CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Hoạt động chuyên môn

TÁN SỎI MẬT QUA DA BẰNG LASER – BƯỚC TIẾN MỚI THAY THẾ PHƯƠNG PHÁP MỔ MỞ

Tán sỏi mật qua da bằng laser – kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, giúp bảo tồn túi mật, bảo toàn chức năng tiêu hóa và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng là bước tiến mới trong điều trị bệnh nhân sỏi mật đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bệnh nhân T.T.T 47 tuổi, nhập viện trong tình trạng có nhiều sỏi trong túi mật lẫn đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ. Kích thước sỏi lớn có nguy cơ gây tắc mật, viêm tụy cấp, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tụy hoại tử, sốc nhiễm trùng đường mật, gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, đây là trường hợp sỏi mật tái phát, bệnh nhân đã từng mổ sỏi mật 2 lần nên có thể gây dính, khó khăn khi mổ lại. Các bác sĩ đã chỉ định thực hiện phương pháp tán sỏi túi mật và đường mật qua da bằng laser. Bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật nhẹ nhàng chỉ với 1 vết rạch da 3mm để đưa ống nội soi và đầu tán laser. Tất cả sỏi túi mật, sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ được tán nhỏ và hút ra ngoài. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, kết quả kiểm tra cho thấy sỏi mật đã được đẩy ra khỏi cơ thể hoàn toàn. [[{"fid":"3951","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tán sỏi mật qua da bằng laser thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Bác sĩ Nguyễn Trọng Đức CKI – khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết: Phương pháp truyền thống điều trị sỏi mật là mổ mở cắt túi mật và mở ống mật chủ lấy sỏi dẫn lưu đường mật. Phương pháp này gây đau đớn, nhiều biến chứng, để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời, tỉ lệ sỏi tái phát và phải mổ lại rất cao. Hiện nay, phương pháp tán sỏi đường mật qua da bằng laser cho phép tiếp cận và tán được sỏi ở mọi vị trí của đường mật, kể cả sỏi ở những ống gan nhỏ nhất mà mổ mở cũng không thể lấy được. Đây là phương pháp ít xâm lấn, thích hợp với người cao tuổi và người phẫu thuật đường mật nhiều lần; người bệnh gần như không đau, ít biến chứng, nhanh hồi phục nên rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị. Tán sỏi đường mật qua da bằng laser là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay giúp điều trị sỏi đường mật, sỏi trong gan hiệu quả, an toàn. Đây là kỹ thuật các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa BVĐK tiếp nhận chuyển giao từ các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đến nay các bác sĩ BVĐK đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật này và điều trị cho nhiều bệnh nhân đạt kết quả tốt. Theo Bác sĩ CKII Trần Mậu Việt – Phó Giám Đốc Bệnh viện: Tán sỏi đường mật qua da bằng laser là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm về can thiệp đường mật, kỹ năng về nội soi đường mật và tán sỏi bằng laser. Bên cạnh đó, để thực hiện được kỹ thuật này thì cơ sở y tế cũng cần phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị hiện đại. Do vậy hiện nay trên cả nước, chưa nhiều bệnh viện triển khai được kỹ thuật tán sỏi mật trong gan bằng laser. Phương pháp này được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là một bước tiến quan trọng trong công tác khám và điều trị bệnh nhân sỏi mật. Tán sỏi mật qua da bằng laser là bước đột phá, mở ra hi vọng mới trong điều trị bệnh lý sỏi mật cho người bệnh. Từ đây, phương pháp tán sỏi mật qua da sẽ dần thay thế hoàn toàn phương pháp mổ mở truyền thống, giúp nhân dân trong tỉnh được điều trị bằng phương pháp hiện đại, hiệu quả, an toàn mà không phải chuyển tuyến.

CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN CÙNG CHUYÊN GIA: “CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ BẢN THÂN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19”

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trong cả nước, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chương trình Tư vấn cùng chuyên gia với chủ đề:“Các biện pháp bảo vệ bản thân trong đại dịch Covid 19”. Chương trình được phát trực tuyến lúc 15h00 – 16h00 ngày 25/5/2021 trên facebook Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai tại địa chỉ: https://www.facebook.com/tdcbachmai. Chương trình được tư vấn bởi PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai và ThS. Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trân trọng kính mời cán bộ y tế và nhân dân theo dõi. [[{"fid":"3598","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP CỨU HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN”

Được sự giúp đỡ của Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội thảo khoa học chuyên ngành Hồi sức cấp cứu và chống độc với nhiều chuyên đề như: Viêm phổi cộng đồng, Thông khí nhân tạo không xâm lấn,Hồi sức hô hấp, Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn... Đặc biệt tại hội thảo lần này trong các báo cáo viên có sự tham gia của PGS.TS Đặng Quốc Tuấn - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. [[{"fid":"2851","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe cho người dân trong toàn tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kính mời các bác sỹ, dược sỹ của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, phòng khám khu vực, các phòng khám tư nhân trong toàn tỉnh tham dự. Thời gian 1 buổi, bắt đầu từ 13 giờ 30 phút  ngày 18 tháng 07 năm 2020 Địa điểm: Hội trường Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Tầng 5 nhà D) Đăng ký tham dự hội thảo qua địa chỉ email: chidaotuyen.bvdkls@gmail.com hoặc liên hệ với phòng Chỉ đạo tuyến qua số điện thoại: 02053873245 - 081.5678.861 (CN.Khanh)

ĐƠN NGUYÊN SƠ SINH: CỨU SỐNG NHIỀU TRẺ SINH NON

Từ khi thành lập đến nay, Đơn nguyên Sơ sinh - Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã cứu sống nhiều trẻ sơ sinh non tháng ngay tại cơ sở mà không phải chuyển tuyến trên. Đặc biệt có những trường hợp trẻ sinh non chỉ nặng 800-900gram mắc nhiều bệnh lý cũng đã được các bác sĩ cứu sống thần kỳ. Mới đây, Đơn nguyên Sơ sinh BVĐK tiếp nhận bệnh nhi Mã Văn Đ – sơ sinh cực non tháng, 29 tuần, nặng 900g, suy hô hấp, phản xạ yếu, viêm ruột hoại tử nặng, tiên lượng rất xấu. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu - hồi sức sơ sinh; trẻ được nằm lồng ấp để giữ ấm, được hỗ trợ thở máy, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kết hợp dùng thuốc kháng sinh và được theo dõi sát sao. Sau hơn 1 tháng kiên trì chăm sóc, điều trị đặc biệt, các bác sĩ, điều dưỡng của Đơn nguyên Sơ sinh đã cứu sống trẻ thành công. Bé Đ tăng từ 900g lên 1700g, đã tự thở được mà không cần thở máy, sữa ăn tiêu hóa tốt và sẽ được xuất viện khi tự bú đủ lượng sữa theo quy định. [[{"fid":"2819","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bé Đ tăng từ 900g lên 1700g, đã tự thở được mà không cần thở máy Trường hợp bé Đ chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhi được các bác sĩ của Đơn nguyên Sơ sinh - khoa Nhi - BVĐK cứu sống. Từ khi thành lập năm 2016 đến nay, Đơn nguyên Sơ sinh đã được đầu tư nhiều trang thiết bị, chuẩn hóa đội ngũ nhân viên y tế, cử bác sĩ, điều dưỡng đi đào tạo liên tục tại Bệnh viện Nhi Trung ương để nâng cao tay nghề và cập nhật các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hồi sức sơ sinh… đã có nhiều thay đổi trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân có các bệnh lý nguy hiểm. Trung bình mỗi năm Đơn nguyên Sơ sinh điều trị cho hơn 600 bệnh nhi, trong đó điều trị thành công cho rất nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh lý nặng như: sơ sinh non yếu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, suy hô hấp sơ sinh, viêm ruột hoại tử…mà trước đây phải chuyển viện. Khoa Nhi đã triển khai kỹ thuật bơm Surfactant – một trong những kỹ thuật điển hình trong điều trị bệnh lý màng trong, suy hô hấp cho trẻ sơ sinh non tháng. Bên cạnh đó, Đơn nguyên Sơ sinh cũng được chú trọng đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như máy thở, đèn chiếu vàng da, lồng ấp, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, các monitor theo dõi chức năng sống... để điều trị cho những trường hợp sơ sinh bị bệnh lý hoặc trẻ nhẹ cân, non tháng. Qua đó, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh bệnh lý giảm đáng kể, tỉ lệ chuyển bệnh nhi lên tuyến trên ngày càng giảm. [[{"fid":"2820","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Trẻ tại Đơn nguyên Sơ sinh được điều trị và theo dõi sát sao Anh Hoàng Văn N (ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có con đang điều trị tại Đơn nguyên Sơ sinh cho biết: “Trong thời gian con tôi điều trị tại Đơn nguyên Sơ sinh, tôi rất yên tâm và tin tưởng vì các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc con tôi cũng như các cháu bé ở đây chu đáo, tận tình. Từ việc cho cháu ăn uống, vệ sinh đều được các cô, các bác chăm lo hết. Rất may con tôi được điều trị tại Bệnh viện tỉnh mà không phải chuyển đi, giảm bớt được vất vả và chi phí cho gia đình. Hiện giờ sức khỏe của con tôi đã tốt lên nhiều, tôi rất cảm ơn các bác sĩ”. Phát huy những hiệu quả đã đạt được trong việc chăm sóc và điều trị các bệnh lý sơ sinh, Đơn nguyên Sơ sinh BVĐK đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ suất tử vong sơ sinh và hạn chế tính trạng sơ sinh bệnh lý phải chuyển lên tuyến trên. Đồng thời làm tốt công tác chăm sóc cho trẻ sơ sinh tại chỗ, tăng tính tiếp cận chăm sóc y tế cho trẻ sơ sinh tại địa phương, xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân.

