CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

TẬP HUẤN VỀ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ TƯ VẤN BỆNH TAN MÁU BẨM SINH

Nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình Hành trình đỏ 2020, chiều 16 - 17/7/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) cho cán bộ y tế, tư vấn nâng cao nhận thức cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Giảng viên là Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Thalassemia. [[{"fid":"2894","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình tập huấn gồm các nội dung: Lịch sử phát phát hiện bệnh Thalassemia và phương pháp điều trị; Các biến chứng thường gặp, chế độ dinh dưỡng, vận động đối với bệnh nhân Thalassemia; Tư vấn di truyền và phòng bệnh Thalassemia cho người mang gen bệnh, người nhà bệnh nhân. Thời gian qua, BVĐK luôn nhận được sự hỗ trợ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trong chẩn đoán và điều trị; hỗ trợ đào tạo về chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học, và chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện. Hiện nay, tại Lạng Sơn tỷ lệ mang gen và mắc bệnh Thalassemia rất cao, hiểu biết của người dân còn nhiều hạn chế, nhất là việc khám sàng lọc trước sinh nên việc tư vấn cho người dân hiểu để có biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết. Lớp tập huấn đã giúp cán bộ y tế trên địa bàn được cập nhât kiến thức mới đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về Thalassemia cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, giải đáp các vấn đề thường gặp trong điều trị, cách phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. Tư vấn cho những cặp vợ chồng đã có con mang gen bệnh vẫn có thể sinh con hoàn toàn khỏe mạnh nhờ việc sàng lọc trước sinh. Qua đó, góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ, đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.

NGƯỜI BỆNH TẠI KHU CÁCH LY TRỞ VỀ VỚI GIA ĐÌNH SAU 24 NĂM XA CÁCH

Sáng nay (17/7/2020), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã bàn giao bà Trần Thị Huệ, 58 tuổi, ở Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội về với gia đình sau khi hoàn thành thời gian cách ly. Trước đó, ngày 3/7, sau khi được công an tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trao trả về Việt Nam, bà Huệ đã được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Lúc vào viện, bà có dấu hiệu rối loạn tâm thần, thường xuyên kích động, đập phá... Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của bà Huệ đã thuyên giảm, các bác sĩ, điều dưỡng tại khu cách ly đã khai thác được địa chỉ gia đình và liên hệ với cơ quan chức năng để xác minh, gọi người thân đến đón. Cảm xúc vỡ òa khi người anh trai của bà Huệ gặp lại em gái mình sau 24 năm xa cách. Tấm ảnh kỷ niệm cả gia đình mà ông mang theo đã giúp bà Huệ nhận ra người thân của mình sau từng ấy thời gian không gặp. Người mẹ già ở quê năm nay đã 94 tuổi cũng đang chờ giây phút được gặp lại con gái. [[{"fid":"2892","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người thân đến khu cách ly đón bà Huệ về nhà Theo lời kể của ông Trần Thế Nguyên - anh trai bà Huệ, từ năm 1996, bà Huệ đã bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đưa đi khỏi nhà. Trong thời gian đó, gia đình đã thông báo với chính quyền địa phương về sự việc và nỗ lực tìm kiếm bà Huệ nhiều năm liền nhưng không có kết quả. Đến ngày 16/7/2020, gia đình nhận được thông tin là bà Huệ đã từ Trung Quốc trở về Việt Nam và đang được điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bất ngờ và xúc động, ông Nguyên cùng người em rể nhanh chóng lên Lạng Sơn gặp và đón bà Huệ trở về. Đại diện gia đình bà Huệ đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến tập thể bác sỹ, điều dưỡng của khu cách ly thời gian qua đã tận tình chăm sóc, nỗ lực khai thác thông tin, tìm kiếm người thân để đưa bà về với gia đình. Chắc chắn rằng đây cũng sẽ là một kỷ niệm không bao giờ quên được đối với các chiến sĩ áo trắng đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly. Qua đây, tình cảm giữa người thầy thuốc và nhân dân sẽ càng thêm gắn bó thân thiết và bền chặt.                  

