CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

32 CÁN BỘ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN TÌNH NGUYỆN LÊN ĐƯỜNG HỖ TRỢ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỐNG DỊCH

32 bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của tỉnh Lạng Sơn đã tình nguyện lên đường hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19. Chiều 26/7/2021, tại Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, Sở Y tế tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho Đoàn cán bộ y tế tình nguyện tỉnh Lạng Sơn lên đường hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tham dự buổi gặp mặt. Cùng dự có đồng chí Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn cùng đại diện lãnh đạo Sở Y tế. [[{"fid":"3724","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phát biểu tại buổi gặp mặt và giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ y tế Lạng Sơn lên đường hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 Phát biểu tại buổi lễ, Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã đánh giá cao tinh thần xung phong, tình nguyện của đoàn bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đợt này; đồng chí cũng lưu ý các thành viên trong đoàn phải luôn chú ý đảm bảo an toàn về sức khỏe đồng thời tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chúc các thành viên trong đoàn mạnh khỏe, đoàn kết, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía Nam chống dịch hiệu quả. [[{"fid":"3726","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3456","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh  động viên cán bộ y tế tỉnh Lạng Sơn lên đường hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 Thay mặt cho đoàn cán bộ y tế, bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh phát biểu nhận nhiệm vụ và hứa sẽ đồng lòng, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trước đó, chiều 25/7, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lãnh đạo Sở Y tế cũng đã gặp mặt và giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ y tế của tỉnh tham gia hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch. [[{"fid":"3725","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Nguyễn Thế Toàn - Giám đốc Sở Y tế biểu dương tinh thần tình nguyện, xung phong ra tuyến đầu chung tay cùng Thành phố Hồ Chí Minh chống dịchcủa các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Tại buổi gặp mặt, Đồng chí Nguyễn Thế Toàn - Giám đốc Sở Y tế biểu dương tinh thần tình nguyện, xung phong ra tuyến đầu chung tay cùng Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch của các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Đồng chí Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh đây là nhiệm vụ hết sức vẻ vang nên các thành viên trong đoàn công tác cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc; phát huy hết khả năng chuyên môn của mình phục vụ công tác phòng, chống dịch; bên cạnh đó cần tuân thủ nghiêm các quy định, quy trình phòng, chống dịch để tránh lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. [[{"fid":"3731","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3456","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] 32 bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của tỉnh Lạng Sơn tình nguyện lên đường hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 Trong số 32 cán bộ y tế tình nguyện đi hỗ trợ đợt này có 10 bác sĩ, 20 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên thuộc các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, trong đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 11 cán bộ (3 bác sĩ, 8 điều dưỡng). Các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thuộc các chuyên ngành nội, hồi sức, ngoại, nhi, truyền nhiễm. Tất cả cán bộ y tế tham gia đoàn công tác đều được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19; có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với Sars-CoV-2. Trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, đoàn cán bộ y tế đã được hướng dẫn các quy định về chuyên môn, quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch COVID-19 và những biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19. [[{"fid":"3728","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3729","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3730","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]]

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG BÁC SĨ ĐA KHOA, ĐIỀU DƯỠNG

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thông báo tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng lao động hợp đồng có thời hạn. Trình độ đào tạo: Bác sĩ đa khoa; Điều dưỡng cao đẳng trở lên. Hồ sơ có đủ các thành phần sau: Đơn xin đi làm; Sơ yếu lý lịch có xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền; Giấy chứng nhận sức khỏe cách tối đa 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; Bản sao bằng tốt nghiệp phù hợp với trình độ yêu cầu cần tuyển; Bản sao các chứng chỉ đào tạo chuyên môn; chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ hành nghề (nếu có); Bản sao Bảng điểm học tập toàn khóa; Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, giấy khai sinh; (Các bản sao giấy tờ nêu trên đều có công chứng) Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 21/7/2021 đến hết ngày 30/7/2021. Hình thức gửi: Gửi bảo đảm qua đường bưu điện. Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng Tổ chức cán bộ - Tầng 2 nhà D, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại liên hệ: 02053.898.126 hoặc 0396.889.866. Lưu ý: - Vỏ hồ sơ mua tại cửa hàng văn phòng phẩm. Ngoài bìa ghi thêm mục số điện thoại đăng ký Zalo. - Phong bì thư ghi rõ: “Hồ sơ tuyển dụng lao động hợp đồng” + địa chỉ nhận. - Sau khi rà soát hồ sơ, Bệnh viện sẽ tiến hành lựa chọn đối tượng ký hợp đồng bằng hình thức phỏng vấn tuyển dụng. Thời gian phỏng vấn sẽ thông báo sau. - Các thí sinh cần khai báo y tế qua phần mềm Bluezone và xuất trình giấy xét nghiệm bằng phương pháp chẩn đoán nhanh (RDT) hoặc xét nghiệm sinh học phân tử (RT-PCR) có kết quả âm tính với COVID-19 trong vòng 48 giờ khi đến phỏng vấn. Bệnh viện không tiếp nhận hồ sơ chưa có đủ các thành phần trên hoặc các giấy tờ có liên quan không hợp lệ theo quy định hiện hành./.