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SỤP MI – CẢI THIỆN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC, GIA TĂNG THẨM MỸ CHO NGƯỜI BỆNH

Chỉ sau 45 – 60  phút thực hiện, tình trạng sụp mi mắt sẽ được khắc phục triệt để, cải thiện chức năng thị giác, gia tăng tính thẩm mỹ cho người bệnh. Bệnh nhân Hoàng Đình S (43 tuổi, ở xã Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn) vào viện do tình trạng mi mắt sa xuống, nhìn khó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bệnh nhân S có dấu hiệu sụp mi cả 2 mắt từ khi còn nhỏ nhưng do gia đình không có điều kiện nên chưa từng đến cơ sở y tế thăm khám. Càng ngày tình trạng sụp mi của người bệnh càng nặng, gần đây khi mi đã sụp xuống quá trung tâm con ngươi (còn gọi là lỗ đồng tử), gây nhìn khó, sinh hoạt khó khăn người bệnh mới đến Bệnh viện khám. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán 2 mắt sụp mi độ 3. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn và thống nhất phẫu thuật treo mi cơ trán điều trị sụp mi cho người bệnh. Ca phẫu thuật thành công sau gần 1 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, chức năng thị giác và thẩm mỹ trên khuôn mặt bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. [[{"fid":"2811","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân S trước khi phẫu thuật  [[{"fid":"2812","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân S sau phẫu thuật treo mi vào cơ trán Sụp mi mắt hay còn gọi là xệ mi mắt, khi đó mi mắt trên xệ xuống thấp hơn vị trí bình thường do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi. Sụp mi được chia làm hai nhóm nguyên nhân là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải (do chấn thương, bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh III, sụp mi do u mi, sụp mi sau khi bị bỏng….). Phương pháp điều trị sụp mi thường được sử dụng là phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi hoặc phẫu thuật treo mi vào cơ trán. Mục đích của phẫu thuật là làm cho độ mở khe mi của mắt bị sụp tương đương độ mở khe mi của mắt bình thường. Ở trẻ em, sụp mi bẩm sinh thường được mổ ở lứa tuổi từ 4 đến 5 tuổi, nếu sụp mi nặng cần phải mổ sớm hơn. [[{"fid":"2813","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau phẫu thuật, chức năng thị giác và thẩm mỹ trên khuôn mặt bệnh nhân được cải thiện rõ rệt Trước đây, bệnh nhân sụp mi tại Lạng Sơn thường phải chuyển đi Hà Nội điều trị hoặc nếu phẫu thuật tại tỉnh cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ bệnh viện tuyến trung ương. Hiện nay, với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, việc phẫu thuật sụp mi đã được thực hiện thường quy ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cùng với các kỹ thuật khác thuộc chuyên khoa Mắt trẻ em như: phẫu thuật lác, kiểm soát bệnh võng mạc trẻ đẻ non,…  giúp người dân được thụ hưởng các kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh nhà, giảm thời gian và chi phí điều trị đồng thời giảm quá tải cho tuyến trên.  