ĐOÀN HÀNH TRÌNH ĐỎ HÀ NỘI TẶNG QUẦN ÁO HỖ TRỢ BỆNH NHÂN KHÓ KHĂN

Chung tay cùng Bệnh viện trong hoạt động hỗ trợ người bệnh, chiều 16/7/2020, các tình nguyện viên trong Đoàn Hành trình đỏ Hà Nội đã đến thăm và tặng quần áo cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Đây là sự hỗ trợ thể hiện sự quan tâm, động viên của các tình nguyện viên đối với người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện xin cảm ơn các tình nguyện viên trong Đoàn Hành trình đỏ đã chung tay cùng Bệnh viện hỗ trợ cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. [[{"fid":"2884","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2885","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2886","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

CẨN TRỌNG KIẾN BA KHOANG GÂY TỔN THƯƠNG DA

Thời gian gần đây, kiến ba khoang xuất hiện tại một số khoa trong Bệnh viện, gây tổn thương trên da người bệnh và nhân viên y tế. Bệnh viện đã xử lý bằng biện pháp phun thuốc diệt côn trùng, tuy nhiên người bệnh cần bổ sung kiến thức để xử trí đúng cách khi phát hiện kiến ba khoang. [[{"fid":"2880","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"501","width":"668","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc, có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh. Kiến ba khoang có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng. Đầu nhỏ, có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Kiến ba khoang không đốt nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc nên khi tiếp xúc với chất độc này, người bệnh sẽ bị rộp, phỏng da, viêm da. Kiến ba khoang thường gây tổn thương ở các vùng da như cổ, mặt, lưng, tay, chân,... mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều. Sau 1 đến 3 ngày vùng tổn thương sẽ thành phỏng nước, phỏng mủ, lúc này cảm giác đau, rát càng tăng lên. Có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương… nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét, nhiễm trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. [[{"fid":"2882","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân bị tổn thương da do kiến ba khoang Cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang - Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ dùng, không nên dùng tay bắt, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc dùng găng tay, vật dụng để bắt chúng. - Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng hoặc sát trùng bằng cồn 70 độ. - Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. - Báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí và điều trị kịp thời. Người bệnh cần lưu ý đóng kín cửa sổ và ngủ trong màn để tránh bị kiến ba khoang tấn công.

