CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CÀI ỨNG DỤNG BLUEZONE ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Khi có 1 ca nhiễm bệnh, người dùng chỉ cần vào ứng dụng Bluezone là có thể biết ngay là mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Bluezone là ứng dụng cảnh báo nếu người dùng đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giúp giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Ứng dụng này đã được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. [[{"fid":"2943","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là ứng dụng sử dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp, viết tắt là BLE (Bluetooth low energy). Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau ở khoảng cách 2 mét, ghi nhận sự tiếp xúc gần, tiếp xúc vào lúc nào và trong bao lâu. Với Bluezone, khi có 1 ca nhiễm bệnh, người dùng chỉ cần vào ứng dụng là có thể biết ngay là mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Cụ thể, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, khi người dùng có tiếp xúc, ứng dụng Bluezone trên điện thoại của họ sẽ tự "giao tiếp" với nhau. Nếu có tiếp xúc gần trong khoảng cách 2m. Thiết bị sẽ tự động ghi nhận vào nhật ký. Càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả càng cao.  Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy của người dùng, không chuyển lên hệ thống, không thu thập dữ liệu về vị trí của người dùng, Mọi người tham gia cộng đồng ẩn danh với những người khác bằng mã ID nên mọi thông tin người dùng đều được bảo mật. Chỉ cơ quan Y tế có thẩm quyền mới có thể biết những người nhiễm và nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Ngoài ra, Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp do đó người dùng có thể bật Bluetooth cả ngày cũng chỉ sử dụng trên dưới 10% Pin. [[{"fid":"2942","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 351px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách cài đặt Bluezone: - Truy cập App Store (iOS) hoặc Google Play Store (Android) và tìm phần mềm tên Bluezone, sau đó nhấn tải về và cài đặt vào thiết bị. - Sau khi cài đặt Bluezone, hãy mở ứng dụng và điền số điện thoại như yêu cầu đặt ra. - Người dùng sẽ thấy mã xác thực (OTP) của hệ thống gửi đến qua tin nhắn, hãy nhập mã OTP vào trước khi nhấn vào nút Xác thực. Hệ thống sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth trên thiết bị, hãy cấp phép cho nó bằng cách chọn OK. - Ở thông báo cuối cùng hiện ra, nhấn Cho phép để Bluezone có thể gửi thông báo liên quan đến việc tiếp xúc của người dùng đối với các ca nhiễm F0. Cách sử dụng ứng dụng: Giao diện của Bluezone đơn giản với các chức năng thể hiện ngay trên trang chủ, cho phép người dùng truy cập 2 công cụ chính: - Quét xung quanh: giúp người dùng có thể biết được xung quanh mình có trường hợp bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 hay không. - Lịch sử tiếp xúc: ghi lại những người có cài đặt ứng dụng Bluezone mà người dùng từng tiếp xúc. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Sáng ngày 02/8/2020, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Sở Y tế và các Bệnh viện tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố;Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng. GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Lạng Sơn có các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Dược, Kế hoạch Tài chính; lãnh đạo, trưởng, phó các khoa, phòng liên quan của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. [[{"fid":"2940","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hội nghị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Theo thông tin từ Quyền Bộ trưởng, có khoảng 1,4 triệu người đã từng đi đến Đà Nẵng trong 1 tháng qua (1-29/7), riêng với khu vực 3 bệnh viện thì có tới 800.000 lượt người đến đây. Để ứng phó một cách nhanh nhất tình hình dịch ở Đà Nẵng, Bộ Y tế đã huy động một lực lượng rất lớn những cán bộ y tế có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị, xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ, truyền nhiễm... vào Đà Nẵng. Đồng thời Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện cử liên tục cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm ở các bệnh viện lớn đến tăng cường cho Đà Nẵng, Quảng Nam. Tại Hội nghị, Sở Y tế các tỉnh đã báo cáo nhanh về công tác phòng, chống dịch Covid, năng lực xét nghiệm tại địa phương và được nghe hướng dẫn về thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19, áp dụng mức giá quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương thực hiện khá nghiêm túc và khẩn trương việc truy vết tất cả những người đã đi đến Đà Nẵng, tuy nhiên cần phải tăng tốc và quyết liệt hơn do đợt dịch lần này tốc độ lây nhiễm cao hơn lần trước. Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương, dù có thể chưa có ca nghi nhiễm, ca nhiễm nhưng phải chuẩn bị đồng bộ, kỹ lưỡng, sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch, để làm sao khi có ca bệnh thì sẽ triển khai ứng phó một cách nhanh nhất, không bị lúng túng. Ngày hôm qua, số lượng xét nghiệm đã cao hơn cả thời gian cao điểm nhất trong tháng 4 (thời điểm có lượng xét nghiệm rất lớn), tuy nhiên vẫn phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ này. Các cơ sở y tế, đặc biệt Sở Y tế, phải tiến hành tập huấn ngay cho các cơ sở y tế trên địa bàn về cách thức lấy mẫu, cách phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế và các cơ sở khác. Phải huy động tổng lực cho tình huống xấu nhất. Các cơ sở y tế có ký hợp BHYT đều phải thực hiện việc xét nghiệm dưới nhiều hình thức (lấy mẫu, gửi về cơ sở có đủ điều kiện...), cơ sở này có thể là nhà nước, tư nhân, khối Y tế dự phòng, quân đội, thú y... Phải mở rộng cơ sở được làm xét nghiệm, phải phát hiện và khoanh vùng ổ dịch càng sớm càng tốt, sớm chừng nào thì khống chế kiểm soát tốt chừng đó.

