CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH

Thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ não có xu hướng gia tăng. Trước đây mỗi tháng Bệnh viện tiếp nhận khoảng 15 bệnh nhân đột quỵ não, nhưng riêng trong tháng 10/2021, Bệnh viện hơn 40 trường hợp. Đáng chú ý là các bệnh nhân này không được phát hiện sớm đột quỵ, vào viện khi đã quá “giờ vàng” (4,5 giờ kể từ khi khởi phát bệnh) nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, để lại di chứng nặng nề và tử vong ở người bệnh. [[{"fid":"3924","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại khoa Cấp cứu BVĐK Vì sao trời lạnh làm gia tăng nguy cơ đột quỵ? Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não, nuôi các cơ quan đặc biệt là não đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn ra ngoài đè ép vào các tế bào não. Khi các thành phần mỡ máu như cholesterol, LDL bị rối loạn sẽ lắng đọng trên thành mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa. Những mảng xơ vữa này làm lòng mạch hẹp dần và tắc nghẽn, ngăn cản dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ, gây ra biến chứng đột quỵ não cực kỳ nguy hiểm. [[{"fid":"3906","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"427","width":"640","style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"}}]] Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não Nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch, mạch máu kém đàn hồi, xơ cứng, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, lòng mạch bị thu hẹp, các cục máu đông hình thành khiến lưu lượng máu qua não giảm đến 20%. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao. Dấu hiệu đột quỵ Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: - Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt, méo miệng. - Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc. - Khó phát âm, nói không rõ, nói ngọng bất thường. - Hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. - Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn. - Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện. Thời gian “vàng” (3 đến 4,5 giờ từ khi xuất hiện các dấu hiệu trên) cho bệnh đột quỵ rất quan trọng, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nặng nề hơn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đột quỵ, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, giúp giảm di chứng nặng và giảm tỉ lệ tử vong cho người bệnh. Những người có nguy cơ bị đột quỵ khi trời lạnh? - Có những cơn đau đầu, đau thắt ngực không rõ nguyên nhân. - Hay hồi hộp, tim đánh trống ngực hoặc cảm giác hụt nhịp tim. - Luôn cảm thấy mệt mỏi khó thở nhiều, thở khò khè, đau mỏi cơ bắp, bị chuột rút. - Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường - Béo phì, thừa cân, ít vận động. - Hút thuốc lá thường xuyên hoặc uống rượu bia nhiều. - Có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu. - Bị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu. - Nữ trên 45 tuổi, nam trên 40 tuổi. - Với những người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ nặng/tái phát. Cách phòng tránh đột quỵ khi trời lạnh - Nên ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm. - Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có thời gian để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài. - Cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối,...), sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3, omega 6 ít nhất 2 ngày trong tuần (cá hồi, cá trích, cá thu,...). - Hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Nên ăn thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da, đồng thời, nên ăn ít muối và hạn chế đường. - Tránh sử dụng các loại nước uống có gas và thực phẩm đóng hộp. - Tránh các chất kích thích như trà đặc, rượu, bia, cà phê, thuốc lá. - Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp, đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

TIÊM VẮC-XIN COVID-19 XONG KHÔNG SỐT, CÓ PHẢI KHÔNG HIỆU QUẢ?

