 3 loại virut gây ra bệnh cúm, đó là virut cúm A, cúm B và cúm C. Các bệnh cúm do virut gây ra lây lan chủ yếu bằng không khí, trong đó có các hạt nước bọt nhỏ li ti do người bệnh ho, nói bắn ra và không khí có chứa virut cúm gây bệnh. Khi người lành hít phải các loại không khí này sẽ mắc bệnh cúm. Trong khí đó, bệnh cảm lạnh có một số triệu chứng tương tự như bệnh cúm nhưng nhẹ hơn. Cảm lạnh thường do một số virut đường hô hấp gây nên, phổ biến nhất là Rhinovirus, Coronavirus và Parainfulenzavirus. [[{"fid":"1821","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"332","width":"500","class":"media-element file-default"}}]] Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh Biểu hiện của bệnh cúm Thời kỳ ủ bệnh của bệnh cúm thường ngắn (1-3 ngày). Khởi phát có đau rát họng, tiếp theo là nghẹt mũi, chảy nước mũi và có thể có hắt hơi (kéo dài vài, ba ngày). Cùng với đau rát họng là sốt cao (có thể muộn hơn một vài ngày), đau nhức toàn thân và ho. Bệnh thường kéo dài khoảng một tuần là lui bệnh (khỏi). Tuy vậy, bệnh cúm có thể gây nên một số biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong. Biến chứng gì thường gặp nhất Đó là viêm phổi sau bệnh cúm, nhất là người có sức đề kháng kém (trẻ em, người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, COPD, hen suyễn, khí phế thũng...). Bên cạnh các biến chứng thường gặp, ở trẻ em (từ 2- 16 tuổi, sức yếu, ăn uống không đủ chất...) có thể bị mắc thêm bệnh Reye, là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra vài ngày sau khi bị cúm (khi các triệu chứng của cúm đã giảm dần), bỗng chốc xuất hiện buồn nôn và nôn thực sự. Nếu không cấp cứu kịp thời, khoảng 1-2 ngày, trẻ có các triệu chứng ngộ độc thần kinh như lờ đờ hoặc mê sảng, hoặc co giật, dần dần bị hôn mê và có thể tử vong. Cần phân biệt bệnh cúm với bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh thường sốt nhẹ, đau họng nhẹ, ho ít và thỉnh thoảng có hắt hơi và không kéo dài. Nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến viêm xoang hoặc viêm tai, tuy nhiên bệnh có thể tự khỏi. Điều trị và phòng bệnh Khi nghi bị cúm cần được xác định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, điều này sẽ diễn ra khi người bệnh được nhập viện kịp thời, nếu là do virút cúm, dùng thuốc kháng virút, đồng thời điều trị triệu chứng (giảm sốt, giảm ho…), nâng thể trạng và bù nước, chất điện giải bị mất do sốt. Cần phòng cho người khác bằng cách tự người bệnh đeo khẩu trang và cách ly với người lành, những người có nguy cơ cao mắc cúm do lây truyền cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế  tiếp xúc với người bị cúm. Phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin cho mọi người, nhất là những người cao tuổi có bệnh mạn tính.   Theo Sức khỏe và đời sống  

PHÒNG NGỪA GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở NGƯỜI BỆNH GAN

