CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

THẬN TRỌNG KHI ỦNG HỘ NGƯỜI BỆNH QUA MẠNG XÃ HỘI

Thời gian gần đây, có một số cá nhân tự ý chụp và đăng ảnh người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện lên mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng. Nhiều người dân không nắm rõ thông tin, hoàn cảnh người bệnh đã gửi tiền ủng hộ đến địa chỉ không đáng tin cậy; một số người dân có đánh giá chủ quan, cho rằng Bệnh viện không kịp thời phát hiện và hỗ trợ cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn,… gây ảnh hưởng đến uy tín Bệnh viện, làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của những hành động nhân ái. Mới đây, trên tài khoản facebook của một cá nhân có đăng tải thông tin về trường hợp bệnh nhân ở Bảo Lâm - Cao Bằng, có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại khoa Chấn thương – Bỏng BVĐK và kêu gọi cộng đồng ủng hộ qua mạng xã hội. Bài viết của cá nhân này đã nhận được nhiều chia sẻ và ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên sau đó đã xuất hiện một số ý kiến thắc mắc có nội dung cho rằng Bệnh viện không kịp thời phát hiện và kêu gọi hỗ trợ cho bệnh nhân, gây ảnh hưởng đến uy tín Bệnh viện. Trường hợp bệnh nhân này, khoa Chấn thương – Bỏng và phòng Công tác xã hội của Bệnh viện tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh của bệnh nhân và cân nhắc về việc kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng. Bệnh nhân có thẻ BHYT và được chi trả 100%; bệnh nhân vẫn có tiền sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra Bệnh viện cũng đã hỗ trợ tiền ăn cho người bệnh trong thời gian điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới. Do vậy, trường hợp trên, Bệnh viện không kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng. Qua đây, Bệnh viện rất mong các tổ chức, cá nhân khi đăng tải thông tin kêu gọi ủng hộ cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện nên phối hợp với Bệnh viện, đặc biệt là Phòng Công tác xã hội (trực tiếp hỗ trợ người bệnh) để trao đổi, thống nhất về thông tin, tránh để kẻ xấu lợi dụng, đồng thời đảm bảo uy tín cho Bệnh viện. Các tổ chức, cá nhân cũng cần thận trọng để sự ủng hộ, chia sẻ đến với người bệnh thực sự khó khăn.