Nhiều người quan niệm nếu không sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nghĩa là vaccine mình đã tiêm không mang lại hiệu quả, điều này thực hư thế nào? Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, nhiều người gặp phải các phản ứng phụ bao gồm đau cánh tay, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và sốt… Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng với vaccine.  Nhưng cũng có người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cũng như không bị sốt sau tiêm vắc-xin. Vậy, có phải với những người này vaccine không hoạt động hiệu quả? [[{"fid":"3890","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 tại sao người có, người không? Mặc dù có những công nghệ vaccine mới xuất hiện, nhưng tất cả các loại vaccine đều phục vụ cùng một mục đích là làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với mầm bệnh đó để hệ thống miễn dịch có thể xây dựng khả năng phòng thủ và giữ cho bạn khỏe mạnh. Khi một mầm bệnh xâm nhiễm vào cơ thể, hệ thống phòng thủ của cơ thể chúng ta, được gọi là hệ thống miễn dịch được kích hoạt khiến mầm bệnh bị tấn công và tiêu diệt. Khi chúng ta tiêm vaccine là chúng ta đang tạo miễn dịch thích ứng để lần sau gặp lại tác nhân xâm nhập tương tự thì cơ thể sẽ đáp ứng lại nhanh và đủ mạnh để tiêu diệt chúng.  Miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh tức thì khi phát hiện ra các tác nhân lạ, nhưng tính đặc hiệu không cao, còn miễn dịch tập nhiễm cần thời gian để hình thành kể từ lần gặp đầu tiên. Mục tiêu của bất kỳ loại vaccine nào là đạt được khả năng miễn dịch lâu dài bằng cách kích hoạt phản ứng miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thích ứng được kích hoạt với sự hỗ trợ của các thành phần miễn dịch bẩm sinh và dẫn đến việc tạo ra các tế bào T và kháng thể, bảo vệ chống lại sự lây nhiễm khi tiếp xúc với virus sau này. Không giống như các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng sẽ không khởi phát quá trình viêm. Hầu hết mọi người trải qua phản ứng viêm này bởi cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng đều bị phóng đại và biểu hiện như một tác dụng phụ.  Do vậy có sốt hay không sốt sau tiêm vaccine, cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vaccine. Ở một số người, mặc dù hoạt động bình thường, nhưng phản ứng không ở mức độ có thể gây ra các tác dụng phụ đáng chú ý. Nhưng dù bằng cách nào, khả năng miễn dịch chống lại virus cũng được thiết lập. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng sau tiêm vaccine Các phản ứng khác nhau với vaccine có thể do một số yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống viêm… Phụ nữ cũng thường xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm nhiều hơn nam giới là do hormone testosterone được biết là có hiệu quả làm giảm các phản ứng viêm thường cao hơn ở nam giới. Bệnh nhân đang phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng thường ít khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine do các cơ chế viêm đang bị kìm hãm. Vì vậy, việc sau tiêm vaccine, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp như sốt sau tiêm vaccine, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm… là hiện tượng bình thường, không nên quá lo lắng. Ngược lại với những người, nếu không có phản ứng gì, thì cũng không vì thế, mà băn khoăn, nghi ngờ về tác dụng của vaccine. Những lợi ích to lớn của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là không thể bàn cãi. Tiêm vaccine có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh, là biện pháp hiệu quả để phòng chống dịch COVID-19.   Theo suckhoedoisong.vn

UỐNG THUỐC HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH SAU KHI TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19

Sốt là một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19. Vậy có được dùng thuốc hạ sốt để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng? Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Bạn cũng có thể sốt sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ là cực kỳ hiếm. Nhưng, sau tiêm vắc-xin nên pử lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế có mặt trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Lưu ý, nên đọc kỹ và làm theo các thông tin, hướng dẫn sau khi tiêm do nhân viên y tế cung cấp tại thời điểm tiêm chủng, bao gồm bất kỳ khuyến cáo nào về việc sử dụng thuốc giảm đạu hạ sốt như paracetamol để giảm đau và giảm các triệu chứng sốt có thể gặp phải sau khi tiêm chủng. [[{"fid":"3854","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm. Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo. Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế. Thuốc hạ sốt có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm? Hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng hoặc lời khuyên y tế công cộng nào cho thấy việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol để kiểm soát cơn sốt và cơn đau sau khi tiêm vaccine COVID-19 có tác động đến phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm. Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng? Ngoài việc dùng thuốc, một số kỹ thuật tự chăm sóc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng do phản ứng phụ sau tiêm chủng COVID-19 gây ra. Đối với các phản ứng tại chỗ tiêm, như đau hoặc sưng, sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Điều này cũng có thể giúp giảm đau cơ và khớp. Để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay, vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cứng bằng cách thả lỏng các cơ bị đau. Nếu bị ớn lạnh và sốt nhẹ nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng. Vaccine COVID-19 là an toàn và việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi phát triển bệnh nghiêm trọng và tử vong do COVID-19. Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Vì vậy, vẫn cần nhớ thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.   Theo Suckhoedoisong.vn

UỐNG NƯỚC LÁ TÍA TÔ TRƯỚC KHI TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 CÓ GIÚP GIẢM SỐT VÀ GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC-XIN?

