CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CÔNG TÁC XÃ HỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN – HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc nhằm làm tăng sự hài lòng khi người bệnh tới bệnh viện, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 theo đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; ngày 15/7/2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết  định 2514/QĐ-BYT phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020; ngày 26/11/2015 Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư 43/2015/TT-BYT về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội của Bệnh viện đánh dấu một mốc mới quan trọng của ngành công tác xã hội (CTXH) trong Bệnh viện. Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa bệnh viện với người bệnh và thân nhân người bệnh. Trong tình hình hiện nay, khi nhu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ của bệnh viện tăng lên nhanh chóng, trong khi sự chuyển đổi cơ chế quản lý và phương thức phục vụ vẫn chưa theo kịp nhu cầu… thì CTXH trong bệnh viện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, giúp đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. [[{"fid":"4168","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, từ cuối năm 2015, hoạt động CTXH trong Bệnh viện được định hình rõ ràng, có bộ phận chuyên trách là đầu mối tổ chức thực hiện. Tháng 11/2015 Tổ Công tác xã hội được thành lập trực thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp. Tháng 6/2017 Phòng Công tác xã hội được thành lập nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện đặc biệt quan tâm đến hoạt động hỗ trợ người bệnh. Mặc dù chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, nhưng hoạt động này đã giúp người bệnh bớt khó khăn cả về vật chất và tinh thần, yên tâm điều trị. Để thuận lợi cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh, Phòng CTXH đã chủ động, triển khai nhiều biện pháp để giải đáp nhanh chóng các ý kiến của người bệnh như bố trí bộ phận hỗ trợ ngay tại khoa Khám bệnh, tư vấn, hướng dẫn, chỉ dẫn cho người bệnh các chính sách về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội... Qua đó, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh, tăng thêm sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh. Bộ phận hỗ trợ bệnh nhân nội trú thường xuyên tìm hiểu, phát hiện và hỗ trợ kịp thời trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ viện phí, tiền ăn cho người bệnh không có khả năng chi trả viện phí từ quỹ Hỗ trợ người bệnh (trích từ nguồn thu hàng năm của Bệnh viện). Từ đầu năm 2021 đến nay, Bệnh viện hỗ trợ tiền ăn cho 54 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tiền viện phí cho 8 bệnh nhân với số tiền lên đến hơn 25 triệu đồng, hỗ trợ tiền xe vận chuyển cho 4 bệnh nhân, kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng cho 7 bệnh nhân với số tiền gần 350 triệu đồng. Nhờ có sự hỗ trợ đó, bệnh nhân được cứu chữa kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn, giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt và có điều kiện phục hồi sức khỏe tốt hơn. Các sinh hoạt thiết yếu của người bệnh được nhân viên tại các khoa hỗ trợ thường xuyên, nhất là những bệnh nhân không có người thân hoặc người thân không thể chăm sóc (giúp đỡ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân hàng ngày). Bệnh viện cũng triển khai thực hiện tủ quần áo từ thiện và thùng thu gom vận dụng thất lạc nhận được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân nhà hảo tâm tham gia ủng hộ, phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; thùng thu gom vận dụng thất lạc đã thu gom được nhiều giấy tờ vận dụng quan trọng và trao trả lại cho người bệnh và người nhà người bệnh bị rơi. [[{"fid":"4169","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong những dịp lễ, Tết, người bệnh cũng được quan tâm đặc biệt. Bệnh viện thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người bệnh: Tặng quà cho bệnh nhân phải ở lại điều trị trong dịp Tết Nguyên Đán, Tổ chức Tết Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, thăm hỏi, tri ân thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sĩ… Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022, Phòng CTXH đã kêu gọi ủng hộ được gần 130 triệu đồng tiền mặt và nhiều suất quà hỗ trợ cho bệnh nhân, đặc biệt là động viên bệnh nhân Covid-19 ở lại điều trị trong dịp Tết. Các hoạt động là nguồn động viên tinh thần to lớn, góp phần chia sẻ nỗi đau và khó khăn cho người bệnh và gia đình người bệnh. Người bệnh là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc về tinh thần, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư. Thấu hiểu điều đó, nhân viên Công tác xã hội luôn chú trọng đặc biệt tới nhóm bệnh nhân này. Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cao tuổi được nhân viên CTXH phối hợp với điều dưỡng tại khoa hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần giúp người bệnh lạc quan, vui sống. Một số người bệnh trẻ tuổi phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi cao, dù được bác sĩ tư vấn nhưng do khủng hoảng tâm lý vẫn từ chối điều trị. Nhân viên CTXH cũng dành nhiều thời gian chia sẻ, tư vấn tâm lý góp phần thuyết phục được người bệnh tiếp tục điều trị. Phòng CTXH kết nối với Quỹ "Ngày mai tươi sáng" của Bệnh viện K, hỗ trợ tiền điều trị cho bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Từ đầu năm 2021 cho đến nay, đã có hơn 10 bệnh nhân được hỗ trợ, trung bình mỗi bệnh nhân được hỗ trợ 3 - 7 triệu đồng. Ngoài ra, Phòng CTXH cũng kết nối được với nhiều nhóm từ thiện, huy động và phát triển thêm các hoạt động ý nghĩa trong Bệnh viện, giúp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời. [[{"fid":"4172","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phòng CTXH đã kêu gọi các cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ Bệnh viện trong công tác phòng chống dịch với tổng số tiền hơn 350 triệu đồng và tiếp nhận hỗ trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế và nhiều nhu yếu phẩm khác đảm bảo cho công tác phòng chống dịch. Bệnh viện cũng là nơi tiếp nhận và điều trị F0, cách ly các trường hợp F1, F2 công dân trở về từ Trung Quốc. Trong khu cách ly có rất nhiều công dân từ Trung Quốc trở về mất trí nhớ, thất lạc gia đình, không có giấy tờ tùy thân, phòng Công tác xã hội đã phối hợp với lực lượng chức năng tìm kiếm thân nhân cho người bệnh, giúp người bệnh trở về đoàn tụ với gia đình. Trong chiến dịch tiêm chủng vacxin Covid-19 phòng CTXH cũng đã phát huy tốt vai trò của mình góp phần không nhỏ vào thực hiện chiến dịch tiêm chủng của tỉnh, đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Trong những năm qua, hoạt động công tác xã hội đã được triển khai sâu rộng tại Bệnh viện thông qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện như duy trì “Nồi cháo tình thương” của Hội Chữ thập đỏ TP trong 15 năm tại Bệnh viện. Mỗi sáng, có 60 – 80 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được phát cháo miễn phí. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phòng cũng đã kêu gọi và tiếp nhận những suất ăn miễn phí phát cho bệnh nhân cách ly giúp bệnh nhân phấn khởi, yên tâm điều trị. Thông qua hoạt động thông tin, truyền thông, Phòng Công tác xã hội thường xuyên đăng tải thông tin, kiến thức về phòng chống bệnh tật, đặc biệt là phòng, chống dịch COVID -19 cho người dân hiểu biết cách phòng hộ; cập nhật các ca cấp cứu thành công; những cải tiến kỹ thuật mới đang được triển khai và áp dụng tại Bệnh viện; cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe - y tế... Qua đây, góp phần quảng bá hình ảnh, uy tín của Bệnh viện, tạo dựng niềm tin đối với nhân dân trong tỉnh, giúp người bệnh hiểu và tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại nagy tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến, giúp giảm thời gian và chi phí điều trị. Ngoài ra, qua kênh thông tin, truyền thông, Phòng Công tác xã hội tiếp cận và thường xuyên giải đáp thắc mắc của người bệnh về thủ tục hành chính, quy trình khám chữa bệnh, ý kiến phản ánh của người dân... Từ đó, Công tác xã hội trở thành cầu nối tin cậy giữa người dân và Bệnh viện. [[{"fid":"4170","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 231px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4171","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để người bệnh được phục vụ tốt nhất thì đối tượng phục vụ người bệnh là nhân viên y tế cũng được quan tâm. Bệnh viện thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống tinh cho cán bộ, viên chức, người lao động. Những dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Bệnh viện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên tinh thần viên chức, người lao động. Qua đó góp phần tăng thêm tình yêu nghề, nâng cao chất lượng công việc. Trong đại dịch Covid-19, thấu hiểu những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của các y bác sỹ ngày đêm gồng mình để chống dịch, phòng CTXH đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ vật tư y tế, đồ bảo hộ, nhu yếu phẩm thiết yếu để cùng chia sẻ những khó khăn, vất vả, động viên tinh thần các y bác sỹ yên tâm chống dịch đồng thời đến thăm hỏi, tặng quà thân nhân của nhân viên y tế từ đó giúp gia đình của nhân viên an tâm và trở thành hậu phương vững chắc để nhân viên y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ chống dịch. Trong những năm qua, nhân viên Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ góp phần chia sẻ, đồng hành cùng nhiều người bệnh khó khăn, giúp người bệnh yên tâm điều trị, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; nhân viên y tế yên tâm công tác. Công tác xã hội là nghề cao quý và mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Do vậy, ngày 25/3 hàng năm là dịp để xã hội ghi nhận, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của người làm công tác xã hội trên cản nước nói chung và trong ngành y tế nói riêng, qua đó góp phần phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý NGHĨA SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀY CÔNG TÁC XÃ HỘI VIỆT NAM 25/3