BỆNH VIỆN XANH – SẠCH – ĐẸP GÓP PHẦN NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân trong công tác khám, chữa bệnh không chỉ bởi chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, mà còn bởi môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. [[{"fid":"2872","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hàng năm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận gần 200.000 lượt bệnh nhân đến khám, gần 50.000 bệnh nhân điều trị nội trú, phẫu thuật lên đến 10.000 ca. Trong công tác chuyên môn, Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn ở các lĩnh vực phẫu thuật tim mạch và tim mạch can thiệp, thần kinh – sọ não, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh,… cứu sống và điều trị thành công cho nhiều người bệnh ngay tại Bệnh viện mà không phải chuyển tuyến trên. [[{"fid":"2874","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Năm 2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và ổn định hoạt động tại cơ sở mới, nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Bên cạnh phát triển chuyên môn thì việc xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp là một tiêu chí quan trọng trong quá trình hoạt động của Bệnh viện nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Trong khuôn viên Bệnh viện và tại các vị trí tiếp đón, chờ khám đều được đặt bồn hoa, cây cảnh, ghế ngồi,… nhằm tạo cảnh quan xanh tươi thân thiện với môi trường, giúp người bệnh và người nhà nghỉ ngơi. Các dịch vụ nhằm phục vụ cho bệnh nhân như dịch vụ vận chuyển; căng tin, nhà chờ bệnh nhân; nhà giữ xe thông minh… cũng được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và người nhà. Tại các khoa điều trị, từ hành lang đến buồng bệnh đều được trang bị cây xanh và bình nước uống miễn phí; hệ thống bảng, biển hướng, tranh ảnh, poster giúp người bệnh và người nhà có thêm thông tin nhằm nâng cao nhận thức, cùng chung tay giữ gìn môi trường Bệnh viện. [[{"fid":"2875","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Với tiêu chí “Sạch”, tại các khoa, phòng, buồng bệnh, nhà vệ sinh, hành lang luôn được dọn dẹp thường xuyên. Đồng thời cán bộ y tế cũng hướng dẫn, tuyên truyền cho người bệnh, người nhà người bệnh cùng giữ gìn vệ sinh chung. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện 5S “Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng” vào công việc hàng ngày tại Bệnh viện nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, đồng thời tạo thói quen cho nhân viên y tế làm việc thuận tiện, hiệu quả hơn. Bệnh viện cũng tích cực thực hiện phong trào "Nói không với rác thải nhựa", bằng cách đặt thùng rác thông minh tại các vị trí thuận tiện để khuyến khích người nhà và bệnh nhân phân loại chất thải có khả năng tái chế và chất thải dễ phân hủy. Các cán bộ, nhân viên Bệnh viện cũng được khuyến khích sử dụng các chai thủy tinh, inox, các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần thay vì chai nhựa, bao bì nilon, những thứ khó phân hủy. Trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị tại Bệnh viện đều sử dụng chai nước thủy tinh thay vì nước uống đóng chai như trước đây. Việc làm này cũng được tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, qua đó, góp phần lan tỏa hành động ý nghĩa, vừa bảo vệ sức khỏe người sử dụng đồng thời giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. Công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện cũng luôn được đặc biệt quan tâm, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Nguồn rác thải không bị thải thẳng ra bên ngoài mà qua sự phân loại, xử lí rác ngay tại chỗ của đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện kỹ càng. Đối với các loại rác thải có thể tái chế thì sẽ mang đi tái chế, còn những loại chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, hay chất thải không phục vụ mục đích tái chế sẽ được xử lí bằng những phương pháp phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường. [[{"fid":"2877","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hướng đến tiêu chí “Đẹp”, Bệnh viện bố trí các bảng chỉ dẫn, poster, pa nô ở những nơi dễ nhận biết, có thẩm mỹ, giúp người bệnh, và người nhà dễ dàng thấy và tiếp cận thông tin. Các dãy ghế ngồi của bệnh nhân trong lúc chờ lượt khám chữa bệnh cũng được bố trí hợp lí, khoa học. Ngoài ra, trang phục của các cán bộ, nhân viên y tế luôn chỉnh tề, đúng với tác phong làm việc mang đến cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân cảm giác tin tưởng bởi sự chuyên nghiệp và nghiêm túc. Bên cạnh đó, Bệnh viện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú để các nhân viên y tế và người bệnh, người nhà người bệnh nhận thấy việc xây dựng, đảm bảo môi trường y tế xanh - sạch - đẹp là nhu cầu thiết yếu và liên quan đến sự phát triển của Bệnh viện. Việc xây dựng, triển khai nhiều hoạt động hướng tới mô hình bệnh viện "xanh - sạch - đẹp" liên tục thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo sự hài lòng từ phía người bệnh. Theo kết quả khảo sát hàng năm, trên 90% người bệnh và người nhà hài lòng với chất lượng chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ của Bệnh viện. [[{"fid":"2878","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh chính là động lực để tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục nỗ lực nâng cao công tác khám, chữa bệnh, xây dựng hình ảnh Bệnh viện khang trang, sạch đẹp, hiện đại, thân thiện, thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

