CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI 2021: “ĐẠI DƯƠNG, THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU CỦA CHÚNG TA”

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là một Cơ quan chuyên ngành thuộc Liên Hợp quốc (UN) và là tiếng nói chính thức của UN về trạng thái khí quyển trái đất, sự tương tác của khí quyển với đại dương, khí hậu, phân bố nguồn nước. Tiền thân của WMO là Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO) được thành lập vào năm 1873. Đến năm 1950, WMO được thành lập trên cơ sở Công ước về Tổ chức Khí tượng Thế giới, được ký ngày 11 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực vào ngày 23 tháng 3 năm 1950. Ngày 23 tháng 3 hàng năm được lựa chọn là Ngày Khí tượng thế giới. Các chủ đề được chọn cho Ngày Khí tượng Thế giới phản ánh các vấn đề thời tiết, khí hậu hoặc các vấn đề liên quan đến nước và nguồn nước. Đây là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước sự tác động của thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn (KTTV). [[{"fid":"3403","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2021 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề là “Đại dương, Thời tiết và Khí hậu của chúng ta”. Đại dương, bao phủ tới 70% diện tích của Trái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống khí hậu và đời sống của chúng ta. Đại dương là nơi lưu giữ khoảng 90% nhiệt lượng được tiếp nhận từ Mặt trời và lưu lại Trái đất. Đại dương cũng là môi trường hình thành nên những cơn bão, nhiệt độ của Đại dương quyết định những cơn bão mạnh lên hay yếu đi, có vai trò rất lớn giúp chúng ta có thể dự báo, cảnh báo được những cơn bão và thông tin thiên tai đến từ bão. Với vai trò quan trọng trên, chủ đề của ngày Khí tượng thế giới năm nay cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi động Thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2021-2030 với nhiều mục tiêu được đưa ra, đó là quản lý một cách bền vững các hệ sinh thái vùng bờ, bao gồm khả năng phục hồi của hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt và xói sạt lở, cải thiện, cập nhật các giá trị tham chiếu cơ sở về điều kiện môi trường và nhận thức của công chúng; Chúng ta hướng tới việc quan trắc tích hợp và chia sẻ dữ liệu, bao gồm việc sử dụng vệ tinh, các hệ thống quan trắc cố định và di động, tất cả đều cung cấp thông tin cho việc quản lý dữ liệu chung và Hệ thống Quan trắc đại dương toàn cầu. Là một thành viên của WMO, ngành KTTV Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, cam kết thúc đẩy các hoạt động quan trắc và nghiên cứu khoa học Đại dương, góp phần thực hiện cam kết mục tiêu chung của WMO về Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên hợp quốc: “Đại dương an toàn”, “đại dương thấu hiểu” và “đại dương tường minh”. Việt Nam đã và đang phối hợp cùng với WMO và các nước thành viên có những chương trình nghiên cứu, trao đổi thông tin để ngày càng nâng cao năng lực dự báo, nâng cao vai trò, vị thế của ngành KTTV Việt Nam. Nhân Kỷ niệm Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Tổng cục KTTV và các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên Môi trường triển khai lồng ghép các hoạt động hưởng ứng. Theo đó Ngày 23.3 sẽ diễn ra Lễ Phát động Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới và Tọa đàm “Giám sát đại dương – Dự báo cảnh báo thiên tai phục vụ sinh kế biển”. Hoạt động ý nghĩa này được tổ chức trực tuyến từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn đến 63 điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố. Với sự tham gia của