CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

TẬP HUẤN AN TOÀN TRONG TIÊM CHỦNG

Chiều 21/06/2023 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn (TTKSBT) tổ chức buổi tập huấn về An toàn trong tiêm chủng cho 60 nhân viên y tế của BVĐK và TTKSBT. Giảng viên lớp tập huấn là bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Dương Anh Dũng – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (TTKSBT). [[{"fid":"5139","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi tập huấn, các học viên được cung cấp kiến thức về an toàn tiêm chủng, các văn bản hướng dẫn, quy định về hoạt động tiêm chủng,văn bản quy phạm pháp luật về tiêm chủng mở rộng, một số quyết định của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng đối với trẻ em, hướng dẫn sử dụng nhập liệu, báo cáo hệ thống tiêm chủng quốc gia, các quy định về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin. Bên cạnh đó, các học viên còn được hướng dẫn về cách phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ sau khi tiêm vắc xin… Đây là những kiến thức cần thiết để áp dụng trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là triển khai tiêm chủng trong các cơ sở y tế. [[{"fid":"5140","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Kết thúc tập huấn, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn an toàn trong tiêm chủng. Qua đây, giúp các nhân viên y tế cập nhật kiến thức và kỹ năng, đảm bảo công tác tiêm chủng trong các cơ sở y tế. Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Phòng CTXH

BỆNH NHÂN NGUY KỊCH DO NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU LỢN TỪ THÓI QUEN THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH

Ngày 13/6/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân T.V.T (59 tuổi, ở Thị trấn Cao Lộc) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn, ù tai, cứng gáy, trên da có ban xuất huyết hoại tử màu tím đen, đỏ tía vùng tay chân, mạn sườn. Bệnh nhân có thói quen ăn tiết canh thường xuyên từ nhiều năm nay. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn liên cầu lợn, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng. Các bác sĩ khoa Truyền nhiễm BVĐK đánh giá bệnh nhân trong tình trạng tiên lượng rất nặng, nếu vào viện chậm khoảng 1 ngày nữa thì bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa. [[{"fid":"5136","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 371px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực bằng kháng sinh, chống phù não, bù dịch,… Sau 3 ngày vào viện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện. Liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó chủ yếu có lợn và người. Bệnh thường xuất phát từ thói quen ăn tiết canh và ăn thịt lợn ốm, chết, thịt chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với lợn bị bệnh… Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có thể gây tử vong nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch. [[{"fid":"5137","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh liên cầu lợn thường có biểu hiện ở 3 thể: - Thể viêm màng não: Người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, ù tai, cứng cổ. Các biểu hiện thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm màng não mủ. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng di chứng thần kinh. - Thể nhiễm trùng huyết: Người bệnh có biểu hiện sốt cao, lưỡi bẩn, xuất huyết ban to màu đỏ hoặc màu xám đen. Bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhiễm trùng huyết thường rất nguy hiểm vì diễn tiến nhanh, nhiễm độc toàn thân gây suy đa phủ tạng, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong. - Thể kết hợp: cả thể viêm màng não và nhiễm trùng huyết.  Phòng tránh bệnh liên cầu lợn, các bác sĩ khuyến cáo người dân: - Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có phương tiện bảo hộ.  - Không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt lợn sống. - Khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến Bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN NGÀNH Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN NHIỆM KỲ 2023-2028

