CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

TIÊU CHẢY – TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG KHÁNG SINH

Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu trong điều trị nhiễm khuẩn. Giống như những loại thuốc khác, kháng sinh cũng có các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí hay gặp hơn. Một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất là tiêu chảy, chiếm tới gần 20% số người đang phải dùng kháng sinh để điều trị. [[{"fid":"1349","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 280px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên nhân tiêu chảy khi dùng kháng sinh Hệ vi khuẩn đường ruột duy trì cân bằng với số lượng vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế. Lợi khuẩn đóng vai trò kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Việc sử dụng kháng sinh sẽ ức chế hoặc thậm chí tiêu diệt các lợi khuẩn trong khi tiêu diệt loại gây bệnh. Vi khuẩn kỵ khí clostridium difficile là thủ phạm chính gây nên phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh. Ngoài ra còn do cơ thể người mẫn cảm với kháng sinh. Biểu hiện và nguy cơ của tiêu chảy do kháng sinh Tiêu chảy xảy ra trong hoặc sau khi dùng kháng sinh, có các triệu chứng thay đổi từ nhẹ tới nặng như: sôi bụng, đau bụng, bụng trướng nhẹ, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng. Nghiêm trọng hơn, có thể có các triệu chứng của viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc như: sốt cao, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn. Tiêu chảy kéo dài gây mất nước nặng, rối loạn điện giải. Một số trường hợp gây viêm loét, thủng ruột, phình đại tràng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cơ thể. [[{"fid":"1353","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 321px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Xử trí khi bị tiêu chảy do dùng kháng sinh Trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng sẽ hết trong vài ngày tới 2 tuần sau khi dừng sử dụng kháng sinh. Trường hợp tiêu chảy nặng, cần phải dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Khẩn trương bù nước và điện giải. Thay đổi chế độ ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh, các gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, hạt tiêu... Uống nhiều nước. Tránh đồ uống có gas, nước ép cam quýt, rượu, cà phê vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn. Điều quan trọng nhất là phải đến bác sĩ để được sử trí đúng cách sau khi các cách đơn giản nêu trên không hiệu quả. Chỉ dùng kháng sinh khi thật cần thiết và có chỉ định của thầy thuốc. Dùng thuốc theo đơn, không tăng liều hoặc dùng thuốc lâu hơn đơn bác sĩ kê. Không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy. Các thuốc này có thể cản trở khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể và gây biến chứng. Sau khi khỏi bệnh, nên tránh dùng loại kháng sinh đã gây tiêu chảy trước đó.

CÁCH XỬ TRÍ ĐUỐI NƯỚC

Dịp hè, trẻ được nghỉ học, thường tự do chơi đùa ở những nơi có nguy cơ đuối nước, dẫn đến tình trạng đuối nước gia tăng, nhiều trường hợp trẻ em bị đuối nước khi tắm tại các bể bơi, sông, hồ…được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn. Trong số đó có trường hợp đã tử vong trước khi được đưa vào viện. Khi gặp tai nạn đuối nước, nếu không biết cách sơ cứu ban đầu, nguy cơ tử vong là rất cao. [[{"fid":"1322","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"600","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Dạy trẻ học bơi để tránh các tình huống nguy hiểm Phòng tránh đuối nước cho trẻ: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội, nhất là các bậc cha mẹ trong việc phòng tránh đuối nước cho trẻ em. Đảm bảo môi trường sống an toàn cho trẻ: Làm tường rào, nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, bể chứa nước hoặc các dụng cụ chứa nước số lượng lớn trong gia đình. Trẻ nhỏ cần được chăm sóc và giám sát chặt chẽ, nhất là khi đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; hoặc đi bơi ở bể bơi, suối, sông, biển,… Cần cho trẻ em học bơi và tránh các tình huống nguy hiểm có thể gặp khi tiếp xúc với nước; giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông, suối mà không có sự giám sát của người lớn. Mọi người cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đuối nước đúng cách để áp dụng khi cần . Sơ cứu khi bị đuối nước: Nhanh chóng đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước bằng cách đưa cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao (không nhảy xuống nước nếu không biết bơi) hoặc vớt người bị nạn lên. Người cứu tiến lại nạn nhân từ phía lưng, ôm lấy lưng nạn nhân hoặc nắm tóc kéo lên. Tránh tình trạng nạn nhân còn tỉnh sẽ hoảng loạn, ôm ghì lấy người cứu dẫn đến hậu quả cả hai cùng bị chết đuối. Đặt người bị nạn nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí và nhanh chóng tiến hành khai thông đường thở, thổi ngạt cho nạn nhân. Quay nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, ngón tay trỏ luồn vào miệng nạn nhân móc hết dị vật và cho nước trong miệng nạn nhân chảy ra ngoài. Nếu người bị nạn ngừng thở, cần kết hợp hô hấp nhân tạo kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực ngay: Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn vào vị trí 1/3 dưới xương ức. Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ ba lần ép tim thổi ngạt một lần. Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào vị trí nửa dưới xương ức, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần. Cần nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Khi vận chuyển cần tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu.

ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC TỪ THUỐC TRỪ SÂU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ngày 22/5/2018, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc do sử thuốc trừ sâu không an toàn trong nông nghiệp. Đây là thời điểm bà con nông dân tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu theo thời vụ trồng trọt nhưng chưa thực hiện đúng quy tắc vệ sinh an toàn lao động, dẫn đến ngộ độc. Vì vậy bà con khi sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nói chung cần tuân thủ các qui tắc, hướng dẫn an toàn. [[{"fid":"1297","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân Hứa Thị H đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu (BVĐK) Nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thuốc trừ sâu là không thực hiện đúng quy tắc vệ sinh an toàn lao động, không có hoặc phương tiện bảo hộ không đạt yêu cầu; đứng ở đầu gió khi phun thuốc,… dẫn đến hít phải thuốc trừ sâu, thuốc ngấm qua da… Biểu hiện ngộ độc thuốc trừ sâu: Ngộ độc thuốc trừ sâu có biểu hiện: bỏng rát ở vùng niêm mạc mắt và vùng da dính thuốc trừ sâu; hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đổ mồ hôi và đau thắt ngực. Nặng hơn, sẽ có biểu hiện tiết nước bọt quá mức, mờ mắt, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, co giật, suy hô hấp và suy tim. Cách phòng tránh ngộ độc thuốc trừ sâu trong lao động: -Chỉ sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong danh mục cho phép, ít độc đối với người và động vật. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc. -Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và phun thuốc đúng thời điểm. Khi sử dụng các thuốc trừ sâu cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động: đi găng tay, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài, không đứng ở đầu gió khi phun thuốc… -Không ăn uống, hút thuốc trong khi đang phun thuốc trừ sâu. -Không rửa dụng cụ phun, đựng thuốc trừ sâu hoặc chôn, ném các loại hóa chất gần nguồn nước, dễ gây nhiễm độc môi trường. -Sau khi phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ quả phải chờ hết thời gian thuốc phát huy tác dụng mới được thu hoạch. -Khi có biểu hiện ngộ độc thuốc trừ sâu, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ, cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