ĐEM YÊU THƯƠNG ĐẾN VỚI BỆNH NHÂN NGHÈO

Được ví như nơi kết nối tình yêu thương, trong nhiều năm qua, Phòng Công tác xã hội (CTXH), Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã tích cực huy động sự đóng góp từ các tập thể, cá nhân ở trong và ngoài đơn vị chung tay hỗ trợ và san sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo. Những việc làm của phòng giúp nhiều bệnh nhân giảm bớt gánh nặng về kinh tế, yên tâm điều trị. Tháng 4/2020, em Dương Thị Lan (13 tuổi), thôn Nà Va, xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc nhập BVĐK tỉnh với căn bệnh viêm tủy cắt ngang gây liệt hoàn toàn chi dưới, không có khả năng cứu chữa. Tháng 9/2020, do bị liệt chi dưới phải nằm một chỗ nên em bị loét các điểm tì đè (vùng mông) buộc phải phẫu thuật. Chi phí ca phẫu thuật trên 50 triệu đồng. Gia đình em là hộ nghèo nên không xoay sở được tiền để phẫu thuật. Biết được hoàn cảnh đó, thông qua mạng xã hội Facebook, Phòng CTXH đã kêu gọi ủng hộ gia đình em Lan được hơn 67 triệu đồng, giúp gia đình chi trả viện phí và điều trị sau phẫu thuật. BVĐK tỉnh cũng hỗ trợ Lan tiền ăn hằng ngày trong lúc điều trị. Ông Dương Văn Vượng (bố em Lan) cho biết: Nếu không có sự giúp đỡ của bệnh viện và nhà hảo tâm thì tính mạng của con tôi khó mà giữ được. Tôi cảm ơn tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân đã kịp thời giúp đỡ cho gia đình tôi vượt qua khó khăn này. [[{"fid":"3247","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại diện Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao tiền hỗ trợ cho bệnh nhân Dương Thị Lan trong thời gian điều trị bệnh tại bệnh viện Không riêng trường hợp trên, nhiều năm qua, Phòng CTXH, BVĐK tỉnh đã làm cầu nối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến trao tặng trực tiếp cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn điều trị tại bệnh viện. Bà Hoàng Thị Xuân, Phụ trách Phòng CTXH, BVĐK tỉnh cho biết: Phát huy vai trò, nhiệm vụ của phòng, trong những năm qua, phòng đã kết nối, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và kêu gọi trên mạng xã hội để vận động, tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Đồng thời, phòng thường xuyên phối hợp với các khoa, phòng liên quan rà soát thông tin hoàn cảnh của bệnh nhân. Qua đó, nắm rõ hoàn cảnh gia đình bệnh nhân để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời,  đúng đối tượng, hiệu quả nhất. Theo đó, riêng trong năm 2020, Phòng CTXH đã kết nối, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và các tổ chức, doanh nghiệp và bệnh viện kêu gọi ủng hộ được gần 1 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà, hỗ trợ tiền ăn, chi trả viện phí cho bệnh nhân nghèo. Sự hỗ trợ thiết thực đã góp phần tạo điều kiện cho bệnh nhân chi trả viện phí, yên tâm điều trị bệnh và vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Cùng đó, 13 năm qua, Phòng CTXH tích cực phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Lạng Sơn duy trì thực hiện mô hình “Nồi cháo tình thương” tại bệnh viện, phát cháo miễn phí cho từ 60 đến 80 bệnh nhân nghèo vào mỗi buổi sáng hằng này. Ông Hoàng Mạnh Cương, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Những năm qua, các phần quà, tiền hỗ trợ đã chia sẻ khó khăn với người bệnh. Trong thời gian tới, bệnh viện tiếp tục chỉ đạo Phòng CTXH làm tốt hơn nữa công tác vận động nguồn lực trong cộng đồng cũng như tăng cường phối hợp với các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm để có sự hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực, kịp thời đối với bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm thiết thực, sự chăm sóc tận tình của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên Phòng CTXH, BVĐK tỉnh đã phần nào trở thành điểm tựa cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua mặc cảm và có thêm nghị lực chiến thắng bệnh tật; giúp đơn vị thực hiện tốt mục tiêu đem tới sự hài lòng đối với người bệnh.   baolangson.vn

THÔNG TUYẾN TỈNH TRONG KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ CHỈ ÁP DỤNG CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Sau 5 ngày thực hiện thông tuyến tỉnh đối với bệnh nhân điều trị nội trú trong khám, chữa bệnh (KCB) Bảo hiểm y tế (BHYT), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám không có Giấy giới thiệu từ cơ sở y tế tuyến huyện, dẫn đến việc người bệnh phải quay về xin Giấy giới thiệu thì mới được hưởng BHYT hoặc phải chi trả chi phí khám bệnh. Sự việc này cho thấy một bộ phận người dân chưa hiểu rõ quy định về thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh BHYT. Quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp điều trị nội trú, nếu người dân tự đi khám, chữa bệnh, điều trị ngoại trú (không nhập viện) tuyến tỉnh thì phải tự thanh toán chi phí KCB. Để được thanh toán BHYT khi KCB ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, người bệnh vẫn phải có Giấy giới thiệu từ bệnh viện tuyến dưới thì mới được Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng của đối tượng tham gia BHYT. Ví dụ: Bà A có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện Bắc Sơn. Khi bà A đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: - Trường hợp 1: Bà A không có Giấy giới thiệu từ TTYT huyện Bắc Sơn thì sẽ phải tự chi trả chi phí khám tại Bệnh viện tỉnh. Nếu có chỉ định nhập viện điều trị nội trú, bà A mới được BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT. - Trường hợp 2: Bà A có Giấy giới thiệu từ TTYT huyện Bắc Sơn thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám(ngay từ ban đầu) theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT. Khi nhập viện điều trị nội trú, bà A được BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT. Như vậy, người bệnh khi tự đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh thì sẽ không được BHYT thanh toán chi phí khám mà chỉ được BHYT thanh toán chi phí điều trị nội trú. Do đó, người dân khi đi khám, lấy thuốc đối với các bệnh lý mạn tính, điều trị ngoại trú (COPD, Huyết áp, Tiểu đường, Tim mạch,Ung thư,…) vẫn cần có Giấy giới thiệu từ cơ sở y tế tuyến dưới mới được BHYT thanh toán chi phí khám.

PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN SỚM ĐỂ TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Đau mỏi thắt lưng, tiểu ít, mệt mỏi trong thời gian dài nhưng không đi khám, bệnh nhân bị sỏi thận gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng thận dẫn đến suy thận mạn tính, phải chạy thận nhân tạo cả đời. Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (63 tuổi ở huyện Lộc Bình) với chẩn đoán sỏi thận, suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo. Trước đó, bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít trong thời gian dài nhưng không đi khám. Đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi, người nhà mới đưa đến bệnh viện. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ứ nước thận 2 bên do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn và đã tiến hành phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp hai bên, đặt dẫn lưu. Tuy nhiên do 2 thận bị ứ nước trong thời gian dài nên chức năng thận đã suy giảm, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo, lọc máu suốt đời. [[{"fid":"3236","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2048","width":"1536","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận thân tạo, lọc máu suốt đời Theo Bác sĩ CK II Phan Chí Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu BVĐK: Sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiết niệu; nhiễm trùng tiết niệu; uống ít nước; chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, calci; yếu tố di truyền… Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hóa; suy thận... Dấu hiệu nhận biết sỏi thận là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng hoặc hai bên hông, đôi khi có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, sốt, mệt mỏi… Khi có những dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên tự điều trị, không tự uống thuốc nam, mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị phù hợp. Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ và nên khám cả chuyên khoa thận - tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng của bệnh. Để phòng bệnh sỏi thận và tránh bệnh tái phát, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng; nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi; nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Cần hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành); xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm… Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu như nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm,… giúp điều trị sỏi triệt để, an toàn, sức khỏe người bệnh phục hồi nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

THÔNG TUYẾN TỈNH TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ ĐỐI VỚI KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ TỪ NGÀY 1/1/2021

Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), từ ngày 1/1/2021 sẽ thực hiện chính sách thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú đối với khám, chữa bệnh (KCB) BHYT. Theo đó, người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến). [[{"fid":"3234","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"375","width":"600","style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"}}]] Từ 01/01/2021, điều trị nội trú trái tuyến tỉnh được hưởng 100% mức đúng tuyến. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến với tỷ lệ như sau: - Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú; - Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán là 60%); - Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, tất cả người dân tham gia BHYT, khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh như trường hợp đúng tuyến. Ví dụ: Bà A là người đang hưởng lương hưu, thuộc đối tượng được hưởng BHYT do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến bà A được hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh. Theo đó, khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, bà A được hưởng: Trước 01/01/2021: hưởng 60% của mức 95% chi phí điều trị nội trú (tức 57% chi phí điều trị nội trú). Từ 01/01/2021: hưởng 100% của mức 95% chi phí điều trị nội trú (tức hưởng 95% chi phí điều trị nội trú). Lưu ý: Chính sách này chỉ áp dụng với những trường hợp điều trị nội trú. Nếu người dân tự đi khám chữa bệnh, điều trị ngoại trú (không nhập viện) tuyến tỉnh thì phải tự thanh toán chi phí KCB. Để được thanh toán BHYT khi KCB ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, người bệnh phải có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới thì mới được Quỹ BHYT thanh toán chi phÍ KCB theo mức hưởng của đối tượng tham gia BHYT. Người bệnh được hưởng lợi ích gì từ việc thông tuyến BHYT nội trú tuyến tỉnh? - Tăng mức hưởng BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh Người bệnh khi đi khám, chữa bệnh điều trị nội trú tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, thay vì là 60% như hiện nay. - Không cần giấy chuyển tuyến vẫn được khám chữa bệnh Trước đây, nhiều người còn e ngại khi tham gia BHYT, bởi thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Bởi lẽ, nếu muốn được hưởng tỷ lệ thanh toán cao nhất, người bệnh phải xin giấy giới thiệu từ tuyến dưới để được khám chữa bệnh hưởng BHYT ở bệnh viện tuyến tỉnh. Với quy định mới này, từ 01/01/2021, người dân được trực tiếp đến khám, chữa bệnh, điều trị nội trú tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước mà không cần giấy chuyển tuyến. Điều này vừa đảm bảo được tính kịp thời để chữa trị cũng như giảm bớt thủ tục giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức. - Đi làm xa, cư trú ngoại tỉnh được khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ người dân làm việc một nơi nhưng lại sinh sống một nơi ở các tỉnh khác nhau. Nếu không may bị bệnh mà phải về đúng bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mới được hưởng quyền lợi cao nhất khiến người bệnh khá thiệt thòi. Tuy nhiên, từ 2021, khi chính sách thông tuyến tỉnh được thực hiện, người bệnh dù đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế thuộc tỉnh khác vẫn được khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh nơi gần nhất mà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi như trường hợp đúng tuyến nếu điều trị nội trú. - Được lựa chọn khám chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh có chất lượng tốt hơn Việc quy định được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước giúp người dân có thể tự mình lựa chọn khám chữa bệnh điều trị nội trú ở bất kì tỉnh nào mà vẫn được đảm bảo quyền lợi về BHYT. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh có chất lượng điều trị cũng như phục vụ bệnh nhân tốt hơn để đảm bảo bản thân được chăm sóc tốt nhất.

HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2021

Chiều 29/12/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2021. Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban lãnh đạo cùng hơn 200 đại biểu là viên chức, người lao động trong Bệnh viện. [[{"fid":"3231","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hội nghị đã nghe và thảo luận Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị viên chức năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021. Năm 2020, Bệnh viện tích cực thực hiện Nghị quyết Hội nghị viên chức đề ra, công tác quản lý điều hành và tổ chức hoạt động hiệu quả, các hoạt động theo đúng quy chế, chất lượng chuyên môn của Bệnh viện tiếp tục được nâng lên, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của nhân dân... Điểm chất lượng Bệnh viện năm 2020 theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện của Bộ Y tế đạt 3,76 điểm, tăng 0,04 điểm so với năm 2019. Hội nghị cũng phân tích và chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại, đưa ra giải pháp khắc phục trong năm 2021. Các đại biểu đã cùng thảo luận về các quy chế sửa đổi: Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua khen thưởng, Phương án giao định mức kinh tế kỹ thuật, Dự thảo Quy chế đào tạo... góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Với sự thống nhất cao, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Hội nghị viên chức năm 2021. Đây là cơ sở để thực hiện tốt công tác quản lý điều hành và thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đơn vị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đi đôi với tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động. [[{"fid":"3232","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhân dịp này, Công đoàn Bệnh viện cũng đã phát động phong trào thi đua năm 2021 trong cán bộ, viên chức, người lao động. Lãnh đạo Bệnh viện và Lãnh đạo Công đoàn đã ký cam kết thực hiện các nhiệm vụ năm 2021.

HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN NĂM 2020

Chiều 25/12/2020,  Đảng bộ Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị kiểm điểm, đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2020. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối các Cơ quan tỉnh Lạng Sơn.Về phía Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Trương Quý Trường - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện, các đồng chí trong Ban thường Vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Bệnh viện. [[{"fid":"3229","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hội nghị được diễn ra nghiêm túc theo đúng quy trình, quy định, gồm các nội dung như: Kiểm điểm tập thể Đảng ủy, kiểm điểm cá nhân các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ; Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng chi bộ, đảng viên năm 2020; Báo cáo tổng kết năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2021 của Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn; bỏ phiếu đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên năm 2020, đề nghị khen thưởng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng năm 2020. Các bản tự kiểm điểm đã thẳng thắn chỉ ra những ưu điểm cũng như tồn tại trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình thông qua đánh giá kết quả từng công việc cụ thể được phân công. Hội nghị cũng đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết đánh giá xếp loại đối với tập thể Đảng bộ, Chi bộ và cá nhân đảng viên năm 2020. Kết quả, trong năm 2020, Đảng bộ Bệnh viện có 3/16 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 11/16 chi bộ xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, có 26/217 đảng viên được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 185/217 đảng viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối các Cơ quan tỉnh Lạng Sơn đã biểu dương những cố gắng của Đảng bộ Bệnh viện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo Bệnh vện  đạt được những kết quả tốt đẹp trong năm 2020.  Đồng chí cũng đã đánh giá cao công tác chuẩn bị, tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân các đồng chí trong Đảng ủy, Đảng viên, bảo đảm đúng nội dung, mục đích, yêu cầu. Đồng chí đề nghị, sau kiểm điểm, trên cơ sở ý kiến đóng góp, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát huy những ưu điểm, xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp, khắc phục hạn chế, khuyết điểm để xây dựng Đảng bộ Bệnh viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

