CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM?

Hạ canxi máu là hiện tượng thường gặp ở những đối tượng thiếu canxi như suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ canxi, mắc các bệnh lý tuyến giáp, suy thận... Nếu không được điều trị kịp thời, hạ canxi máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Triệu chứng của cơn hạ canxi máu Trong cơ thể người, canxi tham gia vào quá trình co cơ, đặc biệt là cơ tim, các cơ trơn ở phế quản phổi. Vì vậy, khi bị hạ canxi máu, người bệnh sẽ có biểu hiện co thắt các cơ như: đột ngột thấy tê đầu chi, lưỡi; thở nhanh, kích thích, hoảng hốt, chuột rút các bắp chân; co cứng không chủ động các đầu chi khiến cho bàn tay co quắp, mỗi cơn có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Trong nhiều trường hợp, khi cơn hạ canxi máu xảy ra khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, kích thích thở nhanh càng làm cho tình trạng nặng hơn. Các cơ co thắt cũng có thể gây nên triệu chứng đau bụng, nôn mửa và nguy hiểm nhất là co thắt thanh quản khiến cho bệnh nhân bị suy hô hấp và loạn nhịp tim nếu lượng canxi máu xuống quá thấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. [[{"fid":"1775","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cá nhỏ... để phòng ngừa hạ canxi máu Điều trị và phòng ngừa Việc chẩn đoán bệnh nhân bị cơn hạ canxi máu chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng và làm xét nghiệm thấy có canxi máu giảm. Bệnh nhân sẽ được bổ sung canxi kịp thời, triệu chứng hết nhanh sau khi lượng canxi được bù đủ. Có thể cải thiện và phòng ngừa hạ canxi máu bằng cách bổ sung canxi cho những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu canxi như: bệnh nhân đã bị phẫu thuật cắt bỏ hết tuyến cận giáp, người đang dùng thuốc lợi tiểu... Người bình thường cần chú ý cung cấp canxi cho cơ thể qua thực phẩm sử dụng hàng ngày như: Sữa và chế phẩm sữa, cá nhỏ nguyên xương, cua đồng, tôm tép... Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn là từ các nguồn thực phẩm khác. Không nên ăn quá nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật hoặc nhiều muối có thể gây ra hiện tượng tăng thải và mất canxi qua nước tiểu. Đối với phụ nữ mang thai và trẻ đang trong độ tuổi phát triển, do nhu cầu canxi tăng nên ngoài việc ăn các thực phẩm giàu canxi có thể uống bổ sung canxi theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, mỗi ngày nên dành ít nhất 20-30 phút để tắm nắng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D, từ đó giúp tăng hấp thu canxi trong cơ thể.   Theo Sức khỏe và đời sống  

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH: NHỮNG BIẾN CHỨNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG

Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 329 triệu người, chiếm 5% dân số thế giới và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong với số người chết vì căn bệnh này lên tới hơn 3 triệu mỗi năm. Ngoài những đợt cấp là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân COPD phải nhập viện, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm với chi phí điều trị lớn mà hiệu quả điều trị không cao. Những biến chứng đe doạ tính mạng Bệnh COPD gây nhiều biến chứng nặng nề tại phổi và ngoài phổi. Tràn khí màng phổi (TKMP) có lẽ là biến chứng thường gặp nhất và phải luôn cảnh giác ở bất cứ bệnh nhân COPD nào. Ở bệnh nhân COPD, sự tắc nghẽn đường dẫn khí kéo dài dẫn đến hiện tượng “bẫy khí” hay lượng khí hít vào phế nang không được thở ra hết nên lượng khí tích lại dần làm căng giãn các phế nang tạo ra hiện tượng khí phế thũng. Các phế nang căng giãn lâu ngày mỏng ra và dễ dàng vỡ vào khoang màng phổi gây TKMP. Khi đó, bệnh nhân thấy đột ngột đau ngực bên tràn khí, khó thở tăng, khám phổi thấy có dấu hiệu rì rào phế nang mất, rung thanh giảm hoặc mất và gõ lồng ngực vang hơn bên không có tràn khí. Có trường hợp tràn khí áp lực dương hay tràn khí màng phổi có van, lượng khí ra khoang màng phổi theo một chiều nên nhanh chóng tăng áp lực đẩy xẹp phổi, suy hô hấp nặng và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tràn khí dưới da cũng là một dấu hiệu đặc hiệu cho TKMP. Chẩn đoán bệnh nhân TKMP ở bệnh nhân bệnh COPD thường không có gì khó khăn khi có dấu hiệu lâm sàng rõ và cho bệnh nhân chụp thêm Xquang tim phổi. Việc điều trị TKMP ở đối tượng bệnh nhân này luôn khó khăn do phế nang đã dãn nhiều, việc hút dẫn lưu khí phải kiên nhẫn và đúng phương pháp. Nhiều trường hợp phải gây dính khoang màng phổi để điều trị. [[{"fid":"1773","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 258px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đường thở bị thu hẹp trong bệnh COPD Tăng áp lực động mạch phổi: Khi phế nang giãn nhiều sẽ gây chèn ép vào các mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP). Thêm nữa, một tình trạng thiếu oxy liên tục cũng là nguyên nhân gây co thắt các tiểu động mạch và làm tăng áp lực ĐMP. Xác định bệnh nhân có tăng áp ĐMP dựa vào khám lâm sàng thấy có tiếng tim thứ hai đánh mạnh, tách đôi nghe ở ổ van ĐMP và siêu âm doppler tim. Tăng áp ĐMP khiến cho bệnh nhân khó thở hơn và làm tiên lượng bệnh nhân COPD xấu hơn. Điều trị tăng áp lực ĐMP bao gồm cho bệnh nhân uống các thuốc chẹn canxi, xịt các thuốc giãn mạch và điều trị tốt các đợt cấp của COPD. Suy tim phải:  Khi áp lực ĐMP tăng cao cộng với một tình trạng thiếu oxy mạn tính sẽ dẫn tới suy tim phải. Suy tim phải là một biến chứng kèm theo “như hình với bóng” ở bệnh nhân COPD. Các dấu hiệu của suy tim phải bao gồm dấu hiệu tâm thất phải đập ở vùng mũi ức, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và phù hai chi dưới. Bệnh nhân COPD có suy tim phải sẽ được gọi là “tâm phế mạn” và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ cũng rất hay gặp ở bệnh nhân đợt cấp COPD. Nguyên nhân chủ yếu của rung nhĩ là do thiếu oxy cơ tim, do suy tim hoặc rối loạn điện giải, là các tình trạng hay gặp ở bệnh nhân này. Rung nhĩ làm bệnh nhân khó thở hơn trong các đợt cấp và có thể có nguy cơ tắc mạch não do huyết khối tâm nhĩ trái. Bên cạnh rung nhĩ, các loạn nhịp tim khác như cơn nhịp nhanh nhĩ đa ổ, ngoại tâm thu các loại… cũng có thể gặp ở bệnh nhân COPD. Đa hồng cầu: là biến chứng thường có do tình trạng thiếu oxy liên tục ở bệnh nhân COPD. Lượng hồng cầu gia tăng trong trường hợp này giống như cơ chế tăng hồng cầu ở người sống tại các vùng núi cao do không khí loãng, thiếu oxy – sự gia tăng hồng cầu phản ứng. Số lượng hồng cầu tăng quá cao làm tăng nguy cơ tắc mạch và huyết khối ở bệnh nhân COPD. Biến chứng thần kinh: Các biến chứng thần kinh hay gặp là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn ý thức. Các triệu chứng này là do tình trạng thiếu oxy máu và tăng CO2 mạn tính trong máu. Có nhiều trường hợp lượng CO2 tăng quá cao làm bệnh nhân hôn mê. Người bệnh COPD thường mất tập trung, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc. Một số biến chứng khác có thể gặp là tình trạng tăng nồng độ men chuyển angiotensin trong máu, ho nhiều, suy kiệt, rối loạn nước điện giải và thăng bằng kiềm toan ở các mức độ khác nhau. Các biến chứng này luôn góp phần làm xấu thêm tình trạng bệnh lý tắc nghẽn sẵn có. Có cách nào phòng ngừa? Người bệnh COPD phải dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý thêm bớt; không lạm dụng thở oxy khi người bệnh không thực sự khó thở; tránh những thay đổi đột ngột tới người bệnh như thay đổi thời tiết, thay đổi cảm xúc – tâm lý; dự phòng nhiễm khuẩn phổi; dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý; đảm bảo đủ lượng nước; tránh các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy; người bệnh cần thư giãn hoặc tập luyện nhẹ nhàng nếu có thể. Vì bệnh có liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá và các yếu tố trong môi trường bị ô nhiễm nên người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc và khói bụi; Cuối cùng, biết cách phát hiện những dấu hiệu của đợt cấp COPD để khẩn trương đưa người bệnh vào viện.. Theo Sức khỏe và đời sống

