CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ TRONG MÙA DỊCH COVID-19?

Giai đoạn này thời tiết đang thay đổi, dịch bệnh COVID- 19 phức tạp, cần làm gì để bé tăng cường miễn dịch phòng chống các bệnh dễ gặp và COVID- 19 là băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể là khả năng để phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, nhất là trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch. Đối với trẻ nhỏ, ngay từ khi ở trong bụng mẹ đã có một sức đề kháng nhất định giúp chống lại các tác nhân bất lợi. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm, trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, khi tiếp xúc với một môi trường sống mới rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ngoài ra, ở giai đoạn trẻ mọc răng, nếu bị mắc bệnh sẽ dẫn đến trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng, còi xương… sẽ là một vòng xoáy, lặp đi lặp lại. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, việc tăng sức đề kháng cho trẻ là một việc làm thiết yếu, điều này tạo điều kiện cho trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất, hạn chế mắc bệnh tối đa, nhất là trong mùa dịch COVID-19. Sau đây là những điều cha mẹ cần làm để tăng cường miễn dịch cho trẻ. [[{"fid":"3788","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"364","width":"624","style":"width: 500px; height: 292px;","class":"media-element file-default"}}]] Bữa ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm giúp trẻ tăng sức đề kháng Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng miễn dịch Mỗi giai đoạn trẻ cần có cách chăm sóc riêng. Đối với các bé sơ sinh, cần cho bé bú thật nhiều sữa mẹ, vì trong sữa mẹ chứa một nguồn kháng thể dồi dào, giúp bé có thể tránh được nhiều loại bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: Sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, vi rút gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả. Chính vì vậy, theo khuyến cáo cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng. Điều này có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng một cách tốt nhất. [[{"fid":"3789","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"351","width":"624","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Cho bé ăn các loại trái cây giúp trẻ tăng sức đề kháng Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ Đối với các trẻ lớn hơn: Cần có chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi, như ăn cháo, bột, phở, bún, cơm nát… nhưng cần đảm bảo bữa ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, các loại ngũ cốc, tôm, cua, gan động vật... Cần bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều Vitamin C, E, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh... là những nguồn rất giàu vitamin C. Cho trẻ uống thêm các loại nước ép khác, cũng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch. Ngoài ra, cần cho trẻ uống đủ nước.  Đảm bảo cho trẻ môi trường sống tốt  Để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ, giúp trẻ tăng sức đề kháng, chúng ta cần giữ môi trường sạch sẽ, bằng cách vệ sinh thông thoáng, mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió trong lành và nắng ấm cho trẻ. Tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm khói thuốc, sẽ gây hại đến sức đề kháng của trẻ. Chế độ sinh hoạt lành mạnh Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé đạp xe, đá bóng… sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn, năng động, hòa đồng và nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả.  Cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D...Nếu mùa dịch cần chơi với trẻ trong nhà, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tham gia việc nhà để vận động được tốt hơn. Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên, khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo. Ngoài ra, các bạn nên dạy cho trẻ tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ… để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh. Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học, cha mẹ cần bảo vệ sức khoẻ của trẻ trong mùa dịch bằng cách cho trẻ tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch.   Theo Sức khỏe và đời sống

THÔNG TIN VỀ 6 LOẠI VẮC XIN COVID-19 SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

1. Việt Nam hiện có các loại vắc xin Covid-19 nào? Tiêm vắc xin là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: vắc xin Moderna (Mỹ), vắc xin Sinovac, vắc xin Astra Zecera (Anh), vắc xin Pfizer (Mỹ - Đức), vắc xin Sinopharm - Sinovax (Trung Quốc), vắc xin Spunik (Nga). [[{"fid":"3778","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 266px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn? Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca. Cụ thể: - Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý) - Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm - Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer - Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna. - Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna. 3. Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu? Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau: - Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần. - Vắc xin Gam-COVID-Vac (Tên gọi khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần. - Vắc xin Comirnaty - Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần - Vắc xin SARSCoV-2 Vaccine (Tên gọi khác là Vero Cell): Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần. - Vắc xin COVID-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất. 4. Phụ nữ mang thai có nên tiêm vắc xin COVID-19? Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này. 5. Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể: - Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng. - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. - Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. - Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: + Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút. + Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH CÓ NÊN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19?