BƯỚC TIẾN MỚI TRONG CAN THIỆP MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Nếu như trước đây những người mắc bệnh mạch vành phải chuyển tuyến trên điều trị, một số trường hợp nhồi máu cơ tim cấp không kịp can thiệp trong khoảng thời gian vàng dẫn đến di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong còn cao thì hiện nay với trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ được đào tạo bài bản, nhận chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện được kỹ thuật chụp và can thiệp mạch vành. Nhờ đó người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, giảm bớt thời gian, chi phí điều trị, đặc biệt là tận dụng được thời gian vàng trong bệnh lý nhồi máu cơ tim, giúp giảm biến chứng nặng và tử vong ở người bệnh. [[{"fid":"2800","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ca can thiệp mạch vành cho bệnh nhân Dương Văn Mai Bệnh nhân Dương Văn Mai (84 tuổi, ở phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn) vào viện do đau thắt ngực, khó thở. Người bệnh có tiền sử cao huyết áp, suy tim, hẹp 3 thân động mạch vành, đã can thiệp đặt 2 stent trước vào viện hơn 1 tháng. Bệnh nhân được chẩn đoán hẹp mạch vành, tăng huyết áp, suy tim và có chỉ định chụp can thiệp, đặt stent mạch vành qua da trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nên DSA. Sau khoảng 1 giờ thực hiện can thiệp, bệnh nhân ổn định, không còn cảm giác đau thắt ngực, có thể nói chuyện bình thường. Bệnh nhân Mai cho biết: “Cách đây hơn 1 tháng, tôi bị lên cơn đau tim, được cấp cứu xuống Hà Nội, đã đặt 2 stent mạch vành và được bác sĩ dưới Hà Nội hẹn sau 1 tháng quay lại đặt thêm 1 sten nữa. Được biết Bệnh viện Đa khoa tỉnh giờ cũng đã thực hiện được kỹ thuật can thiệp mạch vành mà lại có trang thiết bị hiện đại nên tôi rất yên tâm, tin tưởng và quyết định đặt stent thứ 3 tại Bệnh viện tỉnh. Hôm nay được thực hiện can thiệp tại Bệnh viện tôi thấy rất thoải mái,phấn khởi, con cái đi lại chăm nom thuận tiện, các bác sĩ phục vụ rất tận tâm, chu đáo. Chất lượng chuyên môn và phục vụ của Bệnh viện tỉnh ta tốt quá”. [[{"fid":"2802","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân Dương Văn Mai sức khỏe ổn định sau khi thực hiện can thiệp Từ đầu năm 2020, Bệnh viện khánh thành và đưa vào sử dụng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA, đến nay đã có gần 40 bệnh nhân được chụp DSA, trong đó có 3 bệnh nhân được can thiệp đặt stent động mạch vành qua da thành công. Kỹ thuật này đã giải quyết tình trạng hẹp tắc trong động mạch vành, giúp tưới máu cho cơ tim tốt hơn do đó cho phép bệnh nhân có thể hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực sau khi được can thiệp. Để triển khai kỹ thuật cao này, ngoài việc được trang bị hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA hiện đại, trước đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng đã cử kíp bác sỹ đi đào tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nội về kỹ thuật chụp và can thiệp mạch vành. Đồng thời, được các bác sỹ Viện Tim Hà Nội trực tiếp chuyển giao kỹ thuật theo Đề án bệnh viện vệ tinh. Đến nay các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã dần làm chủ kỹ thuật này. [[{"fid":"2803","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2804","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh động mạch vành trước và sau can thiệp Tiến sĩ Hoàng Văn – Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Tim Hà Nội, người trực tiếp về chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK cho biết: “Với hệ thống máy DSA hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ được đào tạo bài bản tại Bệnh viện Tim Hà Nội,các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnhLạng Sơn đã tiếp nhận tốt kỹ thuật này. Các ca bệnh đã được chụp và can thiệp đều có kết quả rất tốt. Việc thực hiện được kỹ thuật này đánh dấu bước phát triển mới của Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tỉnh thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại, vừa giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên,đặc biệt là tận dụng được thời gian vàng trong bệnh lý nhồi máu cơ tim, giúp giảm tỉ lệ tai biến và tử vong ở người bệnh”. Việc triển khai kỹ thuật cao này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tạo thuận lợi cho người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giúp giảm chuyển tuyến trên, giảm chi phí và thời gian điều trị. Thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo và nhận chuyển giao các kỹ thuật hiện đại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân tỉnh nhà.

ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA: “PHỤC VỤ BẰNG CẢ TRÁI TIM”

Nhằm ghi nhận những đóng góp và tôn vinh ngành điều dưỡng, Hội đồng Điều dưỡng Thế giới đã lấy ngày 12/5 là Ngày Quốc tế Điều dưỡng. Những năm qua, đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) luôn nỗ lực không ngừng để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo bệ sức khỏe nhân dân. [[{"fid":"2037","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"2038","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị Với đội ngũ nhân lực gần 440 người, lực lượng điều dưỡng chiếm gần 2/3 tổng số nhân lực Bệnh viện. Đây là lực lượng trực tiếp chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị; hỗ trợ khi thực hiện chỉ định cận lâm sàng; tư vấn về bệnh tật, chế độ chăm sóc; hướng dẫn chi tiết về thủ tục hành chính. Đối với những người bệnh không có người nhà, điều dưỡng tại các khoa hỗ trợ các sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, người điều dưỡng còn hỗ trợ tinh thần, động viên, chia sẻ để người bệnh yên tâm, điều trị đạt kết quả tốt. Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, đội ngũ điều dưỡng BVĐK luôn thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như thay đổi phong cách, thái độ phục vụ, mang tới sự hài lòng cho người bệnh. Bệnh viện đã nhận được nhiều thư cảm ơn của người bệnh; trong đó, rất nhiều ý kiến khen ngợi sự nhiệt tình, thân thiện, chu đáo của những người điều dưỡng. [[{"fid":"2032","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"2033","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Điều dưỡng chăm sóc người bệnh Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ điều dưỡng cũng được xác định là một trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng Bệnh viện. Đội ngũ điều dưỡng thường xuyên được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng. Định kỳ 2 năm/lần, Bệnh viện tổ chức Hội thi Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên giỏi nhằm đánh giá và góp phần nâng cao toàn diện chất lượng điều dưỡng. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chéo giữa các khoa nhằm nâng cao liên tục chất lượng... Các kỹ thuật điều dưỡng hầu hết đã được xây dựng thành các quy trình theo nguyên tắc chặt chẽ, giúp đảm bảo chất lượng chuyên môn và sự hài lòng của người bệnh (72 quy trình). [[{"fid":"2035","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"2036","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hội thi Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên giỏi năm 2018 Với những nỗ lực không ngừng, lực lượng điều dưỡng của BVĐK đã và đang khẳng định vai trò to lớn với sự phát triển chung của Bệnh viện, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi sang phương thức hoạt động tự chủ hiện nay. Con đường đi tới mục tiêu bệnh viện chuyên nghiệp – uy tín – thân thiện, với cam kết “Phục vụ bằng cả trái tim” được tạo dựng với sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Điều dưỡng của Bệnh viện.