các Bộ, ban, ngành đoàn thể, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu và tác nghiệp khí tượng, thủy văn, hải văn, phòng chống thiên tai và các lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, đại diện các đại sứ quán, cơ quan tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí, học sinh sinh viên các trường đại học đào tạo về KTTV, các doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức ngành KTTV trên toàn quốc. Hoạt động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới được Báo Tài nguyên và Môi trường đăng tải trên nền tảng truyền hình trực tuyến và chia sẻ trên kênh truyền thông và mạng xã hội tại các địa chỉ Trang thông tin chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các trang website của Tổng cục KTTV, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên môi trường và các đơn vị trực thuộc với mong muốn được chia sẻ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng đến với cộng đồng xã hội. Đây là hoạt động có ý nghĩa kết nối các nhà dự báo cùng toàn thể xã hội chung tay cung cấp các dịch vụ dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo an toàn cho người và tài sản, cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức về KTTV đối với cộng đồng xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh cho Đất nước. [[{"fid":"3404","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 666px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 là: “Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta”, nhằm kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống Trái đất. Đồng thời, vai trò của khoa học dự báo cảnh báo khí tượng thuỷ văn (KTTV), đặc biệt là quan trắc đại dương đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai rất mạnh mẽ ở các quốc gia nhằm tăng cường bảo vệ tính mạng và tài sản trên biển cũng như quản lý vùng ven biển; mối tương tác giữa đại dương và khí hậu, thời tiết; đảm bảo an toàn trên biển và đất liền; quan trắc đại dương; dự báo thay đổi khí hậu; mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và các sáng kiến khác. WMO thực hiện các hoạt động để cải thiện tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và ứng phó khẩn cấp với các hiểm hoạ môi trường như sự cố tràn dầu và hoá chất cũng như chất phóng xạ. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra và tác động đến các điều kiện tự nhiên làm cho các loại thiên tai ngày càng “dị thường hơn, cực đoan hơn” cả về tần suất lẫn cường độ, nhất là các thiên tai liên quan đến biển và đại dương. Do đó, đảm bảo an toàn trên biển và đất liền đang là vấn đề của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, cần có sự phối hợp mạnh mẽ giữa các nước để đảm bảo việc quan trắc được diễn ra thường xuyên và bền vững. Ngoài việc ảnh hưởng đến địa lý của các khu vực khí hậu trên hành tinh, đại dương còn khiến khí hậu thay đổi trong khoảng thời gian hàng tuần đến hàng thập kỷ thông qua các dao động thường xuyên. Với việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết. Trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng lên nhanh chóng, nhu cầu về an toàn sinh mạng trển biển và hỗ trợ quản lý vùng ven biển ngày càng tăng. Vì vậy, làm rõ vai trò kết nối tổng thể của việc giám sát, dự báo khí tượng thủy văn, cũng như các dịch vụ cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán là vấn đề vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trên biển, thúc đẩy giao thông đường biển. Việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.   Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường

TIẾP NHẬN VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG MÁY KHỬ KHUẨN ÁP LỰC ÂM

Chiều ngày 22/3/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và đưa vào sử dụng máy khử khuẩn áp lực âm trị giá 170 triệu đồng, do Công ty Cổ phần Airtech Thế Long trao tặng. [[{"fid":"3400","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Máy khử khuẩn áp lực âm là một buồng khử khuẩn toàn thân kín với hệ thống khử khuẩn thổi bụi bẩn, vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo, vật dụng của người sử dụng nhờ xử lý bằng hệ thống lọc HEPA và đèn UV để diệt khuẩn đồng thời thổi dung dịch diệt khuẩn dạng hơi sương giúp tăng khả năng khử khuẩn. Máy khử khuẩn áp lực âm được đặt tại Khoa Khám bệnh phục vụ khử khuẩn cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người dân đến khám, chữa bệnh đặc biệt là trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. [[{"fid":"3401","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Airtech Thế Long đã quan tâm và dành sự hỗ trợ cho Bệnh viện. Chúc Quý Công ty ngày càng phát triển và thành công. Bệnh viện rất mong Quý Công ty tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện trong thời gian tới.

NƯỚC VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU TOÀN CẦU ĐỐI VỚI TRẺ EM: 10 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Biến đổi khí hậu hiện nay đang làm thay đổi, phá vỡ các hình thái thời tiết, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, không dự đoán được nguồn nước, gây trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn cấp nước. Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và số lượng nước đối với trẻ em. Ngày nay, sự thay đổi về khí hậu được thấy rõ thông qua sự thay đổi của nước và những sự thay đổi này có thể khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.  [[{"fid":"3398","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"444","width":"700","style":"width: 500px; height: 317px;","class":"media-element file-default"}}]] Ủy ban Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) đã thống kê 10 vấn đề liên quan giữa nước và trẻ em trong bối cảnh biến đổi khí hậu như sau: 1. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những thay đổi trong chu trình nước tự nhiên đang khiến việc tiếp cận nước uống an toàn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trẻ em sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. 2. Khoảng 74% hiện tượng thiên tai từ năm 2001 đến 2018 có liên quan đến nước, như hạn hán và lũ lụt. Với tần suất và cường độ thiên tai dự kiến sẽ tăng lên cùng với những biến đổi khí hậu sẽ gây ra những tác động lớn đến thế giới và đặc biệt là trẻ em.  3. Có khoảng 450 triệu trẻ em hiện đang sống ở các khu vực dễ bị tổn thương và ảnh hưởng khi mực nước dâng cao (ở sông, hồ, hay ven biển). Điều này cũng đồng thời với việc sẽ không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho số lượng trẻ em sinh sống tại khu vực này.  4. Khi thiên tai xảy ra, sẽ có thể phá hủy hoặc làm ô nhiễm toàn bộ nguồn cung cấp nước, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tả, thương hàn. Đây cũng là những bệnh mà trẻ em dễ mắc phải. 5. Nhiệt độ trái đất tăng do biến đổi khí hậu có thể gây ra những mầm bệnh trong các nguồn nước ngọt, làm cho nguồn nước này trở nên nguy hiểm cho người sử dụng.  6. Nước bị ô nhiễm đe dọa rất lớn đến cuộc sống của trẻ em. Các loại bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. 7. Mỗi ngày có trên 700 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do bệnh tiêu chảy. Một trong những nguyên nhân là không đủ nước để dùng hoặc thiếu vệ sinh hoặc vệ sinh không đảm bảo an toàn. 8. Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những áp lực, căng thẳng về nước đặc biệt đối với những khu vực có nguồn nước cực kỳ hạn chế sẽ có thể làm tăng  tăng thêm các cạnh tranh về nước, thậm chí là  xung đột. 9. Dự đoán đến năm 2040, gần như cứ 4 trẻ em sẽ có 1 trẻ sống ở những khu vực có mức độ căng thẳng cao về nước. 10. Mực nước biển dâng cao đang khiến nước ngọt bị nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến nguồn nước mà hàng triệu người đang sinh sống ở những khu vực này.  Biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay. Chúng ta phải hành động, những hành động thiết thực về nước chính là một phần của giải pháp. Việc thích ứng với tác động nước khi khí hậu biến đổi sẽ bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của trẻ em. Hơn nữa, việc sử dụng nước hiệu quả hơn và những giải pháp hướng tới hệ thống nước chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ làm giảm khí nhà kính đảm bảo cho tương lai của trẻ em sau này.  Thế giới cần phải sử dụng nước một cách thông minh. Unicef kêu gọi tất cả mọi người đều thể hiện vai trò của mình, có những hành động cấp thiết đóng góp vào những hoạt động chung của thế giới.    Theo Cục Quản lý tài nguyên nước

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI NĂM 2021: COI TRỌNG CÁC GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC

Chủ đề của Ngày Nước Thế giới năm 2021 là “Giá trị của nước” nhằm nhấn mạnh, coi trọng các giá trị của nước. Sự phát triển kinh tế và dân số toàn cầu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng ngày càng cần nhiều nước hơn. Hơn nữa, biến đổi khí hậu và tình trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước đang làm cho chu trình tự nhiên của nước trở nên thất thường hơn.  Cách chúng ta nhìn nhận giá trị của nước sẽ quyết định cách chúng ta quản lý và chia sẻ nước. Giá trị của nước cao hơn nhiều so với giá cả của nó - Nước có giá trị to lớn và phức hợp đối với mỗi hộ gia đình, thực phẩm, văn hóa, sức khỏe, giáo dục, kinh tế và sự toàn vẹn của môi tường tự nhiên. Nếu bỏ qua bất kỳ giá trị nào trong số này, chúng ta có nguy cơ quản lý sai nguồn tài nguyên hữu hạn và không thể thay thế này.  Do vậy, nếu không có sự hiểu biết toàn diện về giá trị thực sự, đa chiều của nước, chúng ta sẽ không thể bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này vì lợi ích của tất cả mọi người. [[{"fid":"3392","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 700px; height: 191px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách thức để xác định giá trị, vai trò của nước  Coi trọng nguồn nước  Tất cả nước được tạo ra bởi các hệ sinh thái. Và tất cả nước mà chúng ta lấy ra để sử dụng cuối cùng sẽ trở lại môi trường. Vòng tuần hoàn nước có thể coi là "Dịch vụ hệ sinh thái" quan trọng nhất của chúng ta. Để đảm bảo nguồn cung cấp nước có chất lượng tốt và xây dựng khả năng chống chịu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán thì cần phải có những đánh giá cao hơn về vai trò và giá trị của nước hay “Dịch vụ hệ sinh thái” của nước không chỉ đối với môi trường và với cả con người. Đánh giá giá trị của cơ sở hạ tầng nước   Cơ sở hạ tầng nước giúp lưu trữ cũng như vận chuyển nước đến  những nơi cần nước. Đồng thời, cơ hạ tầng nước cũng giúp làm sạch và đưa nước trở lại môi trường tự nhiên sau quá trình sử dụng của con người.  Ở những nơi cơ sở hạ tầng về nước thiếu thốn sẽ dẫn đến suy giảm sự phát triển kinh tế xã hội và đe dọa đến các hệ sinh thái.  Đánh giá giá trị của nước với các hoạt động sản xuất và kinh tế xã hội  Nước được coi là đầu vào cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp, kinh doanh và việc làm. Đặc biệt, nông nghiệp đặt ra nhu cầu lớn nhất đối với nguồn nước ngọt toàn cầu và cũng là một trong những nhân tố chính gây suy thoái môi trường.  Mặc dù là yếu tố cơ bản đối với an ninh lương thực, nhưng nước trong sản xuất lương thực, thực phẩm lại thường được đánh giá giá trị thấp khi đánh giá  thuần túy qua lăng kính kinh tế của giá trị mà sản xuất nông nghiệp mang lại. Thực tế, giá trị của nước trong lĩnh vực này mang lại nhiều lợi ích rộng lớn hơn như cải thiện dinh dưỡng, tạo thu nhập, giúp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm tình trạng di cư … Đây chính những yếu tố quan trong thường không được phản ánh khi đề cập giá trị của nước. [[{"fid":"3393","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 311px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nước được coi là đầu vào cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp Đối với lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và kinh doanh (EIB), các mối đe dọa liên quan đến nước như khan hiếm nước, lũ lụt và biến đổi khí hậu có thể là những nguyên đẩy chi phí về nước lên cao và phá vỡ chuỗi cung ứng. Do vậy, việc quản lý nước yếu kém của từng bộ phận trong các ngành nghề này có thể gây tổn hại đến hệ sinh thái, có thể làm tổn hại đến danh tiếng và ảnh hưởng đến doanh số kinh doanh.  [[{"fid":"3394","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 311px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nước được coi là đầu vào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh và việc làm Về mặt truyền thống, các ngành nghề trên định giá giá trị của nước theo lượng nước sử dụng cộng với chi phí xử lý nước thải và tiêu hủy chất thải. Hiện nay, nhiều tổ chức đang áp dụng các phương pháp lập kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) nhằm cải thiện tính bền vững trong kinh doanh và thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước. Đánh giá giá trị của nước qua các khía cạnh văn hóa xã hội, giải trí, văn hóa và tâm linh Nước có thể đóng vai trò kết nối chúng ta với các hoạt động về sáng tạo, tôn giáo và cộng đồng. Và nước trong không gian tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên có thể giúp chúng ta cảm thấy bình yên. Nước là một phần nội tại của mọi nền văn hóa nhưng những giá trị cảu nước trong những chức năng này rất khó định lượng hoặc rõ ràng.  [[{"fid":"3395","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 273px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nước có thể đóng vai trò kết nối chúng ta với các hoạt động về sáng tạo, tôn giáo và cộng đồng Kinh tế học thường coi nước là một nguồn tài nguyên để con người sử dụng. Tuy nhiên, nước rất ít hoặc không chú ý đến giá trị văn hóa xã hội hoặc môi trường mà nước mang lại. Do vậy, cần phải hiểu đầy đủ các giá trị văn hóa của nước bằng cách định giá và thu hút  sự quan tâm của các bên liên quan, của những nhà hoạt định, những người đưa ra quyết định trong quản lý tài nguyên nước. [[{"fid":"3396","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 666px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]   Theo Cục Quản lý tài nguyên nước