HỘI THẢO XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH NIPT

Chiều 9/7/2020, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công ty Gene Solutions tổ chức Hội thảo Xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa. [[{"fid":"2870","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có tới 41.000 trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức sống của trẻ, trở thành gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội. Con số này sẽ giảm đi nhiều nếu các thai phụ được tầm soát bệnh tật trước sinh và sơ sinh bằng các xét nghiệm. NIPT (Non-Invasive Prenatal Test) là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, dựa trên DNA ngoại bào của nhau thai phóng thích vào trong máu mẹ nhằm phát hiện các dị tật bẩm sinh phổ biến do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này có thể thực hiện từ khi thai nhi được 9 tuần tuổi với độ chính xác rất cao lên tới >99%. Đặc biệt xét nghiệm NIPT còn phát hiện thêm gen bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) trên mẹ, qua đó giúp phát hiện sớm bệnh ở thai nhi. Đây là xét nghiệm chỉ lấy máu mẹ, không cần chọc ối nên NIPT tuyệt đối an toàn cho mẹ và thai nhi. Hội thảo đã cập nhật kiến thức mới trong xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho các bác sỹ, điều dưỡng khoa Phụ sản BVĐK. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tư vấn cho các bậc phụ huynh thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số lượng trẻ em mắc các dị tật bẩm sinh.

THÔNG BÁO MỜI ĐẾN NHẬN LẠI GIẤY TỜ BỊ THẤT LẠC

Hiện nay, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có nhận được một số giấy tờ từ thùng thu gom đồ thất lạc trong Bệnh viện bao gồm: Giấy phép lái xe, Chứng minh nhân dan, Bảo hiểm y tế. Trân trọng thông báo và mời chủ nhân của các giấy tờ trên liên hệ với phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn theo địa chỉ: Tầng 1 Nhà D, thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - ĐT: 02053 898 992 hoặc Điều dưỡng Vy Thị Hồng Thơ – Bộ phận Hỗ trợ người bệnh theo số điện thoại: 0984 907 287 để làm thủ tục xác minh và nhận lại giấy tờ của mình. Khi đến, đề nghị Ông/Bà mang theo Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh để đối chiếu, xác minh tư cách pháp nhân của người nhận. Nếu nhận thay, yêu cầu phải có giấy ủy nhiệm hợp pháp của chủ nhân. [[{"fid":"2860","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2862","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2864","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2863","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2861","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Xin lưu ý, để thuận tiện cho việc có khả năng nhận lại được giấy tờ bị thất lạc nhanh nhất, đề nghị mọi người khi bị mất giấy tờ thực hiện các bước sau: - Bước 1: Ghi rõ thông tin cá nhân vào một tờ giấy gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và tên các giấy tờ bị mất. - Bước 2: Bỏ tờ giấy có thông tin trên vào thùng thu gom đồ thất lạc của Bệnh viện tại Tầng 1 Nhà A Bệnh viện hoặc gọi điện cho phòng Công tác xã hội theo các số điện thoại trên để được hướng dẫn. - Bước 3: Chờ thông tin phản hồi, hoặc gọi điện cho phòng Công tác xã hội theo các số điện thoại trên để biết thông tin. Nếu nhặt được các giấy tờ, vật dụng thất lạc, xin quý vị bỏ vào thùng thu gom hoặc liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ người bị mất tìm lại vật dụng của mình.  