NGƯỜI DÂN CẦN TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH COVID-19

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi ghi nhận một số trường hợp lây nhiễm từ cộng đồng tại các tỉnh thành. Để phòng bệnh COVID-19 cho bản thân và góp phần phòng bệnh cho cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: - Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Đeo khẩu trang khi đến khám, điều trị hoặc chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện.  - Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng trong ít nhất 30 giây. Nếu không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn). Rửa tay nhiều lần trong ngày; sau khi ho, hắt hơi; sau khi tháo khẩu trang; sau khi chăm sóc hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng của người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh; trước bữa ăn và khi chế biến thực phẩm; sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. - Hạn chế đến nơi tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc tốt nhất từ 2 mét. - Ở nhà khi có các triệu chứng như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ; tránh tiếp xúc gần với những người dễ bị tổn thương (trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người có bệnh mạn tính). [[{"fid":"2936","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 848px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] - Không đi du lịch hoặc đến các vùng có dịch bệnh. - Tránh tiếp xúc trực tiếp với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở; khi cần thiết tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét khi nói chuyện. - Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn đã được nấu chín, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. - Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. - Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc… bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với xà phòng, chất tẩy rửa thông thường. - Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. Đối với người từ vùng dịch trở về địa phương chưa qua 14 ngày, cần tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà, khi có các dấu hiệu bệnh cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để xử trí đúng cách. - Thực hiện khai báo y tế thường xuyên, trung thực và chính xác, đặc biệt là đối với người mới trở về từ vùng dịch để phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời, tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.

HƯỚNG DẪN THEO DÕI SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN TRỞ VỀ TỪ ĐÀ NẴNG

Thực hiện công văn số 1780/CV-BCĐ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lạng Sơn về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bệnh viện hướng dẫn người dân đã đến Đà Nẵng trở về địa phương chưa qua 14 ngày thực hiện như sau: 1. Đối với người dân trở về từ Đà Nẵng nhưng không đến các địa điểm: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Trung tâm tiệc cưới và hội nghị For You Palace, cần thực hiện: - Khai báo y tế với y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi, giám sát. - Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày (đo thân nhiệt) - Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến các nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay thường xuyên. - Nếu có sốt, ho, đau họng, khó thở... đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm giám sát dịch COVID-19 theo quy định. 2. Đối với các trường hợp từng đến các địa điểm: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Trung tâm tiệc cưới và hội nghị For You Palace, cần thực hiện: - Khai báo y tế với y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi, giám sát. - Tự cách ly y tế theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày. - Nếu có sốt, ho, đau họng, khó thở... đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm giám sát dịch COVID-19 theo quy định. [[{"fid":"2938","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 320px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

HOẠT ĐỘNG TRI ÂN NHÂN DỊP 73 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ

Nhân dịp 73 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức các hoạt động tưởng nhớ và tri ân các thương binh, liệt sĩ. [[{"fid":"2927","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2928","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sáng 27/7/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã thăm hỏi và tặng quà các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang điều trị tại Bệnh viện; thăm và động viên các cán bộ y tế là thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đang công tác tại Bệnh viện. Đây cũng là dịp để cán bộ, nhân viên Bệnh viện tri ân tới các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cho cuộc sống hòa bình hôm nay; góp phần động viên nhân viên trong Bệnh viện tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, noi gương thế hệ đi trước để thực hiện tốt hơn nữa sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. [[{"fid":"2926","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2929","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2930","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước đó, chiều 24/07/2020, bác sỹ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện các phòng ban đã tới thăm và thắp hương tưởng nhớ 2 liệt sĩ từng công tác tại BVĐK tại gia đình bác sĩ Nguyễn Thị Thủy và lái xe Lê Văn Thuận. Riêng Y tá Nguyễn Thị Sâm do cách trở địa lý, Bệnh viện đã gửi điện hoa và quà thắp hương liệt sĩ tại tỉnh Hải Dương. Ba liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh Biên giới bảo vệ Tổ quốc tháng 2/1979 khi đang trên đường làm nhiệm vụ. [[{"fid":"2931","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2932","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là hoạt động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” với những đóng góp, hi sinh của những bậc tiền bối cho sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