Hiện nay nhiều người mách nhau uống nước lá tía tô trước và sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ giúp giảm sốt và giảm các tác dụng phụ do vaccine. Điều này có đúng không? Tía tô lá màu tía, là rau thơm thường thấy trong các bữa ăn của người dân Việt Nam, ngoài ra, trong Y học cổ truyền, tía tô còn là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Lá tía tô giúp ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Bên cạnh đó, tía tô còn trị ngộ độc, nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá. Cành tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. [[{"fid":"3819","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"750","width":"1200","style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay, cả nước đang tiêm vắc-xinphòng Covid 19, nhiều người dân sau tiêm phòng thường có dấu hiệu sốt cao, chóng mặt, khắp người đau nhức mệt mỏi, một số các triệu chứng giống như cúm… nhiều người mách nhau uống nước tía tô trước và sau khi tiêm để làm giảm sốt và giảm các tác dụng phụ của vắc-xin sau khi tiêm. Tuy nhiên trên thực tế, các bác sĩ cho biết: uống nước tía tô trước và sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 không có tác dụng gì đối với việc giảm sốt hay giảm các tác dụng phụ do vắc-xin. Đến nay, chưa có bằng chứng khoa học về việc này. [[{"fid":"3820","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"450","width":"750","style":"width: 500px; height: 300px;","class":"media-element file-default"}}]] Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên uống nước lá tía tô hoặc dùng các bài thuốc dân gian khác để tránh việc không may có phản ứng phản vệ xảy ra, bác sĩ sẽ khó xác định nguyên nhân. Người dân khi đi tiêm cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi sức khỏe sau khi tiêm. Đối với các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng cần tuân thủ lượng thuốc được khuyến cáo. Nếu, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế. Ngoài việc dùng thuốc, nếu đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, có thể sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay, nên vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Nếu bị ớn lạnh và sốt nhẹ nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát. Sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

THOÁI HÓA KHỚP – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị hư hại, tổn thương. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, biểu hiện thường là đau lưng, đau gối, đau háng, đau tăng lên khi vận động, đứng lên, ngồi xổm, đi lại... Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với độ tuổi, gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và điều trị thoái hóa khớp. [[{"fid":"3816","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 201px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên nhân gây thoái hóa khớp: Nguyên nhân nguyên phát Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa. Nguyên nhân thứ phát - Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa. - Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng lượng lý tưởng giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành. - Chấn thương:  Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa. - Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao: Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn. - Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh. Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp: - Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp (gai cột sống) có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể. - Thoái hóa khớp gối: là tình trạng thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. - Thoái hoá khớp háng: Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và phần hông thường cứng. - Thoái hóa khớp cùng chậu: Các triệu chứng dễ gặp nhất khi bị viêm khớp cùng chậu thường là đau thắt lưng, hông, cảm giác tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế, mệt mỏi. Viêm thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể bị ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu. - Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay: thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp. - Thoái hóa khớp cổ chân: viêm khớp thoái hóa cổ chân thường hay thường gặp ở người trên 40 hoặc có công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá… Bệnh tiến triển chậm, với các triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt khi vận động. Những cơn đau nhói đến khi người bệnh gắng sức hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương. [[{"fid":"3817","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 325px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các triệu chứng của thoái hoá khớp Triệu chứng sớm nhất của bệnh là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động. - Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi, người bệnh đi khập khiễng, giạng háng khó khăn, khó gập đùi vào bụng. - Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khụy xuống đột ngột; các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể thấy tiếng lắc rắc khi vận động khớp. - Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn. Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. - Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu... Ngoài hai triệu chứng chính là đau và hạn chế vận động, người bệnh có thể bị teo cơ, nhất là các chi. Đối tượng dễ mắc bệnh Trong suy nghĩ của nhiều người, đây là căn bệnh của người già. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu vào giai đoạn lão hóa, tuy nhiên với xu hướng ngày càng trẻ hóa, căn bệnh viêm xương khớp này ngày càng phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng như: - Người lớn tuổi; - Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục; - Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương; - Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương; - Người thừa cân, béo phì. Phòng và điều trị thoái hóa khớp Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…). Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Chú ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên quan. Tránh các tư thế xấu như ngồi còng lưng. Tập dưỡng sinh và luyện thở: Tập dưỡng sinh có rất nhiều động tác ảnh hưởng đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời... khi thực hiện các động tác này cần phải được kết hợp với phương pháp hít thở sâu thì tuần hoàn mới được tăng cường, giúp khí huyết lưu thông sẽ đỡ đau. Dinh dưỡng hợp lý: Tránh tình trạng béo phì. Tiết giảm các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, chè, mứt, trái cây quá chín ngọt như xoài, nhãn, vải, các loại thức uống ngọt. Rượu và thuốc lá có thể gây bệnh cho khớp háng (hoại tử đầu xương đùi) rất nguy hiểm. Bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, A, (dầu thực vật, các loại đậu hạt, ngũ cốc), canxi có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, nghêu, sò, ốc, hàu... ; Vitamin C (cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt, cà chua...), các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium.. Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. Giảm cân: thừa cân hoặc béo phì làm cho tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Để biết bạn có thừa cân hay béo phì hay không, bạn có thể sử dụng các công cụ tính trọng lượng phù hợp. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Tránh chấn thương: bị chấn thương khớp khi còn trẻ có thể dẫn đến thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Do vậy nên tránh chấn thương khớp khi tập thể dục hoặc chơi thể thao. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp như: Tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm nội khớp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân hay phẫu thuật thay khớp (thường là khớp háng và khớp gối) trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng của khớp. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp, đặc biệt là phương pháp phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối nhân tạo đang được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau do thoái hóa khớp, trở lại vận động, sinh hoạt bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

