CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CHUNG KẾT GIAO LƯU BÓNG CHUYỀN HƠI CHÀO MỪNG 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Chiều ngày 18/8/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Chung kết giao lưu bóng chuyền hơi nam - nữ chào mừng 78 năm Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công và Ngày Quốc Khánh 2/9. Chương trình giao lưu diễn ra sôi nổi, thu hút được đông đảo sự tham gia, cổ vũ của viên chức, người lao động trong Bệnh viện. Ban Tổ chức đã trao Giải Nhất bóng chuyền hơi nữ cho Đội khối Cận lâm sàng (gồm các tổ công đoàn khoa Thăm dò chức năng, Hoá sinh – Vi sinh, Huyết học – Truyền máu, Giải phẫu bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn). Giải Nhì Bóng chuyền hơi nữ thuộc về Đội khối Nội khoa. Đồng Giải Ba Bóng chuyền hơi nữ thuộc về Đội khối Văn phòng và Đội khối Ngoại khoa. [[{"fid":"5310","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đối với Đội Nam, Ban tổ chức đã trao Giải Nhất bóng chuyền hơi nam cho Đội khối Cận lâm sàng, Giải Nhì Bóng chuyền hơi nam thuộc về Đội khối Ngoại khoa. Đồng Giải Ba Bóng chuyền hơi nam thuộc về Đội khối Văn phòng và Đội khối Nội khoa. Chương trình giao lưu thể thao là hoạt động chào mừng mừng 78 năm Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công và Ngày Quốc Khánh 2/9, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ viên chức, người lao động trong Bệnh viện.

GIAO LƯU BÓNG CHUYỂN HƠI CHÀO MỪNG 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Chiều ngày 17/8/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc chương trình giao lưu thể thao môn bóng chuyền hơi chào mừng 78 năm Ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2023). [[{"fid":"5306","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Giải thi đấu thể thao đã thu hút đông đảo sự tham gia của viên chức, người lao động trong Bệnh viện với nội dung thi đấu bóng chuyền hơi ở cả đội nam và đội nữ. Ngay sau khai mạc, các đội đã thi đấu vòng bảng để lựa chọn ra đội giành phần thắng vào thi chung kết. [[{"fid":"5307","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5308","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình giao lưu thể thao nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đồng thời đây cũng là hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng 78 năm Ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong Bệnh viện, tạo điều kiện để viên chức, người lao động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, từ đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của toàn đơn vị.

TẬP HUẤN SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN, HỢP LÝ

Sáng 15/8/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Tập huấn “Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý”. Tham gia tập huấn có các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện. Giảng viên là Dược sĩ CKI Bùi Thị Sao Mi, khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5303","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tập huấn, các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đã được cập nhật kiến thức, hiểu được tầm quan trọng, hướng dẫn thực hiện quy trình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) và cách tra cứu bảng dị ứng chéo, một số biện pháp có thể phòng tránh được ADR theo Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 05 tháng 01 năm 2022 về việc ban hành hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tại buổi tập huấn, các các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cũng được thảo luận các trường hợp thực tế bệnh nhân gặp phản ứng có hại của thuốc liên quan đến tốc độ đường truyền, liên quan đến đường dùng và dị ứng chéo, các bác sĩ, điều dưỡng giữa các khoa được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm rất bổ ích. [[{"fid":"5304","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Qua buổi tập huấn, các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện đã được nâng cao kiến thức, từ đó vận dụng tốt các kiến thức thực tế vào quá trình khám, kê đơn, điều trị cho bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

TẬP HUẤN PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ TAY CHÂN MIỆNG

Sáng 15/8/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Tập huấn “Khám, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết và chân taymiệng”. Dự hội thảo có đại diện các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng của BVĐK, Bệnh viện Phổi, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền và 11 trung tâm y tế huyện, thành phố. Báo cáo viên là các bác sĩ, điều dưỡng đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương.  [[{"fid":"5299","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Đặng Huy Du - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc tập huấn Tại buổi tập huấn, các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đã được cập nhật kiến thức về điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng. Đây là hai bệnh truyền nhiễm đang bùng phát mạnh mẽ trên cả nước. Đối với bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới về phác đồ điều trị. Lạng Sơn tuy không phải “điểm nóng” về sốt xuất huyết và tay chân miệng nhưng các cơ sở y tế thường xuyên cập nhật thông tin, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các ca bệnh; đồng thời chuẩn bị các phương án nếu có nguy cơ bùng dịch. [[{"fid":"5300","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5301","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các báo cáo viên Bệnh viện Nhi Trung ương trình bày nội dung về điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết, Tay chân miệng Tập huấn đã giúp các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng Lạng Sơn nâng cao kiến thức, trau dồi kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng. Qua đó góp phần nâng cao công tác điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