HỌC TẬP, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025

Ngày 24/12/2020, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 cho toàn thể đảng viên, quần chúng trong đơn vị. [[{"fid":"3224","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Hội nghị, đồng chí Trương Quý Trường, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã giới thiệu tóm tắt Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI; quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Qua đó, giúp các đảng viên, quần chúng trong Đảng bộ nắm bắt được những nội dung cơ bản về quan điểm, mục tiêu tổng quát, 05 nhiệm vụ trọng tâm và 20 chỉ tiêu chủ yếu mà Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu tập trung đạt được từ năm 2020 đến năm 2025. Đồng chí Trương Quý Trường nhấn mạnh việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Qua việc nghiên cứu, quán triệt các nội dung Nghị quyết sẽ giúp các đồng chí đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ nắm vững các quan điểm chỉ đạo; những công việc phải làm; trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động để gương mẫu, tự giác thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộ trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đồng chí yêu cầu từng cán bộ, đảng viên phải đọc, nghiên cứu, nắm vững nội dung mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã thông qua để từ đó triển khai thực hiện có hiệu quả tại đơn vị.  Sau khi quán triệt các Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị, Đảng ủy Bệnh viện đã triển khai đến toàn thể đảng viên, quần chúng trong đơn vị thực hiện viết bài thu hoạch cá nhân để nhận thức rõ hơn về những nội dung đã được học tập, qua đó nắm vững hơn về những nội dung cơ bản, những điểm mới và các giải pháp được nêu trong các văn kiện Đại hội, nâng cao nhận thức để vận dụng sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành và của địa phương trong tình hình mới.