Trên thế giới, Công tác xã hội (CTXH) đã được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ qua, khởi đầu cũng mang đậm tính nhân đạo, nhưng về sau, xuất phát từ các vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế, xuất hiện những vấn đề cần giải quyết cho xã hội như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… Vì lí do này, công tác xã hội đã bắt đầu xuất hiện, tồn tại và hoạt động nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những người gặp khó khăn, bệnh tật hoặc những người kém may mắn, không có nơi nương tựa (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …), giúp cho xã hội cùng tiến bộ hơn, không chỉ ở các nước phương tây, mà gần đây còn bắt đầu ở các nước Đông Âu, Châu Phi và Châu Á. Thực tế, công tác xã hội đã bắt đầu chuyên nghiệp hóa, và ngày nay, nó tồn tại như một nghề chính thống tại 90 quốc gia (theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc tế Công tác xã hội). Theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới, công tác xã hội là những hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua việc tham gia quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội, thúc đẩy xây dựng một xã hội hài hòa vì hạnh phúc của tất cả mọi người. [[{"fid":"4165","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 258px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Việt Nam, CTXH được ra đời trong một bối cảnh nhiều khó khăn hơn. Trước năm 1975, nghề công tác xã hội phát triển theo hai hướng khác nhau ở hai miền Nam, Bắc. Ở miền Nam, công tác xã hội khi đó đang chuyên nghiệp hóa theo ảnh hưởng của mô hình Pháp và Mỹ, có các chương trình đào tạo công tác xã hội ở các bậc cao đẳng và cử nhân, như trường Công tác xã hội Caritas. Ngược lại, ở miền Bắc, công tác xã hội được hiểu như một hoạt động liên quan đến các công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em mồ côi và chăm sóc người già, người khuyết tật (đặc biệt là những người có công với Cách mạng). Sau năm 1975, mô hình của miền Bắc đã được nhân rộng ra toàn quốc, vì thế nghề công tác xã hội có đào tạo bài bản ở miền nam đã ngừng hoạt động. Sau khi thống nhất đất nước, sự phát triển kinh tế làm xuất hiện trong xã hội thành phần người giàu và người nghèo rõ rệt, người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Ngoài ra, còn những vấn đề sức khỏe, bệnh tật do di chứng chiến tranh, các vấn nạn: nghiện rượu, ma túy, nạn bạo hành trong gia đình, thất nghiệp, lạm dụng trẻ em, sức khỏe tâm thần, người cao tuổi cô đơn… từ đó, nhu cầu xã hội đòi hỏi sự can thiệp và trợ giúp từ đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Tại thời điểm đó, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, công tác Tư vấn và Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội đã được hình thành, một số tổ chức dân sự xã hội cũng tham gia cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở một mức độ nhỏ. Tại Hà Nội, một vài Tổ chức phi chính phủ quốc tế và cơ quan phát triển của Liên Hợp quốc đã bắt đầu giới thiệu công tác xã hội vào các khóa đào tạo cho cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công đoàn. Năm 2004, Bộ GĐ-ĐT đã phê duyệt chương trình giảng dạy công tác xã hội bậc cử. Năm 2005, Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu cấp quốc gia về nhu cầu nhân sự và đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam (UNICEF/Bộ LĐTBXH, 2005). Năm 2009, nghiên cứu về cơ cấu dịch vụ công tác xã hội đã được thực hiện, kết quả của nghiên cứu này đã được sử dụng để làm cơ sở xây dựng khung Đề án cho Phát triển Công tác Xã hội (2009). Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, lâu nay Công tác xã hội chỉ được hiểu trên ý nghĩa làm từ thiện, các thành viên làm CTXH với tính chất tự phát, chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện…. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo các kỹ năng mềm, các khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững. Như vậy, CTXH trước tiên phải là một hoạt động chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên môn và là một ngành nghề được xã hội công nhận. CTXH giúp cho người dân nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết khó khăn, kết nối người dân được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, mang đến sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa người và xã hội, góp phần ngăn ngừa các vấn nạn xã hội, từ đó hướng tới một xã hội công bằng, bình đẳng và dân chủ toàn diện. Từ thực trạng trên, đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 với mục tiêu: “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Từ đó, công tác xã hội đã chính thức được coi là một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã ngạch viên chức. Theo Đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số cả nước, đây là một con số không hề nhỏ cho trách nhiệm của ngành CTXH nói chung và của các nhân viên CTXH nói riêng. Với mục đích tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận những đóng góp của người làm công tác xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 25/3 hằng năm là Ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đây cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá  tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, đồng thời góp phần phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