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC

Ngày 20/3 hằng năm được gọi là ngày Quốc tế Hạnh phúc, với thông điệp: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. "Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều công nhận rằng, hạnh phúc nghĩa là làm việc để chấm dứt xung đột, nghèo đói và các điều kiện không may mắn khác và rất nhiều đồng loại của chúng ta hiện đang phải sống trong các điều kiện đó. Hạnh phúc không phải là điều phù phiếm, cũng không phải là điều gì xa xỉ. Hạnh phúc là khát khao sâu xa của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc không nên từ chối một ai và phải là của tất cả mọi người. Khát vọng này ẩn chứa trong cam kết của Hiến chương Liên Hợp Quốc để thúc đẩy hòa bình, công bằng, nhân quyền, tiến bộ xã hội và mức sống được cải thiện". [[{"fid":"3385","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 238px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguồn gốc của ngày Quốc tế Hạnh phúc Tháng 6 năm 2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Liên Hợp Quốc quyết định kỷ niệm ngày này theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á, nằm sâu trong lục địa phía Đông dãy Himalaya. Bắt đầu từ những năm 1970, nhà vua của vương quốc này đã đưa ra một cách thức mới đánh giá sự thịnh vượng của xã hội, đó là thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia, bên cạnh các chỉ số về kinh tế thường được dùng để đánh giá về sự giàu có vật chất. Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Trong cuộc họp phát động Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là ông Ban Ki Moon phát biểu: "Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới nhận diện được tầm quan trọng của ba yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ba yếu tố đó gồm: Xã hội - Kinh tế - Môi trường. Nếu làm được cả 3 điều này, chúng ta sẽ có một thế giới hạnh phúc". Bhutan - quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ 20 và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng, nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại. Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, còn vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực... Bởi vậy, ngày 20/3 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Ý nghĩa của ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực…. Bởi vậy ngày 20/3 - Ngày Quốc tế hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Ngày Quốc tế hạnh phúc ở Việt Nam Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối nước các hoạt động nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3). Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Vào ngày này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ gửi thông điệp tới toàn thể nhân dân Việt Nam. Phó Thủ tướng đã khẳng định, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn chặt với tiêu ngữ: “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Độc lập là tiền đề của tự do, hạnh phúc của nhân dân. Tự do, hạnh phúc của nhân dân là thước đo giá trị, là mục tiêu của độc lập dân tộc. Hạnh phúc của nhân dân chỉ trọn vẹn khi là công dân của một nước Độc lập và có đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, có đời sống tinh thần lành mạnh. Nhân dân phải là người chủ thực thụ của đất nước và của quá trình phát triển. Mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn diện, hướng tới chân, thiện, mỹ. Đó cũng luôn là mục tiêu, là động lực để chúng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết tâm xây dựng và bảo vệ một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, Phó Thủ tướng khẳng định: Nhân dân Việt Nam đã không quản hy sinh, gian khổ để gìn giữ nền Độc lập của Dân tộc mình, kiến thiết đất nước mình và cũng luôn sẵn lòng chia sẻ, góp sức, đề cao trách nhiệm là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đem lại hạnh phúc cho nhân loại, gìn giữ màu xanh của hành tinh. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Việt Nam là để cùng cả thế giới biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo; một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn niềm hạnh phúc. Phó Thủ tướng kêu gọi: Để ngày Quốc tế Hạnh phúc có ý nghĩa thiết thực và cao đẹp, chúng ta hãy cùng nhau chung sức đồng lòng, trách nhiệm, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt quan tâm tới các khu vực vùng đồng bào dân tộc ít người còn nhiều khó khăn, tới các đối tượng chính sách, dễ bị tổn thương. Hãy cũng nhau kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc  Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hãy yêu thương và chia sẻ để tìm thấy cho mình và giúp những người quanh ta, trước hết là gia đình, là những người thân có nhiều giây phút hạnh phúc đích thực!