XỨNG DANH NGƯỜI THẦY THUỐC ƯU TÚ

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp là Trưởng Khoa Thăm dò chức năng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhiều năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với thầy thuốc, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp đã luôn nỗ lực thực hiện, tận tình trong công việc, năm 2017 bác sĩ Nguyễn Thị Phíp là 1 trong 1.656 bác sĩ của cả nước, 1 trong 8 bác sĩ của tỉnh được Bộ Y tế công nhận danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”. Sinh năm 1964 tại Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp được phân về công tác tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và gắn bó với Lạng Sơn từ đó đến nay. Hiện nay bác sĩ Nguyễn Thị Phíp sống tại khối 10, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Trải qua nhiều vị trí công tác, hiện bác sĩ Nguyễn Thị Phíp là đảng viên Chi bộ Cận lâm sàng 3, Trưởng Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Với trách nhiệm của người thầy thuốc, là trưởng khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp đã nghiêm túc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là lời dạy của Bác đối với ngành y tế: “Lương y phải như từ mẫu”. Bác sĩ Nguyễn Thị Phíp chia sẻ: Qua nghiên cứu, học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, tôi thấy Bác dành rất nhiều tình cảm cho ngành y tế và trên thực tế, trong khoảng từ năm 1947 đến năm 1967, Người đã có 25 lá thư gửi cho ngành y tế và thương binh xã hội. Người căn dặn, người thầy thuốc cần phải có đạo đức cách mạng, phải yêu thương người bệnh, tận tình cứu chữa. Đồng thời đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể, thi đua học tập và công tác để tiến bộ không ngừng về chính trị, tư tưởng, về chuyên môn kỹ thuật. [[{"fid":"1875","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 665px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Phíp, Trưởng Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua, với chức trách nhiệm vụ của mình, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý khoa phòng, sử dụng, bảo quản, vận hành các trang thiết bị y tế để đánh giá hình thái, chức năng các cơ quan trong cơ thể; tiến hành các kỹ thuật như: nội soi tiêu hóa để chẩn đoán, điều trị, siêu âm Dopper tim, điện tim, điện não đồ, đo chức năng hô hấp và nội soi phế quản cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của ngành y tế về đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp đã quán triệt cán bộ, nhân viên trong khoa thực hiện hiệu quả chỉ đạo của ngành, của bệnh viện để ngày càng phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Trong năm 2018, khoa đã duy trì và triển khai mạnh các kỹ thuật qua nội soi như: thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi, tiêm cầm máu ổ loét chảy máu, cắt polip ống tiêu hóa, gắp dị vật  và nội soi gây mê, kẹp clip cầm máu qua nội soi, đặc biệt đã triển khai kỹ thuật mới nội soi qua đường mũi đạt hiệu quả tốt. Kết quả năm 2018, khoa thực hiện điện tim đạt 88%, nội soi tiêu hóa đạt 157%, đo chức năng hô hấp đạt 128%, nội soi phế quản đạt 300%… Là trưởng khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp luôn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Năm 2017, bà đã cùng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hình ảnh nội soi và mô bệnh học của ung thư thực quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”, nghiệm thu cuối năm 2017 đạt loại giỏi. Hiện nay, đề tài đã được triển khai rộng rãi trong toàn bệnh viện và có giá trị khoa học, kinh tế và giá trị thực tiễn cao. Năm 2018, bác sĩ Nguyễn Thị Phíp tham gia đề tài “Nghiên cứu hình ảnh nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2018”. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá cao và hiện đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bác sĩ Phan Thanh Huy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Đề tài của bác sĩ Nguyễn Thị Phíp có tác dụng chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, sớm nhất cho bệnh nhân. Tìm ra những yếu tố liên quan hoặc là nguy cơ gây ung thư đại trực tràng nhằm cảnh báo và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Qua đó hạn chế việc chuyển tuyến gây tốn kém khó khăn cho người bệnh. Với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc, sâu sắc, nhiều năm liền, đảng viên Nguyễn Thị Phíp là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; từ năm 2016 đến năm 2018, bà được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở.   Nguồn: baolangson.vn

Trang