CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CÂU LẠC BỘ THẦY THUỐC TRẺ BỆNH VIỆN: NÂNG CAO CHUYÊN MÔN – XUNG KÍCH VÌ CỘNG ĐỒNG

Câu lạc bộ (CLB) Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) trực thuộc Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Lạng Sơn, được thành lập vào năm 2014. Đến nay, CLB đã có nhiều hoạt động tích cực, trở thành nên sinh hoạt hữu ích của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trẻ Bệnh viện. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô – Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc trẻ cho biết: “Khi mới thành lập, CLB chỉ có khoảng 30 thành viên. Đến nay, sau 15 năm, CLB đã có gần 200 thành viên. Các thành viên đều có chung niềm đam mê với nghề y và mong muốn học tập, cống hiến cho sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng như ngành Y tế của tỉnh nhà. Trong nhiều năm qua, CLB đã có những đóng góp trong hoạt động chuyên môn, nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe người dân và thúc đẩy các hoạt động tình nguyện trong địa bàn tỉnh”. Hoạt động của CLB có ba mục tiêu chính như sau: Thứ nhất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua các buổi hội thảo, sinh hoạt khoa học, giúp các thành viên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng lâm sàng. Đây là nền tảng quan trọng giúp các bác sĩ trẻ phát triển toàn diện trong tương lai. [[{"fid":"5970","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Thứ hai, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và những đối tượng khó khăn, qua việc tổ chức các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, cung cấp thuốc men và hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tật, CLB đã góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cho người dân địa phương. [[{"fid":"5971","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Thứ ba, tạo sân chơi lành mạnh, đoàn kết với đội ngũ thầy thuốc trẻ trong các hoạt động tập thể, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Trong nhiều năm qua, hoạt động của CLB đã để lại nhiều dấu ấn. Mỗi năm, CLB tổ chức từ 20-30 buổi sinh hoạt khoa học nâng cao kiến thức cho các thành viên; tổ chức 3-5 đợt khám chữa bệnh tình nguyện, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 1.000 người dân. Ghi nhận những đóng góp đó, CLB thường xuyên được nhận bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh. Nhiều thành viên trong CLB hàng năm tham gia các đề tài khoa học cấp tỉnh, đề tài khoa học, sáng kiến khoa học cấp cơ sở; được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận Giấy khen của Giám đốc Sỏ Y tế... Bác sĩ Trương Quý Trường – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Ban lãnh đạo đánh giá rất cao hoạt động của CLB Thầy  thuốc trẻ Bệnh viện, đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, tạo ra môi trường thuận lợi để lực lượng thầy thuốc trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Trước những khó khăn, thách thức, các thành viên đã không ngừng nỗ lực phát huy tinh thần học tập, rèn luyện y đức. tinh thần tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”. Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, đào tạo nguồn nhân lực y tế trẻ và phát triển tinh thần tình nguyện trong xã hội. Với những mục tiêu, hoạt động và phương hướng phát triển rõ ràng, CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn chắc chắn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương, triển khai đa dạng các hoạt động; mang lại niềm tin, hy vọng và sức khỏe cho người dân địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc

TÁN SỎI ỐNG MẬT CHỦ QUA DA BẰNG LASER THÀNH CÔNG, CỨU SỐNG BỆNH NHÂN 92 TUỔI

Ngày 30/07/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân T.T.T (92 tuổi ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng sốt, đau bụng vùng hạ sườn phải. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mật do sỏi ống mật chủ. Bệnh nhân tuổi cao, sức yếu, có nhiều bệnh lý nền phức tạp và do đã tắc mật nên nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật rất cao, nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. [[{"fid":"5967","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các bác sĩ BVĐK thực hiện tán sỏi ống mật chủ qua da bằng laser cho bệnh nhân T.T.T 92 tuổi Kíp tán sỏi khoa Chẩn đoán hình ảnh phối hợp cùng các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hoá đã nhanh chóng thực hiện dẫn lưu đường mật và tán sỏi ống mật chủ cho bệnh nhân với phương pháp tán sỏi qua da bằng laser. Đây là kỹ thuật cao, đòi hỏi các bác sĩ phải có trình độ chuyên môn sâu và thiết bị hiện đại mới có thể thực hiện được. Thêm nữa, trên bệnh nhân tuổi rất cao, có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, thiếu máu, thể trạng gầy yếu, trong cuộc can thiệp có nguy cơ xảy ra tai biến gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do vậy, đòi hỏi kíp can thiệp phải là những người có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện thành công. Sau thực hiện tán sỏi ống mật chủ qua da bằng laser thành công, người bệnh đã được giải quyết sỏi triệt để, sức khoẻ hồi phục nhanh chóng, ổn định và được ra viện. [[{"fid":"5968","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh trước và sau tán sỏi ống mật chủ Trước đây, với trường hợp bệnh nhân tắc mật do sỏi ống mật chủ, người bệnh phải thực hiện phẫu thuật mở để lấy sỏi, gây nhiều đau đớn, người bệnh mất máu nhiều và mất nhiều thời gian hồi phục, đặc biệt với người bệnh cao tuổi, thể trạng gầy yếu thường không đủ sức khoẻ để thực hiện phẫu thuật truyền thống này. Hiện nay, với phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser là phương pháp tán sỏi mật hiện đại nhất hiện nay, sẽ giúp giải quyết sỏi triệt để, xâm lấn tối thiểu, hạn chế tối đa tình trạng đau sau phẫu thuật và các biến chứng về vết mổ, thời gian hồi phục và ra viện nhanh chóng. Thực hiện kỹ thuật tán sỏi ống mật chủ qua da bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã và đang ngày càng phát triển. Nhờ đó, người bệnh được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà mà không phải chuyển tuyến trên, giúp giảm tỉ lệ tử vong ở người bệnh, giảm thời gian, chi phí điều trị cho bệnh nhân.   ĐD Lâm Minh Mạnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh

PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG, CỨU SỐNG BỆNH NHÂN SỐC MẤT MÁU DO VỠ ĐẠI TRÀNG

Chiều ngày 15/8/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam, 36 tuổi, do Trung tâm y tế huyện Tràng Định chuyển đến trong tình trạng sốc mất máu, da xanh tái, niêm mạc nhợt, lơ mơ, giảm tri giác sau tai nạn. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chấn thương bụng kín, nghi vỡ tạng, sốc mất máu. Ngay lập tức, Bệnh viện kích hoạt chế độ Báo động đỏ, chuyển thẳng bệnh nhân lên phòng mổ cấp cứu. Chẩn đoán trong mổ: bệnh nhân vỡ đại tràng bên phải, mất máu khoảng hơn 3 lít, gần như mất hoàn toàn máu trong cơ thể. Kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt ½ đại tràng và truyền 12 đơn vị máu cấp cứu người bệnh. Sau phẫu thuật, người bệnh đã dần ổn định sức khoẻ. [[{"fid":"5962","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK Việc phẫu thuật thành công, cứu sống người bệnh là sự nỗ lực, khẩn trương, chạy đua với thời gian của các bác sĩ, điều dưỡng liên chuyên khoa: Cấp cứu, Ngoại Tiêu hoá, Gây mê – Hồi sức, Huyết học – Truyền máu. Qua đó, đã giúp giành lại sự sống người bệnh từ tay “Tử Thần”. Kíp phẫu thuật đã được Bệnh viện khen thưởng đột xuất vì những nỗ lực trong cấp cứu người bệnh. Cấp cứu, điều trị thành công cho người bệnh đã khẳng định trình độ chuyên môn, tay nghề và cả sự chuyên nghiệp, tận tâm, hết lòng vì người bệnh của các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, qua đó góp phần xây dựng, củng cố niềm tin, sự hài lòng, yêu mến trong lòng người bệnh và nhân dân.