402 TRẺ ĐƯỢC KHÁM SÀNG LỌC DỊ TẬT, KHUYẾT TẬT

Trong 2 ngày 25 - 26/7/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh và Trung tâm II (Trực tiếp hỗ trợ trẻ em khuyết tật) khám sàng lọc cho 402 trẻ dị tật, khuyết tật trên địa bàn 11 huyện, thành phố và cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. [[{"fid":"2921","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"2922","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Khám sàng lọc cho 402 trẻ dị tật, khuyết tật Trong tổng số 402 trẻ được khám sàng lọc, có 165 trẻ được chỉ định phẫu thuật. Đa số các em có hoàn cảnh khó khăn, mắc các dị tật mắc dị tật môi – vòm; sẹo xấu làm hạn chế vận động, thẩm mỹ; dị tật vận động; dị tật mắt (lác, sụp mi); dị tật bộ phận sinh dục; dị tật tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt.  [[{"fid":"2923","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tập huấn cho hơn 400 cán bộ văn hóa xã, trạm y tế, cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp của tỉnh Nhân dịp này, hơn 400 cán bộ văn hóa xã, trạm y tế, cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp của tỉnh đã được tập huấn nhằm nâng cao khả năng phát hiện các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ từ đó làm cơ sở cho việc tự chủ động sàng lọc, phẫu thuật cho trẻ em mắc các dạng dị tật sau này. Bên cạnh đó, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng được chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng cho trẻ mắc các dị tật, khuyết tật, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. [[{"fid":"2924","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ mắc các dị tật, khuyết tật Đây là năm thứ 4 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn phối hợp tổ chức Chương trình phẫu thuật nhân đạo này, giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được khám và điều trị bệnh, góp phần cải thiện sức khỏe, mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19

Trong mấy ngày qua, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng đã ghi nhận thêm ca thứ 2 lây nhiễm từ cộng đồng trên địa bàn Thành phố Đà nẵng. Để thực hiện tốt việc kiểm soát các nguy cơ lây nhiễm, bùng phát của dịch Covid-19, Bệnh viện đề nghị người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: 1. Mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người nhà vào chăm sóc. Người chăm sóc bệnh nhân phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào chăm sóc bệnh nhân. Phải có thẻ lưu trú và tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch. 2. Người quen, người thân không vào thăm bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú tại Bệnh viện. 3. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay nhanh tại Bệnh viện. 4. Tất cả các bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng hô hấp: Sốt, ho, đau họng, khó thở phải thực hiện theo đúng hệ thống bảng, biển chỉ dẫn đến khám tại phòng khám hô hấp của Bệnh viện. 5. Bệnh viện đề nghị và rất mong người dân phối hợp thực hiện đồng thời chia sẻ rộng rãi thông tin này. [[{"fid":"2937","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THÔNG BÁO MỜI ĐẾN NHẬN LẠI GIẤY TỜ

Hiện nay, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có nhận được một chứng minh nhân dân từ thùng thu gom đồ thất lạc trong Bệnh viện mang tên Nguyễn Thị Soóng, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Đề Thám, Tràng Định, Lạng Sơn. [[{"fid":"2912","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"720","width":"960","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Trân trọng thông báo và mời chủ nhân của giấy tờ trên liên hệ với phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn theo địa chỉ: Tầng 1 Nhà D, thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - ĐT: 02053 898 992 hoặc Điều dưỡng Vy Thị Hồng Thơ – Bộ phận Hỗ trợ người bệnh theo số điện thoại: 0984 907 287 để làm thủ tục xác minh và nhận lại giấy tờ của mình. Khi đến, đề nghị Ông/Bà mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh để đối chiếu, xác minh tư cách pháp nhân của người nhận. Nếu nhận thay, yêu cầu phải có giấy ủy nhiệm hợp pháp của chủ nhân. Xin lưu ý, để thuận tiện cho việc có khả năng nhận lại được giấy tờ bị thất lạc nhanh nhất, đề nghị mọi người khi bị mất giấy tờ thực hiện các bước sau: - Bước 1: Ghi rõ thông tin cá nhân vào một tờ giấy gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và tên các giấy tờ bị mất. - Bước 2: Bỏ tờ giấy có thông tin trên vào thùng thu gom đồ thất lạc của Bệnh viện tại Tầng 1 Nhà A Bệnh viện hoặc gọi điện cho phòng Công tác xã hội theo các số điện thoại trên để được hướng dẫn. - Bước 3: Chờ thông tin phản hồi, hoặc gọi điện cho phòng Công tác xã hội theo các số điện thoại trên để biết thông tin. Nếu nhặt được các giấy tờ, vật dụng thất lạc, xin quý vị bỏ vào thùng thu gom hoặc liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ người bị mất tìm lại vật dụng của mình.