Trong thời gian 2 ngày (15 và 16/6), Công đoàn ngành Y tế tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự đại hội có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp, nguyên chủ tịch công đoàn ngành qua các thời kỳ và 110 đại biểu đại diện cho hơn 4.300 đoàn viên, người lao động đến từ 26 công đoàn cơ sở trực thuộc. [[{"fid":"5129","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]   Các đại biểu biểu quyết thông qua danh sách đoàn chủ tịch đại hội Công đoàn ngành Y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 Theo báo cáo, trong nhiệm kỳ 2018-2023, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn ngành Y tế Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của toàn ngành. Các hoạt động công đoàn ngành luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với những chương trình, kế hoạch công tác hàng năm phù hợp với tình hình thực tế, tập trung chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhất là thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. [[{"fid":"5130","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu chỉ đạo đại hội Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn ngành đã tham gia xét nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn và thâm niên vượt khung cho trên 2.100 lượt đoàn viên, người lao động được; tư vấn cho trên 100 lượt đoàn viên, người lao động về các chế độ chính sách có liên quan; thăm hỏi, tặng quà tết cho trên 6.500 lượt đoàn viên, người lao động với tổng trị giá trên 3,1 tỷ đồng; 8 đoàn viên, người lao động của ngành đã được hỗ trợ xây mới và sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” với tổng trị giá 240 triệu đồng... [[{"fid":"5131","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh tặng hoa chúc mừng đại hội Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp công đoàn ngành đã thăm hỏi, hỗ trợ gần 700 lượt đoàn viên, người lao động tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với số tiền hơn 200 triệu đồng. Công đoàn ngành Y tế đã tổ chức trao tặng 125 thùng mì tôm; 250 thùng sữa trị giá 52 triệu đồng cho các công đoàn cơ sở trực tiếp tham gia phòng chống dịch; đề xuất Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ 80 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền hơn 40 triệu đồng. [[{"fid":"5132","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn ngành Y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 Tại đại hội, các đại biểu đã thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ mới 2023 – 2028 với các chỉ tiêu cụ thể như: Phấn đấu phát triển, kết nạp mới từ 600 đoàn viên công đoàn trở lên; 85% trở lên công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 20% số CĐCS hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 90% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đạt chuẩn văn hoá... [[{"fid":"5133","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Y tế tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Công đoàn ngành y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023 – 2028 gồm 15 đồng chí; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội công đoàn cấp trên gồm 22 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu đồng chí Phạm Thị Nhàn, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế tỉnh nhiệm kỳ 2018 – 2023 tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Công đoàn ngành y tế nhiệm kỳ 2023 – 2028. [[{"fid":"5134","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Sở Y tế trao giấy khen cho các tập thể/cá nhân xuất sắc Trong chương trình, 8 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2018-2023 được Giám đốc Sở y tế, Công đoàn ngành tặng giấy khen.