BỆNH NHÂN SỐC PHẢN VỆ NGUY KỊCH SAU KHI BỊ ONG ĐỐT

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ nguy kịch sau khi bị ong đốt. Khoảng 18h ngày 12/8/2024, Khoa Cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân L.T.T (17 tuổi, ở xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc) vào viện trong tình trạng rối loạn tri giác, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết áp kèm nổi ban đỏ toàn thân. Người nhà cho biết, chiều cùng ngày, bệnh nhân đi rừng không may bị ong đất (còn gọi là ong bắp cày) đốt nhiều nốt vào đầu và mặt. Sau đốt xuất hiện nổi ban, sưng, đỏ khắp cơ thể. Gia đình nhanh chóng đưa bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện. Sau thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán Sốc phản vệ do ong bắp cày đốt. Ngay lập tức, các bác sĩ đã xử trí theo phác đồ cấp cứu phản vệ. Các biện pháp hồi sức, đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc chống sốc, truyền dịch, vận mạch liều cao, giảm đau được thực hiện. Tuy nhiên, tiên lượng vẫn hết sức nặng nề. Bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5954","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 374px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng (dị nguyên) như thuốc, nọc độc, ong đốt, kiến đốt... hay các thực phẩm không phù hợp với cơ thể mỗi người như: cá, tôm, tép... Tình trạng sốc phản vệ giải phóng các chất trung gian hóa học làm rối loạn đa cơ quan trong cơ thể với các biểu hiện: rối loạn tri giác, mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn, khó thở do khí, phế quản co thắt, đặc biệt là gây tụt huyết áp, đe dọa trực tiếp tính mạng. Việc phát hiện, xử trí đúng, kịp thời sốc phản vệ sẽ tránh để lại hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Thời gian gần đây, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân sốc phản vệ nguy kịch do ong đốt, kiến đốt. Do đó, khuyến cáo bà con người dân cần lưu ý : - Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi bị ong đốt, kiến đốt, sau sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống xuất hiện nổi ban đỏ toàn thân, ngứa kèm khó thở, đau bụng, buồn nôn, nguy kịch hơn là tình trạng rối loạn ý thức, tụt huyết áp cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời. - Bà con, người dân khi đi rừng cần trang bị mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín để tránh bị ong đốt, kiến đốt. - Tầm soát, khám bệnh để xác định bản thân có tình trạng dị ứng với các dị nguyên cụ thể. Tránh sử dụng các loại thuốc, thực phẩm, hóa chất mà bản thân dị ứng. Luôn mang trên người giấy ghi thuốc gây dị ứng, giúp nhân viên y tế có thể lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM KẾT HỢP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC CHẤT LƯỢNG PHÒNG XÉT NGHIỆM DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH TẠI TỈNH LẠNG SƠN

Sáng ngày 12/8/2024, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức khai mạc khoá đào tạo liên tục về Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm (Kết hợp hướng dẫn thực hiện Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành theo quyết định 2429/QĐ-BYT). [[{"fid":"5951","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khoá đào tạo diễn ra trong thời gian 05 ngày (Từ ngày 12 – 16/8/2024) với 45 học viên đến từ các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh. Các học viên được tìm hiểu, hướng dẫn cụ thể về 12 thành tố của hệ thống quản lý chất lượng, tương ứng với 12 chương trong Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành theo quyết định 2429/QĐ-BYT. Từ đó các học viên có thể nắm rõ nội dung công việc phòng xét nghiệm cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo các quy định quốc gia và quốc tế. Trong chương trình, các học viên cũng được cập nhật, bổ sung kiến thức lý thuyết và thực hành, đồng thời thực hiện bài kiểm tra đầu ra. Các học viên tham gia đạt điều kiện theo yêu cầu của khóa học sẽ được Trung tâm cấp chứng chỉ đào tạo liên tục theo quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm. [[{"fid":"5952","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khoá đào tạo liên tục về Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm cho các đơn vị y tế tại tỉnh Lạng Sơn nhằm tiếp tục hỗ trợ hệ thống phòng xét nghiệm y học tại các cơ sở y tế từng bước nâng cao chất lượng xét nghiệm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hoá, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa cơ sở khám chữa bệnh.