NỘI SOI TÁN SỎI QUA DA – ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN

Từ đầu năm 2020 đến nay, các bác sĩ khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức Hà Nội thực hiện kỹ thuật nội soi tán sỏi thận qua da, điều trị sỏi thận cho gần 20 bệnh nhân ngay tại Bệnh viện. Đây là kỹ thuật hiện đại, giúp trị sỏi triệt để, an toàn, thời gian hồi phục nhanh, tránh các tai biến nguy hiểm so với phẫu thuật điều trị sỏi trước đây. Bệnh nhân Lương Văn N (50 tuổi, ở xã Y Tịch, huyện Chi Lăng) vào viện do đau mỏi vùng lưng nhiều ngày. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ứ nước thận phải, sỏi thận phải. Bác sỹ chỉ định tán sỏi nội soi qua da cho bệnh nhân N. Sau khoảng 1 giờ, ca tán sỏi thành công, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và có thể xuất viện sau 4 – 5 ngày. [[{"fid":"2909","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân N hồi phục sức khỏe tốt và chuẩn bị được ra viện Trước đây, các trường hợp bệnh lý sỏi thận trên 2cm và sỏi phức tạp thường có chỉ định mổ mở để lấy sỏi hoặc phải chuyển tuyến trên điều trị. Bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, nguy cơ chảy máu cao, thời gian hồi phục chậm; trường hợp có sỏi nằm ở vị trí phức tạp, phương pháp mổ mở sẽ không thể lấy hết sỏi, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tán sỏi nội soi qua da là kỹ thuật hiện đại, đang được áp dụng tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Kỹ thuật này được thực hiện bằng việc tạo một đường hầm nhỏ khoảng 5mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau, trị sỏi triệt để, giúp bảo tồn tối đa chức năng thận, người bệnh hồi phục nhanh chóng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Kĩ thuật nội soi tán sỏi qua da điều trị bệnh lý sỏi thận được thực hiện tại Bệnh viện giúp người dân trong tỉnh có thêm lựa chọn phương pháp điều trị mới, hiệu quả, an toàn mà không phải chuyển tuyến. Qua đó khẳng định sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng chuyên môn của Bệnh viện nhằm mang đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho nhân dân.

HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP CỨU HÔ HẤP VÀ TUẦN HOÀN”

Chiều 18/7/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu - Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Công ty Cổ phần Vietmedical tổ chức Hội thảo khoa học “Cập nhật một số vấn đề cấp cứu hô hấp và tuần hoàn”. [[{"fid":"2906","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] PGS.TS Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu - Chống độc Hà Nội phát biểu tại hội thảo Hội thảo có sự tham gia của PGS.TS Đặng Quốc Tuấn – Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu - Chống độc Hà Nội; TS Bùi Thị Hương Giang – Giảng viên bộ môn Hồi sức cấp cứu – Trường Đại học Y Hà Nội; TS Đoàn Thị Phương Lan – Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai và TS Nguyễn Hữu Quản – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. [[{"fid":"2907","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại hội thảo, hơn 200 cán bộ y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố đã được cập nhật kiến thức mới trong điều trị viêm phổi cộng đồng, thông khí nhân tạo không xâm nhập, liệu pháp Oxy, cấp cứu ban đầu sốc nhiễm khuẩn. Các chuyên gia và cán bộ y tế đã cùng thảo luận, chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh liên quan đến cấp cứu hô hấp và tuần hoàn. [[{"fid":"2908","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Qua buổi sinh hoạt khoa học, các cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao kiến thức trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị các bệnh lý đường hô hấp, từ đó vận dụng kiến thức vào khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trang