10 LỜI KHUYÊN GIÚP NGƯỜI CAO TUỔI SỐNG KHỎE TRONG MÙA DỊCH

Đại dịch COVID-19 có nhiều tác động bất lợi tới người cao tuổi. Tuy vậy, có thể bắt đầu từ việc xây dựng những thói quen lành mạnh giúp người cao tuổi sống tốt hơn và lâu hơn, ngay cả trong những ngày dịch bệnh hoành hành như hiện nay. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, 8/10 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ do COVID-19 là người lớn tuổi từ 65 trở lên. Trong đó, 31-59% phải nhập viện, 4-11% cần được chăm sóc đặc biệt. Có thể bắt đầu từ những hành động nhỏ ngay hôm nay để xây dựng thói quen lành mạnh giúp người cao tuổi sống khỏe ngay trong mùa dịch. 1 - Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi đến lượt Vắc-xin là vũ khí chiến lược cho người cao tuổi. Tiêm đủ liều sẽ bảo vệ hiệu quả chống lại lây nhiễm, nếu mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ chuyển nặng hơn. Vì vậy, bất cứ loại vaccine nào được phê duyệt và đưa vào tiêm phòng hiện nay đều có giá trị. Hãy tiêm ngay khi đến lượt. [[{"fid":"3812","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người cao tuổi nên tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ngay khi có thể 2 - Dùng nhiều rau quả xanh và uống đủ nước Ngoài việc dùng các thức ăn lành mạnh, mỗi ngày người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Mỗi ngày, người cao tuổi cần uống đủ 6-8 ly nước, chia đều trong ngày, không đợi khát mới uống. 3 - Tập thể dục vừa sức 15 phút hàng ngày Nghiên cứu của Đại học Alabama ở Birmingham, Hoa Kỳ đã kết luận rằng tập thể dục chỉ vài ngày một tuần là đủ để tăng cường sức chịu đựng và sức mạnh trong một nhóm phụ nữ trên 60 tuổi. Người cao tuổi chỉ hoàn thành 15 phút tập thể dục hàng ngày, thực hiện các động tác vừa sức sẽ góp phần vào việc rèn luyện tim mạch và tạo được sức chịu đựng cho cơ thể. 4 - Phơi nắng 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng Chỉ cần bộc lộ da và tiếp xúc với ánh nắng ban mai 15 phút là đủ lượng vitamin D cần thiết cho người cao tuổi hàng ngày. Vitamin D giúp tăng đề kháng cho phổi và hô hấp, chống lại sự xâm nhập vi rút. 5 - Người cao tuổi nên thiền trong vài phút mỗi ngày Theo các nghiên cứu, thực hành thiền trong một thời gian ngắn đã có thể bắt đầu có những thay đổi tích cực cho não và lợi ích sức khỏe lâu dài. Thiền định có thể đem lại sự an ổn tâm lý trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt thời COVID. 