CHIẾU TIA PLASMA LẠNH – CÔNG NGHỆ TỐI ƯU TRONG ĐIỀU TRỊ LIỀN VẾT THƯƠNG

Tia Plasma lạnh giúp tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của các vi sinh vật cản trở quá trình liền vết thương (vi khuẩn, virus và nấm) mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh. Đồng thời, Plasma lạnh kích thích tái tạo tế bào da giúp nhanh lành vết thương, hạn chế tối đa sẹo xấu. Hơn nữa, Plasma lạnh còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nhờ vậy, tia Plasma lạnh được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương do chấn thương và vết thương sau phẫu thuật. Tia plasma lạnh gồm nhiều thành phần hoạt chất chứa: oxi, nitơ, ion, electron, UV-A,… có tác dụng phá vỡ hoặc xâm nhập qua màng tế bào, tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi rút và nấm mà không làm tổn thương đến các cấu trúc mô xung quanh. Ngoài ra, tia Plasma lạnh còn có tác dụng kích thích sản xuất ra NO, chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các tế bào sừng và nguyên bào sợi để tái tạo biểu mô và hình thành mạch mới. Nhờ đó, chiếu Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh hồi phục, biểu bì mọc tốt, hạn chế nhiễm trùng,… Tia Plasma lạnh tác động lên cơ thể chỉ vài micro mét trên bề mặt nên không gây tổn hại tế bào. Tia Plasma lạnh ở cự ly chiếu 0,5cm có tác dụng diệt khuẩn. Ở cư ly chiếu 1cm, tia Plasma lạnh có tác dụng liền vết thương. [[{"fid":"5125","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2482","width":"1754","style":"width: 500px; height: 708px;","class":"media-element file-default"}}]] Lợi ích của Phương pháp chiếu tia Plasma lạnh lên vết thương: - Tia Plasma lạnh giúp diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, virus, nấm. - Làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, không gây tổn hại tế bào da. - Kích thích tăng sinh tế bào da, tăng tốc độ biểu mô hóa, hạn chế để lại sẹo xấu. - Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc sau sinh mổ. - Bệnh nhân được chiếu tia Plasma lạnh ngay tại giường với thời gian thực hiện nhanh chóng, an toàn, không có tác dụng phụ và nhất là không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ đối với phụ nữ sinh mổ. - Tia Plasma lạnh được sử dụng trong điều trị vết thương là một phương pháp mới với nhiều ưu điểm. Và phương pháp này thực sự có ý nghĩa lớn với cộng đồng bởi công nghệ Plasma sẽ giúp giảm chi phí điều trị của bệnh nhân so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống đồng thời cũng rút ngắn thời gian điều trị. [[{"fid":"5126","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2482","width":"1754","style":"width: 500px; height: 708px;","class":"media-element file-default"}}]] Tia Plasma lạnh được ứng dụng trong điều trị - Vết thương nhiễm trùng - Vết thương bị hoại tử - Vết thương loét do tì đè (vùng gan bàn chân, vùng gót chân, vùng cùng cụt, vùng bả vai, vùng chẩm) - Vết thương do bỏng - Vết thương mới có nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành như: vết mổ thành bụng… - Vết thương ở những bệnh nhân bị tiểu đường, suy kiệt cơ thể. -  Vùng rốn của trẻ sơ sinh; vết mổ đẻ nhiễm khuẩn, vết thương thành bụng sau mổ, vết khâu tầng sinh môn trong sinh thường, tổn thương vùng áp xe vú, vết mổ chửa ngoài tử cung, phẫu thuật u xơ tử cung hay sau chích nặn áp xe vú… Chiếu tia Plasma lạnh được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn áp dụng trong điều trị cho người bệnh từ nhiều năm nay với quy trình theo dõi, kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ giúp quá trình điều trị của người bệnh đạt hiệu quả tối đa, rút ngắn thời gian điều trị, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH “TÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT QUA DA BẰNG LASER” CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN ĐẠT LOẠI XUẤT SẮC

Chiều ngày 8/6/2023, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2023 do Ths. Nguyễn Thị Hà – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng Laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài do Bác sĩ Trần Mậu Việt và Lê Tuấn Linh đồng chủ nhiệm. [[{"fid":"5111","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đề tài được thực hiện với mục tiêu ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị sỏi đường mật bằng Laser qua da tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhằm thay thế các phương pháp phẫu thuật truyền thống chưa đem lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi mật. Kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật bằng laser qua da là kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất hiện nay trong điều trị sỏi mật, kỹ thuật này khắc phục nhược điểm của tất cả các kỹ thuật điều trị trước đây, bệnh nhân được điều trị với tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh. Kỹ thuật này hiện nay chỉ có một số bệnh viện tuyến trung ương và rất ít bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện được. [[{"fid":"5112","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng đặc điểm, chẩn đoán của bệnh lý sỏi mật, các biến chứng và phương pháp điều trị. Nhóm đã thực hiện phẫu thuật trên nhiều bệnh nhân cho kết quả thành công 100%. Đề tài được thực hiện đúng tiến độ, có giá trị khoa học cao cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật vào thực tiễn đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đã thẳng thắn chỉ ra một số điểm hạn chế đồng thời đưa ra góp ý để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài được tốt hơn. Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất đánh giá Đề tài xếp loại Xuất sắc. Việc ứng dụng kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng laser thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân, nâng cao sự tin tưởng và hài lòng của người bệnh. [[{"fid":"5113","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