LỢI ÍCH CỦA SỮA NON ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, cho bé bú sữa non từ mẹ trong vòng 72 giờ đầu tiên sau sinh đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu hết lợi ích của sữa non nên đã bỏ lỡ việc cho bé bú trong giai đoạn này. Trên thực tế, có không ít bà mẹ còn có những hiểu lầm về sữa non, rằng sữa non không có chất, bé bú sữa non của mẹ có thể bị đau bụng, cần vắt bỏ sữa non trước khi cho bé bú,... Vì vậy, việc bỏ lỡ cho bé bú trong những ngày đầu tiên là rất thường gặp. [[{"fid":"1770","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cơ thể người mẹ bắt đầu sản xuất sữa non (Colostrum) ngay từ tuần 16 - 27 của thai kỳ cho đến hết 72 giờ sau sinh.Sữa non có màu vàng và có độ dính, hơi sệt, thường ra ít chứ không nhiều thành tia. Sữa non có lợi cho dạ dày của trẻ, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, Chất chống oxy hóa và immunoglobulin có trong sữa non giúp trẻ tránh khỏi các triệu chứng xuất huyết và bảo vệ thành ruột non yếu của trẻ,đồng thời kích thích các cơ quan trong cơ thể trẻ hoàn thiện nhanh chóng. Đây là tiền đề giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẵn sàng tiếp nhận sữa mẹ sau này. Sữa non có chứa lượng kháng thể gấp khoảng từ 8 - 12 lần so với sữa thường của mẹ. Trong sữa non có chứa nhiều muối và ít đường hơn, chứa hàm lượng vitamin A cao gấp đôi sữa thường, có nhiều vitamin E, vitamin K và protein, kẽm, sắt...mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh.Sữa non có chứa hàm lượng bạch cầu khá cao, lượng bạch cầu này giúp trẻ chống lại một số loại virus, vi khuẩn có hại và bảo vệ bé tránh khỏi các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh về dạ dày, một số bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng. Để trẻ được hưởng những lợi ích tuyệt vời từ sữa non,mẹ nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh khoảng nửa giờ nếu mẹ sinh thường. Mẹ sinh mổ thì nên đợi 6 giờ sau khi sinh để tác động của thuốc không còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Việc cho bú sớm không chỉ giúp cho trẻ tiếp nhận đầy đủ thành phần dinh dưỡng của nguồn sữa non mà còn giúp mẹ kích thích tuyến sữa, nhanh chóng hồi phục tử cung và tránh được một số biến chứng sau sinh. Theo Sức khỏe và đời sống