TẬP HUẤN AN TOÀN TRONG TIÊM CHỦNG

Ngày 20/7/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức tập huấn an toàn trong tiêm chủng cho nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh. Giảng viên là Bác sĩ CKI Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện và Bác sĩ CKII Dương Anh Dũng - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. [[{"fid":"3720","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tập huấn, các nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh đã được hướng dẫn một số Nghị định của Chính phủ, các Thông tư, Quyết định của Bộ Y tế về hoạt động tiêm chủng và các quy định về tiêm chủng; hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em; hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; hướng dẫn sử dụng phần mềm Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Lớp tập huấn nhằm đảm bảo nhân lực thực hiện tiêm chủng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn, qua đó, góp phần đảm bảo chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC-XIN VERO CELL PHÒNG COVID-19

Ngày 20/7/2021, theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Vero Cell phòng dịch Covid-19. Đối tượng tiêm vắc xin đợt này theo Quyết định 3326/QĐ-BYT ngày 06/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc điều chỉnh phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 6 tại các xã của các huyện có đường biên giới với Trung Quốc. Cụ thể đối tượng được tiêm là người có nhu cầu trao đổi, hoạt động thương mại, dịch vụ với Trung Quốc, Lưu học sinh Việt Nam đã, đang và sẽ học tập ở Trung Quốc; công dân Việt Nam có thân nhân ở Trung Quốc có nhu cầu thăm thân. [[{"fid":"3716","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Bệnh viện, khu vực khám sàng lọc, tiêm chủng, khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm được bố trí đầy đủ trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các trường hợp đến tiêm được hướng dẫn, phân luồng nhằm giữ khoảng cách, tránh tập trung đông người tại khu vực chờ tiêm, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch. [[{"fid":"3717","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Theo kế hoạch, từ ngày 20/7 đến 22/7/2021, Bệnh viện sẽ tiêm cho 760 công dân Việt Nam học tập, làm việc và có thân nhân ở Trung Quốc, qua đó nâng cao khả năng miễn dịch cho các đối tượng này, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh Covid-19. Sau khi tiêm mũi 1 đủ thời gian 3 tuần, các công dân này sẽ tiếp tục được tiêm mũi 2 vắc xin Vero Cell.

SỞ Y TẾ KIỂM TRA CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Ngày 15/7/2021, Đoàn công tác của Sở Y tế do đồng chí Nguyễn Thế Toàn – Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác 6 tháng đầu năm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trong 6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 kéo dài nên việc thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn của Bệnh viện còn thấp so với Quyết định giao chỉ tiêu của Sở Y tế. Tuy nhiên Bệnh viện đã nỗ lực khắc phục những khó khăn, trong đó, hoạt động khám chữa bệnh tiếp tục được quan tâm hàng đầu, chất lượng chuyên môn tiếp tục được nâng cao, phát triển theo hướng chuyên sâu và bền vững. Thủ tục hành chính được giảm bớt tối đa để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện đã nhận được nhiều lời khen ngợi của người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử. Trong 6 tháng đầu năm, dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Bệnh viện đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch; tiếp nhận bệnh nhân cách ly, đáp ứng yêu cầu phòng và điều trị bệnh. Bệnh viện cũng đẩy mạnh thực hiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 giúp công tác sàng lọc bệnh nhân được nhanh chóng và xét nghiệm kịp thời cho các khu vực nguy cơ cao để có các biện pháp khoanh vùng dịch. [[{"fid":"3708","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1937","width":"3825","style":"text-align: center; width: 500px; height: 253px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Nguyễn Thế Toàn - Giám đốc Sở Y tế kết luận tại buổi kiểm tra Kết luận tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thế Toàn nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bệnh viện cần tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để nâng cao hơn nữa công tác khám, chữa bệnh. Trong đó, cần quan tâm đến công tác khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế, công tác tổ chức cán bộ, công tác mua sắm, đấu thầu; tham mưu tốt cho Tỉnh và Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid -19. Sở Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn giúp Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TĂNG CAO, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỂ CẤP CỨU KỊP THỜI

