CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG”

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT” năm 2021, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại. Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) được Ủy ban ATGT Quốc gia phát động hưởng ứng vào ngày 19/11/2012 và từ năm 2013 đến nay được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước. Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông sẽ được tổ chức vào ngày 21-11. Thông qua hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông nhằm cảnh báo cho toàn xã hội về thảm họa, các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn giao thông tại Việt Nam; nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông để phòng tránh tai nạn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông năm 2021. Đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những nạn nhân xấu số đã thiệt mạng khi tham gia giao thông, đồng thời chia sẻ những đau thương, mất mát, gánh nặng với người thân của họ, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự ATGT và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần kéo giảm TNGT ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. [[{"fid":"3953","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"136","width":"369","style":"width: 500px; height: 184px;","class":"media-element file-default"}}]] Năm nay do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu các hoạt động tưởng niệm, thăm hỏi chỉ được thực hiện khi tình hình dịch COVID-19 tại địa phương được kiểm soát tốt, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định và hướng dẫn của Trung ương, địa phương về phòng, chống dịch COVID-19. Hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT năm nay được thực hiện theo các thông điệp chính như: Bảo vệ sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông; Đã uống rượu bia không lái xe; Không phóng nhanh, vượt ẩu; Chung tay bảo đảm trật tự ATGT và phòng chống dịch COVID-19; Không sử dụng điện thoại khi lái xe; Đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang khi đi mô tô, xe máy; Trật tự, xếp hàng, giữ khoảng cách an toàn; Đi đúng phần đường, làn đường, giữ khoảng cách an toàn.

TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19” VÀ HỘI CHẨN CA BỆNH VỚI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH GIA

Chiều 15/11/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19” cho các bệnh viện tuyến tỉnh, 11 Trung tâm y tế huyện, thành phố và hội chẩn ca bệnh với Trung tâm y tế huyện Bình Gia. [[{"fid":"3946","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tập huấn, Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện đã chia sẻ những cập nhật mới trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế cho các bác sĩ tại điểm cầu các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố. Bác sĩ Đặng Huy Du cũng chia sẻ kinh nghiệm khi đi chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh với các đồng nghiệp nhằm nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị Covid-19 cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Trong chương trình, các bác sĩ của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Bình Gia cũng đã xin ý kiến hội chẩn từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) về trường hợp bệnh nhân nam 77 tuổi, thường xuyên xuất hiện khó thở và có cơn đau thắt ngực. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán Suy tim giai đoạn III. Bác sĩ TTYT huyện Bình Gia đã tư vấn người bệnh chuyển tuyến trên điều trị nhưng bệnh nhân có nguyện vọng được ở lại điều trị tại TTYT huyện. Bệnh nhân được xử trí, điều trị theo phác đồ và có tiến triển tốt, giảm đau ngực, khó thở. [[{"fid":"3949","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau khi nghe báo cáo và xem bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ BVĐK đã đưa ra ý kiến đối với nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị, sử dụng thuốc phù hợp cho người bệnh. Các câu hỏi của bác sĩ tuyến dưới cũng được các bác sĩ BVĐK giải đáp cụ thể. Qua tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, các ca bệnh tương tự sẽ được các bác sĩ tự tin xử trí tốt ngay tại tuyến huyện, hạn chế tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại tuyến huyện cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm, cập nhật phác đồ, phương pháp điều trị mới, nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị cho người bệnh tại địa phương.

LỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 MŨI 2 TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Từ ngày 15 đến 20/11/2021, Trung tâm Y tế thành phố Lạng Sơn tổ chức tiêm vắc xin Vero Cell và AstraZeneca phòng COVID-19 cho công dân đã tiêm mũi 1 trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Địa điểm tiêm tại Trạm Y tế phường Vĩnh Trại và Nhà văn hóa khối Đại Thắng, đường Phai Luông 8, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cụ thể như sau: 1. Tại Trạm Y tế phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn (khu tái định cư khối 2, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn): - Tiêm vắc xin Vero Cell mũi 2 vào ngày 15 và 16/11/2021, tổ chức tiêm vét vào ngày 23/11/2021. - Tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca vào các ngày 18, 19 và 20/11/2021. 2. Tại Nhà văn hóa khối Đại Thắng, đường Phai Luông 8, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. - Tiêm vắc xin AstraZeneca từ ngày 17 đến 20/11/2021. [[{"fid":"3941","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"924","style":"width: 500px; height: 693px;","class":"media-element file-default"}}]] * Thời gian tiêm: - Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30. - Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 00. * Đối tượng tiêm: - Người đã tiêm mũi 1 vắc xin Vero Cell từ ngày 16/10/2021 đến ngày 03/11/2021 tại các địa điểm tiêm trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Người bị nhỡ lịch tiêm mũi 2 thời gian trước đó. + Ngày 15/11/2021 tiêm cho người đã tiêm mũi 1 vào các ngày từ 16 đến 21 và ngày 23/10/2021. + Ngày 16/11/2021 tiêm cho người đã tiêm mũi 1 các ngày 22, 24 và 25/11/2021. - Người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca từ ngày 20/9/2021 đến ngày 03/10/2021 tại các điểm tiêm trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Người đã bị nhỡ lịch tiêm mũi 2 trong thời gian trước đó. *Lưu ý: - Công dân thuộc diện tiêm sẽ nhận được tin nhắn thông báo hẹn lịch tiêm của Hệ thống Tiêm chủng Quốc gia tới số điện thoại đã đăng ký và thực hiện đến tiêm theo đúng khung giờ để tránh tình trạng tập trung đông người trong cùng một thời điểm. Trường hợp không nhận được tin nhắn khi đi mang theo giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1 của cơ sở Tiêm chủng trên địa bàn thành phố. - Khi đi tiêm cần mang theo chứng minh thư nhân dân (hoặc căn cước công dân) và giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1. - Sau khi tiêm chủng cần ở lại địa điểm tiêm theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày tiếp theo. Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường cần thông báo cho cán bộ y tế phụ trách (in trên phiếu hướng dẫn theo dõi) để được hướng dẫn, xử trị kịp thời.

HƯỚNG DẪN GỬI PHẢN ÁNH THÔNG TIN KHI NGƯỜI DÂN ĐÃ TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 NHƯNG CHƯA CÓ CHỨNG NHẬN TIÊM TRÊN APP SỔ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên nhận được phản ánh về việc người dân đã được tiêm mũi 1 hoặc đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhưng khi nhập thông tin trên App Sổ sức khỏe điện tử thì vẫn chưa có chứng nhận đã tiêm vắc-xin hoặc một số người dân đã có chứng nhận tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử nhưng sai thông tin cá nhân. Người dân khi gặp tình trạng này có thể thực hiện theo các bước gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19: Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report [[{"fid":"3939","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"909","width":"1438","style":"width: 500px; height: 316px;","class":"media-element file-default"}}]] Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố … Lựa chọn 1 trong 3 loại phản ánh phù hợp với bạn: - Tôi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có Chứng nhận tiêm - Tôi đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có Chứng nhận tiêm mũi 1 - Tôi đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có Chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2 Bước 3: Điền thông tin của mũi tiêm và tải ảnh chụp hoặc file “GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN COVID-19”. Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”. Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh. Lưu ý: Những mục có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải điền thông tin, không được bỏ trống.

BÀI THƠ DÀNH TẶNG ĐOÀN CÁN BỘ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN THAM GIA CHỐNG DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