MÙA LẠNH, NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CẦN CHÚ Ý

Thời tiết lạnh là yếu tố bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, vì nhiệt độ thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tai biến mạch máu não, đột quỵ...Vậy người bệnh tăng huyết áp cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình trong mùa đông? Giữ ấm cơ thể Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời để tránh hít thở không khí lạnh. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Có thể dùng điều hoà và sử dụng đèn sưởi, không nên dùng bếp than tổ ong hoặc than củi để sưởi trong phòng kín sẽ dễ gây ngộ độc khí CO, rất nguy hiểm. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim... Nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh, nhất là vào ban đêm. Nếu không có nhà vệ sinh trong nhà, nên dậy trước, mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho quen với nhiệt độ thấp bên ngoài sau đó mới ra. Chế độ ăn uống Cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Nên duy trì chế độ ăn nhạt 5-6g muối/ngày với người trưởng thành, người đã bị tăng huyết áp thì ăn càng nhạt càng tốt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, ức gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi dưa hấu là những thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng: tim, gan, óc, thận). Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp không phù hợp với người bệnh tăng huyết áp. Không ăn quá nhiều chất đường, béo... vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo.Không uống rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích. [[{"fid":"1768","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người bệnh cần luyện tập đúng cách để ổn định huyết áp. Tập luyện Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh,... Khi tập thể dục cũng phải chọn nơi kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Lưu ý không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm, khi thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà. Giữ tâm lý thoải mái Bệnh nhân tăng huyết áp cần chú ý đến các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống, hạn chế lo lắng, căng thẳng, tức giận. Do vậy cần giữ cân bằng tâm lý bằng cách sống thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng lo âu. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.   Theo Sức khỏe và đời sống

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH – MỘT DẤU HIỆU CẦN CHÚ Ý

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng thường gặp (tới 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và gặp hầu hết ở trẻ sinh non), phần lớn là do tăng bilirubin tự do . Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu quá mức sẽ là bệnh lý. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể bị tổn thương não (vàng da nhân não),để lại nhiều di chứng vĩnh viễn với mức độ khác nhau. Phân loại vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý Vàng da sinh lý: Là mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn), không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Vàng da sinh lý xuất hiện sau 24 giờ sinh, thường tăng cao vào ngày thứ 3 và tự hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng, khoảng 2 tuần đối với trẻ sinh non. Nguyên nhân hiện tượng này là do lượng lớn hồng cầu giai đoạn bào thai bị phá vỡ để được thay mới, hình thành bilirubin – một chất có màu vàng cam. Lúc này, gan của bé chưa đủ trưởng thành để chuyển hóa và đào thải lượng bilirubin tự do dư thừa khỏi cơ thể, gây vàng da. Bilirubin sẽ tự đào thải qua phân và nước tiểu về mức bình thường khi bé được khoảng 2 tuần tuổi. Vàng da sơ sinh bệnh lý:thường xuất hiện sớm và quá mức hoặc không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Trẻ có biểu hiện vàng da vượt quá vùng mặđến vùng trên rốn; có thể kèm theo các triệu chứng lừ đừ, bỏ bú, co giật... Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng quá cao có nguy cơ gây tổn thương não vĩnh viễn (vàng da nhân não làm trẻ điếc, múa vờn, chậm phát triển về tinh thần và vận động…) . Vàng da nhân não hay gặp nhất vào 2 tuần đầu sau sinh. Vàng da bệnh lý thường do bất đồng nhóm máu mẹ con; trẻ sinh non tháng, cân nặng thấp, nhiễm trùng sơ sinh; do người mẹ bị bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, nhiễm độc thai nghén… [[{"fid":"1746","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Trẻ sơ sinh vàng da được chiếu đèn tại khoa Nhi BVĐK Cách nhận biết trẻ vàng da và mức độ vàng da Vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện trước tiên ở mặt và tiến triển theo hướng tăng dần từ đầu xuống đến chân. Phát hiện bằng cách đưa bé ra nơi có đủ ánh sáng tự nhiên, dùng ngón tay ấn nhẹ lên da mũi, mặt bé vài giây sau đó bỏ ra và quan sát màu của nơi ngón tay vừa bỏ ra. Nếu thấy vàng tức là bé có vàng da. Nếu bé có vàng da thì tiếp tục kiểm tra xuống vùng thấp dần: ngực –> trên rốn –> dưới rốn,…  để xác định chỗ thấp nhất thấy vàng da. Cần làm gì khi trẻ vàng da Nếu trẻ đang ở nhà, gia đình phải đưa bé đi khám ngay theo hẹn hay ngay khi có một trong các dấu hiệu sau : - Vàng da sớm: xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, dù chỉ mới chớm vàng ở mặt. - Vàng da tăng nhanh, vàng da tới đùi (hay thấp hơn). - Vàng da kèm dấu hiệu khác (bú kém, lừ đừ, sốt, quấy khóc …). - Bé vàng da sau 2 tuần tuổi ở trẻ sinh đủ tháng và sau 3 tuần tuổi ở trẻ sinh non. - Vàng da xỉn màu hoặc trẻ đi phân bạc màu. Nếu trẻ đang ở bệnh viện, hãy báo ngay với nhân viên y tế chăm sóc bé. Vàng da được điều trị như thế nào? Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và thay máu giúp làm giảm lượng bilirubin trong máu. Một số lưu ý đối với các bậc cha mẹ - Đưa trẻ đi khám ngay nếu vàng da quá mức (vượt qua vùng thông thường). - Phơi nắng, tắm lá không có tác dụng điều trị làm giảm vàng da tăng bilirubin tự do. Phần lớn các trường hợp hết vàng da sau khi phơi nắng là vàng da sinh lý, nên trẻ tự hết vàng da do đào thải bilirubin qua phân và nước tiểu mà thôi . - Hạn chế thức ăn giàu chất màu vàng: nghệ, cà rốt, bí đỏ... giúp giảm vàng da do tăng caroten máu, chứ không làm giảm vàng da do tăng bilirubin tự do.   Bs CKI Hoàng Đức Thuận- Khoa Nhi