TĂNG ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT CAO, GIẢM TỈ LỆ BỆNH NHÂN CHUYỂN TUYẾN

Để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho người dân, trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại với tổng kinh phí trên 108 tỷ đồng. "Các thiết bị hiện đại được trang bị đã tạo điều kiện cho bệnh viện triển khai các kỹ thuật cao tương đương với các bệnh viện tuyến Trung ương, trong đó có những kỹ thuật hiện đại rất ít bệnh viện lớn thực hiện được nhưng đã được làm chủ tại bệnh viện", bác sĩ Trương Quý Trường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết. [[{"fid":"4162","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sỹ sử dụng Hệ thống chụp và can thiệp mạch số hóa xóa nền (DSA) hiện đại mới được đầu tư của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong việc chẩn đoán, chữa trị cho bệnh nhân.  Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư mới 22 loại thiết bị hiện đại, trong đó có 7 loại thiết bị về chẩn đoán hình ảnh; 3 loại thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn; 4 loại thiết bị lọc máu; 5 loại thiết bị hồi sức cấp cứu, gây mê; 3 loại thiết bị hiện đại khác. Tất cả các trang thiết bị trên đều được sản xuất tại các nước có công nghệ tiên tiến trên thế giới như: Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Italy, Thụy Sỹ. Ngoài ra, bệnh viện còn đầu tư máy hấp tiệt trùng 2 cửa trượt tự động và máy phát tia Plasma lạnh hỗ trợ điều trị vết thương do Việt Nam sản xuất. Riêng trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện đã đầu tư 51,6 tỷ đồng. Trong đó có những thiết bị hiện đại như Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) - chụp hình mạch máu mới bằng tia X, thăm khám mạch máu trong cơ thể, xác định các thương tổn, bệnh lý mạch máu và can thiệp điều trị. Bệnh viện cũng triển khai được các kỹ thuật như: Hút huyết khối trong động mạch vành, nong và đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, chụp động mạch não số hóa xóa nền (DSA), chụp và nút mạch điều trị u gan số hóa xóa nền, chụp nút mạch điều trị ung thư gan (TACE), dẫn lưu đường mật số hóa xóa nền… Bệnh viện đã đầu tư và sử dụng máy cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla với kỹ thuật không xâm nhập, cho hình ảnh có độ tương phản cao, giúp khảo sát các cơ quan, mô và hệ xương trong cơ thể một cách chi tiết, hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị các bệnh như: Phình mạch não, bệnh lý tủy sống, đột quỵ, chấn thương sọ não, u não, nhồi máu cơ tim, tổn thương sau chấn thương, các bất thường ở cột sống, đĩa đệm, các khối u xương, mô mềm… Năm 2019, bệnh viện được trang bị Hệ thống xét nghiệm Real-Time PCR tự động. Đến năm 2020 khi dịch COVID-19 xảy ra, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được giao nhiệm vụ xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR phát hiện SARS-CoV-2 cho toàn tỉnh. Xét nghiệm giúp phát hiện nhanh chóng, chính xác các đối tượng F0, kịp thời khoanh vùng, xử lý các ổ dịch, tránh được các đợt