NGỘ ĐỘC RƯỢU NGÂM RỄ CÂY RỪNG, 2 NGƯỜI ĐÀN ÔNG RƠI VÀO NGUY KỊCH

Ngày 08/8/2024, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhân nam (địa chỉ: Văn Quan – Lạng Sơn) vào viện trong trạng thái co giật, hôn mê sâu và ngừng thở. Theo lời kể của người nhà, trước vào viện, 02 bệnh nhân có sử dụng rượu ngâm rễ cây (nghi ngờ là rễ cây hồi, gia đình sử dụng để xoa bóp ). Sau uống rượu hai bệnh nhân xuất hiện kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời kèm tím tái toàn thân. Gia đình đưa hai bệnh nhân tới Bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ xác định chẩn đoán tình trạng ngộ độc cấp tính, diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao. Xét nghiệm cho thấy tình trạng suy đa tạng, tiêu cơ vân cấp, toan chuyển hóa nặng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não đã cho thấy tổn thương. Các biện hồi sức tích cực được nhanh chóng thực hiện, 02 bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Sau 3 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tình trạng lâm sàng của hai bệnh nhân đã có xu hướng cải thiện, thoát hôn mê, dấu hiệu toan chuyển hóa hồi phục và đã được rút ống nội khí quản, thở oxy. Tuy nhiên các xét nghiệm cho thấy tình trạng tiêu cơ vân còn rất nặng nề, nguy cơ suy thận tiến triển nên hai bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. [[{"fid":"5948","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"text-align: center; width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Hai bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Sử dụng các loại thực vật ( hoa, lá, thân, rễ ) ngâm rượu là thói quen của nhiều người dân trong địa phương để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như uống, làm thuốc, xoa bóp... Tùy vào tính chất có trong các loại thực vật sẽ có tác dụng khác nhau. Cây Hồi (tên khoa học là Illicium Verum Hook) là loại cây được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn với tính ứng dụng cao trong đời sống ẩm thực, văn hóa và một loại thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, trong thân, rễ, lá của cây Hồi có hàm lượng chất độc tính là Veranisatin, nếu sử dụng nhiều, kéo dài, đặc biệt sử dụng cùng rượu – nhất là đường uống sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương các tế bào thần kinh gây hôn mê, co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng. [[{"fid":"5949","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Rượu, rễ cây Hồi hai bệnh nhân đã sử dụng để uống   Khuyến cáo bà con địa phương : Không sử dụng các loại thực vật không rõ nguồn gốc, độc tính. Không dùng các loại thực vật ngâm rượu xoa bóp để uống, chế biến đồ ăn, không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đồng thời, không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Khi có triệu chứng ngộ độc như nôn, buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng hay đặc biệt như hôn mê, co giật, mất ý thức, phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc  

HỘI CHẨN KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA CÙNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chiều ngày 8/8/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham gia chương trình “Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa” của Bệnh viện Bạch Mai với phần hội chẩn ca bệnh của Khoa Nội Tổng hợp, xin ý kiến điều trị bệnh nhân viêm phổi – áp xe phổi. Chủ trì chương trình tư vấn của Bệnh viện Bạch Mai là PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Y dược Bạch Mai. [[{"fid":"5945","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong chương trình, các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã tư vấn chi tiết về việc thực hiện một số xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị, liều lượng sử dụng các loại thuốc phù hợp trên bệnh nhân… Qua buổi hội chẩn, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã có thêm hướng điều trị tốt hơn cho bệnh nhân viêm phổi, áp xe phổi. Thời gian qua, bác sĩ ở các chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn cập nhật những khuyến cáo mới trong chẩn đoán, điều trị theo phác đồ trong nước và của Thế giới, thường xuyên hội chẩn từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương xin ý kiến điều trị với những bệnh nhân khó, bệnh nhân nặng. Qua đó, các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã nắm bắt thêm cơ hội điều trị cho bệnh nhân, nhiều ca bệnh nặng điều trị thành công ra được viện, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm thiểu số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên điều trị. [[{"fid":"5946","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khám chữa bệnh từ xa là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục tham gia báo cáo, hội chẩn các ca bệnh với các bệnh viện tuyến trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng khám và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ NĂM 2024

Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020 theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới mầm non tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2024, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ diễn ra từ ngày 01/8 đến 07/8, với chủ đề "Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương". Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024 nhấn mạnh việc giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ em. Chương trình đặc biệt hướng đến việc hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong những hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm rằng không một người mẹ nào bị bỏ rơi, đặc biệt là những phụ nữ yếu thế có thể cần được hỗ trợ thêm. Chiến dịch này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các mẹ cảm thấy bớt đơn độc trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, từ đó giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh có liên quan đến việc cho con bú. Theo WHO, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này. [[{"fid":"5943","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 703px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Trong thời gian đó, mẹ không cần bổ sung cho bé thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước. Từ 6 tháng tuổi trở đi, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, tình trạng sức khỏe của trẻ mà mẹ có thể tiếp tục cho bú tới 24 tháng tuổi rồi tiến hành cai sữa. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ và sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện: Lợi ích đối với trẻ Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm: - Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ như: Vitamin, khoáng chất, đạm, protein và chất béo… Bên cạnh đó, sữa mẹ chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhất là trong giai đoạn sơ sinh khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. - Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm hoàn toàn sạch, bé lại uống trực tiếp nên rất đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu đã cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Đặc biệt, sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhưng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại không khiến bé tăng cân quá mức gây thừa cân, béo phì, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Đồng thời, trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai giữa, bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường, huyết áp.  - Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. - Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé. Lợi ích đối với mẹ - Hỗ trợ giảm cân: Việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn. - Giúp tử cung co lại nhanh hơn: Thời kỳ mang thai, tử cung phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Khoa học đã chứng minh, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung, giảm chảy máu, để tử cung sớm trở lại kích thước như trước khi mang thai. - Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thể ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm. - Giảm nguy cơ mắc bệnh tật: Việc cho con bú sớm sau khi sinh có thể giúp tuyến sữa của mẹ được thông suốt, hạn chế nguy cơ bị ung thư vú, viêm tắc vú,… Thêm vào đó, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2. - Giảm nguy cơ loãng xương: Cơ thể mẹ tuy cần nhiều canxi cho việc tạo sữa nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai sữa cho trẻ, mật độ xương sẽ trở về như trước khi mang thai, thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ sinh ra cần được bú được bú sữa non sớm, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Vì những lợi ích trên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện./.