CÁCH ĂN TRÁI CÂY ĐÚNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường lầm tưởng ăn trái cây là nguyên nhân gây tăng đường huyết nên đã loại bỏ thực phẩm này khỏi chế độ ăn. Một số người lại cho rằng khi mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm trở nên hạn chế. Những điều này dễ khiến người bệnh suy kiệt, thiếu chất. Đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm trong dinh dưỡng của người tiểu đường. [[{"fid":"1736","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"576","width":"1024","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Vậy làm thế nào để vừa kiểm soát tốt đường huyết, lại không bị thiếu chất – nhất là các vitamin và khoáng chất ở mọi bệnh nhân tiểu đường. Câu trả lời là cần bổ sung các loại trái cây hàng ngày trong chế độ ăn. Mặc dù trái cây nhiều đường tự nhiên, nhưng nó là thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin, chất xơ, chất chống ôxy hóa, khoáng,... có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn (75-95%), giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Tuy nhiên cần lưu ý là trái cây sấy khô bao giờ hàm lượng đường cũng cao hơn nhiều so với trái cây tươi. Những người bị bệnh tiểu đường chỉ có thể ăn một số loại hoa quả nhất định? Đây là một quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Thực tế là một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali... đều rất tốt cho cơ thể. Người bị bệnh tiểu đường nên làm theo các hướng dẫn chung khi ăn trái cây? Không hẳn như vậy. Tiểu đường là một tình trạng phức tạp và mỗi người bệnh tiểu đường được điều trị bằng một phương pháp khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người... Có loại cây nào được khuyến cáo cho những người có bệnh tiểu đường không? Có. Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn .... có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo... có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất. Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây? Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free). Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Việc nhai bằng miệng làm cơ thế hấp thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả trực tiếp còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu.... Người tiểu đường nên ăn trái cây khi nào? Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái câyThời gian lý tưởng để ăn trái cây là cuối buổi sáng( khoảng 11 giờ) hoặc chiều (5 giờ). Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường: - Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng. - Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp. - Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính. - Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người. - Nên ăn trái cây cắt miếng, không dùng nước ép. - Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày. Theo Sức khỏe và đời sống  