PHÒNG AN NINH ĐỐI NỘI – CÔNG AN TỈNH TẶNG QUÀ BỆNH NHÂN KHÓ KHĂN VÀ ỦNG HỘ “TỦ QUẦN ÁO MIỄN PHÍ”

Hưởng ứng Tháng thanh niên tình nguyện, sáng 18/3/2021, đại diện lãnh đạo, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Phòng An ninh đối nội - Công an tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm, tặng quà hỗ trợ bệnh nhân khó khăn và ủng hộ “Tủ quần áo miễn phí” của Bệnh viện. [[{"fid":"3379","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3380","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn đã đến thăm và trao số tiền 3.300.000 đồng giúp đỡ bệnh nhân Hà Thị Hường (bệnh nhân bị bỏng đã được Bệnh viện kêu gọi hỗ trợ từ ngày 23/2/2021); tặng 400 bộ quần áo cho “Tủ quần áo miễn phí”. Món quà mang ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn, yên tâm điều trị; thể hiện tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái của các đồng chí Phòng An ninh đối nội. [[{"fid":"3381","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2048","width":"1536","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện xin gửi lời cảm ơn các đồng chí Phòng An ninh đối nội - Công an tỉnh Lạng Sơn đã dành sự quan tâm cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị và các nhà hảo tâm giúp đỡ cho người bệnh trong những hoạt động tiếp theo.

HỘI THẢO BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ngày 17/3/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Hội thảo Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học. Dự hội thảo có đại diện Sở Y tế, các cán bộ y tế của BVĐK, Bệnh viện Phổi, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền và 11 trung tâm y tế huyện, thành phố. Báo cáo viên là Ths. Đỗ Thu Hạnh – Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"3377","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Ths. Đỗ Thu Hạnh trình bày báo cáo tại hội thảo Hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn được quan tâm, thực hiện. Trong năm 2020, Bệnh viện đã nghiệm thu 13 đề tài nghiên cứu khoa học và 2 sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở. Tháng 1 năm 2021, Hội đồng Nghiên cứu khoa học Bệnh viện đã nhận được đăng ký thực hiện 29 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và 6 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của các nhóm nghiên cứu là viên chức, người lao động trong Bệnh viện. Nhằm nâng cao chất lượng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong Bệnh viện và ngành y tế, hội thảo đã cập nhật, nâng cao kiến thức mới về phương pháp nghiên cứu khoa học cho hơn 100 cán bộ y tế. Đây là những kiến thức cần thiết trước khi thực hiện sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, qua đó giúp cán bộ y tế trong tỉnh không chỉ thực hiện được nhiều nghiên cứu đem lại nhiều lợi ích cho công tác khám, chữa bệnh mà còn giúp các nghiên cứu được nâng cao hơn về chất lượng và tính khoa học.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN ỨNG DỤNG TIA PLASMA GIẢM ĐAU, PHỤC HỒI VẾT THƯƠNG NHANH CHÓNG