6 - Đo trọng lượng và vòng bụng Nghiên cứu cho thấy, thừa cân béo phì làm rút ngắn tuổi thọ và làm gia tăng các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ và bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao đối với COVID-19.  Là người Việt Nam, nên giữ chỉ số BMI dưới 23 và trên 18,5. Nếu chỉ số BMI trên 23 là thừa cân và trên 25 là béo phì. Kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: Đàn ông <90 cm và phụ nữ <80 cm theo chuẩn người châu Á. [[{"fid":"3814","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 284px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người cao tuổi sống vui vẻ, lạc quan có thể kéo dài tuổi thọ 7 - Không sống khép kín, hãy giữ kết nối với mọi người Duy trì kết nối với bạn bè và gia đình là một yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ. Trên thực tế, nguy cơ bị cô lập được so sánh với nguy cơ béo phì và hút thuốc. Trong những ngày giãn cách xã hội, thường xuyên trao đổi với người thân quen qua trực tuyến sẽ giúp người cao tuổi kiểm soát tốt căng thẳng, yếu tố đe dọa sức khỏe. Cho dù đó là một người bạn cũ hay một người quen mới, hãy cố gắng mở rộng vòng kết nối xã hội của bạn. 8 - Đừng giữ hờn giận trong lòng, hãy buông bỏ Đừng giữ oán hận và hờn trách trong lòng có thể giúp người cao tuổi có một tâm trạng tốt hơn và dung nạp nhiều năng lượng tích cực hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của những người mang tâm trạng thù hận cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với người bình thường. 9 - Luôn duy trì lạc quan Cuộc sống thử thách chúng ta bằng nhiều cách: Những người thân yêu chết do dịch COVID-19, thất nghiệp và bệnh tật ập đến. Nhưng suy nghĩ tích cực có thể là một đồng minh mạnh mẽ. Khi bạn chọn lạc quan và biết ơn, tâm trí và cơ thể bạn phản ứng theo xu hướng tích cực. Những người lạc quan có triển vọng sống lâu hơn và ít bị đau tim và ít trầm cảm hơn so với những người tiêu cực. Cảm xúc tích cực thậm chí có thể làm giảm số lượng vi rút ở những người bị nhiễm HIV, theo một nghiên cứu.  Bạn có thể học cách lạc quan, và chỉ mất một ít thời gian để thực hành. Những điều bạn có thể làm bao gồm:  - Nở nụ cười giúp giảm căng thẳng;  - Luôn nghĩ những điều tốt đẹp thay vì cái xấu;  - Làm những việc tốt cho người khác;  - Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi. 10 – Ngủ đủ giấc Những người già cần ngủ ít nhất là 7-8 tiếng một đêm. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày, sẽ giúp cho bạn ngủ ngon vào buổi tối. Nên ngủ thường xuyên theo 1 giờ giấc cố định sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ / thức của bạn.   Theo suckhoedoisong.vn

TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 Ở PHỤ NỮ MANG THAI – NHỮNG BẰNG CHỨNG KHOA HỌC

Theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, ngoại trừ vaccine Sputnik-V. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đây là một quyết định hợp lý. Ngày 10/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó có bổ sung, điều chỉnh một số nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo quyết định mới, phụ nữ đang cho con bú, mang thai từ 13 tuần trở lên vẫn có thể tiêm vắc-xin COVID-19 với các loại vaccine COVID-19 khác, ngoại trừ Sputnik-V. [[{"fid":"3800","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguy cơ cho phụ nữ mang thai trong đại dịch COVID-19 Mặc dù nguy cơ bị bệnh nặng nói chung là thấp, nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 cao hơn khi so sánh với những người không mang thai. Theo đó nguy cơ có thể liệt kê ở đây bao gồm: Người bệnh cần nhập viện; cần chăm sóc đặc biệt; cần phải thở máy hoặc thiết bị đặc biệt để thở; hoặc bệnh nặng dẫn đến tử vong.  Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có nguy cơ sinh non cao hơn và có nhiều nguy cơ bất lợi khác trong thai kỳ so với phụ nữ mang thai không mắc COVID-19. Dữ liệu về sự an toàn và hiệu quả của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trong khi mang thai Bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm phòng Covid-19 trong thai kỳ mặc dù còn hạn chế, nhưng ngày càng nhiều hơn. Sau đây là những tổng hợp kết quả các nghiên cứu, do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đưa ra làm bằng chứng cho khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vaccine COVID-19. CDC Hoa Kỳ đã công bố dữ liệu đầu tiên của Hoa Kỳ về sự an toàn của việc tiêm vaccine mRNA COVID-19 trong thời kỳ mang thai. Báo cáo đã phân tích dữ liệu từ ba hệ thống giám sát an toàn tại chỗ để thu thập thông tin về việc tiêm phòng COVID-19 trong thai kỳ. Những dữ liệu ban đầu này không tìm thấy bất kỳ mối lo ngại nào về an toàn cho những phụ nữ mang thai đã được tiêm chủng hoặc thai nhi của họ. Một báo cáo khác đã xem xét những phụ nữ mang thai được tiêm phòng COVID-19 với vaccine mRNA trước 20 tuần của thai kỳ. Các nhà khoa học không tìm thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên ở những người này. Trong các nghiên cứu với vaccine Moderna, Pfizer-BioNTech hoặc Johnson & Johnson (J&J) / Janssen trước đó được thực hiện trên động vật, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho mối lo ngại nào về an toàn ở đối tượng thí nghiệm đang mang thai hoặc con của chúng. Tương tự, những thử nghiệm lâm sàng trên người, sử dụng vaccine vecter virus (như J & J / Janssen) cũng cho thấy, không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén.  Cụ thể là vaccine COVID-19 đã được tiêm cho những phụ nữ mang thai ở tất cả các tam cá nguyệt của thai kỳ, cùng với thử nghiệm chủng ngừa Ebola một cách quy mô. Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén, bao gồm cả những kết quả bất lợi ảnh hưởng đến em bé, liên quan đến việc tiêm chủng trong những thử nghiệm này. Các nghiên cứu cũng xóa bỏ lo ngại vaccine COVID-19 có thể gây bệnh cho phụ nữ mang thai hoặc thai nhi: Không có vaccine COVID-19 nào chứa virrus sống gây bệnh COVID-19 nên vaccine COVID-19 không thể làm cho bất kỳ ai bị bệnh với COVID-19, kể cả phụ nữ mang thai hoặc trẻ sơ sinh.  Một nghiên cứu gần đây ở Israel đã so sánh tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 ở những phụ nữ mang thai được tiêm vaccin mRNA ( Moderna, Pfizer) với những người không tiêm. Các nhà khoa học xác nhận rằng tiêm phòng làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 ở phụ nữ mang thai. Tiêm phòng cho phụ nữ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ em bé của họ: Trong nghiên cứu, phụ nữ mang thai được tiêm vaccine COVID-19 mRNA và cơ thể của họ đã tạo ra kháng thể chống lại COVID-19, tương tự như những người không mang thai.  Các kháng thể sau đó được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng COVID-19 trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy vẫn cần có thêm dữ liệu để xác định xem những kháng thể này có thể bảo vệ em bé như thế nào. Những thử nghiệm lâm sàng bổ sung nghiên cứu tính an toàn và mức độ hoạt động của của vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai vẫn đang tiếp tục được tiến hành. Các nhà sản xuất vắc xin cũng đang thu thập và xem xét dữ liệu từ những thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ đã tiêm đủ liều vaccine và mang thai.  Với những kết quả nghiên cứu ban đầu nói trên, một lần nữa cho thấy, lợi ích của tiêm vaccine COVID-19 vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ nào của việc tiêm chủng ngừa trong thời kỳ mang thai. Và vì vậy, phụ nữ mang thai nên cân nhắc tiêm vaccine phòng COVID-19 để bảo vệ bản thân và con của mình trong đại dịch.   Theo Sức khỏe và đời sống