ĐƯA VÀO SỬ DỤNG PHÒNG TẮM BÉ SƠ SINH ĐẠT CHUẨN

Ngày 6/7/2020, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bàn giao và đưa vào sử dụng 2 phòng tắm bé sơ sinh đạt chuẩn do Công ty TNHH Dược Khoa Xanh hỗ trợ thiết kế và thi công. [[{"fid":"2858","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tiếp nhận bàn giao và đưa vào sử dụng 2 phòng tắm bé sơ sinh đạt chuẩn Phòng tắm bé sơ sinh tại khoa Phụ sản BVĐK có cách bày trí hiện đại với sàn gỗ chống trơn, trượt; phòng nhiều ánh sáng, kín gió; hệ thống đèn sưởi được trang bị tạo nhiệt độ phòng luôn ấm áp. Nước tắm của trẻ cũng được duy trì ở nhiệt độ 37-38 độ vào mùa hè, khoảng 39-40 độ vào mùa đông, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho bé khi tắm. Ngoài ra, phòng tắm bé được trang bị ghế ngồi cho cha mẹ, người thân để vừa ngắm nhìn con yêu tắm vừa được hướng dẫn cách tắm cho trẻ tại nhà. [[{"fid":"2857","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"931","width":"1242","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Người thân vừa ngắm nhìn bé yêu tắm vừa được hướng dẫn cách tắm cho bé tại nhà Phòng tắm bé sơ sinh đạt chuẩn được đưa vào sử dụng không chỉ giúp cho bé được hưởng những lợi ích tốt nhất ngay từ khi chào đời mà còn giúp cha mẹ thêm yên tâm, hài lòng khi sinh con tại Bệnh viện.

CÔNG AN TỈNH, CÔNG AN THÀNH PHỐ CÙNG CÁC NHÀ HẢO TÂM TẶNG QUẦN ÁO HỖ TRỢ BỆNH NHÂN KHÓ KHĂN

Chung tay cùng Bệnh viện trong hoạt động hỗ trợ người bệnh, chiều 3/7/2020, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh, Công an Thành phố, Nhóm Thiện nguyện Hải Trần đã đến thăm và tặng quần áo cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Đây là sự hỗ trợ thể hiện sự quan tâm, động viên của các cán bộ chiến sĩ công an, các nhà hảo tâm đối với người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện xin cảm ơn các cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh, Công an Thành phố cùng các nhà hảo tâm trong nhóm Thiện nguyện Hải Trần đã chung tay cùng Bệnh viện hỗ trợ cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Kính chúc các đồng chí, các nhà hảo tâm luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện trong các hoạt động hỗ trợ người bệnh. [[{"fid":"2853","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THÔNG BÁO MỜI ĐẾN NHẬN LẠI GIẤY TỜ BỊ THẤT LẠC

Hiện nay, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có nhận được một Chứng minh nhân dân từ thùng thu gom đồ thất lạc trong Bệnh viện mang tên Vũ Thị Ánh Tuyết, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Đức Giang, Yên Dũng, Bắc Giang. [[{"fid":"2848","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trân trọng thông báo và mời chủ nhân của giấy tờ trên liên hệ với phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn theo địa chỉ: Tầng 1 Nhà D, thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - ĐT: 02053 898 992 hoặc liên hệ Điều dưỡng Vy Thị Hồng Thơ – Bộ phận Hỗ trợ người bệnh theo số điện thoại: 0984 907 287 để làm thủ tục xác minh và nhận lại giấy tờ của mình. Khi đến, đề nghị Ông/Bà mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh để đối chiếu, xác minh tư cách pháp nhân của người nhận. Nếu nhận thay, yêu cầu phải có giấy ủy nhiệm hợp pháp của chủ nhân. Xin lưu ý, để thuận tiện cho việc có khả năng nhận lại được giấy tờ bị thất lạc nhanh nhất, đề nghị mọi người khi bị mất giấy tờ thực hiện các bước sau: - Bước 1: Ghi rõ thông tin cá nhân vào một tờ giấy gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và tên các giấy tờ bị mất. - Bước 2: Bỏ tờ giấy có thông tin trên vào thùng thu gom đồ thất lạc của Bệnh viện tại Tầng 1 Nhà A Bệnh viện hoặc gọi điện cho phòng Công tác xã hội theo các số điện thoại trên để được hướng dẫn. - Bước 3: Chờ thông tin phản hồi, hoặc gọi điện cho phòng Công tác xã hội theo các số điện thoại trên để biết thông tin. Nếu nhặt được các giấy tờ, vật dụng thất lạc, xin quý vị bỏ vào thùng thu gom hoặc liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ người bị mất tìm lại vật dụng của mình.

Trang