Những người có bệnh tim mạch có nên tiêm phòng Covid-19 hay không và cần lưu ý những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp thông tin này. Những người có bệnh tim mạch (bao gồm: Rung nhĩ, đau thắt ngực do bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phổi, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, sa sút trí tuệ...) đều nên tiêm vắc xin phòng COVID-19, điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong khi mắc bệnh. Nếu không tiêm phòng, khi mắc COVID-19 tình trạng bệnh tim mạch dễ bị nặng hơn thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng tổn thương viêm trực tiếp ở tim. Vì vậy, tiêm vắc xin cho bệnh nhân tim mạch là điều hết sức quan trọng. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định đối với vắc xin ngừa COVID-19. [[{"fid":"3758","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3271","width":"2000","style":"width: 500px; height: 818px;","class":"media-element file-default"}}]] Tuy nhiên, cần lưu ý chống chỉ định một số trường hợp bệnh nặng, cấp tính, tuổi cao, nhiều bệnh kết hợp… Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế,  9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng (đối với vắc xin của hãng AstraZeneca) gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu. Ngoài ra, có 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút…) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin. Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác (không liên quan đến vắc-xin), ví dụ: thuốc uống hoặc động vật có vỏ, v.v., vẫn có thể tiêm vắc-xin nhưng sẽ cần được theo dõi tại phòng khám trong tối đa 30 phút sau đó. Bệnh nhân nên tránh tiêm vắc-xin trong thời gian bị sốt. Tác động của vắc-xin đối với những người có bệnh tim mạch? Các nghiên cứu hiện nay về vắc xin ngừa COVID-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Những khó chịu có thể gặp gồm: đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tương tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 24 - 48 giờ và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thường, kết hợp với uống nhiều nước. Có tỷ lệ khoảng 1 người trên 2 triệu người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm. Lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và do đó mọi người vẫn nên tiêm vắc xin. Tương tác của vắc-xin với thuốc điều trị bệnh tim mạch? Không có báo cáo về tương tác giữa vắc-xin và thuốc điều trị bệnh tim mạch, vì vậy bệnh nhân không được bỏ thuốc điều trị tim mạch trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, khi tiêm có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm. Bệnh nhân ghép tim đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, có thể tiêm vắc-xin COVID-19 không? Các vắc-xin hiện nay đều không chứa vi-rút sống, do đó không có nguy cơ gây nhiễm bệnh cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không đáp ứng  tốt với vắc-xin và sẽ phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung ngay cả khi đã được tiêm vắc-xin. Nguy cơ chảy máu khi tiêm cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu ra sao? Nhiều bệnh nhân tim mạch phải thường xuyên dùng thuốc chống đông máu như thuốc kháng vitamin K (warfarin, sintrom…) hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (rivaroxaban, dabigatran), hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel) có nên dừng thuốc khi tiêm không? Câu trả lời là không nên và những bệnh nhân này có nguy cơ bị chảy máu tại chỗ tại vị trí bị kim đâm vào cơ cánh tay khi tiêm chủng COVID-19. Vì vậy có thể có nguy cơ bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vết tiêm tại chỗ, để khắc phục, nên sử dụng kim nhỏ (cỡ 23 hoặc 25) để tiêm, sau đó ấn mạnh vào vết thương chứ không day xoa trong ít nhất hai phút. Không như vắc-xin cúm được tiêm dưới da, vắc-xin COVID-19 chỉ có thể có dạng tiêm bắp. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, cần tiếp tục sử dụng các biện pháp phòng dịch khác như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và sát khuẩn tay Tất cả các loại vắc xin hiện tại khi tiêm đủ 2 liều chỉ có khả năng bảo vệ cho người bệnh là 75-95% và chưa có bất cứ loại vắc xin nào bảo vệ 100% cho chúng ta và nó cũng chỉ làm giảm tính trầm trọng của bệnh nếu bị nhiễm. Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có khả năng lây vi rút cho người khác mặc dù điều này chưa được khẳng định hoàn toàn. Vì vậy, mỗi người dân dù đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn phải thực hiện đúng nguyên tắc phòng bệnh theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Người được tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 chậm hơn dự kiến thì có gây ảnh hưởng gì đến khả năng miễn dịch? Hiện nay Việt Nam cấp phép cho 4 loại vắc xin của 4 hãng khác nhau, khoảng cách giữa các lần tiêm là từ 4-8 tuần để đảm bảo có khả năng bảo vệ như trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp còn hạn chế nên để đảm bảo số lượng người dân được bảo vệ nhiều nhất có thể thì liều thứ 2 có thể được tiêm chậm lại nhưng theo khuyến cáo là không chậm hơn 12 tuần. Vì vậy, mỗi người dân cần kiên trì chờ đợi để được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Không cần quá lo lắng nếu tiêm mũi thứ 2 có chậm hơn dự kiến vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ miễn dịch của chúng ta vẫn sản sinh đủ kháng thể chống lại bệnh nếu được tiêm nhắc lại sau 3 tháng.     Nguồn Internet  

THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT TRONG CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO

Đột quỵ não là căn bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Người bệnh đột quỵ não nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề và tử vong. Hiện nay, phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đột quỵ não mà không để lại di chứng, người bệnh phục hồi sức khỏe hoàn toàn và trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường. [[{"fid":"3713","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"420","width":"500","style":"width: 500px; height: 420px;","class":"media-element file-default"}}]] 1. Đột quỵ não là gì? Đột quỵ não là tình trạng mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ khiến cho não không nhận đủ oxy dẫn đến tình trạng xuất huyết não, nhồi máu não, vỡ mạch máu não... Một phần của não sẽ bị tổn thương hoặc bắt đầu chết đi. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và có thể để lại một số di chứng vĩnh viễn cho người bệnh. Đột quỵ não có thể xuất hiện ở tất cả các đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau. 2. Tác dụng của thuốc tiêu sợi huyết Cục máu đông khiến cho dòng chảy trong lòng mạch máu não bị tắc nghẽn và gây ra đột quỵ được gọi là huyết khối. Dùng thuốc tiêu sợi huyết sẽ có tác dụng làm tan cục máu đông, tái thông mạch máu não của người bệnh. [[{"fid":"3714","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"480","width":"640","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Thuốc tiêu sợi huyết giúp làm tan cục máu đông 3. Thời điểm vàng để dùng thuốc tiêu sợi huyết cấp cứu đột quỵ não Đột quỵ não có thể khiến cho người bệnh tử vong và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Việc phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân bị đột quỵ não đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị của người bệnh. Trước đây, khi chưa có phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết cấp cứu đột quỵ não, người bệnh sẽ phải chịu những di chứng nặng nề như liệt nửa người, méo miệng, nói ngọng, thậm chí tính mạng của người bệnh cũng bị đe dọa. Dùng thuốc tiêu sợi huyết kịp thời sẽ làm tan cục máu đông - nguyên nhân gây nên tắc mạch máu não, giúp cho người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch và hồi phục nhanh chóng mà không để lại bất cứ di chứng nào, người bệnh có thể trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân bị đột quỵ não thường được chuyển đến bệnh viện muộn nên không thể áp dụng được phương pháp điều trị tiêu sợi huyết khiến cho người bệnh không thể hồi phục hoàn toàn và để lại nhiều di chứng nặng nề, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thuốc tiêu sợi huyết chỉ có tác dụng tối ưu đối với bệnh nhân đột quỵ não tại một thời điểm nhất định và thời điểm “Vàng” để sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cấp cứu đột quỵ não là từ 3 giờ đến 4,5 giờ tính từ thời điểm khởi phát các dấu hiệu như méo miệng, lưỡi tê cứng, yếu nửa người, không nói được, khó nói, mắt mờ, đau đầu... Vì vậy, để kết quả điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, cần phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ não và đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu quá thời gian vàng, người bệnh sẽ không được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đang áp dụng phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị hiện đại như máy chụp Cộng hưởng từ giúp chẩn đoán sớm, chính xác bệnh đột quỵ não, qua đó đưa ra phương pháp xử trí nhanh chóng, phù hợp, tỷ lệ thành công trong điều trị cao, góp phần làm giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh, ít để lại di chứng, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

