CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

BỆNH VIỆN K KHAI TRƯƠNG TRUNG TÂM TƯ VẤN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA

Ngày 31/8/2020, Bệnh viện K tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động hệ thống Telehealth, thuộc Dự án Khám, chữa bệnh từ xa, giai đoạn 2020-2025. Dự chương trình có Đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục quản lý Khám chữa bệnh, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Tài chính Kế hoạch, Đại diện Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel, Ban lãnh đạo cùng lãnh đạo các phòng chức năng Bệnh viện K và hơn 600 bác sĩ tại 63 điểm cầu tham dự kết nối trực tuyến. Chương trình do PGS.TS Lê Văn Quảng – Giám đốc Bệnh viện K chủ trì. [[{"fid":"2999","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong chương trình, các giáo sư, bác sĩ tại Bệnh viện K đã thực hiện hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa cho các bệnh nhân tại 3 điểm cầu bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, Bệnh viện Hùng Vương - Phú Thọ. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh phim cắt lớp vi tính, kết quả xét nghiệm... Các chuyên gia của Bệnh viện K đã tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ các đồng nghiệp tuyến dưới đưa ra chẩn đoán, phác đồ điều trị cho các bệnh nhân. Ứng dụng Telehealth trong công tác tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho người dân, bác sĩ mà còn giúp các bác sĩ có thể dễ dàng trao đổi, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, qua đó góp phần đem đến những dịch vụ y tế tốt nhất cho nhân dân trong tỉnh, nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ QUẢN LÝ KHOA, PHÒNG

Sáng 31/8/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ quản lý một số khoa, phòng trong Bệnh viện: 1. Ông Hoàng Khánh Linh – Phó trưởng khoa Khám bệnh giữ chức vụ Trưởng khoa Khám bệnh. 2. Ông Tạ Văn Hùng – Phó trưởng khoa Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu giữ chức vụ Trưởng khoa Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu. 3. Ông Trần Tuấn Việt – bác sĩ khoa Chấn thương – Bỏng giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Chấn thương – Bỏng. 4. Bà Trịnh Thị Việt Hà – bác sĩ khoa Tâm thần – Thần kinh giữ chức vụ Phó trưởng khoa Tâm thần – Thần kinh. 5. Bà Linh Lan Hương – dược sĩ khoa Dược giữ chức vụ Phó trưởng khoa Dược. 6. Bà Lâm Thị Kiểm – bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu giữ chức vụ Phó trưởng khoa Huyết học – Truyền máu. 7. Ông Trần Đức Vinh – Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. 8. Ông Đoàn Văn Sang – Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng giữ chức vụ Trưởng khoa Thăm dò chức năng. 9. Ông Lý Kiên Trung - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh giữ chức vụ Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh. 10. Ông Nguyễn Quang Lương – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm giữ chức vụ Trưởng khoa Truyền nhiễm. 11. Bà Lý Thị Thủy – Điều dưỡng khoa Nội Tim mạch giữ chức vụ Điều dưỡng Trưởng khoa Nội Tim mạch. 12. Bà Dương Thị Niên – Điều dưỡng khoa Cấp cứu giữ chức vụ Điều dưỡng Trưởng khoa Cấp cứu. 13. Bà Nguyễn Trà Giang – Điều dưỡng khoa Tâm thần – Thần kinh giữ chức vụ Điều dưỡng Trưởng khoa Tâm thần – Thần kinh. 14. Ông Lâm An Biên – Kỹ sư phòng Công nghệ thông tin giữ chức vụ Phó trưởng phòng, Phụ trách phòng Công nghệ thông tin. 15. Bà Nguyễn Thị Liễu – Điều dưỡng Trưởng khoa Chấn thương – Bỏng giữ chức vụ Phó phòng Điều dưỡng. 16. Bà Nguyễn Thanh Thúy – Điều dưỡng khoa Mắt giữ chức vụ Điều dưỡng Trưởng khoa Mắt. Việc bổ nhiệm chức vụ quản lý một số khoa, phòng trong Bệnh viện góp phần kiện toàn bộ máy lãnh đạo Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

TƯ VẤN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ XA CÙNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI, BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI

Chiều 27/8/2020, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động hệ thống Telehealth, thuộc Dự án Khám, chữa bệnh từ xa, giai đoạn 2020-2025. Dự chương trình có Đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục quản lý Khám chữa bệnh, Cục Công nghệ thông tin. Chương trình do GS.TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chủ trì. [[{"fid":"2994","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tư vấn khám, chữa bệnh từ xa với Bệnh viện Bạch Mai Trong chương trình, các bác sĩ tại 35 tỉnh với 200 điểm cầu đã dự khai trương, cắt băng khánh thành Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa Bệnh viện Bạch Mai. Sau lễ khánh thành, các bệnh viện tham gia hội chẩn đã báo cáo, thảo luận một số bệnh án và được các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn, giúp các bác sĩ tại bệnh viện tuyến tỉnh tự tin chữa bệnh. Cũng trong chương trình, chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tế từ tâm dịch để giúp các bệnh viện tuyến cơ sở chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp của dịch Covid-19. Chiều cùng ngày, Bệnh viện Tim Hà Nội cũng tổ chức chương trình tư vấn khám chữa bệnh từ xa do PGS.TS.BS Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc Bệnh viện chủ trì hội chẩn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cùng bệnh viện các huyện, tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung; bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng – Lào tham gia hội chẩn, dự thính. [[{"fid":"2993","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tư vấn khám, chữa bệnh từ xa với Bệnh viện Tim Hà Nội Tại buổi làm việc trực tuyến, các chuyên gia Bệnh viện Tim Hà Nội đã thực hiện hội chẩn, tư vấn phẫu thuật tim mạch bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, hội chẩn bệnh nhân chụp và can thiệp động mạch vành tại BVĐK tỉnh Thái Bình; hội chẩn ca bệnh tại BVĐK tỉnh Hưng Yên, BVĐK huyện Đan Phượng, huyện Ba Vì, tạo uy tín để người bệnh tin tưởng và yên tâm điều trị tại tuyến cơ sở. Gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tham gia vào hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,… đã góp phần đem đến những dịch vụ y tế tốt nhất cho nhân dân trong tỉnh, để mọi người dân đều được khám, chữa bệnh từ các chuyên gia đầu ngành, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, hạn chế được ca bệnh phải chuyển tuyến, nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

KHAI MẠC HỘI THI TAY NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT VIÊN LẦN THỨ XIII

Chiều 26/8/2020, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức khai mạc Hội thi tay nghề Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên lần thứ XIII. [[{"fid":"2990","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đối tượng dự thi lần này là các Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên có thời gian công tác dưới 5 năm. Nội dung thi gồm 2 phần: thi lý thuyết và thi tay nghề (chạy trạm trên mô hình). Trong buổi chiều 26/8, các thí sinh sẽ tiến hành thi lý thuyết, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm với các kiến thức cơ bản về chuyên môn. Kết thúc phần thi lý thuyết, các thí sinh sẽ thi tay nghề vào ngày 12 và 13/9/2020. [[{"fid":"2991","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hội thi tay nghề Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên được tổ chức 2 năm một lần nhằm phát động phong trào thi đua học tập nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp ứng xử cho Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội.

CỨU SỐNG BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU

Khoảng 0h30 ngày 21/8/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân L.V.M (39 tuổi, ở Yên Khoái, Lộc Bình) vào viện với chẩn đoán ngộ độc thuốc trừ sâu, được Trung tâm y tế huyện Lộc Bình chuyển đến. Do mẫu thuẫn trong gia đình, bệnh nhân tự uống thuốc trừ sâu (photpho hữu cơ) trước đó khoảng 4 giờ. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê, da lạnh, niêm mạc hồng nhạt, co cứng tay chân, xuất tiết nhiều đờm hầu họng lẫn máu đỏ tươi, nhịp thở nhanh, gắng sức, nguy cơ tử vong cao. [[{"fid":"2988","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân M có thể tự ngồi dậy và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới Ngay lập tức bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy và rửa dạ dày cấp cứu. Tuy nhiên sau khoảng 1 giờ, bệnh nhân diễn biến nặng, nhịp tim chậm dần và xuất hiện ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân được cấp cứu tích cực, sau khoảng 15 phút cấp cứu đã có mạch trở lại và tiếp tục được theo dõi, điều trị đặc biệt. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân M có tiến triển tốt, đã rút ống nội khí quản, có thể tự ngồi dậy và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới. Người bệnh ngộ độc thuốc trừ sâu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, liệt cơ hô hấp và tử vong. Cứu sống bệnh nhân là kết quả sự nỗ lực, khẩn trương của các các bác sỹ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, đặc biệt là kíp trực cấp cứu. Trong thời gian qua, BVĐK đã tiếp nhận và cấp cứu thành công nhiều trường hợp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Điều đó khẳng định tinh thần phục vụ và chất lượng chuyên môn của Bệnh viện ngày càng được nâng cao, đúng như lời cam kết "Phục vụ bằng cả trái tim".