Giãn tĩnh mạch thực quản là hội chứng hay gặp ở người bệnh xơ gan, chiếm tới 50%. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân bị vỡ giãn tĩnh mạch thực quản nếu có xơ gan khoảng 40 - 70%, tùy thuộc vào mức độ suy gan. Đây là biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa, các tĩnh mạch mở rộng ở phần dưới thực quản, ống nối cổ họng và dạ dày. Đa phần bệnh nhân phát hiện được do chảy máu tiêu hóa, nôn ra máu nhiều. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản chính là nguyên nhân làm tăng áp tĩnh mạch cửa, bao gồm: Tắc trước xoang: Do chèn ép từ các nhánh lớn tĩnh mạch cửa trở ra hoặc chèn ép từ các nhánh nhỏ tĩnh mạch cửa (tiểu thùy) trở lên; Tắc lại xoang; Tắc sau xoang: Tắc trong gan do chèn ép tĩnh mạch trên gan nhỏ (tiểu thùy), phổ biến là do xơ gan. Tắc ngoài gan do chèn ép tĩnh mạch trên gan trở lên; Tăng áp tĩnh mạch cửa không do tắc mà do luồng máu đến nhiều hoặc tăng áp tĩnh mạch cửa không rõ nguyên nhân (bệnh banti). Giãn tĩnh mạch thực quản (varices) là bất thường, các tĩnh mạch mở rộng ở phần dưới của thực quản - ống nối cổ họng và dạ dày. Giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị bệnh gan nghiêm trọng. Thực quản varices phát triển khi bình thường lưu lượng máu đến gan chậm lại. Máu sau đó tràn vào các mạch máu gần đó nhỏ hơn, chẳng hạn như trong thực quản, gây ra các mạch sưng lên. Đôi khi giãn tĩnh mạch thực quản có thể vỡ, gây chảy máu đe dọa tính mạng. [[{"fid":"1817","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"242","width":"479","style":"width: 500px; height: 253px;","class":"media-element file-default"}}]] Thận trọng ở những bệnh nhân xơ gan Bệnh sẽ không có biểu hiện rõ rệt nếu bệnh nhân không bị đi ngoài, nôn ra máu. Tuy nhiên, biến chứng hay gặp nhất là bệnh nhân có thể bị tái phát hiện tượng chảy máu... Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu thực quản varices bao gồm: Nôn ra máu; Màu đen, hắc ín hoặc phân có máu; Shock trong trường hợp nghiêm trọng. Thực quản varices là điển hình thường xuyên nhất của biến chứng xơ gan. Các bệnh và điều kiện khác cũng có thể gây varices thực quản như: Sẹo gan nặng (xơ gan). Một số bệnh gan có thể dẫn đến xơ gan như nhiễm trùng viêm gan, bệnh gan do rượu và một chứng rối loạn đường mật gọi là xơ gan đường mật; Máu đông (huyết khối). Một cục máu đông trong các tĩnh mạch cửa hoặc trong một tĩnh mạch có nguồn cấp vào trong tĩnh mạch cửa được gọi là các tĩnh mạch lách có thể gây ra varices thực quản; Nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan cũng như phổi, ruột và bàng quang; Hội chứng gây ra máu trở lại trong gan… Chính vì vậy, những người mắc bệnh xơ gan cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện bệnh. Nếu đã được chẩn đoán với varices thực quản, bác sĩ có thể hướng dẫn phải thận trọng với những dấu hiệu chảy máu. Điều này cần thận trọng vì có thể dẫn đến tử vong. Điều trị thế nào? Mục tiêu chủ yếu trong điều trị varices thực quản là để ngăn chặn chảy máu. Chảy máu thực quản varices là đe dọa tính mạng. Nếu chảy máu xảy ra, phương pháp điều trị có sẵn để cố gắng cầm máu. Nếu bệnh nhẹ, có thể điều trị nội khoa nhưng khi đã xuất hiện chảu máu thì dùng thuốc đơn thuần và một số thuốc dự phòng vỡ tĩnh mạch thực quản thắt tĩnh mạch thực quản thì hiệu quả chưa cao. Đa số những người này cần được phẫu thuật. Varices chảy máu là đe dọa tính mạng và ngay lập tức điều trị là cần thiết: Sử dụng dải đàn hồi để buộc chảy máu tĩnh mạch; Tiêm một vào tĩnh mạch chảy máu; Các loại thuốc để làm chậm dòng chảy của máu vào tĩnh mạch cửa hoặc chuyển hướng lưu lượng máu đi từ tĩnh mạch cửa… Duy trì lối sống lành mạnh để phòng bệnh Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, có thể lo lắng về nguy cơ biến chứng nặng hơn. Hãy hỏi bác sĩ về các chiến lược để tránh biến chứng bệnh gan. Nó có thể giúp đỡ để thực hiện các bước để giữ gan càng khỏe mạnh càng tốt, chẳng hạn như: Không uống rượu (vì uống rượu có thể căng thẳng gan đã bị tổn thương); Chọn một chế độ ăn uống thực vật đầy đủ các loại trái cây và rau quả; Chọn toàn bộ ngũ cốc và các nguồn protein nạc; Giảm lượng thức ăn béo và chiên; Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Cẩn thận khi dùng hóa chất trong sinh hoạt như hóa chất gia dụng, thuốc xịt côn trùng… Bảo vệ bản thân bằng cách tiêm vắc-xin phòng viêm gan và sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục.   Theo Sức khỏe và đời sống

NGUY CƠ TỪ VIỆC LẠM DỤNG RƯỢU, BIA TRONG DỊP TẾT

Tình trạng ngộ độc rượu đang có chiều hướng gia tăng do việc sử dụng rượu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân khá phổ biến và tăng mạnh vào dịp lễ, tết. Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt là trong dịp Tết và lễ hội. Những ngày trước, trong và sau Tết, lượng rượu, bia tiêu thụ nhiều hơn, cùng với đó là số người nhập viện do các bệnh về tiêu hóa, tăng huyết áp, tim mạch, chấn thương liên quan đến sử dụng rượu bia; đặc biệt là tình trạng ngộ độc rượu cũng cao hơn so với ngày thường. Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm. Có hai loại ngộ độc rượu thường gặp, đó là ngộ độc ethanol (rượu thông thường) và ngộ độc methanol (cồn công nghiệp). Với ngộ độc ethanol ở dạng cấp tính, ban đầu người bệnh có dấu hiệu kích thích như: nói nhiều, mất kiểm soát hành vi, lời nói, đau bụng, nôn mửa,… Còn ở dạng mạn tính do uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, đi ngoài do tổn thương gan và ruột, da xanh tái do thiếu máu, thoái hoá gan, xơ gan, ung thư gan, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần. Với ngộ độc methanol, là chất độc cực mạnh, chỉ cần uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, hôn mê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp cấp tính và tử vong. Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi. [[{"fid":"1815","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 303px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để hạn chế những nguy cơ từ việc lạm dụng rượu, người dân cần lưu ý: - Hạn chế sử dụng rượu. Không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại rượu không được phép lưu hành chính thức. - Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. - Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm dân gian. - Trẻ em dưới 16 tuổi, người cao tuổi và người đang bị bệnh tuyệt đối không được uống rượu. - Khi người uống rượu có các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, ngủ lịm, hôn mê, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, điều trị kịp thời.