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ SẶC SỮA, CHÁO

Trẻ nhỏ rất dễ bị sặc sữa, cháo khi ăn. Đây là trường hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và tử vong, cần phải nhanh chóng xử lý đúng. Từ đầu năm 2018 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận một số  trường hợp trẻ bị sặc sữa, cháo khi ăn, trong đó có 2 trường hợp trẻ được đưa đến Bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp. Mặc dù được cấp cứu, điều trị tích cực sau vài ngày trẻ vẫn không qua khỏi. Một số trường hợp trẻ tử vong trước khi đến Bệnh viện do không được sơ cứu kịp thời. Khi trẻ bú sữa hoặc mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm), phản xạ nhai và nuốt những thức ăn còn kém. Khi ăn, trẻ thường khóc, la hét, ngậm sữa, bột trong khi chơi đùa, khi ngủ hoặc người lớn cố ép trẻ ăn… khiến trẻ bị sặc. Sữa, cháo khi sặc sẽ rơi vào đường thở, gây phản xạ co thắt thanh quản, trẻ sẽ bị ho sặc sụa và khó thở tím tái; thậm chí không khóc được, co giật, nôn mửa… Ngay khi trẻ mới xuất hiện sặc (dấu hiệu ho sặc sụa và khó thở, tím tái,…) cần nhanh chóng xử trí theo các bước: Bước 1: Bế trẻ lên ngay rồi đặt nằm sấp trên một cánh tay, dùng bàn tay đỡ đầu và cổ trẻ hoặc đặt lên đùi, chú ý để đầu trẻ thấp hơn lồng ngực. dùng lòng bàn tay kia vỗ thật mạnh 5-7 cái vào lưng trẻ chỗ giữa hai xương bả vai khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng đột ngột để tống đẩy dị vật ra ngoài. [[{"fid":"1726","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"265","width":"575","style":"width: 500px; height: 230px;","class":"media-element file-default"}}]] Hướng dẫn sơ cứu trẻ khi bị sặc Bước 2: Nếu trẻ vẫn tím tái phải lật trẻ nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa hai đầu gối, đầu trẻ thấp hơn thân. Dùng hai ngón tay chỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần (vùng dưới xương ức là vùng mềm khi ấn xuống sẽ lõm vào). Quan sát vùng mũi họng nếu có dịch thì hút sạch để không ứ đọng trong mũi và miệng trẻ. Bước 3: Nếu dị vật chưa rơi ra, tiếp tục lật người trẻ lại để vỗ lưng như bước 1. Luân phiên vỗ lưng - ấn ngực cho đến lúc dị vật rơi ra khỏi đường thở. Trong khi xử lý bước 1, cần gọi cấp cứu y tế hoặc đưa đến cơ sở y tế ngay. Trong khi chờ đợi cấp cứu vẫn tiếp tục xử lý tiếp các bước sau. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kể cả sau khi trẻ đã đỡ vì cháo, bột rơi vào phổi nguy cơ viêm phổi thứ phát có thể đe dọa tính mạng trẻ. Vì vậy cần được khám và theo dõi trong vài ngày tiếp theo. Nguồn: Sức khỏe và đời sống  