TTYT HỮU LŨNG THAM QUAN, HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Ngày 8/6/2023, Đoàn công tác của Trung tâm y tế (TTYT)huyện Hữu Lũng đã đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trưởng đoàn công tác là bác sĩ Nguyễn Thế Độ - Giám đốc TTYT huyện Hữu Lũng,cùng đi có các bác sĩ trưởng khoa, điều dưỡng trưởng các khoa của TTYT. [[{"fid":"5106","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Nguyễn Thế Độ - Giám đốc TTYT huyện Hữu Lũng thay mặt đoàn công tác gửi lời cảm ơn tới BVĐK [[{"fid":"5107","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc BVĐK tỉnh phát biểu tại buổi làm việc Tại Bệnh viện, Đoàn công tác đã tham quan mô hình làm việc tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc người bệnh, công tác điều dưỡng và các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh; cách ghi chép hồ sơ bệnh án và học tập một số phương pháp cải tiến mới về ghi chép hồ sơ bệnh án; công tác quản lý, điều hành và kiểm tra, giám sát của phòng điều dưỡng và điều dưỡng trưởng các khoa; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. [[{"fid":"5108","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5109","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đoàn công tác TTYT Hữu Lũng tham quan, học tập tại các khoa, phòng Phát biểu tại buổi học tập, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đánh giá cao về việc thực hiện công tác chuyên môn của TTYT huyện Hữu Lũng trong thời gian qua. Các kỹ thuật cơ bản đã được thực hiện tốt tại TTYT, đối với các kỹ thuật cao, chuyên sâu, Bệnh viện sẽ tiếp tục hỗ trợ tối đa để giúp TTYT huyện Hữu Lũng đào tạo và tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật đưa vào phục vụ, đem lại nhiều lợi ích cho cho nhân dân trên địa bàn, góp phần giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó, BVĐK tỉnh mong muốn giữa hai đơn vị sẽ tiếp tục có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động chuyên môn như công tác khám chữa bệnh, công tác điều dưỡng, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn... góp phần xây dựng ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn ngày càng vững mạnh. 

PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC ĐỐT HẠCH GIAO CẢM NGỰC ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI HAI TAY - NÁCH

Bệnh tăng tiết mồ hôi nguyên phát là một tình trạng tiết mồ hôi quá mức ở các nơi trên cơ thể, hay gặp nhất là ở bàn tay, bàn chân, nách, mặt… Bệnh hay gặp ở người trẻ, có những bệnh nhân mồ hôi tiết ra ở hai bàn tay có thể chảy thành dòng. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu phiền toái trong công việc, học tập, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý khi giao tiếp. Chẩn đoán dựa vào một số tiêu chuẩn sau: tăng tiết mồ hôi tay kéo dài ít nhất 6 tháng không có nguyên nhân bên ngoài, tăng tiết hai bên đối xứng, thường tăng lên khi hồi hộp, lo lắng và không xảy ra trong lúc ngủ. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn, chúng tôi tiến hành phẫu thuật đốt hạch thần kinh giao cảm ngực qua nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi hai tay và nách. Đây là một phẫu thuật an toàn, thời gian hồi phục nhanh và có hiệu quả cao. [[{"fid":"5099","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 317px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Vị trí đặt trocar và đốt hạch giao cảm ngực Chỉ định phẫu thuật cho tất cả bệnh nhân tăng tiết mồ hôi gây ảnh hưởng đến lao động sinh hoạt và giao tiếp. Thời gian phẫu thuật ngắn chỉ trong khoảng 15 - 20 phút. Hiệu quả của phẫu thuật có thể thấy ngay sau khi phẫu thuật: tay sẽ hồng, ấm và không ra mồ hôi. Bệnh nhân ổn định và có thể ra viện ngày hôm sau. [[{"fid":"5100","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 354px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đốt hạch giao cảm ngực trong mổ [[{"fid":"5101","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân sau phẫu thuật đã hết ra mồ hôi tay và được xuất viện ngay ngày hôm sau Hiện nay, khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật thường quy cho bệnh nhân bị bệnh. Chi tiết liên hệ:  Bs Vi Hồng Đức – Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Điện thoại 0913852688.

ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CHO ĐIỀU DƯỠNG, KỸ THUẬT Y BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều ngày 5/6/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức lớp đào tạo điều dưỡng cơ bản cho điều dưỡng, kỹ thuật y tại Bệnh viện. Giảng viên là BSCKI. Hoàng Mạnh Cương - Phó giám đốc Bệnh viện, CN. Nguyễn Thị Liễu -Trưởng phòng Điều dưỡng, CN. Nguyễn Thị Thu Thương - Phó trưởng phòng Điều dưỡng, CN. Lê Thị Hà - Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc, CN. Dương Thị Niên - Điều dưỡng trưởng khoa Cấp cứu. Lớp đào tạo với sự tham gia của các học viên là điều dưỡng, kỹ thuật y các khoa lâm sàng, cận lâm sàng tuyển dụng năm 2023 và các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y năm 2022 chưa được đào tạo liên tục. [[{"fid":"5089","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong chương trình, các điều dưỡng, kỹ thuật y đã được đào tạo các nội dung về Thông tư 31/2021/TT-BYT, Quy định hoạt động điều dưỡng trong Bệnh viện; Thông tư 51/2017/TT-BYT, Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; Các quy định công tác điều dưỡng trong Bệnh viện; Tiêm an toàn; Kỹ thuật thay băng; Kỹ thuật Cấp cứu ngừng tuần hoàn; Hướng dẫn ghi chép Hồ sơ bệnh án điều dưỡng; Hướng dẫn chế độ Bảo hiểm Y tế,… [[{"fid":"5090","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lớp đào tạo giúp các học viên cập nhật kiến thức, một số kỹ năng thực hành các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh toàn diện của điều dưỡng mới tuyển dụng tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Qua đó, thực hiện tốt các kiến thức được cập nhật vào trong các quy trình chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện.

CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ý NGHĨA CỦA BỘ Y TẾ TẠI LẠNG SƠN

Sáng 03/6/2023, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng GS.TS Trần Văn Thuấn làm trưởng đoàn đã tham gia Lễ Khởi động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Ngày hội “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng” năm 2023. tại xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đây là chương trình do Đoàn khối các cơ quan tỉnh, Huyện đoàn Lộc Bình và Ban chỉ đạo công tác thanh niên ngành y tế phối hợp tổ chức. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, CLB Bí thư Đoàn ngành y tế; đoàn viên thanh niên các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Tiếp đoàn có đồng chí Phan Lạc Hoài Thanh – Phó Giám đốc Sở Y tế, bác sĩ Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở và BVĐK tỉnh. [[{"fid":"5081","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu chi đạo tại Lễ khởi động [[{"fid":"5080","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế và đại biểu dự Lễ khởi động Chiến dịch tình nguyện hè Tại chương trình, các đồng chí lãnh đạo đã tham gia Lễ khởi động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Ngày hội “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng” năm 2023. Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế đã phối hợp cùng Đoàn cơ sở Bệnh viện, CLB Thầy thuốc trẻ BVĐK tỉnh tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 200 người dân tại xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình. [[{"fid":"5083","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm và động viên bác sĩ, điều dưỡng tham gia hoạt động khám và cấp phát thuốc miễn phí [[{"fid":"5082","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bên cạnh đó, dưới sự kết nối của Đoàn cơ sở BVĐK tỉnh, CLB Bí thư Đoàn ngành Y tế đã thực hiện trao tặng công trình đường lên cột mốc biên giới 1249/1 trị giá 60 triệu đồng tại xã Tam Gia, huyện Lộc Bình. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng yêu nước, đồng thời hỗ trợ lực lượng biên phòng tỉnh thuận lợi trong quá trình tuần tra, bảo vệ biên giới Tổ quốc. [[{"fid":"5084","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5085","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các đồng chí lãnh đạo thực hiện cắt băng khánh thành công trình đường lên cột mốc 1249/1 Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định Đảng, nhà nước và ngành Y tế luôn coi công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu; là đầu tư cho phát triển, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia hoạt động Ngày hội thầy thuốc trẻ vì cuộc sống cộng đồng tại biên giới huyện Lộc Bình là thiết thực phát huy sức trẻ trong công cuộc xây dựng biên cương vững bền, điểm tựa vững chắc trên mảnh đất biên cương xứ Lạng. Thứ trưởng biểu dương, ghi nhận và trân trọng những hoạt động của CLB Bí thư đoàn Thanh niên Bộ Y tế và các nhà tài trợ đã đóng góp cho sự thành công của công trình. Hi vọng rằng đây sẽ là dấu ấn đầu tiên và sẽ lan toả hoạt động này tới các tổ chức, cá nhân khác, sẽ có thêm các công trình tương tự không chỉ ở Lạng Sơn mà còn ở các địa phương có đường biên giới đất liền tiếp giáp với biên giới các nước bạn. [[{"fid":"5086","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Thứ trưởng và các đồng chí lãnh đạo Vụ TCCB, Cục CNTT Bộ Y tế tặng quà cho Đồn Biên phòng Chi Lăng Nhân dịp này, đồng chí Thứ trưởng đã trao tặng các phần quà ý nghĩa hỗ trợ cho Đồn Biên phòng Chi Lăng.