THỰC PHẨM GIẢI NHIỆT MÙA NẮNG NÓNG

Thời tiết nóng bức luôn tạo cho con người cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Một vài giải pháp ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, giảm bớt mệt mỏi: [[{"fid":"1294","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"409","width":"660","style":"width: 500px; height: 310px;","class":"media-element file-default"}}]] Nên tăng cường ăn rau quả mọng nước, không quá ngọt và uống nhiều nước: - Chọn hoa quả tươi, thành phần có chứa nhiều vitamin C như: dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua… Ngoài ăn trực tiếp, dùng các loại hoa quả này ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố cũng rất tốt. Hạn chế ăn các loại hoa quả có chứa nhiều đường như mít, vải, nhãn, xoài… - Uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày. Nên uống nước có thêm chút muối là tốt nhất. - Có thể tự chế biến một số loại nước giải khát, nước mát. Ngoài tác dụng giải khát, nước mát còn giúp đưa vào cơ thể một lượng nước có thể giải nhiệt, làm bớt nóng bức khi nhiệt độ cơ thể lên cao. - Nên ăn các loại rau quả mọng nước, không quá ngọt (rau má, cà chua, mồng tơi, rau đay, diếp cá, xà lách xoong…). Trung bình mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh. - Các loại canh chua có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như: canh cua, hến, thịt nạc nấu chua… rất thích hợp cho mùa hè. Ngoài ra còn có rất nhiều các món canh bổ dưỡng, có tác dụng mát phổi như: đậu phụ nấu cùng thịt nạc hoặc tôm khô xay nhuyễn… Thực phẩm cần hạn chế: - Hạn chế dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn dạng chiên, xào và các món chứa nhiều gia vị có tính cay nóng. - Không ăn nhiều các món lên men: cà pháo muối, kim chi, dưa món. - Buổi tối trước khi ngủ, tránh ăn nhiều thực phẩm thịt, rau vì chúng làm khó ngủ. Uống nhiều nước sẽ làm bàng quang bị căng đầy, phải thường xuyên thức giấc đi tiểu. - Tránh uống cà phê và thức uống có gas hoặc hút thuốc lá. [[{"fid":"1295","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"600","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tự làm một số đồ ăn, thức uống trị nóng: - Nước ép bí đao: bí đao 500g, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 - 3 lần trong ngày, có tác dụng chống cảm nắng mụn nhọt, rôm sảy. - Nước vối: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát. - Nước mía: có thể ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống. Nước mía phòng các chứng bệnh viêm nhiệt, miệng khô họng khát, sốt cao mất nước... - Thịt bò nấu rau cải: thịt bò 200g; rau cải 400g; thịt bò thái mỏng; rau cải cắt khúc; gừng gọt vỏ, cắt thành miếng, đâm nhuyễn rồi ướp với thịt bò. Cho những thứ trên vào nồi, thêm hai lít nước, muối vừa đủ. Nấu với lửa mạnh trong khoảng một giờ, lấy nước dùng lúc còn ấm. Công dụng giải cảm mạo phong hàn, trị đau đầu, đau nhức xương khớp... - Cháo bạc hà: bạc hà tươi 1kg; gạo tẻ 150g. Bạc hà rửa sạch, chặt khúc. Gạo tẻ vo sạch. Cho bạc hà vào nồi cùng một lít nước, nấu sôi trong một giờ, lọc lấy nước, bỏ bã, cho nước lại vào nồi, đổ gạo tẻ vào nấu đến chín như cháo lỏng. Món này trị chứng da nóng ra nhiều mồ hôi, đau đầu, bụng trướng... - Đậu xanh nấu bạc hà, kim ngân hoa: đậu xanh 30g; bạc hà tươi 10g, kim ngân hoa 100g, lá tre 10g. Cho bạc hà, kim ngân hoa, lá tre vào nồi cùng hai lít nước, nấu độ một giờ, lọc lấy nước, bỏ xác. Cho đậu xanh cùng nước trên và một ít gạo vào nồi nấu chín, rồi cho vào lượng đường cát vừa đủ để dùng. Món này trị chứng toàn thân đau mỏi, khát nước...                                                                                                    

ĐỀ PHÒNG VIÊM DA DO MỸ PHẨM

Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau như: sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, kem chống nắng, kem dưỡng da, son môi,… Đây đều có thể là nhân tố mang đến những kích ứng, dị ứng cho làn da. [[{"fid":"1291","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"422","width":"500","style":"width: 500px; height: 422px;","class":"media-element file-default"}}]] Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da do mỹ phẩm - Chất tạo mùi thơm: một thống kê đã chỉ ra rằng có đến hơn 5000 chất tạo mùi thơm được sử dụng trong mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da, kem làm trắng da, dầu gội, nước hoa… Đây là nguyên nhân chủ yếu mang đến những kích ứng trên da sau khi sử dụng. - Chất bảo quản: các loại chất bảo quản nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hay nấm như: paraben, quaternium-15  – dùng trong sản phẩm chăm sóc da, formaldhyde – có trong thành phần dầu gội, isothiazolinone, PPD – thuốc nhuộm tóc… cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng này. - Retinol: Đây là một trong những chất không thể thiếu cho công thức chống lão hóa, đẩy lùi tổn thương do ánh nắng và kích thích collagen. Tuy nhiên, chất này có thể gây nên những kích ứng cho da. - Ngoài ra tình trạng dị ứng sau sử dụng mỹ phẩm còn do làn da nhạy cảm, việc chăm sóc da chưa đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm trong thời gian dài hoặc việc sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ,.. [[{"fid":"1292","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"175","width":"287","style":"width: 500px; height: 305px;","class":"media-element file-default"}}]] Biểu hiện của viêm da do mỹ phẩm: Biểu hiện tùy thuộc vào tình trạng da của bệnh nhân khi dùng mỹ phẩm. Da khô và dày sẽ phản ứng ít hơn da mỏng và nhạy cảm. Thông thường, vùng da tiếp xúc với mỹ phẩm sẽ rát bỏng hoặc ngứa nhẹ, sau đó đỏ lên, phù nề; có thể có mụn nước, phỏng nước. Phòng ngừa viêm da do mỹ phẩm - Lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da. Trước khi sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào cần tìm hiểu kĩ về thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng,.. - Nên chọn các loại mỹ phẩm ít hóa chất, không màu, không mùi, tránh những loại mỹ phẩm có nhiều mùi thơm, màu sắc bắt mắt. - Không trộn lẫn các loại mỹ phẩm khi sử dụng. - Chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi da ở trong tình trạng khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm khác để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy đến. - Khi sử dụng các loại mỹ phẩm để trang điểm, cần rửa mặt thật sạch đồng thời tẩy trang thật kĩ để tránh gây bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ gây nên tình trạng dị ứng cho da. - Không lạm dụng các loại mỹ phẩm, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, không dùng chung mỹ phẩm với người khác. Hạn chế sử dụng những loại mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng. Xử trí viêm da do mỹ phẩm - Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm. Rửa mặt sạch với nước nhằm tẩy trôi các chất độc hại trên da và ngăn chặn những tổn thương cho da. - Bổ sung cho cơ thể các loại rau củ quả, uống nhiều nước,… Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều đường và chất kích thích, đặc biệt tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không sờ tay lên mặt,… - Đến khám chuyên khoa Da liễu để được kiểm tra các loại mỹ phẩm, tìm ra nguyên nhân gây dị ứng để có cách điều trị phù hợp.                                                                                                                        BS Mông Tuấn Hùng – Khoa Da Liễu 