ĐỘT QUỴ NÃO: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. [[{"fid":"3710","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 1. Đột quỵ là gì? Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm... Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết - Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não. - Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý. 2. Nguyên nhân gây đột quỵ? Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý. 2.1. Các yếu tố không thể thay đổi - Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. - Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới. - Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. - Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng. 2.2. Các yếu tố bệnh lý - Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian. - Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường. - Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ. - Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não. - Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ. - Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp. - Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, đột quỵ cũng có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu... [[{"fid":"3711","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 420px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 3. Dấu hiệu đột quỵ Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: -Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. - Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc. - Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ. - Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. - Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. - Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới. Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là từ 3 đến 4,5 giờ, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do vậy khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cấp cứu. 4. Cách phòng tránh đột quỵ * Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu,... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả. - Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc - Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ - Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh - Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường - Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành... *Tập thể dục hàng ngày Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ. *Giữ ấm cơ thể Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. *Không hút thuốc lá Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc. *Kiểm tra sức khỏe định kỳ Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

THỜI GIAN ĐỂ VẮC XIN COVID-19 KÍCH HOẠT HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Sau liều vaccine đầu tiên, cơ thể cần thời gian để kích hoạt hệ thống miễn dịch nên nguy cơ lây nhiễm của người được tiêm vẫn rất cao. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy sau 4 tuần kể từ liều đầu tiên, vaccine COVID-19 có thể bảo vệ, giúp giảm nguy cơ phải nhập viện. Hai tuần sau liều thứ 2, cơ thể đã tạo được khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. [[{"fid":"3700","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Điều này có nghĩa vaccine giúp bảo vệ khỏi bệnh nặng và nguy cơ tử vong rất lớn. Chúng cũng giảm đáng kể khả năng xuất hiện các triệu chứng của COVID-19. Hơn thế, các loại vaccine này giảm khả năng nhiễm virus và lây cho người khác. Một vài bằng chứng gần đây cho thấy số lượng virus được tạo ra không đủ nhiều để có thể lây cho người khác, tuy nhiên vẫn còn cần nghiên cứu thêm về vấn đề này. Có sự khác biệt về vaccine mRNA (Pfizer, Moderna) và vaccine vector virus (AstraZeneca), nhưng cả hai đều cần một khoảng thời gian tương tự để tạo ra kháng thể phản ứng. Khi các nhà nghiên cứu theo dõi phản ứng của kháng thể với liều vaccine đầu tiên, họ nhận thấy phải mất ít nhất 10 ngày để hệ thống miễn dịch bắt đầu tạo ra các kháng thể có thể nhận diện protein gai của SARS-CoV-2. Đây là một loại protein trên bề mặt virus mà nó sử dụng để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể chúng ta. Chúng cũng phải mất ít nhất một tuần để tế bào T, loại tế bào bạch cầu quan trọng trong phản ứng miễn dịch, bắt đầu phản ứng với vaccine. Các phản ứng này sẽ mạnh dần trong vài tuần sau đó. Ngược lại, sau khi tiêm liều thứ hai, hệ thống miễn dịch được kích hoạt nhanh hơn, nồng độ kháng thể tăng gấp 10 lần chỉ trong một tuần. Bạn được tăng khả năng và thời gian bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh. Vì vậy, liều đầu tiên của vaccine Covid-19 tạo đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, liều thứ hai là điều cần thiết để đảm bảo khả năng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài hơn. Sau liều vaccine đầu tiên, cơ thể cần thời gian để kích hoạt hệ thống miễn dịch nên trong vòng 2, thậm chí là 3 tuần, nguy cơ lây nhiễm của người được tiêm vẫn rất cao. Nhiều báo cáo ghi nhận bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 sau liều đầu tiên. Các nhà nghiên cứu không hề ngạc nhiên với điều này. Kể cả khi đã tiêm đủ 2 liều, bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh dù xác suất này không nhiều. Đến nay, các biến chủng mới của COVID-19 tiếp tục xuất hiện trong khi hiệu quả các loại vaccine đang được nghiên cứu và cập nhật. Hiện nay, Việt Nam chưa đạt được đủ số lượng người tiêm chủng cần thiết trong cộng đồng. Do đó, nguy cơ lây nhiễm vẫn chưa thể giảm xuống. Vì vậy, dù bạn tiêm phòng vaccine COVID-19 hay chưa, hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như duy trì thông điệp "5K: Khẩu trang -Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế". Đây chính là biện pháp cấp thiết hơn cả vaccine trong cuộc chiến chống dịch.   Theo VTC News