LÝ GIẢI VÀ XỬ TRÍ HIỆN TƯỢNG “CÁNH TAY COVID” SAU TIÊM VACCINE MODERNA VÀ PFIZER - BIONTECH

Gần đây một số tác giả cho biết sau tiêm vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech có thể có một số trường hợp xuất hiện hiện tượng gọi là "cánh tay COVID", vậy, thực chất hiện tượng đó là gì và xử trí như thế nào để nhanh chóng biến mất "cánh tay COVID"? [[{"fid":"3792","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 311px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Biểu hiện của hiện tượng "cánh tay COVID": da vùng tiêm cảm thấy nóng ấm khi chạm vào. "Cánh tay COVID" là gì? Đó là phản ứng sau tiên vắc xin Moderna hoặc Pfizer-BioNTech phòng COVID -19 tại cánh tay, là một phản ứng của hệ thống miễn dịch mà một số người gặp phải sau khi tiêm vắc xin Moderna hoặc Pfizer-BioNTech, vì vậy, người ta gọi là "cánh tay COVID". Thực ra, đây không phải là chuyện hiếm thấy sau tiêm bất kỳ một loại vaccine nào cho cả trẻ em và ngay cả người trưởng thành, đó là hiện tượng đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng thường gặp với người sau tiêm vaccine, được gọi là phản ứng phụ nhẹ hay là phản ứng không mong muốn. Tại sao xuất hiện triệu chứng "cánh tay COVID"? Đó là một phản ứng da quá mẫn cảm tốc độ chậm - xảy ra trên hoặc xung quanh vết tiêm vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech. Xuất hiện sau vài ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc mũi thứ hai. Theo một số tác giả cho biết, một số nghiên cứu trên những người gặp phải hiện tượng này cho thấy, các triệu chứng "cánh tay COVID" thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên và 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai ở một số người. Triệu chứng "cánh tay COVID" được cho là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, thể hiện rằng các tế bào miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các tế bào cơ nơi đã hấp thụ vắc xin mRNA. Tác dụng của vaccine phòng COVID-19 mRNA giúp cơ thể tạo ra một loại protein, gọi là protein S. Trong khi đó, trong một số trường hợp lại khiến hệ thống miễn dịch xác định đó là một tình trạng nhiễm trùng cần được loại bỏ, vì vậy, dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch quá mức, gây nên các dấu hiệu của triệu chứng "cánh tay COVID". Tuy nhiên, hiện nay vắc xin COVID -19 mRNA vẫn còn rất mới, cho nên chúng ta vẫn chưa biết thật rõ ràng về cơ chế chính xác gây ra các triệu chứng của "cánh tay COVID", vì vậy, các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về hiện tượng này. Các triệu chứng của "cánh tay COVID" là gì? Đó là sau khi tiêm vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech, sau 7 ngày tiêm mũi 1 và 2 ngày sau khi tiêm mũi thứ 2, một số trường hợp có thể xuất hiện ngứa, (có thể ngứa dữ dội); phát ban đỏ hoặc đổi màu vùng da quanh chỗ tiêm với các kích thước khác nhau. Trong một số trường hợp, phát ban có thể lan tới bàn tay hoặc ngón tay. Ngoài ra, có thể thấy sưng tấy; đau; da vùng tiêm cảm thấy nóng ấm khi chạm vào; xuất hiện các cục u cứng dưới da tại vị trí tiêm. Như vậy, đây là một phản quá mẫn của hệ thống miễn dịch của một số người và không gây nguy hiểm gì, bởi vì, sự tồn tại của " cánh tay COVID" ở một số người chỉ thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Tình trạng này sẽ không tiến triển nặng nề đến mức đe dọa tính mạng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào và cũng không liên quan đến phản vệ sau tiêm, tức là cơ thể vẫn hình thành kháng thể kháng COVID -19 một cách bình thường. Tìm hiểu và biết được điều này để người được tiêm vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech hoàn toàn yên tâm. Nếu xảy ra hiện tượng"cánh tay COVID" nên xử trí như thế nào? Mặc dù không nghiêm trọng, không đáng phải lo ngại nhưng "cánh tay COVID" có thể gây khó chịu và phiền toái cho người gặp phải. Do vậy, trước hết cần hết sức bình tĩnh vì biết rằng không có gì nguy hiểm và hiện tượng đó không ảnh hưởng đến quá trình sinh kháng thể chống COVID-19. Đồng thời nên báo cho bộ phận y tế theo dõi việc tiêm chủng để có hướng dẫn hoặc chỉ định điều trị thích hợp tránh gây hiện tượng khó chịu và phiền toái cho người được tiêm vaccine. Trong khi chờ xử trí của y tế có thể chườm mát (không chườm lạnh) tại nhà có thể giúp giảm đau, sưng và ngứa. Xin lưu ý là điều trị "cánh tay COVID" không làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch với vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech đã được tiêm. Mặt khác hiện tượng "cánh tay COVID" kéo dài (nếu có) sau mũi tiêm thứ nhất vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech không phải là lý do để trì hoãn hay chống chỉ định tiêm mũi thứ hai vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech, bởi vì, đó là điều cần thiết để có được hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Do đó, để phòng chống COVID-19 thì vaccine là lá chắn tốt nhất không phải bàn cãi, bên cạnh đó mọi người phải thực hiện nghiêm túc "5K" ngay cả khi đã được tiêm đầy đủ vaccine. Những địa phương đang thực hiện giãn cách càng phải thực hiện một cách thật nghiêm túc.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang