CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

LỚP ĐÀO TẠO “PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ, CỔ TỬ CUNG”

Ngày 19/11/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Bệnh viện K tổ chức lớp đào tạo “Phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ cung”. Tham gia lớp tập huấn có 40 bác sĩ BVĐK và bác sĩ tại các TTYT huyện, thành phố. Các chuyên gia đến từ Bệnh viện K tham gia giảng dạy. [[{"fid":"3961","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lớp đào tạo thuộc Đề án 1816 năm 2021 của Bệnh viện K, các bác sĩ được cập nhật những kiến thức chuyên môn trong phát hiện sớm ung thư cổ vú và ung thư cổ tử cung. Buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn cho bác sĩ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. [[{"fid":"3962","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3963","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc đợt tập huấn, các bác sĩ sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành lớp đào tạo “Phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung” do Bệnh viện K cấp.

TUẦN LỄ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG KHÁNG THUỐC NĂM 2021: “SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM”

Chủ đề năm nay là “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” diễn ra từ ngày 18/11/2021- 24/11/2021. Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho con người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh đã giúp kiểm soát được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng thuốc không đúng đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sự phát triển của toàn cầu. Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào. [[{"fid":"3955","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tác động của kháng kháng sinh là rất nghiêm trọng, làm tăng chi phí điều trị do phải sử dụng thuốc đắt tiền và kéo dài thời gian điều trị, tạo ra những gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội. Kháng kháng sinh đang đưa thành tựu của y học hiện đại vào các nguy cơ, như việc ghép mô, bộ phận cơ thể người, hóa trị và phẫu thuật trở nên nguy hiểm hơn nhiều nếu không có thuốc kháng sinh hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng. Kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại các căn bệnh: lao, HIV và sốt rét. Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu có thể lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm. [[{"fid":"3956","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đứng trước dự báo tương lai phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả bệnh nhiễm trùng, từ năm 2011, WHO đã kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch để đối phó tình trạng kháng thuốc. Mục tiêu đầu tiên của Kế hoạch hành động là “nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc thông qua truyền thông, giáo dục và đào tạo hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này, WHO công bố chiến dịch với khẩu hiệu “Kháng sinh: Sử dụng có trách nhiệm” trong Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh.  Hai nguyên tắc quan trọng nhất được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để kháng sinh phát huy tác dụng là dùng đúng và đủ. Khi mắc bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, NHẤT LÀ KHÁNG SINH! [[{"fid":"3957","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3958","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG”

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT” năm 2021, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại. Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) được Ủy ban ATGT Quốc gia phát động hưởng ứng vào ngày 19/11/2012 và từ năm 2013 đến nay được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước. Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông sẽ được tổ chức vào ngày 21-11. Thông qua hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông nhằm cảnh báo cho toàn xã hội về thảm họa, các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn giao thông tại Việt Nam; nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông để phòng tránh tai nạn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông năm 2021. Đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những nạn nhân xấu số đã thiệt mạng khi tham gia giao thông, đồng thời chia sẻ những đau thương, mất mát, gánh nặng với người thân của họ, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự ATGT và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần kéo giảm TNGT ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. [[{"fid":"3953","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"136","width":"369","style":"width: 500px; height: 184px;","class":"media-element file-default"}}]] Năm nay do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu các hoạt động tưởng niệm, thăm hỏi chỉ được thực hiện khi tình hình dịch COVID-19 tại địa phương được kiểm soát tốt, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định và hướng dẫn của Trung ương, địa phương về phòng, chống dịch COVID-19. Hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT năm nay được thực hiện theo các thông điệp chính như: Bảo vệ sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông; Đã uống rượu bia không lái xe; Không phóng nhanh, vượt ẩu; Chung tay bảo đảm trật tự ATGT và phòng chống dịch COVID-19; Không sử dụng điện thoại khi lái xe; Đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang khi đi mô tô, xe máy; Trật tự, xếp hàng, giữ khoảng cách an toàn; Đi đúng phần đường, làn đường, giữ khoảng cách an toàn.

TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19” VÀ HỘI CHẨN CA BỆNH VỚI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH GIA

Chiều 15/11/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19” cho các bệnh viện tuyến tỉnh, 11 Trung tâm y tế huyện, thành phố và hội chẩn ca bệnh với Trung tâm y tế huyện Bình Gia. [[{"fid":"3946","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tập huấn, Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện đã chia sẻ những cập nhật mới trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế cho các bác sĩ tại điểm cầu các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố. Bác sĩ Đặng Huy Du cũng chia sẻ kinh nghiệm khi đi chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh với các đồng nghiệp nhằm nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị Covid-19 cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Trong chương trình, các bác sĩ của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Bình Gia cũng đã xin ý kiến hội chẩn từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) về trường hợp bệnh nhân nam 77 tuổi, thường xuyên xuất hiện khó thở và có cơn đau thắt ngực. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán Suy tim giai đoạn III. Bác sĩ TTYT huyện Bình Gia đã tư vấn người bệnh chuyển tuyến trên điều trị nhưng bệnh nhân có nguyện vọng được ở lại điều trị tại TTYT huyện. Bệnh nhân được xử trí, điều trị theo phác đồ và có tiến triển tốt, giảm đau ngực, khó thở. [[{"fid":"3949","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau khi nghe báo cáo và xem bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ BVĐK đã đưa ra ý kiến đối với nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị, sử dụng thuốc phù hợp cho người bệnh. Các câu hỏi của bác sĩ tuyến dưới cũng được các bác sĩ BVĐK giải đáp cụ thể. Qua tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, các ca bệnh tương tự sẽ được các bác sĩ tự tin xử trí tốt ngay tại tuyến huyện, hạn chế tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại tuyến huyện cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm, cập nhật phác đồ, phương pháp điều trị mới, nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị cho người bệnh tại địa phương.

LỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 MŨI 2 TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Từ ngày 15 đến 20/11/2021, Trung tâm Y tế thành phố Lạng Sơn tổ chức tiêm vắc xin Vero Cell và AstraZeneca phòng COVID-19 cho công dân đã tiêm mũi 1 trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Địa điểm tiêm tại Trạm Y tế phường Vĩnh Trại và Nhà văn hóa khối Đại Thắng, đường Phai Luông 8, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cụ thể như sau: 1. Tại Trạm Y tế phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn (khu tái định cư khối 2, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn): - Tiêm vắc xin Vero Cell mũi 2 vào ngày 15 và 16/11/2021, tổ chức tiêm vét vào ngày 23/11/2021. - Tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca vào các ngày 18, 19 và 20/11/2021. 2. Tại Nhà văn hóa khối Đại Thắng, đường Phai Luông 8, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. - Tiêm vắc xin AstraZeneca từ ngày 17 đến 20/11/2021. [[{"fid":"3941","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"924","style":"width: 500px; height: 693px;","class":"media-element file-default"}}]] * Thời gian tiêm: - Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30. - Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 00. * Đối tượng tiêm: - Người đã tiêm mũi 1 vắc xin Vero Cell từ ngày 16/10/2021 đến ngày 03/11/2021 tại các địa điểm tiêm trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Người bị nhỡ lịch tiêm mũi 2 thời gian trước đó. + Ngày 15/11/2021 tiêm cho người đã tiêm mũi 1 vào các ngày từ 16 đến 21 và ngày 23/10/2021. + Ngày 16/11/2021 tiêm cho người đã tiêm mũi 1 các ngày 22, 24 và 25/11/2021. - Người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca từ ngày 20/9/2021 đến ngày 03/10/2021 tại các điểm tiêm trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Người đã bị nhỡ lịch tiêm mũi 2 trong thời gian trước đó. *Lưu ý: - Công dân thuộc diện tiêm sẽ nhận được tin nhắn thông báo hẹn lịch tiêm của Hệ thống Tiêm chủng Quốc gia tới số điện thoại đã đăng ký và thực hiện đến tiêm theo đúng khung giờ để tránh tình trạng tập trung đông người trong cùng một thời điểm. Trường hợp không nhận được tin nhắn khi đi mang theo giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1 của cơ sở Tiêm chủng trên địa bàn thành phố. - Khi đi tiêm cần mang theo chứng minh thư nhân dân (hoặc căn cước công dân) và giấy chứng nhận đã tiêm mũi 1. - Sau khi tiêm chủng cần ở lại địa điểm tiêm theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày tiếp theo. Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường cần thông báo cho cán bộ y tế phụ trách (in trên phiếu hướng dẫn theo dõi) để được hướng dẫn, xử trị kịp thời.

HƯỚNG DẪN GỬI PHẢN ÁNH THÔNG TIN KHI NGƯỜI DÂN ĐÃ TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 NHƯNG CHƯA CÓ CHỨNG NHẬN TIÊM TRÊN APP SỔ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên nhận được phản ánh về việc người dân đã được tiêm mũi 1 hoặc đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhưng khi nhập thông tin trên App Sổ sức khỏe điện tử thì vẫn chưa có chứng nhận đã tiêm vắc-xin hoặc một số người dân đã có chứng nhận tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử nhưng sai thông tin cá nhân. Người dân khi gặp tình trạng này có thể thực hiện theo các bước gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19: Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report [[{"fid":"3939","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"909","width":"1438","style":"width: 500px; height: 316px;","class":"media-element file-default"}}]] Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố … Lựa chọn 1 trong 3 loại phản ánh phù hợp với bạn: - Tôi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có Chứng nhận tiêm - Tôi đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có Chứng nhận tiêm mũi 1 - Tôi đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có Chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi 2 Bước 3: Điền thông tin của mũi tiêm và tải ảnh chụp hoặc file “GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN COVID-19”. Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”. Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh. Lưu ý: Những mục có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải điền thông tin, không được bỏ trống.

BÀI THƠ DÀNH TẶNG ĐOÀN CÁN BỘ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN THAM GIA CHỐNG DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

[[{"fid":"3936","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều 29/10/2021 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN – Công an tỉnh tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ tại Bệnh viện. Tham gia thực tập có 36 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC – CNCH cùng 76 cán bộ, nhân viên Bệnh viện.  Trước khi triển khai thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ Ban chỉ huy thực tập đã tổ chức hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các phương án thoát nạn thực tế tại tòa nhà cho toàn thể lực lượng PCCC cơ sở và cán bộ nhân viên nắm rõ. [[{"fid":"3922","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tình huống giả định thực tập là lúc 14h00 phút xảy ra cháy tại phòng kỹ thuật Tầng 2 Nhà E. Nguyên nhân do sự cố điện, chất cháy chủ yếu là các thiết bị điện, hệ thống máy chủ, hệ thống điều khiển trung tâm, diện tích đám cháy khoảng 42m2. Hiện trường đám cháy tỏa ra nhiều khói, khí độc, có nguy cơ cháy lan sang khu vực lân cận và cháy lan lên các phòng kỹ thuật phía trên theo đường ống kỹ thuật. Cửa chống khói của một số tầng bị hở do cơ cấu tự đóng yếu, khói lan ra khu vực hành lang làm một số tầng bị nhiễm khói, gây hoảng loạn cho bệnh nhân, gây khó khăn cho công tác thoát nạn và cứu người bị nạn. Ngay khi phát hiện có đám cháy xảy ra, lực lượng PCCC Bệnh viện đã sử dụng bình chữa cháy, triển khai họng nước chữa cháy, đồng thời gọi điện báo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Do có nhiều vật liệu dễ cháy, đám cháy phát triển nhanh, tỏa ra nhiều khói, khí độc, khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến, đám cháy đã lan rộng, tạo thành đám cháy lớn phức tạp hơn. Khi xảy ra cháy có khoảng 200 người đang làm việc, khám, chữa bệnh tại các tầng của tòa nhà, khi nghe có cháy, mọi người chạy ra ngoài theo cầu thang bộ và một số người hoảng loạn chạy ra ban công và mắc kẹt. [[{"fid":"3923","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau 30 phút triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, không còn người bị nạn trong khu vực cháy; khói, khí độc được đẩy hoàn toàn ra khỏi tòa nhà, nhiệt độ giảm, các lực lượng PCCC thu hồi phương tiện chữa cháy. Tại cuộc họp rút kinh nghiệm, đồng chí Dương Văn Tuyết - Phó đội trưởng đội Công tác chữa cháy và CNCH, phòng Cảnh sát PCCC - CNCH Công an tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị và thực hiện thực tập của BVĐK, giữa lực lượng Cảnh sát PCCC và đội PCCC cơ sở đã có sự phối hợp tốt, quá trình phối hợp thực tập đạt yêu cầu kế hoạch đã đề ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Công tác thực tập phòng cháy, chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn là hoạt động thường niên của BVĐK nhằm mục đích nâng cao ý thức về công tác phòng cháy, chữa cháy của toàn thể cán bộ nhân viên, đồng thời nâng cao khả năng nhận định, đánh giá tình huống xảy ra trong thực tế, từ đó đề ra chiến thuật, kĩ thuật để xử lý khi có cháy, nổ xảy ra, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và tài sản của đơn vị.