PHÒNG SAY NẮNG VÀ ĐỘT QUỴ NHIỆT

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài với nhiệt độ cao 39 – 400 C, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, chúng ta cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe phù hợp, đặc biệt là nguy cơ say nắng và đột quỵ nhiệt là rất cao. Say nắng, say nóng và nặng hơn nữa chính là “Đột quỵ nhiệt – Heat stoke” là một tình trạng chấn thương bởi nhiệt, cơ thể bị rối loạn do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong một thời gian, thường kết hợp mất nước ở những người lao động quá sức, dẫn đến hệ thống điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị tổn thương, mất kiểm soát. [[{"fid":"3692","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 426px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đột quỵ nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 400C, với các biến chứng liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Những triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất phương hướng và đôi khi mất ý thức, hôn mê, cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 1.Ai là người dễ bị nhất? -Đột quỵ nhiệt thường hay xảy ra vào mùa hè nắng nóng hoặc trong các hầm lò đốt nhiệt độ cao - Những người tham gia huấn luyện quân sự, các vận động viên chạy đường dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng. - Những người lớn tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà kín không có máy lạnh hoặc luồng thông khí tốt, quạt có thể cho ta thấy tốt hơn nhưng điều hòa mới là giải pháp hữu hiệu làm mát và giảm độ ẩm trong không khí -Người dân sống trong khu vực đô thị dễ bị đột quỵ do nhiệt trong một đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi có điều kiện khí quyển ứ đọng và chất lượng không khí kém. Ở đó có một phần nguyên nhân từ hiệu ứng đảo nhiệt, nhựa đường và nhiệt cửa hàng bê tông tích trữ trong ngày và chỉ dần dần phát tán vào ban đêm dẫn đến nhiệt độ về đêm tăng cao. -Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt độ chậm hơn những người khác. - Những người bị bệnh mạn tính Tim, Phổi, Thận, béo phì hoặc thiếu cân, Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Bệnh tâm thần, nghiện rượu... đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng đầu tiên bởi nắng nóng kéo dài. 2.Nghĩ đến đột quỵ nhiệt khi nào ? -Sau khi tiếp xúc, làm việc trong điều kiện nắng nóng. -Có những biểu hiện sớm như đau đầu, chóng mặt, không thấy mồ hôi mặc dù trời nắng nóng, da đỏ, nóng và khô khi sờ vào, yếu cơ hoặc chuột rút, buồn nôn và nôn. Nặng hơn nữa là nhịp tim nhanh, có thể mạnh hoặc yếu, thở nhanh và nông, thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc hoảng loạn, co giật, bất tỉnh. - Cặp nhiệt độ cơ thể trên 400C là tiêu chuẩn quan trọng. 3.Xử trí đột quỵ nhiệt -Nếu nghi ngờ là đột quỵ do nhiệt hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong. -Sơ cứu  khi chưa có nhân viên y tế: Đưa người bệnh đến môi trường có máy lạnh, hoặc đưa bệnh nhân vào trong nhà tắm hoặc ít nhất là một khu vực râm mát mẻ, cởi bỏ bất kì quần áo nào không cần thiết. Nếu có nhiệt kế thì liên tục cặp nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân và sơ cứu làm mát cơ thể để đưa nhiệt độ về 38 đến 38,50C. -Những cách làm mát cơ thể bao gồm: dùng quạt không khí thổi đều trên người bệnh trong khi làm ướt da bằng khắn ướt hoặc vòi nước rửa, chườm các túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng của bệnh nhân vì những khu vực này rất giàu mạch máu gần da, làm mát chúng có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. -Không sử dụng đá lạnh cho bệnh nhân lớn tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân bị bệnh mãn tính. 4.Dự phòng đột quỵ nhiệt. - Mặc quần áo nhẹ, màu sáng, thoáng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. -Sử dụng kem chống nắng với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, đặc