[[{"fid":"3936","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều 29/10/2021 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN – Công an tỉnh tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ tại Bệnh viện. Tham gia thực tập có 36 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC – CNCH cùng 76 cán bộ, nhân viên Bệnh viện.  Trước khi triển khai thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ Ban chỉ huy thực tập đã tổ chức hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các phương án thoát nạn thực tế tại tòa nhà cho toàn thể lực lượng PCCC cơ sở và cán bộ nhân viên nắm rõ. [[{"fid":"3922","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tình huống giả định thực tập là lúc 14h00 phút xảy ra cháy tại phòng kỹ thuật Tầng 2 Nhà E. Nguyên nhân do sự cố điện, chất cháy chủ yếu là các thiết bị điện, hệ thống máy chủ, hệ thống điều khiển trung tâm, diện tích đám cháy khoảng 42m2. Hiện trường đám cháy tỏa ra nhiều khói, khí độc, có nguy cơ cháy lan sang khu vực lân cận và cháy lan lên các phòng kỹ thuật phía trên theo đường ống kỹ thuật. Cửa chống khói của một số tầng bị hở do cơ cấu tự đóng yếu, khói lan ra khu vực hành lang làm một số tầng bị nhiễm khói, gây hoảng loạn cho bệnh nhân, gây khó khăn cho công tác thoát nạn và cứu người bị nạn. Ngay khi phát hiện có đám cháy xảy ra, lực lượng PCCC Bệnh viện đã sử dụng bình chữa cháy, triển khai họng nước chữa cháy, đồng thời gọi điện báo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Do có nhiều vật liệu dễ cháy, đám cháy phát triển nhanh, tỏa ra nhiều khói, khí độc, khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến, đám cháy đã lan rộng, tạo thành đám cháy lớn phức tạp hơn. Khi xảy ra cháy có khoảng 200 người đang làm việc, khám, chữa bệnh tại các tầng của tòa nhà, khi nghe có cháy, mọi người chạy ra ngoài theo cầu thang bộ và một số người hoảng loạn chạy ra ban công và mắc kẹt. [[{"fid":"3923","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau 30 phút triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, không còn người bị nạn trong khu vực cháy; khói, khí độc được đẩy hoàn toàn ra khỏi tòa nhà, nhiệt độ giảm, các lực lượng PCCC thu hồi phương tiện chữa cháy. Tại cuộc họp rút kinh nghiệm, đồng chí Dương Văn Tuyết - Phó đội trưởng đội Công tác chữa cháy và CNCH, phòng Cảnh sát PCCC - CNCH Công an tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị và thực hiện thực tập của BVĐK, giữa lực lượng Cảnh sát PCCC và đội PCCC cơ sở đã có sự phối hợp tốt, quá trình phối hợp thực tập đạt yêu cầu kế hoạch đã đề ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Công tác thực tập phòng cháy, chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn là hoạt động thường niên của BVĐK nhằm mục đích nâng cao ý thức về công tác phòng cháy, chữa cháy của toàn thể cán bộ nhân viên, đồng thời nâng cao khả năng nhận định, đánh giá tình huống xảy ra trong thực tế, từ đó đề ra chiến thuật, kĩ thuật để xử lý khi có cháy, nổ xảy ra, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và tài sản của đơn vị.

XOẮN TINH HOÀN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Tối 28/10/2021, Khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam 22 tuổi, vào viện trong tình trạng đau dữ dội bìu trái sau khi chơi thể thao. Qua thăm khám, siêu âm bệnh nhân được chẩn đoán xoắn tinh hoàn trái, cần thực hiện tháo xoắn tinh hoàn. Rất may do được phát hiện sớm (6 giờ đầu từ khi xuất hiện đau) nên bệnh nhân chỉ cần thực hiện thủ thuật tháo xoắn mà không phải phẫu thuật; tinh hoàn được bảo tồn, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh. [[{"fid":"3920","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"448","width":"500","style":"width: 500px; height: 448px;","class":"media-element file-default"}}]] Xoắn tinh hoàn là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và nam giới dưới 25 tuổi, thường xuất hiện vào thời điểm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi chơi thể thao. Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ. Phát hiện và điều trị kịp thời xoắn tinh hoàn sẽ giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các dấu hiệu như: đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, bìu sưng to và đau, đau có thể lan lên phía trên, tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn. Các bác sĩ cho biết, thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu bệnh nhân được phát hiện, xử trí trước 6 giờ, bệnh nhân sẽ được cứu tinh hoàn bằng thực hiện thủ thuật mà không phải can thiệp phẫu thuật. Đến trong khoảng từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn. Điều đáng lưu ý là nhiều người bệnh do phát hiện muộn, đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử nên buộc phải cắt bỏ. Khi bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sản và nội tiết tố nam. Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân cần được phát hiện và xử trí kịp thời, tốt nhất là trong 6 giờ đầu từ khi có dấu hiệu đau. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đau đột ngột ở vùng bìu, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời.

CÔNG TY TNHH DƯỢC HUNMED TẶNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO BỆNH VIỆN

Sáng 27/10/2021, Công ty TNHH Dược Hunmed đã đến thăm và tặng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Bệnh viện, gồm 500 lọ Bioamicus Probiotic Drops và 150 lọ Biosmicus Vitamin D3, trị giá 228.000.000 đồng. Số thực phẩm bảo vệ sức khỏe này dành tặng cho bệnh nhân tại khoa Nhi, khoa Phụ sản và nhân viên y tế. [[{"fid":"3918","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Dược Hunmed đã quan tâm, hỗ trợ Bệnh viện trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Kính chúc Quý công ty luôn phát triển vững mạnh, rất mong Quý Công ty tiếp tục quan tâm và hỗ trợ Bệnh viện trong thời gian tới.