570 SUẤT ĂN TỪ “BỮA CƠM CÔNG ĐOÀN” DÀNH CHO ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), trưa 6/8/2024, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” nhằm tri ân và cảm ơn người lao động đã cống hiến, đóng góp vào sự phát triển của đơn vị. Tham dự chương trình có các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn Bệnh viện, cùng 570 đoàn viên, người lao động. [[{"fid":"5938","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] “Bữa cơm Công đoàn” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn “Bữa cơm Công đoàn” được tổ chức tập trung tại Hội trường tầng 5, Bệnh viện với những suất cơm giúp đoàn viên, người lao động có thêm bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng trong những ngày làm việc nắng nóng. Mỗi suất cơm trị giá 50 nghìn đồng. Đây là những suất cơm được Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ nhân viên Bệnh viện chung tay góp sức chuẩn bị với kinh phí trích từ quỹ hoạt động thường xuyên của công đoàn cơ sở. [[{"fid":"5939","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại chương trình Chương trình “Bữa cơm công đoàn” cho đoàn viên, người lao động là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của tổ chức công đoàn dành cho người lao động, bày tỏ sự biết ơn người lao động đã luôn đồng hành cùng Bệnh viện; động viên đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua vượt khó, sáng tạo, phát huy phẩm chất của người thầy thuốc “Lương Y như từ mẫu”. Đồng thời tạo điều kiện giúp người lao động, tổ chức công đoàn và lãnh đạo đơn vị chia sẻ tâm tư, tình cảm, tạo nên bầu không khí đoàn kết, thấu hiểu, tạo dựng niềm tin, sự gắn bó của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức công đoàn trong Bệnh viện. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của viên chức, người lao động và góp phần xây dựng mối quan hệ ổn định, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.

THĂM HỎI, TẶNG QUÀ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN BỊ ẢNH HƯỞNG ĐỢT MƯA KÉO DÀI

Sáng 02/8/2024, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên các đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng do đợt mưa kéo dài từ ngày 29/7 – 31/7/2024. Trong đợt mưa lớn vừa qua, BCH Công đoàn Bệnh viện đã rà soát và thống kê có 11 gia đình của viên chức, người lao động của BVĐK bị ngập úng. Các gia đình bị  hỏng nhiều trang thiết bị, đồ gia dụng như máy bơm, tủ lạnh, máy giặt, xe máy… Tại buổi thăm hỏi, bác sĩ Trương Quý Trường – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Bạch Ngọc Sỹ - Phó Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện đã gửi lời động viên, chia sẻ khó khăn với các đoàn viên công đoàn. Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn mong muốn các đoàn viên sớm ổn định cuộc sống, khắc phục thiên tai để yên tâm công tác. [[{"fid":"5931","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5932","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đảng uỷ, Ban lãnh đạo, Công đoàn Bệnh viện chia sẻ khó khăn với người lao động bị ảnh hưởng bởi mưa lớn Nhân dịp này, Công đoàn Bệnh viện đã trao kinh phí hỗ trợ cho các đoàn viên với tổng kinh phí 11 triệu đồng. Đây là sự động viên ý nghĩa, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, sự quan tâm, động viên kịp thời của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo đời sống của người lao động. Qua đó, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, gắn bó, nỗ lực vì sư phát triển chung của Bệnh viện. [[{"fid":"5933","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5934","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]]

Trang