Trong những ngày nắng nóng vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ não liên tục tăng cao. Từ tháng 6/2021 đến nay, Bệnh viện tiếp nhận 40 trường hợp đột quỵ não, tăng 178% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý là các bệnh nhân này không được phát hiện sớm đột quỵ, vào viện khi đã quá “giờ vàng” (4,5 giờ kể từ khi khởi phát bệnh) nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong ở người bệnh. [[{"fid":"3704","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân đột quỵ não vào viện muộn, để lại di chứng nặng nề Bệnh nhân H.Đ.H (81 tuổi, ở Cao Lộc, Lạng Sơn) có tiền sử Tăng huyết áp. Khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ, gia đình người bệnh không phát hiện kịp thời, đến khi người bệnh rơi vào hôn mê, gọi hỏi không trả lời mới đưa đến bệnh viện. Do đến bệnh viện muộn, não bộ người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng, nên dù được điều trị hơn 1 tháng qua, tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhân mất ý thức hoàn toàn và tàn tật suốt đời. Nếu được cấp cứu trong khoảng thời gian vàng, người bệnh có thể được cứu sống và hồi phục hoàn toàn nhờ dùng thuốc tiêu sợi huyết. Do vậy, người nhà người bệnh và nhân dân cần nắm rõ dấu hiệu đột quỵ não để nhận biết sớm và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Cách nhận biết sớm đột quỵ não dựa vào dấu hiệu “FAST” gồm 4 yếu tố đó là: - Khuôn mặt (Face): Nhân trung lệch sang một bên. - Tay chân (Arms): Tay chân yếu, tê bì một bên hoặc có thể hai bên, cầm vật gì đột nhiên rơi, hay đang đi, đứng đột nhiên quỵ xuống. - Giọng nói (Speech):  Nói ngọng, nói khó, thất ngôn, ú ớ không nói được. - Thời gian (Time): Thời gian vàng cấp cứu đột qụy não là 3 đến 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu trên. Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu trên, không nên châm cứu, chích máu tay, đánh gió,... tránh làm mất thời gian vàng. Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu và xử trí kịp thời.

TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số địa phương trên cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Tại tỉnh Lạng Sơn, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đề nghị người bệnh và người nhà người bệnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: [[{"fid":"3702","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 423px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 1. Mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người nhà vào chăm sóc. Người chăm sóc bệnh nhân phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào chăm sóc bệnh nhân. Phải có thẻ lưu trú và tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch. 2. Người quen, người thân không vào thăm bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú tại Bệnh viện. 3. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay nhanh, giữ khoảng cách và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch tại Bệnh viện. 4. Tất cả các bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng hô hấp: Sốt, ho, đau họng, khó thở,… đặc biệt là bệnh nhân đã từng đến, ở, trở về từ vùng dịch phải thực hiện theo đúng hệ thống bảng, biển chỉ dẫn đến khám tại phòng khám hô hấp của Bệnh viện. 5. Bệnh viện khuyến khích bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ăn cơm và sử dụng các dịch vụ tại Căng tin Bệnh viện, hạn chế tối đa việc ra ngoài khuôn viên Bệnh viện để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. 6. Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị bình thường; người bệnh, người nhà người bệnh khi đến Bệnh viện cần thực hiện khai báo y tế đầy đủ và trung thực. Rất mong bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân dân trong tỉnh phối hợp thực hiện chung tay cùng Bệnh viện phòng, chống dịch Covid-19.

SINH THIẾT KHỐI U PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật hiện đại đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) giúp chẩn đoán ung thư với độ chính xác cao đồng thời giúp giảm thiểu các tai biến, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi thường ở các giai đoạn tiến triển nên khó điều trị. Sinh thiết phổi là bước xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán, kiểm tra bệnh lý của phổi và liệu có sự tồn tại của ung thư hay không. Sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính (CT) có vai trò đặc biệt quan trọng trong lấy bệnh phẩm từ u phổi. [[{"fid":"3698","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thực hiện kỹ thuật sinh thiết khối u phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính tại BVĐK Từ đầu năm 2021 khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai kỹ thuật sinh thiết khối u phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính, đến nay đã thực hiện trên nhiều ca bệnh, đạt được hiệu quả chẩn đoán chính xác lên đến 98%, giúp ích đắc lực cho bác sĩ lâm sàng và cho chính người bệnh. Kỹ thuật sinh thiết nói chung và kỹ thuật sinh thiết u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính nói riêng là kỹ thuật cao đang được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh. Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư rất chính xác, có độ an toàn cao, giúp giảm thiểu các tai biến, biến chứng xảy ra, đem lại nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh. Kỹ thuật sinh thiết u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính ngực là kỹ thuật sinh thiết xâm nhập nhỏ, tối thiểu bằng kim qua thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính để tiến hành lấy một số bệnh phẩm từ u phổi, sau đó bệnh phẩm được kiểm tra dưới kính hiển vi giúp xác định tính chất lành tính hay ác tính của u. Đây là một phương pháp hỗ trợ rất hiệu quả, cung cấp nhiều thông tin chẩn đoán bệnh cho các bác sĩ lâm sàng, hướng tới phương châm điều trị chuẩn theo y học bằng chứng. Kỹ thuật sinh thiết u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính được chỉ định đối với bệnh nhân: - U phổi hoặc nốt phổi đơn độc mới phát hiện hoặc lớn lên trong quá trình theo dõi trên X-quang quy ước mà chưa có chẩn đoán sau khi soi phế quản ống mềm. - U phổi hoặc nốt phổi đơn độc trên CT phổi cho thấy ít có thể tiếp cận tổn thương qua soi phế quản ống mềm. - Nhiều nốt ở phổi mà chưa có chẩn đoán. - Tổn thương dạng đông đặc kéo dài mà chưa có chẩn đoán sau khi cấy đờm, máu, xét nghiệm huyết thanh học hoặc soi phế quản ống mềm. - U vùng rốn phổi. Sinh thiết u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính là thủ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm và độ chính xác cao. Với việc đào tạo bài bản và trình độ chuyên môn vững vàng, các bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh BVĐK đang thực hiện tốt kỹ thuật sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính, đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh, người bệnh gặp ít tai biến, tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị. Trong thời gian tới, khoa Chẩn đoán hình ảnh BVĐK sẽ tiếp tục triển khai các kỹ thuật hiện đại như: Sinh thiết u trung thất và hạch trung thất, sinh thiết hạch và các tạng trong ổ bụng như gan, thận, tụy…. nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.   Bác sĩ CKI Lý Kiên Trung – Khoa Chẩn đoán hình ảnh

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CPC1 HÀ NỘI TẶNG QUÀ HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG DỊCH

Chung tay cùng Bệnh viện trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngày 1/7/2021, Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội đã tặng 1.152 chai gel khô sát khuẩn cho Bệnh viện, thể hiện sự quan tâm, động viên của Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội đối với nhân viên y tế. [[{"fid":"3696","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 306px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành trước nghĩa cử cao đẹp mà Quý vị đã dành tặng cho Bệnh viện. Sự đồng hành, ủng hộ của Quý vị đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân viên y tế trong công tác phòng, chống dịch. Kính chúc Quý vị luôn mạnh khỏe, thành công, Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các Quý vị trong thời gian tiếp theo. Mọi thông tin và hỗ trợ xin liên hệ: Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, ĐT: 02053 898 992 Số tài khoản hỗ trợ: 0981 000 123456 Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Chủ tài khoản: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Hiện nay, xuất hiện nhiều lời mời các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mua/nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 hoặc tiêm chủng cho người lao động, đối tác, khách hàng... Một số tổ chức, cá nhân tự nhận tiếp cận được nguồn vắc xin của các hãng sản xuất hoặc mua lại của một số nơi dư thừa. Người dân cũng nhận được lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 thông qua những hình thức quảng bá khác nhau. Để tránh nguy cơ bị lừa đảo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 giả mạo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không an toàn, Bộ Y tế khuyến cáo: 1. Theo khuyến cáo của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), để tránh nguy cơ lừa đảo: Các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 cần tiếp xúc đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất vắc xin, hạn chế thông qua các bên trung gian. Trường hợp qua trung gian phải được xác nhận hoặc ủy quyền của nhà sản xuất. 2. Các loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế cấp phép có điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi lô vắc xin phòng COVID-19 khi nhập khẩu về Việt Nam phải được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế kiểm soát cấp phép lưu hành; các lô vắc xin nhập khẩu trước khi đưa ra sử dụng phải được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế -Bộ Y tế kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin theo quy định. Tất cả các vắc xin đều phải được bảo quản trong hệ thống dây chuyền lạnh. 3. Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đã và đang tích cực đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế để mua và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin để tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Vắc xin được tiêm chủng miễn phí cho người dân. Do vậy, mọi người dân cần bình tĩnh, hãy chờ đợi đến lượt mình được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi cơ quan y tế thông báo. 4. Người dân cần cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác. Chỉ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và các cơ sở,điểm tiêm chủng đủ điều kiện hoạt động. 5. Tuyệt đối không tiêm chủng những loại vắc xin phòng COVID-19 trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép. 6. Khi phát hiện các thông tin liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 không rõ ràng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan y tế địa phương. TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG. [[{"fid":"3683","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 1369px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]  

Trang