LỚP BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DÀNH CHO ĐẢNG VIÊN MỚI ĐỢT 2 NĂM 2021, ĐOÀN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH, CHI ĐOÀN BIDV LẠNG SƠN TẶNG QUÀ BỆNH NHI CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

Sáng 27/10/2021, Lớp Bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới đợt 2 năm 2021, Đoàn trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh và Chi đoàn BIDV Lạng Sơn đã đến thăm và tặng 12 suất quà (mỗi suất gồm quà và 500.000 đồng) cho 12 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Món quà mang ý nghĩa động viên tinh thần, giúp các bệnh nhi và gia đình yên tâm điều trị. [[{"fid":"3913","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3914","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3915","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí trong Lớp Bồi dưỡng Lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới đợt 2 năm 2021, Đoàn trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh và Chi đoàn BIDV Lạng Sơn đã quan tâm, đồng hành cùng Bệnh viện trong hoạt động hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đồng chí trong các hoạt động tiếp theo.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN - TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT CAO THEO YÊU CẦU

Từ ngày 15/10/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) triển khai phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu với sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia đầu ngành là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đã và đang công tác tại các Bệnh viện tuyến Trung ương nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. [[{"fid":"3966","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1297","width":"952","style":"width: 500px; height: 681px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là cơ sở khám, chữa bệnh hạng I với trang thiết bị máy móc hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ MRI, hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy, hệ thống phẫu thuật nội soi Full HD, hệ thống hội chẩn điều trị từ xa Telemedicine… Khoa Phẫu thuật - Gây mê của Bệnh viện có 12 phòng mổ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đáp ứng được các phẫu thuật phức tạp, thời gian phẫu thuật kéo dài, tương ứng số lượng phòng mổ như trên Bệnh viện có thể thực hiện tối đa 100 ca mổ/ngày. Tuy nhiên, hiện nay Bệnh viện mới sử dụng khoảng 50% công suất (thực hiện trung bình 50 ca mổ/ngày), trong khi lượng bệnh nhân cần chuyển tuyến trung ương vẫn ở mức cao, đặc biệt là chuyên ngành ngoại khoa. Vì vậy, ngày 11/10/2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 2016/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh triển khai phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, Bệnh viện sẽ triển khai phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu với sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia đầu ngành đã và đang công tác tại các Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự kiến mỗi năm sẽ thực hiện hơn 700 ca phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu. [[{"fid":"3988","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tán sỏi mật qua da bằng laser dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội [[{"fid":"3910","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1533","width":"2081","style":"width: 500px; height: 368px;","class":"media-element file-default"}}]] Đặt stent mạch vành cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Bệnh viện Tim Hà Nội  Các dịch vụ kỹ thuật theo yêu cầu gồm các chuyên khoa Ngoại Tiêu hóa, Ngoại Tiết niệu, Chấn thương – Bỏng, Ngoại Thần kinh – Lồng ngực, Nội Tim mạch, Phụ sản, Chẩn đoán hình ảnh, Tai – Mũi – Họng. Giá dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật dao động từ 9,7 đến 15,4 triệu đồng/ca tùy thuộc vào trình độ của chuyên gia, từ bác sĩ đến tiến sĩ, giáo sư theo nhu cầu của bệnh nhân (Chưa bao gồm giá dịch vụ do BHYT chi trả và giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh do HĐND tỉnh quy định). [[{"fid":"3911","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Nút mạch điều trị u gan cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Triển khai các dịch vụ kỹ thuật theo yêu cầu sẽ góp phần giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao ngay tại địa phương mà không cần phải chuyển lên tuyến trên, giúp giảm chi phí và thời gian điều trị, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện có, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương; đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện được học tập nâng cao trình độ chuyên môn dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia đầu ngành, qua đó từng bước làm chủ các kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Nhân dân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật theo yêu cầu, đến khám và đăng ký tại khoa Khám bệnh – Nhà A Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn hoặc liên hệ số điện thoại 02053.803.000.

Trang