XOẮN TINH HOÀN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Tối 28/10/2021, Khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam 22 tuổi, vào viện trong tình trạng đau dữ dội bìu trái sau khi chơi thể thao. Qua thăm khám, siêu âm bệnh nhân được chẩn đoán xoắn tinh hoàn trái, cần thực hiện tháo xoắn tinh hoàn. Rất may do được phát hiện sớm (6 giờ đầu từ khi xuất hiện đau) nên bệnh nhân chỉ cần thực hiện thủ thuật tháo xoắn mà không phải phẫu thuật; tinh hoàn được bảo tồn, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh. [[{"fid":"3920","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"448","width":"500","style":"width: 500px; height: 448px;","class":"media-element file-default"}}]] Xoắn tinh hoàn là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và nam giới dưới 25 tuổi, thường xuất hiện vào thời điểm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi chơi thể thao. Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ. Phát hiện và điều trị kịp thời xoắn tinh hoàn sẽ giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các dấu hiệu như: đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, bìu sưng to và đau, đau có thể lan lên phía trên, tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn. Các bác sĩ cho biết, thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu bệnh nhân được phát hiện, xử trí trước 6 giờ, bệnh nhân sẽ được cứu tinh hoàn bằng thực hiện thủ thuật mà không phải can thiệp phẫu thuật. Đến trong khoảng từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn. Điều đáng lưu ý là nhiều người bệnh do phát hiện muộn, đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử nên buộc phải cắt bỏ. Khi bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sản và nội tiết tố nam. Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân cần được phát hiện và xử trí kịp thời, tốt nhất là trong 6 giờ đầu từ khi có dấu hiệu đau. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đau đột ngột ở vùng bìu, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời.

CÔNG TY TNHH DƯỢC HUNMED TẶNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO BỆNH VIỆN

Sáng 27/10/2021, Công ty TNHH Dược Hunmed đã đến thăm và tặng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Bệnh viện, gồm 500 lọ Bioamicus Probiotic Drops và 150 lọ Biosmicus Vitamin D3, trị giá 228.000.000 đồng. Số thực phẩm bảo vệ sức khỏe này dành tặng cho bệnh nhân tại khoa Nhi, khoa Phụ sản và nhân viên y tế. [[{"fid":"3918","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Dược Hunmed đã quan tâm, hỗ trợ Bệnh viện trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Kính chúc Quý công ty luôn phát triển vững mạnh, rất mong Quý Công ty tiếp tục quan tâm và hỗ trợ Bệnh viện trong thời gian tới.

Trang