HỘI CHẨN TỪ XA CÙNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chiều 25/8/2020, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức chương trình hội chẩn từ xa (Telehealth), PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chủ trì hội chẩn. Tham gia hội chẩn có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cùng trung tâm y tế các huyện, bệnh viện các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung; các bệnh viện tại Lào và Campuchia. [[{"fid":"2986","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong chương trình, bác sĩ tại các đơn vị đã được tham gia sinh hoạt khoa học chuyên đề “Chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi” và thực hện hội chẩn trực tuyến các ca bệnh lâm sàng. Qua hội chẩn từ xa, các bác sĩ của BVĐK cũng như các đơn vị tham gia đã được nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tự tin chữa bệnh đồng thời tạo được uy tín để người bệnh tin tưởng và điều trị tại tuyến cơ sở, không phải chuyển tuyến về các bệnh viện Trung ương; người dân tại địa phương cũng sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ y tế tốt nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, hạn chế được ca bệnh phải chuyển tuyến.

NHẬN BIẾT, CÁCH SƠ CỨU VÀ PHÒNG TRÁNH RẮN CẮN

Hàng năm, cứ vào mùa mưa, số bệnh nhân nhập viện do bị rắn độc cắn lại gia tăng. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm 2020 đến nay đã có 20 trường hợp bệnh nhân nhập viện do rắn độc cắn, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 8, có 16 trường hợp. Mới đây, BVĐK tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 37 tuổi, ở phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn nhập viện do rắn độc cắn. Theo lời kể, vào ban đêm khi đang ngủ, bệnh nhân bị rắn cạp nia bò lên giường, cắn vào mạn sườn trái. Ngay khi phát hiện rắn cắn, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện nên đã được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy, nhận biết rắn độc cắn, sơ cứu ban đầu đúng cách và đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế là vô cùng cần thiết. [[{"fid":"2984","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"452","width":"601","style":"width: 500px; height: 376px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhận biết rắn độc và rắn không độc Có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình khúc vàng khúc đen), rắn cạp nia (thân mình khúc trắng khúc đen), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác). Rắn độc thường có 2 răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt với rắn không độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân. Các bước sơ cứu nên làm Người bên cạnh cần động viên người bị rắn cắn bình tĩnh, bớt lo lắng. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự đi lại (vì vận động nhiều sẽ làm nọc độc di chuyển vào cơ thể nhanh hơn). Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim; cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn. Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất bằng phương tiện vận chuyển, nên gọi điện báo trước để được tư vấn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Tuyệt đối không nên mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc. Không đợi ở nhà chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện vì sẽ muộn và mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện. Không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch. Không làm các biện pháp khác như: chườm đá, gây điện giật... Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn: Dùng băng rộng khoảng 5-10cm, dài vài mét, có thể băng chun, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Cởi đồ trang sức ở vùng bị cắn vì dễ gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Không cố cởi quần áo vì dễ làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo. Vết cắn ở bàn, ngón tay, cẳng tay: Băng ép bàn, ngón tay, cẳng tay. Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay. Dùng khăn hoặc dây treo lên cổ bệnh nhân. Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có thuốc giải độc (bác sĩ quyết định thời điểm tháo băng ép). Vết cắn ở thân mình: Ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực. Không băng ép khi rắn lục cắn. Vận chuyển: Duy trì biện pháp băng ép và bất động, khẩn trương vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất, tốt nhất là bằng ôtô. Trong khi vận chuyển nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân. Nạn nhân không nên tự đi thẳng lên các bệnh viện tuyến trên vì đường xa và có thể xảy ra nguy hiểm trên đường đi mà không được hỗ trợ. Phòng tránh rắn cắn Để phòng tránh rắn cắn, người dân nên biết nhận dạng các loài rắn độc, biết được môi trường sống, thức ăn, đặc tính hoạt động của một số loài rắn. Khi gặp rắn nên chủ động tránh, nếu không tránh được thì không nên có những hành động đe dọa rắn hoặc bắt rắn. Khi đi rừng, đồng ruộng, nương rẫy, cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần áo vải dày, đội mũ rộng vành. Phải có gậy khua rắn. Nếu đi đêm phải có đuốc hoặc đèn pin. Phải biết cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn. Tại nơi ở, cần thường xuyên kiểm tra phát hiện nơi rắn hay trú ẩn (mái lợp tranh rạ, mái hiên, tường rơm có khe nứt lớn,…). Không nên ngủ dưới đất. Ngủ trong màn để tránh rắn bò vào cắn khi đang ngủ.

CHƯƠNG TRÌNH KỲ NGHỈ HỒNG 2020 - TRANG TRÍ KHU VUI CHƠI CHO BỆNH NHI

Hưởng ứng chiến dịch tình nguyện hè 2020, sáng 23/8/2020, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn thanh niên Cụm thi đua số 4, Cụm thi đua số 2, Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hương trình trang trí, xây dựng khu vui chơi cho bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"2981","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong chương trình, các đoàn viên đã trang trí tranh hoạt hình, tranh theo chủ đề cho bé trên tường các phòng khám Tai mũi họng và phòng khám Nhi, diện tích trang trí gần 94m2. Tại đây, các đoàn viên cũng đã xây dựng khu vui chơi cho bé gồm cầu trượt, bập bênh, xích đu… tạo không gian vui chơi cho bệnh nhi, đem đến cho các bé và phụ huynh tâm lý thoải mái khi đến khám, chữa bệnh. [[{"fid":"2982","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên của các cơ sở đoàn tham gia, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên đồng thời phát huy vai trò xung kích, tính sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong các hoạt động, cống hiến sức lao động của tuổi trẻ trong dịp thanh niên tình nguyện hè năm 2020.

