CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM CỦA CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH BỘ Y TẾ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa làm việc với đoàn kiểm tra, đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm Y học năm 2020 của Bộ Y tế do Ths.Đào Nguyên Minh - Phó Trưởng phòng Quản lý Chất lượng và Chỉ đạo tuyến - Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm trưởng đoàn. [[{"fid":"3211","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi đánh giá, Ths Đào Nguyên Minh đã trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện cùng các trưởng khoa, phòng liên quan về Tiêu chí chất lượng xét nghiệm theo Quyết định 2429/QĐ-BYT Ban hành ngày 12/06/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tầm quan trọng của chất lượng xét nghiệm trong tình hình hiện nay. Sau đó các thành viên của đoàn kiểm tra đã trực tiếp đến các khoa Sinh hóa vi sinh và khoa Huyết học - Truyền máu tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng xét nghiệm theo bộ Tiêu chí chất lượng xét nghiệm của Bộ Y tế. Kết quả đánh giá, khoa Sinh hóa vi sinh đạt 167,5 điểm (63%) xếp mức 2. Tổng số danh mục liên thông (chỉ bao gồm các chỉ số xét nghiệm có thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm) đạt 12/16 (Danh mục liên thông theo chuyên khoa). Khoa Huyết học - Truyền máu đạt 177 điểm (68%) xếp mức 2. Tổng số danh mục liên thông (chỉ bao gồm các chỉ số xét nghiệm có thựchiện nội kiểm và ngoại kiểm) đạt 4/5 (Danh mục liên thông theo chuyên khoa). Căn cứ vào kết quả kiểm tra này, Bộ Y tế sẽ ban hành quyết định công bố danh sách cơ sở đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học áp dụng để liên thông kết quả xét nghiệm.   Dương Thần Trưởng - Phòng quản lý chất lượng

HỘI THẢO KHOA HỌC: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ TƯ VẤN TRONG QUẢN LÝ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH”

Chiều 22/12/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Công ty Dược Glaxo Smith Kline tổ chức Hội thảo khoa học: "Nâng cao năng lực”. Dự hội thảo có các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên của BVĐK, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng và trung tâm y tế các huyện, thành phố. Báo cáo viên là Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Lệ Quyên – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Ths.Bs Nguyễn Thị Phương Anh – Bệnh viện Phổi Trung ương và các giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội. [[{"fid":"3206","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Lệ Quyên trình bày báo cáo tại hội thảo Tại hội thảo, 60 cán bộ y tế đã được cập nhật kiến thức mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kinh nghiệm triển khai phòng khám hen và khám sàng lọc bệnh nhân hen; Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong tư vấn dụng cụ cho bệnh nhân hen, COPD... Qua buổi sinh hoạt khoa học, các cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn chẩn đoán, điều trị và tư vấn trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó vận dụng kiến thức vào khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

KHÁM, CHỮA BỆNH, TƯ VẤN SỨC KHỎE, CẤP PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ TẠI HUYỆN BÌNH GIA

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Công an tỉnh tổ chức khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân tại xã Hồng Thái, Tân Văn, Bình La – huyện Bình Gia. Trong thời gian 1 buổi, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai khám bệnh tổng quan, đo huyết áp, siêu âm, điện tim đồ, xét nghiệm đường máu và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 300 người dân thuộc diện chính sách trên địa bàn ba xã; số tiền thuốc gần 60 triệu đồng, được trích từ nguồn quỹ của Bệnh viện. Trong chương trình, bác sĩ Bệnh viện còn truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người dân về cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh thường xảy ra tại cộng đồng, vệ sinh môi trường; tư vấn kiến thức về các bệnh thường gặp như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý đường hô hấp... [[{"fid":"3199","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Buổi khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân huyện Bình Gia nằm trong chương trình của Trung ương, của tỉnh về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác dân vận, xây dựng nông thôn mới, nhằm hỗ trợ, động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tích cực vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng là hoạt động vì cộng đồng, là cơ hội để Bệnh viện thực hiện vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân ở những vùng khó khăn, thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa thầy thuốc, Bệnh viện và nhân dân.

KÍNH THUỐC MẠNH CƯỜNG TẶNG CHĂN ẤM CHO BỆNH NHÂN KHÓ KHĂN

Chiều 7/12/2020, anh Cường – Cửa hàng kính thuốc Mạnh Cường tại TP Lạng Sơn đã đến thăm và tặng 20 chiếc chăn ấm cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại các khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu, Ung bướu, Nhi. Món quà là sự động viên của nhà hảo tâm, thể hiện sự ấm áp, giúp người bệnh vơi bớt nỗi đau, có thêm niềm tin chiến thắng bệnh tật. Bệnh viện xin gửi lời cảm ơn anh Cường – Cửa hàng kính thuốc Mạnh Cường tại TP Lạng Sơn đã luôn quan tâm, đồng hành cùng Bệnh viện trong các hoạt động hỗ trợ người bệnh. Kính chúc anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Rất mong anh Cường và các nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Bệnh viện để hỗ trợ cho nhiều trường hợp khó khăn hơn nữa. [[{"fid":"3187","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3188","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]  

TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY THỞ XÂM NHẬP VFS-410

Ngày 2/12/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng máy thở xâm nhập VFS-410 cho cán bộ y tế BVĐK, Bệnh viện Phổi và TTYT các huyện. [[{"fid":"3185","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại  buổi tập huấn, các cán bộ y tế đã được giới thiệu những nguyên lý cơ bản của thông khí nhân tạo, cách cài đặt thông số thở thông thường và hướng dẫn sử dụng máy thở xâm nhập VFS-410. Đồng thời các cán bộ y tế cũng được thực hành trực tiếp trên máy thở VFS-410 để nắm vững cách sử dụng và vệ sinh, bảo dưỡng máy. Máy thở xâm nhập VFS-410 do Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận từ Bộ Y tế, phân bổ cho các bệnh viện và TTYT huyện, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Buổi tập huấn nhằm nâng cao năng lực sử dụng máy thở VFS-410  cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh để chủ động ứng phó với đại dịch Covid-19.

TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19

Ngày 30/11/2020, Bộ Y tế thông báo tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện ca bệnh mắc mới trong cộng đồng (BN 1347). Do đó, nguy cơ tiếp tục xuất hiện thêm nhiều ca mắc mới trong cộng đồng là rất cao. Để chủ động ứng phó với tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ ngày 1/12/2020, Bệnh viện đề nghị người bệnh và người nhà người bệnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: 1. Mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người nhà vào chăm sóc. Người chăm sóc bệnh nhân phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào chăm sóc bệnh nhân. Phải có thẻ lưu trú và tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch. 2. Người quen, người thân không vào thăm bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú tại Bệnh viện. 3. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay nhanh tại Bệnh viện. 4. Tất cả các bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng hô hấp: Sốt, ho, đau họng, khó thở phải thực hiện theo đúng hệ thống bảng, biển chỉ dẫn đến khám tại phòng khám hô hấp của Bệnh viện. 5. Bệnh viện đề nghị và rất mong người dân phối hợp thực hiện đồng thời chia sẻ rộng rãi thông tin này.

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ QUẢN LÝ CÁC KHOA TRONG BỆNH VIỆN

Sáng 30/11/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ quản lý một số khoa trong Bệnh viện: 1. Ông Nguyễn Ngọc Bình – Bác sĩ khoa Nội Tim mạch, giữ chức vụ Phó trưởng khoa Nội Tim mạch. 2. Ông Hoàng Thế Xuân – Bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh, giữ chức vụ Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh. 3. Bà Hoàng Thị Minh Hồng – Bác sĩ khoa Nội A, giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Nội A. 4. Bà Lý Thị Anh – Bác sĩ khoa Tai – Mũi – họng, giữ chức vụ Phó trưởng khoa Tai – Mũi – Họng. 5. Ông Triệu Đức Anh – Bác sĩ khoa Ngoại Tiết niệu giữ chức vụ Phó trưởng khoa Cấp cứu. Việc bổ nhiệm chức vụ quản lý các khoa góp phần kiện toàn bộ máy lãnh đạo Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. [[{"fid":"3171","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3172","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3173","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3174","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3175","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]]

THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều 26/11/2020 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN – Công an tỉnh tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ tại Bệnh viện. Tham gia thực tập có 30 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC – CNCH cùng 75 cán bộ, nhân viên Bệnh viện.  Trước khi triển khai thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ Ban chỉ huy thực tập đã tổ chức hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các phương án thoát nạn thực tế tại tòa nhà cho toàn thể lực lượng PCCC cơ sở và cán bộ nhân viên nắm rõ. Tình huống giả định thực tập là lúc 13h00 phút xảy ra cháy tại khu bếp tầng IV - Nhà A (Khu vực kinh doanh, dịch vụ). Nguyên nhân do khí gas bị rò rỉ, gặp nguồn nhiệt bùng phát gây cháy lớn và lan ra xung quanh, diện tích đám cháy khoảng 110m2. Hiện trường đám cháy tỏa ra nhiều khói, khí độc, nhiệt độ tăng cao bao trùm toàn bộ khu vực hành lang tầng 4 Nhà A và nhanh chóng lan sang khu vực Nhà E gây tâm lý hoang mang, hoảng loạn. Cán bộ, nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân di chuyển gây chen lấn, xô đẩy, gây khó khăn cho công tác thoát nạn và cứu người bị nạn. Có 2 người bị ngạt khói và mắc kẹt tại hành lang tầng 4 Nhà A. Ngay khi phát hiện có đám cháy xảy ra, chỉ huy cơ sở đã tập trung lực lượng PCCC và nhanh chóng phân công nhiệm vụ cho các tổ để triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ. Lực lượng PCCC cơ sở nhanh chóng sử dụng các phương tiện PCCC tại chỗ để chữa cháy, tuy nhiên do đám cháy bùng phát quá lớn, nhiệt độ cao, thiếu trang thiết bị bảo hộ cá nhân nên lực lượng PCCC cơ sở không thể tiếp cận vị trí người bị nạn, việc khống chế và dập tắt đám cháy gặp nhiều khó khăn. [[{"fid":"3164","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Lực lượng cảnh sát PCCC triển khai xe cứu hỏa tới hiện trường [[{"fid":"3163","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3165","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với đội PCCC cơ sở chữa cháy [[{"fid":"3166","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3168","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3169","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực cháy Sau 30 phút triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, không còn người bị nạn trong khu vực cháy, khói, khí độc được đẩy hoàn toàn ra khỏi tòa nhà, nhiệt độ giảm, các lực lượng PCCC thu hồi phương tiện chữa cháy. Tại cuộc họp rút kinh nghiệm, đồng chí Bùi Huy Khánh - Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC - CNCH Công an tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị và thực hiện thực tập của BVĐK, giữa lực lượng Cảnh sát PCCC và đội PCCC cơ sở đã có sự phối hợp tốt, tuy nhiên do đây là buổi thực tập đầu tiên tại cơ sở mới của Bệnh viện với diện tích rất rộng nên còn tồn tại một số hạn chế, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để sửa đổi, khắc phục. Công tác thực tập phòng cháy, chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn là một trong những hoạt động hàng năm của BVĐK nhằm mục đích nâng cao ý thức về công tác phòng cháy, chữa cháy của toàn thể cán bộ nhân viên, đồng thời nâng cao khả năng nhận định, đánh giá tình huống xảy ra trong thực tế, từ đó đề ra chiến thuật, kĩ thuật để xử lý khi có cháy, nổ xảy ra, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và tài sản của đơn vị.

TIẾP NHẬN MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG TỪ DỰ ÁN “NGÀY ĐẦU TIÊN”

Sáng 24/11/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bàn giao Máy đo huyết áp tự động từ Dự án “Ngày đầu tiên” do Bộ Y tế phối hợp với Công ty TNHH Servier Việt Nam thực hiện. [[{"fid":"3150","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3151","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Dược sĩ Tạ Khánh Linh – Đại diện Viện Nghiên cứu Dược phẩm Servier Việt Nam và Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện ký kết bàn giao Máy đo huyết áp Hiện nay, Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến tại cộng đồng và được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không có triệu chứng điển hình, trong khi đó các biến chứng của bệnh thường để lại những hậu quả nặng nề cho chính người bệnh, cho gia đình và xã hội. Tại Việt Nam, có khoảng 17 triệu bệnh nhân tăng huyết áp nhưng chỉ có khoảng 11% người bệnh được kiểm soát bệnh tốt, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sự tuân thủ điều trị chưa cao và kiến thức về bệnh Tăng huyết áp của nhân dân còn hạn chế. Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý Tăng huyết áp, giúp nhiều người dân được đo huyết áp, biết số đo của mình để phát hiện bệnh sớm, Bộ Y tế đã phối hợp với Công ty TNHH Servier Việt Nam triển khai Dự án “Ngày đầu tiên”. Từ Dự án này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là một trong 40 cơ sở y tế trên cả nước được trao tặng Máy đo huyết áp tự động HBP – 9020 của hãng OMRON (Nhật Bản). Việc tiếp nhận và sử dụng máy đo huyết áp tự động tại Bệnh viện sẽ phục vụ cho nhiều lượt bệnh nhân hơn, giúp tăng khả năng kiểm soát bệnh lý Tăng huyết áp, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ tử vong do biến chứng ở người bệnh.

TUẦN LỄ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG KHÁNG THUỐC NĂM 2020

Kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai. [[{"fid":"3143","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"563","width":"800","style":"width: 500px; height: 352px;","class":"media-element file-default"}}]] Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn… sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Chính vì thế các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đang đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao. [[{"fid":"3144","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"679","style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhằm kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội đối với việc phòng chống kháng thuốc, từ ngày 18-24/11/2020 Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc với chủ đề: “Hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”. Tuần lễ truyền thông được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp… về phòng, chống kháng thuốc; Nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người; đặc biệt là tuyên truyền, vận động ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm. [[{"fid":"3145","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"672","style":"width: 500px; height: 714px;","class":"media-element file-default"}}]] Công tác phòng, chống kháng thuốc cần có sự tham gia chủ động, tích cực của mỗi người dân và toàn thể cộng đồng. Mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sỹ khám bệnh, kê đơn và sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sỹ; Sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản theo đúng hướng dẫn; Cán bộ y tế tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn. [[{"fid":"3146","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"673","style":"width: 500px; height: 713px;","class":"media-element file-default"}}]]

Trang