Giảm đau hiệu quả, mau lành vết thương, hạn chế sẹo, an toàn, không tác dụng phụ… là những ưu điểm vượt trội của phương pháp chiếu tia Plasma cho bệnh  nhân và sản phụ đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Dưới tác dụng của tia Plasma lạnh, vết thương có thể phục hồi nhanh chóng nhờ các đặc tính: Diệt khuẩn, bao gồm cả một số vi khuẩn kháng thuốc, vius, nấm; Làm sạch, giảm mùi hôi và khử trùng bề mặt vết thương; Kích thích tăng sinh tế bào da, tăng tốc độ làm lành vết thương, ít để lại sẹo; Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật. Công nghệ này giúp phục hồi, tái tạo làn da bị tổn thương, không gây tổn thương tới các lớp da sâu hơn và không có tác dụng phụ, không gây kích ứng nên rất an toàn cho người sử dụng. Chị Phạm Lan Anh (phường Vĩnh Trại – TP. Lạng Sơn) cho biết: “Tôi ngã xe máy, bị vết thương khá rộng và sâu ở chân nên thấy rất đau. Tôi đã tìm hiểu và lựa chọn chiếu tia plasma lạnh tại Bệnh viện. Sau mỗi lần chiếu tôi cảm thấy đỡ đau hơn rất nhiều và vết thương phục hồi cũng rất nhanh, thời gian tôi phải điều trị tại Bệnh viện cũng đã được rút ngắn. Tôi thấy dùng tia plasma vô cùng hữu ích”. Đối với sản phụ sau sinh, việc dùng tia plasma sẽ diệt các vi khuẩn (kể cả vi khuẩn kháng kháng sinh), nấm và virus, làm khô sạch bề mặt, giúp da tăng sinh nhanh lành vết thương bụng sau mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn trong sinh thường hay những tổn thương vùng vú. Liều lượng chiếu tia plasma sẽ được chỉ định phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Thông thường chỉ cần thực hiện từ 2 - 3 lần chiếu, mỗi lần 3 phút là vết thương đã tiến triển tích cực. Chị Hoàng Thị Diệu (huyện Lộc Bình – Lạng Sơn) chia sẻ: “Đây là lần thứ hai tôi sinh mổ, khả năng chịu đau của tôi khá kém nên tôi rất sợ đau vùng vết mổ như lần sinh trước, hơn nữa da tôi lại dễ để lại sẹo. Trước khi sinh tôi cũng tìm hiểu về những phương pháp giúp vết mổ nhanh liền sẹo và giảm đau thì thấy công nghệ plasma lạnh rất hiệu quả và được các mẹ ưa chuộng. Được biết Bệnh viện tỉnh đã có dịch vụ chiếu tia plasma lạnh sau phẫu thuật nên tôi đăng ký. Cảm nhận khi chiếu plasma lạnh xong vết mổ của tôi khô rất nhanh, vùng vết mổ cũng bớt đau đi nhiều. Chỉ sau 2 lần chiếu tia plasma lạnh lên vết mổ đẻ thôi mà tôi đã thấy sự khác biệt rất lớn so với lần sinh đầu tiên không sử dụng dịch vụ này. Không còn cảm giác đau đớn nhiều nên tôi sớm vận động đi lại, nhờ đó mà sức khoẻ hồi phục nhanh hơn, đặc biệt việc tiết sữa cho bé bú cũng không bị ảnh hưởng, tôi cũng chăm sóc bé được nhiều hơn. Dịch vụ này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho những sản phụ như chúng tôi”. Bên cạnh việc hỗ trợ giảm đau cho mẹ, chiếu tia plasma lạnh còn hỗ trợ làm lành cuống rốn cho trẻ sơ sinh, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ. Sau sinh trẻ được chiếu tia plasma với khoảng từ 2-3 lần chiếu, cuống rốn sẽ khô và rụng nhanh trong vòng 5-7 ngày. Trong hơn 1 tháng triển khai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã ứng dụng kỹ thuật hiện đại này cho gần 300 bệnh nhân và sản phụ. Tất cả trường hợp sau khi được chiếu tia lạnh plasma đều đạt hiệu quả tốt, vết thương khô, nhanh liền, không phù nề và đặc biệt không gây đau rát, giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ với mức chi phí hợp lý. Việc ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong điều trị vết thương tại Bệnh viện sẽ giúp cho người bệnh được lựa chọn sử dụng thêm một phương pháp điều trị mới, an toàn, hiệu quả, giúp giảm tối đa thời gian và chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xem thêm tại: http://bvdklangson.com.vn/tin-tuc/ung-dung-cong-nghe-plasma-phuong-phap-lam-lanh-vet-thuong-nhanh-chong-hieu-qua.html   Phòng CTXH