ĐỀ PHÒNG SAY NẮNG, SAY NÓNG

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Người bị say nắng thường có biểu hiện rất mệt, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể hôn mê hoặc bị đột quỵ. Nếu không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong. [[{"fid":"1287","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"600","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Nguyên nhân say nắng, say nóng: - Khi ở quá lâu ngoài trời nắng to (lao động, đi lại hoặc tắm biển khi trời nắng gắt, kéo dài…) nhiều tia nắng mặt trời (tia cực tím) chiếu thẳng vào vùng cổ, gáy sẽ làm rối loạn điều nhiệt: thân nhiệt: tăng cao quá mức. - Khi phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao, nóng bức (hầm lò, xưởng máy, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài) dưới trời oi bức, cơ thể không thích ứng với điều kiện xung quanh gây nên tình trạng tăng thân nhiệt và mất nước trầm trọng, sẽ làm tổn thương hệ thống thần kinh. Biểu hiện say nắng, say nóng: Các biểu hiện của say nắng tùy theo mức độ tăng thân nhiệt, mất nước – muối và thời gian ở ngoài nắng. Thông thường, say nắng và say nóng có biểu hiện: - Tim đập nhanh, thở gấp, mệt lả, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó chịu. - Da nóng và khô, đỏ mặt, nôn mửa thậm chí tiêu chảy.  - Giảm khả năng nhận thức xung quanh, rối loạn cử chỉ, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng,… Nặng hơn là hôn mê, co giật. - Khó thở, chuột rút, ngất, hôn mê, trụy tim mạch… [[{"fid":"1288","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"423","width":"500","style":"width: 500px; height: 423px;","class":"media-element file-default"}}]] Cách phòng tránh say nắng, say nóng: - Tránh các hoạt động thể lực quá sức, kéo dài (lao động, đi lại hoặc chơi thể thao,…) trong môi trường nắng to, nóng bức. - Sau mỗi giờ làm việc ngoài trời nắng nóng hoặc trong hầm lò, nhà máy, nên nghỉ giải lao khoảng 1 - 15 phút. - Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động như: quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…(nên dùng quần áo cotton dài tay giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cho cơ thể được mát mẻ và nên mặc quần áo sáng màu để cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất). - Uống nhiều nước, mang theo đủ nước uống trước khi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng để bù nước kịp thời. Dùng dung dịch điện giải (Oresol hoặc nước có ít muối) là tốt nhất. - Với trẻ em và người cao tuổi, cần hạn chế ra ngoài vào những ngày trời nắng nóng. [[{"fid":"1289","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"910","width":"970","style":"width: 500px; height: 469px;","class":"media-element file-default"}}]] Xử trí khi bị say nắng, say nóng: - Khi bị say nắng, say nóng, cần đưa ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, lấy khăn thấm nước mát phủ lên người mục đích để giảm thân nhiệt. - Cho uống nước mát có pha muối (Oresol hoặc nước hoa quả thêm muối) là tốt nhất. - Chườm mát (bằng khăn sạch nhúng nước mát) ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như: hai vùng nách, hai vùng bẹn, cổ nhằm nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Không nên dùng nước đá để hạ nhiệt sẽ làm cho tim đập nhanh, thậm chí đột quỵ. - Cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất; nhất là khi nạn nhân không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở hoặc bất tỉnh. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    (Sưu tầm)