bùng phát dịch lớn, diện rộng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, việc xét nghiệm cũng góp phần duy trì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu. Ngoài ra, bệnh viện còn được đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và công tác chẩn đoán điều trị như: Máy thận nhân tạo HDF online, máy thở cao tần, máy gây mê kèm thở, máy tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng lazer… Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, để đảm bảo sử dụng hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư, bệnh viện đã cử hơn 20 bác sĩ, kỹ thuật viên tập huấn sử dụng các trang thiết bị và tham gia đào tạo chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương, đảm bảo thực hiện các kỹ thuật hiện đại để người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ sớm nhất, hiệu quả nhất. Năm 2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn triển khai Đề án thuê chuyên gia, người bệnh được lựa chọn các chuyên gia đầu ngành là các Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ tại các bệnh viện lớn thực hiện phẫu thuật ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến. Qua đó vừa giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại, giúp giảm thời gian, chi phí điều trị cho người bệnh. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ bệnh viện được học tập kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia, hướng tới thực hiện và làm chủ các kỹ thuật cao này tại bệnh viện. [[{"fid":"4163","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sỹ sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI) mới được đầu tư của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong việc chẩn đoán, chữa trị cho bệnh nhân. Với việc đầu tư, trang bị máy móc hiện đại, nhiều kỹ thuật cao được triển khai như: Kỹ thuật tán sỏi mật qua da bằng laser; phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da; Nút mạch u gan, điều trị bệnh nhân ung thư gan; phẫu thuật ung thư tuyến giáp, phẫu thuật thay khớp háng; phẫu thuật nội soi khớp gối điều trị đứt dây chằng khớp gối… đã giúp người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hiện đại một cách dễ dàng, thuận tiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tình trạng chuyển tuyến điều trị, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, nhờ áp dụng các kỹ thuật cao ngay tại địa phương, tỷ lệ chuyển tuyến trong năm 2021 giảm so với năm 2020 từ 7.039 bệnh nhân xuống còn 6.205 bệnh nhân, giảm 11,9%. Người dân ngày càng tin tưởng vào chất lượng bệnh viện và tay nghề, tâm đức của các bác sỹ. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân nội trú 93%, bệnh nhân ngoại trú là 95%... Thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đầu tư thêm một số thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều trị các chuyên khoa tim mạch, thần kinh, sọ não, chỉnh hình… đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.   Theo Thông tấn xã Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh

Thời gian qua, để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho Nhân dân, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã tập trung thực hiện các giải pháp như: chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng kỹ thuật  và chuyên môn cao, đẩy mạnh nghiên cứu sáng kiến, khoa học… Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, một trong những giải pháp là BVĐK chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã đầu tư mới 22 loại thiết bị hiện đại, trong đó có 7 thiết bị về chẩn đoán hình ảnh; 3 thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn; 4 thiết bị lọc máu; 5  thiết bị hồi sức cấp cứu, gây mê và một số thiết bị khác với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn đầu tư máy hấp tiệt trùng 2 cửa trượt tự động và máy phát tia Plasma lạnh hỗ trợ điều trị vết thương. Đặc biệt, riêng thiết bị chẩn đoán hình ảnh, BVĐK đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để có những thiết bị hiện đại như: hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) – chụp hình mạch máu mới bằng tia X; thăm khám mạch máu trong cơ thể; xác định các thương tổn; bệnh lý mạch máu và can thiệp điều trị. [[{"fid":"4160","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các bác sĩ, kĩ thuật viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiến hành can thiệp mạch cho bệnh nhân qua Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) Để đảm bảo sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư và nâng cao tay nghề y, bác sĩ, cùng với cử đi đào tạo, bồi dưỡng, bệnh viên quan tâm cử cán bộ tham gia các kỹ thuật điều trị có chuyên môn cao từ các y, bác sĩ bệnh viện tuyến trên. Từ năm 2019 đến nay, bệnh viện đã cử trên 20 lượt bác sĩ, kĩ thuật viên tham gia tập huấn, đào tạo chuyển giao kĩ thuật tại các bệnh viện tuyến trung ương. Hiện nay, đơn vị có 861 cán bộ, viên chức, người lao động thì trong đó đội ngũ chuyên môn, kĩ thuật cao gồm: 182 bác sĩ, 27 dược sĩ, 372 điều dưỡng, 48 kĩ thuật viên. Qua đào tạo, nâng cao tay nghề, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật cao. Riêng trong năm 2021, bệnh viện đã phát triển được 98 kỹ thuật mới phục vụ công tác chuyên môn. Bà Mông Thị Đào, thôn Bản Nhang, xã Liên Hội, huyện Văn Quan cho biết: Tôi bị ngã và có tụ máu trong ổ bụng nên phải nhập viện vào ngày 23/2/2022. Sau khi chẩn đoán, tôi được các bác sĩ chỉ định chụp số hóa xóa nền (DSA) và can thiệp mạch. Sau khi can thiệp mạch bằng phương pháp trên đạt kết quả tốt, hiện sức khỏe tôi đã trở lại bình thường. Tôi rất vui vì mình đã được chữa bệnh bằng những thiết bị kĩ thuật hiện đại, tốt nhất ngay tại bệnh viện tỉnh. Cùng với đó, từ năm 2021, BVĐK tỉnh triển khai Đề án thuê chuyên gia, người bệnh được lựa chọn các chuyên gia đầu ngành là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tại các bệnh viện lớn thực hiện phẫu thuật ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến. Cách làm này giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại, giảm thời gian, chi phí điều trị cho người bệnh. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ của BVĐK được học tập kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia, hướng tới thực hiện và làm chủ các kỹ thuật cao tại bệnh viện. Từ năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phần lớn đội ngũ y, bác sĩ tăng cường tham gia chống dịch nhưng BVĐK tiếp tục tăng cường chỉ đạo các tập thể, cá nhân nghiên cứu xây dựng sáng kiến, đề tài khoa học trong quá trình công tác. Qua đó, các nhóm nghiên cứu, cán bộ, y, bác sĩ của đơn vị nỗ lực thực hiện các đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế khám chữa bệnh. Chỉ tính riêng năm 2021, Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật BVĐK tỉnh đã nghiệm thu 28 đề tài, sáng kiến; trong đó, 3 đề tài được xếp loại xuất sắc; 25 đề tài, sáng kiến được xếp loại đạt. Bác sĩ Trương Quý Trường, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng đòi hỏi BVĐK luôn phải nỗ lực, cải tiến, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Nhờ áp dụng hiệu quả, thành công các giải pháp trên, bệnh viện đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Chỉ tính trong năm 2021, đơn vị đã khám được 138.737 lượt người; điều trị nội trú 41.628 lượt người; điều trị ngoại trú cho 18.173 lượt bệnh nhân. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến điều trị giảm rõ rệt. Đơn cử năm 2020, có 7.039 bệnh nhân chuyển bệnh viện tuyến trung ương thì năm 2021 giảm còn 6.205 bệnh nhân (tương đương giảm 11,9%). Qua khảo sát, mức độ hài lòng của người bệnh nội trú năm 2021 đạt 94,1%; tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân ngoại trú đạt 95,74%, tăng 6,6% so với năm 2020. Thời gian tới, BVĐK tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại; tăng cường đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, giàu y đức… để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn. Nguồn: Báo Lạng Sơn  