TỬ VONG KHÁNG THUỐC CAO HƠN CẢ SỐ NGƯỜI TỬ VONG DO UNG THƯ HÀNG NĂM

Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho loài người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc mà chúng ta có thể kiểm soát được nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay con người đang sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng thuốc…Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các vi khuẩn kháng thuốc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với sự phát triển của thương mại và du lịch toàn cầu, các vi sinh vật kháng thuốc có thể lây lan nhanh chóng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu không có hành động hiệu quả đối phó với tình trạng này, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: đến một ngày nào đó, nhiều bệnh truyền nhiễm sẽ trở nên không kiểm soát được, 10 triệu người có thể tử vong mỗi năm do vi khuẩn kháng thuốc. Con số này cao hơn cả số người tử vong do ung thư hàng năm. Ngay từ khi loại kháng sinh đầu tiên penicillin ra đời cách đây gần 1 thế kỉ, cuộc chiến với vi khuẩn kháng thuốc đã bắt đầu. Thực tế cho thấy, một loại thuốc mới được nghiên cứu ra sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn kháng lại. Gần đây, tốc độ kháng kháng sinh của vi khuẩn quá nhanh, thuốc mới chỉ có mặt trên thị trường 2 - 3 năm đã bị kháng. Các nhà khoa học đang gấp rút tìm những liệu pháp mới có thể diệt vi khuẩn mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Trong lúc này, 2 nguyên tắc quan trọng nhất được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để kháng sinh phát huy tác dụng là dùng đúng và đủ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo đề kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu. Đề kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào. Kháng thuốc xảy ra một cách tự nhiên, nhưng lạm dụng thuốc kháng sinh ở người và động vật đang đẩy nhanh tiến trình này. Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng, như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả hơn. [[{"fid":"1705","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"720","width":"504","style":"width: 500px; height: 714px;","class":"media-element file-default"}}]] Đề kháng kháng sinh dẫn đến thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí y tế cao hơn và làm tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, bác sĩ khuyến cáo: Đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng: - Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê toa. - Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu bác sĩ nói rằng không cần chúng. - Luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh. - Không bao giờ chia sẻ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh dư thừa của người khác. - Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, quan hệ tình dục an toàn và tiêm chủng vắc xin đúng lịch. - Chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm bao gồm: giữ sạch, tách riêng nguyên liệu sống và chín, nấu kỹ, giữ thức ăn ở nhiệt độ an toàn, sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi sống; và chọn thực phẩm đã được sản xuất mà không sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở động vật khỏe mạnh. - Quy định và truyền thông việc sử dụng và tiêu huỷ thuốc đúng theo quy định. - Cung cấp thông tin có giá trị về tác động của đề kháng kháng sinh. [[{"fid":"1706","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"720","width":"504","style":"width: 500px; height: 714px;","class":"media-element file-default"}}]] Đối với các bác sĩ và nhân viên y tế: - Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay, dụng cụ và môi trường sạch sẽ. - Chỉ kê đơn và phân phối kháng sinh khi cần thiết, theo phác đồ hiện hành. - Báo cáo tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh cho nhóm giám sát. - Nói chuyện với bệnh nhân về cách sử dụng kháng sinh đúng cách, hậu quả đề kháng kháng sinh và nguy cơ lạm dụng thuốc. - Nói chuyện với bệnh nhân về việc phòng ngừa nhiễm trùng như tiêm chủng, rửa tay, quan hệ tình dục an toàn, che mũi và miệng khi hắt hơi. Đối với công nghệ y tế: Để phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của kháng kháng sinh, ngành y tế cần quan tâm đầu tư về nghiên cứu và phát triển kháng sinh mới, vắc-xin, xét nghiệm chẩn đoán và các công cụ khác. Đối với các nhà quản lý và người hành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp: - Chỉ cung cấp thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát nhân viên thú y. - Không sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng hoặc phòng ngừa bệnh ở động vật khỏe mạnh. - Chủng ngừa động vật để giảm nhu cầu dùng kháng sinh và sử dụng các thuốc thay thế cho thuốc kháng sinh. - Truyền thông và áp dụng việc thực hành tốt ở tất cả các bước sản xuất và chế biến thực phẩm từ động vật và thực vật. - Cải thiện an toàn sinh học tại các trang trại và ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ động vật.     Nguồn Sức khỏe đời sống

Trang