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG RẮN CẮN GIA TĂNG TẠI LẠNG SƠN

Tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lạng sơn (BVĐK), trong vòng một tháng trở lại đây, bệnh nhân nhập viện do bị rắn cắn gia tăng mạnh. Riêng trong ngày 1/5/2018, khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị rắn cắn. Rất may các trường hợp này đều không quá nghiêm trọng và được cấp cứu kịp thời nên đều đã ổn định. Trước đó, 1 trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn dẫn đến hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một phần cánh tay. [[{"fid":"1242","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân bị rắn cắn vào ngón tay Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, kèm theo mưa ẩm là thời điểm loài rắn vào mùa sinh sản và kiếm ăn. Vì vậy mọi người cần nâng cao cảnh giác và đề phòng rắn cắn khi đi vào những nơi rậm rạp (làm vườn, đi rừng,...) nhất là vào ban đêm. Để phòng tránh rắn cắn nên áp dụng các biện pháp sau: - Khi làm vườn hay đi rừng, nên đi ủng, dày cao cổ, mặc quần áo dài, đội mũ và soi đèn pin khi trời tối. - Thường xuyên dọn dẹp nơi ở, phát quang cây cối, bụi rậm xung quanh nhà để rắn không có nơi ẩn nấp. - Khi ngủ cần đóng kín cửa, không nằm ngủ trên nền đất. Hạn chế đến gần khu vực có nhiều cỏ rậm, đống gạch, bãi rác,… - Không cố gắng bắt hoặc giết rắn. Khi bị rắn cắn, cần sơ cứu kịp thời và đúng cách: - Không để nạn nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn) - Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. - Không trích, rạch, chọc tại vùng vết cắn làm tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh, gây nhiễm trùng nặng thêm. - Không tự ý áp dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo. - Khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Tham khảo bài viết Đề phòng rắn cắn và xử lý ban đầu: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/de-phong-ran-can-va-xu-ly-ba...  

Nguy cơ gặp phải khi sinh con tại nhà

Thời gian gần đây, một số trang mạng xã hội có đăng tải thông tin về phương pháp sinh con thuận tự nhiên tại nhà, không có hỗ trợ của các nhân viên y tế. Theo đó, trẻ sau khi sinh không cần cắt rốn, không cần tiêm phòng. Đây là những thông tin không chính xác, rất phản khoa học và dẫn tới những hậu quả khôn lường, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con nếu áp dụng. Trẻ không cắt dây rốn gây nguy cơ nhiễm trùng Sinh con theo phương pháp này gây nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Việc sinh nở không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế sẽ dẫn tới những nguy cơ, tai biến trầm trọng như: băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm trùng, mất tim thai, uốn ván sơ sinh; thậm chí tử vong cả mẹ lẫn con... Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK), các bác sĩ chuyên ngành Sản khoa thường xuyên tư vấn cho các sản phụ về chế độ dinh dưỡng, những lưu ý trong suốt quá trình mang thai. Cần phải hiểu đúng, sinh thuận tự nhiên không phải là việc tự đỡ đẻ tại nhà, mà đó là việc sản phụ được theo dõi chuyển dạ tự nhiên tại bệnh viện và được các nhân viên y tế hỗ trợ. Bác sỹ khoa Sản BVĐK tư vấn cho các sản phụ Các bà mẹ tuyệt đối không áp dụng phương pháp sinh con tại nhà. Trong suốt quá trình mang thai, phải tuân thủ việc khám thai định kì để phát hiện sớm nguy cơ có thể xảy ra. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và hỗ trợ sinh an toàn. LỊCH KHÁM THAI - 3 tháng đầu: từ ngày kinh cuối cùng đến 13 tuần 6 ngày + Khám lần đầu: sau chậm kinh 2 - 3 tuần + Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày, đo khoảng sáng sau gáy - 3 tháng giữa: từ 14 tuần đến 28 tuần 6 ngày: 1 tháng khám 1 lần - 3 tháng cuối: từ 29 tuần đến 40 tuần + Tuần 29 - 32 tuần: khám 1 lần + Từ 33 - 35 tuần: 02 tuần khám 1 lần + Từ 36 - 40 tuần: 01 tuần khám 1 lần   

Trang