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 ngày của yêu thương và chia sẻ

Ngày Quốc tế Hạnh phúc là sự kiện thường niên của Liên Hợp Quốc được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng, trong đó có Việt Nam. Mục đích của ngày kỷ niệm này là nhằm nêu lên thông điệp rằng, hạnh phúc là quyền của tất cả công dân trên toàn cầu, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như sự phát triển của nhân loại. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được tổ chức vào ngày 20/3 hàng năm, thời điểm mà mặt trời nằm ngang đường xích đạo khiến cho độ dài ngày và đêm bằng nhau. Yếu tố này đại diện cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ, sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Chiến dịch hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc thường được tổ chức bởi tổ chức phi lợi nhuận Hành động vì Hạnh phúc, nhằm giảm bất bình đẳng toàn cầu, chấm dứt nghèo đói và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai. Ngày Quốc tế Hạnh phúc 2022 rơi vào Chủ Nhật, với chủ đề xuyên suốt là “Build Back Happier” (tạm dịch: “Xây dựng lại một cuộc sống hạnh phúc hơn”), tập trung vào sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch COVID-19.  [[{"fid":"4158","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"293","width":"512","style":"width: 500px; height: 286px;","class":"media-element file-default"}}]] Ngày Quốc tế Hạnh phúc chứa đựng thông điệp rằng, sự cân bằng và hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Ngày kỷ niệm này hướng đến việc giáo dục cho con người những giá trị tốt đẹp, vì một cuộc sống không nghèo đói, không chiến tranh, giúp con người sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Việc có được một cuộc sống hạnh phúc là khao khát chung của nhân loại, song chúng hoàn toàn nằm trong tay chúng ta chứ không phải là điều xa xỉ. Ngày này còn mang ý nghĩa thúc đẩy hòa bình, công bằng, nhân quyền, tiến bộ xã hội và đóng góp vào quá trình cải thiện mức sống của công dân.        

LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chiều 14/3/2022, Đoàn công tác của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Tại buổi làm việc, hai bệnh viện đã cùng trao đổi, phân tích những ưu điểm và hạn chế của BVĐK; đặc biệt là trong công tác phòng và điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Theo chương trình của Dự án, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tập huấn “Hỗ trợ kỹ thuật quản lý ca tại các bệnh viện tầng 1 và tầng 2” cho nhân viên y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh và TTYT huyện. Khóa tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế trong việc phòng, chống và điều trị, chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19. [[{"fid":"4156","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn cũng đã tiến hành khảo sát tại các khoa, phòng trong Bệnh viện. Trong thời gian tới, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ BVĐK phát triển chuyên môn, đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật theo hình thức "cầm tay chỉ việc"; đặc biệt là các chuyên ngành như ngoại khoa, tim mạch, hồi sức, chẩn đoán hình ảnh…; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh.

Hướng dẫn khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp

Bắt đầu từ 01/3/2022, người dân có thể đi khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế bằng căn cước công dân có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID. Người dân khi tới khám sẽ xuất trình căn cước công dân tại bộ phận đăng ký khám để nhân viên y tế kiểm tra: - Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID (ứng dụng dùng để khai báo y tế và di chuyển nội địa được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và Bộ Công an) đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở KCB thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID. - Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được và thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh). Việc thí điểm khám chữa bệnh BHYT qua thẻ CCCD gắn chíp… sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, giúp người dân tiết kiệm đáng kể thời gian, chí phí đi lại và nhất là đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN, ĐẠI DIỆN BCH CÔNG ĐOÀN TẶNG QUÀ NỮ NHÂN VIÊN Y TẾ NHÂN DỊP 8/3

Sáng 8/3/2022, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cùng đại diện BCH Công đoàn Bệnh viện đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà động viên nữ nhân viên y tế đang thực nhiệm vụ tại khu cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện. [[{"fid":"4153","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"592","width":"1280","style":"width: 500px; height: 231px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại diện lãnh đạo Bệnh viện cùng đại diện BCH Công đoàn tặng quà cho nữ nhân viên y tế làm nhiệm vụ trong khu cách ly Tại đây, các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện và đại diện BCH Công đoàn đã bày tỏ sự trân trọng, tri ân những đóng góp của các nữ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt, thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến nguy hiểm, phức tạp, kéo dài, nữ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế dù phải đối mặt với nguy cơ cao bị lây nhiễm vẫn luôn ngày đêm tận tâm, tận lực cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ, góp phần cùng tập thể Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch hiệu quả vừa thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhân kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện, đại diện BCH Công đoàn đã gửi tới 68 nữ nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 món quà ý nghĩa cùng những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc tất cả nữ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế mãi trẻ đẹp, hạnh phúc, luôn là những bông hoa tỏa ngát hương thơm cho đời, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

