CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Những điều cần biết về suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ em

Ngày 30 / 03 / 2017
|
Y học thường thức

Vừa qua, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân cháu Bế Văn T.(17 tháng tuổi, địa chỉ: Hùng Sơn - Tràng Định). Cháu bé nhập viện trong tình trạng quấy khóc nhiều, phù toàn thân, thở ậm ạch, bụng chướng khiến bé không ngồi được. Cháu bé có cân nặng kém, chỉ nặng 8 kg. Cháu T được chẩn đoán suy dinh dưỡng thể phù. Đây là bệnh lý suy dinh dưỡng nặng và ít gặp, hướng điều trị bệnh khá phức tạp.

Hiện tại, cháu bé đang được điều trị và chăm sóc tại khoa Nhi

Qua tìm hiểu, cháu T là con thứ 4 trong gia đình. Khi sinh, bé có cân nặng tốt (3,4 kg), sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình, sinh bé xong, mẹ bé đã phải lao động sớm, ăn uống lại không đầy đủ . Khi bé được 5 tháng tuổi, chị cũng cho bé ăn dặm nhưng chỉ ăn bột gạo, rau xanh chứ không bổ sung chất đạm (thịt, cá, trứng). Dinh dưỡng không đúng và không đảm bảo nên thể trạng của bé rất yếu.

Suy dinh dưỡng thể phù là một trong những thể suy dinh dưỡng rất nặng ở trẻ em. Đây cũng là thể suy dinh dưỡng điều trị khó khăn và phức tạp nhất. Trẻ mắc bệnh bề ngoài mặt tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, da sạm, trương lực cơ yếu. Nguyên nhân mắc bệnh là do khẩu phần ăn của bé không đủ chất đạm, cơ thể chỉ nhận năng lượng từ chất bột đường hay chất béo.

Để phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý:

- Chǎm sóc ǎn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.

- Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.

- Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng), chất đạm, cho trẻ ǎn nhiều bữa trong ngày.

- Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần/năm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.

- Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.

- Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

- Khi các mẹ thấy trẻ có biểu hiện: da xanh, biếng ăn,ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân, trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. các bắp thịt mềm nhão, chậm phát triển vận động, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp,tiêu chảy... cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chũa bệnh để điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Ý kiến bạn đọc