PHÌNH TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ

Phình tách động mạch chủ là tình trạng bệnh lý của thành động mạch chủ khi thành mạch bị giãn và/hoặc tách ra dẫn đến tiến triển dần yếu, mỏng dẫn tới nguy cơ vỡ do áp lực của mạch máu. Đây là bệnh lý nguy hiểm vì nguy cơ vỡ động mạch chủ gây chảy máu ồ ạt, trụy mạch, sốc và tử vong nhanh chóng. Triệu chứng của bệnh Phình động mạch chủ (ĐMC) ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng nên hầu hết chỉ được phát hiện khi túi phình đã lớn, bệnh nhân tự sờ thấy hoặc phát hiện vô tình qua siêu âm bụng khi thăm khám một bệnh lý khác. Đối với những túi phình có đường kính lớn hơn 5cm thì tỷ lệ tử vong do vỡ hoặc bóc tách ĐMC khoảng 15,6%/năm. Khi ĐMC vỡ, tỷ lệ tử vong lên đến 97 - 100% dù được can thiệp một cách tích cực. Do đó, người bệnh cần can thiệp ngoại khoa khi đường kính túi phình lớn hơn 5cm. Với bệnh lý tách thành ĐMC, thường là hậu quả của tăng huyết áp, xơ vữa gây loét thành ĐMC hoặc chấn thương ĐMC. Khi mắc, người bệnh thường có triệu chứng đau dữ dội vùng ngực và lan xuống dọc sống lưng. Khi có thiếu máu các tổ chức nội tạng hoặc có dấu hiệu dọa vỡ hay vỡ thì bệnh nhân cần được can thiệp hoặc phẫu thuật cấp cứu. Trong trường hợp đã vỡ, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95-100% dù được xử trí kịp thời. [[{"fid":"1777","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 511px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên nhân gây bệnh Phình tách ĐMC là căn bệnh rất nguy hiểm, để lại biến chứng nặng, thậm chí có thể gây đột tử mà nguyên nhân hàng đầu là do tăng huyết áp không được kiểm soát tốt. Vì vậy, để phòng bệnh, cần theo dõi huyết áp, nhất là ở những người bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục đều đặn, bỏ thuốc lá, tránh căng thẳng, bức xúc nhiều... Phương pháp điều trị bệnh Nếu bệnh nặng, ngay lập tức được chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật (thay đoạn mạch bị phình tách bằng một mạch nhân tạo). Tuy nhiên, phương pháp này có thể có khá nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, tổn thương thận và ruột.... Hiện nay, kỹ thuật đặt stent graft vào ĐMC (một giá đỡ được làm bằng kim loại đặc biệt) qua ống thông trong lòng mạch đi đến vị trí thành ĐMC bị yếu (nơi bị phình tách). Tại đây, stent graft sẽ như một hàng rào vững chắc bảo vệ thành ĐMC, giảm nguy cơ bị vỡ ĐMC mà không cần phẫu thuật giúp người bệnh tránh một cuộc mổ lớn, hồi phục nhanh, ít đau, rút ngắn thời gian nằm viện và không cần sự trợ giúp của máy tuần hoàn ngoài cơ thể đối với phình tách ĐMC ở ngực. So với phương pháp mổ truyền thống, kỹ thuật đặt stent graft vào ĐMC đã mở ra nhiều cơ hội cho những bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim,  giúp giảm biến chứng và bệnh nhân chỉ phải nằm viện trong thời gian ngắn. Kỹ thuật đặt stent graft mở ra triển vọng mới để điều trị cho các bệnh nhân bị phình tách ĐMC ngay ở trong nước với chi phí thấp hơn nhiều (khoảng 150 - 400 triệu đồng) so với ra nước ngoài (khoảng 30.000 - 50.000 USD, chưa kể chi phí đi lại của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân). Mặt khác, đây là một bệnh lý rất nặng, nguy cơ tử vong sẽ rất cao nếu phải di chuyển xa ra nước ngoài.   Theo Sức khỏe và Đời sống

Trang