3 TÌNH NGUYỆN VIÊN HIẾN MÁU CẤP CỨU CHO CÁC BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

Chiều nay (7/3), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có 3 tình nguyện viên hiến máu đột xuất cấp cứu cho 3 bệnh nhân cần máu. Theo đó, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 3 bệnh nhân nhi, gồm: Lăng Gia Khang (32 tháng tuổi – nhóm máu O), xã Quảng Lạc; Vi Gia Huy (15 tuổi – nhóm máu O), phường Đông Kinh và Dương Nhật Minh (6 tuổi – nhóm máu A), phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cả 3 bệnh nhân đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cần máu để truyền, điều trị mỗi tháng. Tuy nhiên, kho máu dự trữ của Bệnh viện đang khan hiếm nhóm máu O và A để truyền cho bệnh nhân. [[{"fid":"4149","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"490","width":"700","style":"width: 500px; height: 350px;","class":"media-element file-default"}}]] Chị Nông Bích Thủy, cán bộ Công an thành phố Lạng Sơn hiến máu đột xuất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh [[{"fid":"4150","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"570","width":"700","style":"width: 500px; height: 407px;","class":"media-element file-default"}}]] Chị Hoàng Quỳnh Giang, nhân viên y tế Trường THPT Hoàng Văn Thụ hiến máu đột xuất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sau khi nhận được thông tin của Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 3 tình nguyện viên gồm: Chị Hoàng Quỳnh Giang, nhân viên y tế Trường THPT Hoàng Văn Thụ; chị Nông Bích Thủy, cán bộ Công an thành phố Lạng Sơn và anh Dương Công Khanh, cán bộ Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nhanh chóng đến bệnh viện để hiến máu toàn phần kịp thời cho các bệnh nhân có nguồn máu điều trị. Sau khi được tiếp nhận các nguồn máu từ tình nguyện viên trao tặng, các bệnh nhân đã dần hồi phục sức khỏe. [[{"fid":"4151","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"595","width":"700","style":"width: 500px; height: 425px;","class":"media-element file-default"}}]] Anh Dương Công Khanh, cán bộ Phòng Chỉ đạo Tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiến máu đột xuất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Theo Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng như tình trạng sau tết nguyên đán, Bệnh viện thường xuyên khan hiếm nguồn máu dự trữ để điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân. Những tấm lòng cao cả của các tình nguyện viên hiến máu đột xuất là hành động nhân văn, ý nghĩa thiết thực dành cho những bệnh nhân cần máu. Nguồn Baolangson.vn

2 NHÂN VIÊN Y TẾ HIẾN MÁU CẤP CỨU BỆNH NHI

Chiều ngày 1/3/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK), đã có 2 tình nguyện viên là nhân viên Bệnh viện hiến máu đột xuất cấp cứu cho 2 bệnh nhân nhi. [[{"fid":"4139","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chị Lê Thị Ngọc Hoàng, Bác sĩ Khoa Truyền nhiễm hiến máu cho bệnh nhi Tại Khoa Nhi BVĐK có 2 bệnh nhân: Nguyễn Lệ Quyên (13 tuổi) và  Nguyễn Bảo Ngọc (4 tuổi) đều trú tại Bản Chu, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định cùng mắc bệnh Thiếu máu huyết tán (Thalassemia) cần nhóm máu O để truyền điều trị bệnh. Tuy nhiên, nguồn máu dự trữ tại Bệnh viện đang khan hiếm nhóm máu O , do đó, Câu Lạc bộ Ngân hàng máu sống của Bệnh viện đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội (nhóm Zalo), tìm người cùng nhóm máu để hiến máu toàn phần truyền cho bệnh nhân. Ngay sau khi nhận được thông tin, đã có 2 tình nguyện viên là Bác sĩ Lê Thị Ngọc Hoàng - Khoa Truyền nhiễm và Điều dưỡng Nguyễn Thanh Thúy - Khoa Mắt của Bệnh viện đã trực tiếp hiến mỗi người 250ml máu toàn phần truyền cho bệnh nhân cần máu. [[{"fid":"4140","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 523px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chị Nguyễn Thanh Thúy, Điều dưỡng Khoa Mắt hiến máu cho bệnh nhi Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đang khan hiếm nguồn máu dự trữ để điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân, đặc biệt là nhóm máu O. Do vậy, rất cần những tấm lòng thiện nguyện của cán bộ, viên chức, người lao động và các tình nguyện viên có đủ điều kiện sức khỏe sẵn sàng đến Bệnh viện để hiến máu, góp phần vào công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

Trang