biệt khi đi ngoài nắng, đang bơi hoặc đang đổ mồ hôi. -Với những người chơi thể thao hoặc làm việc ngoài trời, khuyến cáo uống khoảng 700ml trong 2 giờ trước khi tập thể dục, lao động và uống thêm 240ml nước hoặc thức uống thể thao khác trước khi tập thể dục, lao động. Trong quá trình làm việc, mọi người nên tiêu thụ khoảng 240ml mỗi 20 phút, ngay cả khi không cảm thấy khát. -Tuyệt đối không được để bất cứ ai trong xe đang đỗ mà không mở điều hòa hoặc tắt máy, đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do nhiệt ở trẻ em. -Theo dõi nước tiểu: nước tiểu vàng đậm là dấu hiệu cơ thể thiếu nước. -Hạn chế các chất lỏng có chứa cafein hoặc rượu, bởi vì cả hai chất này đều có thể làm cơ thể mất nhiều nước hơn và làm trầm trọng thêm các bệnh liên quan tới nhiệt. Và ưu tiên đồ uống thể thao hoặc nước trái cây, thảo dược (rau má, nhân trần, mướp đắng...) Ngày hè với những đợt nắng nóng kỉ lục đang kéo đến, rất mong mọi người lưu tâm đặc biệt là với trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính./.   Bác sĩ Mông Tuấn Hùng

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 hay không? Trước và sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì và chuẩn bị gì? Để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh. Thực phẩm nên ăn: [[{"fid":"3665","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 363px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau tiêm vắc xin COVID-19. Nước Nước chiếm 50-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành. Nước cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước bảo vệ các mô, cơ quan và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Để đảm bảo quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải của cơ thể, cần cung cấp đủ nước từ đồ uống và thức ăn. Nhu cầu khuyến nghị nước khoảng 35-40ml/kg/ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sinh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện lao động, sinh hoạt… Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép  để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. Cá Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần. Thực phẩm giàu vitamin A Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá… [[{"fid":"3666","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E sau tiêm Thực phẩm giàu vitamin C, E Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm. Thực phẩm giàu vitamin D Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa… Thực phẩm giàu kẽm Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt… Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn. Thực phẩm nên tránh Rượu Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin. Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe. Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vacxin Covid 19: 1. Trước khi tiêm chủng Bạn cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau: - Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây. - Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ. - Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết. - Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: + Tình trạng sức khỏe hiện tại; + Các bệnh mạn tính đang được điều trị; + Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây. + Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào. + Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước. + Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có) + Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua. + Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)? 2. Sau khi tiêm chủng Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin. Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh. Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: sốt cao mà uống thuốc không hạ, tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,… Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời. 

Trang