THÊM NHIỀU BỆNH NHÂN CHỤP VÀ CAN THIỆP MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN

Ngày 20/8/2020, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện chụp mạch cho 7 bệnh nhân, trong đó can thiệp mạch vành cho 3 bệnh nhân dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội. [[{"fid":"2978","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các bệnh nhân được chụp và can thiệp mạch vành đều có tiền sử tăng huyết áp và có dấu hiệu đau thắt ngực, khó thở. Sau khi chụp mạch, 3 bệnh nhân được chẩn đoán xơ vữa gây hẹp động mạch vành nặng, cần can thiệp bằng cách đặt Stent. Ngay sau khi can thiệp, cả 3 bệnh nhân ổn định, không còn cảm giác đau thắt ngực. Từ khi triển khai kỹ thuật chụp và can thiệp mạch vành đến nay, đã có gần 80 bệnh nhân được chụp mạch, trong đó có 6 bệnh nhân được thực hiện can thiệp mạch thành công ngay tại Bệnh viện mà không phải chuyển tuyến trên, giúp giảm thời gian, chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tai biến và tử vong ở người bệnh. [[{"fid":"2979","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người bệnh khi xuất hiện dấu hiệu đau thắt ngực, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, người hút thuốc lá… cần nhanh chóng đến Bệnh viện để khám và xử trí kịp thời.

TIẾP ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH COVID-19

Sáng 14/8/2020, đoàn công tác của Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) do đồng chí Nông Văn Thảm - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã khảo sát về tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.   Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong thời gian vừa qua, Bệnh viện đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Bệnh viện chủ động triển khai các văn bản, chỉ thị của cấp trên, cụ thể hóa thành các quy định chặt chẽ như: Giảm tải số lượng bệnh nhân điều trị nội trú; sắp xếp ghế ngồi chờ khám, khoảng cách giữa các bệnh nhân đến khám bệnh tối thiếu 02 mét; đảm bảo tất cả các bệnh nhân đến viện khám và điều trị đều được khám, lấy tờ khai y tế, phân loại và phân luồng ngay tại phòng khám Cấp cứu, phân loại tại cổng viện. Người bệnh, người nhà người bệnh được hướng dẫn và yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người… Tăng cường truyền thông trên website Bệnh viện, dán poster hướng dẫn tại các vị trí dễ nhìn. [[{"fid":"2968","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc Bệnh viện báo cáo công tác phòng dịch với Đoàn khảo sát Tính đến ngày 13/8/2020 Bệnh viện đã thực hiện 12.883 lượt xét nghiệm cho các trường hợp: Bệnh nhân, các trường hợp thực hiện cách ly theo dõi Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và bệnh nhân vào khám tại Bệnh viện có triệu chứng viêm đường hô hấp. Hiện nay, tại Bệnh viện còn 12 bệnh nhân được cách ly y tế, tất cả đều được theo dõi sát sao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác phòng chống dịch, Bệnh viện còn gặp một số khó khăn: Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, chưa có khu nhà điều trị bệnh truyền nhiễm riêng biệt; nhu cầu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh cao nên máy xét nghiệm luôn phải hoạt động hết công suất. Bên cạnh đó, ngoài công tác chuyên môn, Bệnh viện phải đảm bảo y tế cho các khu cách ly khác như thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải y tế từ các cơ sở cách ly trong tỉnh (Trung đoàn 123, Cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, 11 khách sạn) và xử lý tại khu xử lý rác thải tại Bệnh viện; thực hiện vận chuyển các trường hợp cần thực hiện cách ly từ các cửa khẩu về khu cách ly tập trung của tỉnh. [[{"fid":"2970","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 310px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Nông Văn Thảm - Trưởng đoàn khảo sát kết luận tại buổi làm việc Phát biểu kết luận buổi khảo sát, đồng chí Nông Văn Thảm – Trưởng đoàn khảo sát ghi nhận những khó khăn và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Bệnh viện đa khoa trong thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đồng chí nhấn mạnh, Bệnh viện cần tiếp tục duy trì và thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, chú ý công tác xử lý rác thải và khắc phục cơ sở vật chất; kịp thời báo cáo cấp trên để khắc phục những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ

Trang