HỘI THI BÍ THƯ CHI BỘ GIỎI ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều 2/6/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2023. Dự và chỉ đạo hội thi có Đồng chí Nguyễn Đức Thắng – Phó Bí thư thường trực Đảng Uỷ khối các cơ quan tỉnh. Cùng dự có các đồng chí đại diện các ban chuyên môn của Đảng Uỷ khối; các đồng chí trong BCH Đảng bộ Bệnh viện cùng toàn thể Đảng viên Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5076","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tham gia Hội thi, 7 thí sinh là Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bệnh viện lần lượt trải qua 3 phần thi: chào hỏi, thuyết trình và trả lời câu hỏi kiến thức chung, nghiệp vụ và xử lý tình huống. Nội dung các phần thi chủ yếu tập trung vào những vấn đề về nhận thức, về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng, các Điều lệ, Quy định, Chỉ thị của Đảng, nội dung biện pháp xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; công tác chính trị tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; đánh giá thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi ủy, chi bộ, tăng cường, củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở từng đơn vị... [[{"fid":"5077","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các thí sinh tham gia hội thi đã thể hiện nhiều cách truyền tải nội dung nghiệp vụ công tác Đảng gắn liền với hoạt động của cấp uỷ, Chi bộ và các đảng viên bằng hình thức sân khấu hoá và thuyết trình slides phong phú, tạo không khí hấp dẫn,  lôi cuốn khán giả, cán bộ đảng viên đến cổ vũ hội thi. [[{"fid":"5078","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Nguyễn Đức Thắng phát biêur chỉ đạo hội thi Phát biểu tại hội thi, Đồng chí Nguyễn Đức Thắng – Phó Bí thư thường trực Đảng Uỷ khối các cơ quan tỉnh chúc mừng thành công của hội thi. Đồng chí khen ngợi các thí sinh đã có phần thi với nội dung kiến thức bám sát chủ đề và không kém phần sôi nổi, hấp dẫn. Đồng thời ghi nhận và đánh giá cao công tác chỉ đạo của ban tổ chức hội thi và sự nỗ lực, đầu tư của các thí sinh. Đồng chí cũng đưa ra một số nhận xét, góp ý cho các thí sinh để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thi Bí thư chi bộ giỏi cấp trên. [[{"fid":"5079","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bế mạc hội thi, Ban tổ chức đã trao Giải Nhất cho thí sinh Trần Thị Diệp – Chi bộ Lâm sàng 5, Giải Nhì được trao cho thí sinh Nguyễn Thị Thường – Chi bộ Cận Lâm sàng 3, Giải Ba cho thí sinh Hoàng Thị Hiên – Chi bộ Lâm sàng 8, Giải Khuyến Khích cho thí sinh Như Thuỳ Vân – Chi bộ Lâm sàng 3. Hội thi là dịp sinh hoạt chính trị bổ ích, là sân chơi ý nghĩa để các cán bộ, đảng viên nhất là các bí thư, phó bí thư chi bộ được nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cũng như được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm công tác đảng, từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác chuyên môn.

Trang