NGÂN HÀNG AGRIBANK LẠNG SƠN TẶNG Ô TÔ ĐIỆN TRI ÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng 26/2/2021 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm và tri ân các thầy thuốc của Bệnh viện. [[{"fid":"3330","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Agribank đã gửi lời chúc mừng đến các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Nhân dịp này, Ngân hàng Agribank đã trao tặng 1 ô tô điện trị giá 200 triệu đồng, hỗ trợ di chuyển cho bệnh nhân trong Bệnh viện. [[{"fid":"3331","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đây là món quà mang ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự sẻ chia của Ngân hàng Agribank, góp phần chung tay cùng Bệnh viện nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN ĐÃ ĐẾN, Ở, TRỞ VỀ TỪ VÙNG CÓ DỊCH

Tết Nguyên đán có sự gặp gỡ, giao lưu của những người dân ở rất nhiều nơi, trong đó có cả những người đã đến, ở, trở về từ vùng có dịch nên nguy cơ dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn thời điểm này là rất cao. Do vậy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đề nghị người dân, đặc biệt là những người đã đến, ở, trở về từ Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hưng Yên thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch: 1. Khai báo y tế ngay với Y tế phường, xã. 2. Thực hiện nghiêm túc 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. 3. Cài đặt và sử dụng Bluezone. 4. Khai báo y tế điện tử Người dùng cần tải về và cài đặt ứng dụng NCOVI trên điện thoại: - Bước 1: Sau khi truy cập vào ứng dụng NCOVI , nhập số điện thoại để xác thực danh tính. - Bước 2: Ứng dụng sẽ gửi mã OTP theo số điện thoại đã nhập, người dùng nhập mã OTP vào ứng dụng để xác thực. - Bước 3: Nhập những thông tin cá nhân theo mẫu sau đó chọn ô “Tôi cam kết các thông tin khai là đúng sự thật và Đồng ý với điều khoản sử  dụng”. Tiếp tục chọn Đồng Ý. - Bước 4: Khai báo thông tin, yếu tố nguy cơ theo bảng, sau đó chọn “Tôi cam kết các thông tin khai báo là đúng sự thật và đồng ý chia sẻ vị trí để cơ quan chức năng có thể hỗ trợ tốt nhất” và chọn KHAI BÁO. - Bước 5: Chọn ô KHAI BÁO Y TẾ TỰ NGUYỆN, điền thông tin tại mục “Cá nhân” hoặc “Người thân” sau đó chọn TIẾP TỤC. - Bước 6: Nhập thông tin khai báo y tế tự nguyện. Chọn “Tôi cam kết các thông tin khai báo là đúng sự thật” và chọn GỬI THÔNG TIN KHAI BÁO. Người dân nếu có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc SARS – CoV2 xin liên hệ Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn theo số điện thoại: 02053.803.000 hoặc liên hệ Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thương theo số điện thoại: 0943.098.229 để được tư vấn và hướng dẫn.

Trang