CẢM XÚC VỠ ÒA KHI TÌM THẤY GIA ĐÌNH SAU 24 NĂM LƯU LẠC

Bằng sự tận tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc, các bác sĩ, điều dưỡng khu cách ly Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa giúp người bệnh tìm được và đoàn tụ với gia đình sau 24 năm lưu lạc xứ người. Nụ cười xen lẫn nước mắt là những điều các bác sĩ, điều dưỡng khu các ly BVĐK được chứng kiến khi bệnh nhân Trần Thị Hương (tên bệnh nhân đã được thay đổi) gặp lại người anh trai và chị gái của mình sau 24 năm xa cách. Bằng ấy thời gian, mái đầu của 3 anh em tuy đã bạc nhưng tình cảm vẫn nguyên vẹn như xưa. Ngày 8/12/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Hương, được chuyển đến từ khu cách ly tập trung do có biểu hiện rối loạn tâm thần. bà Hương là một trong số những người được cơ quan chức năng Trung Quốc trao trả do cư trú bất hợp pháp trong chiến dịch kiểm soát, phòng chống COVID-19. Bệnh nhân được cách ly theo dõi 14 ngày tại Bệnh viện. [[{"fid":"3221","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Điều dưỡng chăm sóc bà Hương trong thời gian điều trị Chị Lưu Hải Châu – Điều dưỡng Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: “Trong thời gian điều trị, bà Hương tỏ ra nhút nhát, e dè, thường nói nhảm, bà không nhớ tên tuổi, địa chỉ nên việc tiếp xúc và khai thác thông tin gặp nhiều khó khăn. Hàng ngày, các điều dưỡng trong khu cách ly thay nhau mang cơm đến tận giường cho bà; thường xuyên theo dõi, quan sát để biết được thói quen, sở thích của bà từ đó chăm sóc, gần gũi với bà hơn. Biết bà Hương thích ăn những món ngon, thích ăn phở, các điều dưỡng thay đổi món ăn hàng ngày để bà ăn ngon miệng, bà thích mặc đẹp nên các cô điều dưỡng mang quần áo của mình cho bà mặc,... Sau hơn 10 ngày điều trị, bệnh của bà Hương có tiến triển, bà dần thân thiết hơn với các điều dưỡng”. Điều dưỡng Lương Thị Minh – người trực tiếp chăm sóc cho bà Hương chia sẻ: “Tôi cùng các chị em dành rất nhiều thời gian để gần gũi, nói chuyện với bệnh nhân, nhưng hơn 10 ngày điều trị bệnh nhân vẫn chưa nhớ được thông tin gì. Lo lắng nhất là khi thời gian cách ly đã sắp hết mà chưa tìm người nhà cho bệnh nhân. Không biết sau khi ra viện bà Hương sẽ đi đâu, cũng lo bà ra ngoài bị người xấu làm hại. Rồi vào một buổi trực tối, tôi đưa cho bà Hương tờ giấy viết thử. Không ngờ bà Hương viết được những từ giống tên địa danh nhưng không rõ. Tôi ngồi đọc từng chữ, xâu chuỗi các từ với nhau rồi tìm kiếm thông tin trên Internet. May mắn, tôi tìm được tên của một thôn giống với thông tin do bà Hương viết tại một huyện ở TP. Hà Nội. Qua liên hệ với cán bộ công an xã, tôi nhận được thông tin trên địa bàn xã có một trường hợp mất tích nhiều năm. Sau đó tôi tìm cách liên hệ với gia đình có người mất tích, qua trao đổi hình ảnh, họ  nhận ra bà Hương chính là người em gái đã mất tích 24 năm”. [[{"fid":"3219","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hai chị em ôm lấy nhau và khóc 1 ngày sau khi nhận được thông tin, người anh trai và chị gái của bà Hương lập tức đến Bệnh viện đón em gái về nhà. Kể từ khi gặp lại anh chị, tinh thần bà Hương dần tỉnh táo hơn, bà đã kể được tên bố mẹ và các anh em của mình. Thế nhưng bà Hương vẫn không nhớ được gì về quãng thời gian sống tại Trung Quốc. Theo thông tin từ người nhà, bà Trần Thị Hương là con gái thứ bảy trong gia đình có chín người con. Bà Hương sống cùng bố mẹ và làm nghề may. Khoảng cuối năm 1991, một người bạn gần nhà rủ bà đi chơi và lừa bán bà sang Trung Quốc. Sau đó, người thân tích cực tìm kiếm bà nhưng không có kết quả. Anh trai bà Hương cũng sang Trung Quốc làm việc để mong tìm lại em gái nhưng vẫn không có chút hi vọng nào. [[{"fid":"3222","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bà Hương xúc động khi được gặp lại anh chị Đến năm 1996, bất ngờ bà Hương trở về thăm nhà và kể lại cuộc sống trong thời gian lưu lạc. Sau khi bị bạn lừa sang Trung quốc, bà bị bán làm vợ của một người đàn ông với giá 5 triệu đồng. Chồng bà là người hiền lành, đối xử với bà rất tốt. Bà đã có 2 người con ở Trung Quốc. Về thăm nhà được khoảng 2 tuần, vì quá nhớ con nên bà Hương quyết định quay lại Trung Quốc. Từ đó đến nay, sau 24 năm bà mới được trở về đoàn tụ với gia đình. [[{"fid":"3220","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bà Hương được anh chị chăm sóc như hồi còn nhỏ Cảm xúc vỡ òa khi anh chị của bà Hương gặp lại em gái mình sau 24 năm xa cách. Người chị ôm lấy đứa em gái nhỏ vào lòng, hai chị em không nói nên lời, chỉ biết khóc. Người anh trai vuốt tóc động viên em: “yên tâm, có anh đây, về nhà với anh”. Rồi 3 người họ ôm lấy nhau và khóc… Mong rằng sự yêu thương, chăm sóc của gia đình sẽ giúp bà Hương sớm bình phục và ổn định cuộc sống sau này. Cuộc gặp gỡ cảm động và ấm áp được xem như hồi kết của câu chuyện cổ tích đầy kỳ diệu giữa đời thường. Đằng sau kết thúc kỳ diệu ấy là tất cả sự nỗ lực và cả những hi sinh của các bác sĩ, điều dưỡng trong khu cách ly. Vượt lên trên cả trách nhiệm chữa bệnh cứu người, những thầy thuốc nơi đây đã đem những điều tốt đẹp nhất cho người bệnh bằng tình cảm, sự yêu thương từ trái tim. Những kỷ niệm đẹp giữa người thầy thuốc và nhân dân sẽ còn mãi với thời gian. Lời cảm ơn nhận được từ gia đình người bệnh một lần nữa lại trở thành động lực để những chiến sĩ áo trắng tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

TẶNG HƠN 100 SUẤT QUÀ CHO BỆNH NHI NHÂN DỊP GIÁNG SINH

Hòa chung không khí Giáng sinh năm 2020, sáng 24/12/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức tặng quà cho các em nhỏ đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Đại diện lãnh đạo Bệnh viện cùng các đoàn viên, thanh niên đã trao hơn 100 suất quà cho bệnh nhi tại các phòng khám và các khoa điều trị nội trú, đem đến không khí vui tươi, phấn khởi nhằm động viê, chia sẻ, tiếp thêm nghị lực giúp cho bệnh nhi và gia đình thoải mái về tâm lý, yên tâm điều trị. [[{"fid":"3213","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3214","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3215","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3216","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

Trang