LƯU Ý KHI NỘP HỒ SƠ TUYỂN DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức các đợt tuyển dụng lao động hợp đồng. Theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Người ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành. Do vậy, để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm đối với các vị trí tuyển dụng là bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, dinh dưỡng, bên cạnh các giấy tờ, văn bằng chứng chỉ theo quy định, yêu cầu người nộp hồ sơ phải có CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ hoặc CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP theo quy định. Bệnh viện không thực hiện tuyển dụng đối với các trường hợp không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn trên. Bệnh viện xin thông báo để những trường hợp dự kiến tham gia ứng tuyển lao động hợp đồng thời gian tới được biết và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.  

SỞ Y TẾ KIỂM TRA CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Ngày 8/8/2023, Đoàn công tác của Sở Y tế do Đồng chí Nguyễn Thế Toàn – Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác 6 tháng đầu năm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, cùng với ngành y tế, Bệnh viện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề cung ứng thuốc, vật tư y tế, hoá chất xét nghiệm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc hoạt động chuyên môn, một số chỉ tiêu chưa đạt theo kỳ vọng. Tổng số khám bệnh đạt 47,1%, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt 43,2%, tổng số ngày điều trị nội trú đạt 41,1%, tổng số xét nghiệm đạt 48,01% so với kế hoạch năm. Tuy nhiên, Bệnh viện đã nỗ lực khắc phục những khó khăn, chủ động tìm hiểu và phối hợp thực hiện nhiều giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị trong đó, hoạt động khám chữa bệnh tiếp tục được quan tâm hàng đầu, chất lượng chuyên môn tiếp tục được nâng cao, phát triển theo hướng chuyên sâu và bền vững. Thủ tục hành chính được giảm bớt tối đa để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện đã nhận được nhiều lời khen ngợi của người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử. [[{"fid":"5292","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn công tác của Sở Y tế kiểm tra công tác 6 tháng đầu năm tại Bệnh viện Tại buổi kiểm tra, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất Sở Y tế tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế để Bệnh viện khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở mới cao nhất. Đặc biệt, Bệnh viện cũng kiến nghị Sở Y tế giúp đỡ đẩy nhanh tiến độ đấu thầu gói thầu thuốc, vật tư y tế để đơn vị đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế cho công tác điều trị. [[{"fid":"5293","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng chí Nguyễn Thế Toàn phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra Kết luận tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thế Toàn chia sẻ với những khó khăn của Bệnh viện, đồng chí ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, khắc phục khó khăn và kết quả đạt được của BVĐK trong 6 tháng đầu năm. Đồng chí nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bệnh viện cần tiếp tục chú ý phát triển chuyên môn, quan tâm công tác đào tạo cán bộ, phát triển đơn vị, tập trung vào phát triển các thế mạnh về chuyên môn để đẩy mạnh đa dạng hoá các dịch vụ y tế, đồng thời chú ý đẩy nhanh tiến độ trong công tác đấu thầu, đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ nhân dân. Sở Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn, đảm bảo những điều kiện tốt nhất giúp Bệnh viện tháo gỡ những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm.

CẢNH BÁO TAN MÁU DO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Vừa qua, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã tiếp nhận 3 trường hợp có biểu hiện tan máu do ngộ độc thức ăn không rõ nguồn gốc (2 trường hợp ăn xôi màu tím, 1 trường hợp ăn nấm).Trong số đó, có 4 trường hợp trong cùng một gia đình sau ăn xôi lấy màu từ cây, cỏ không rõ nguồn gốc, 2 bệnh nhân biểu hiện nặng được nhập viện điều trị, 2 bệnh nhân ăn số lượng ít, triệu chứng nhẹ được theo dõi tại nhà. Biểu hiện chung của cả 3 người bệnh nhập viện đều xuất hiện vàng mắt, vàng da toàn thân, nước tiểu đỏ sẫm, đặc biệt có 1 trường hợp bệnh nhân nam, trẻ tuổi, có biểu suy đa tạng, tình trạng suy hô hấp nhanh, phân áp oxy trong máu ngoại giảm nặng, được chẩn đoán tan máu do ngộ độc thức ăn – methemoglobin. Các bệnh nhân nhanh chóng được xử trí đảm bảo tuần hoàn, hô hấp, truyền máu, dùng thuốc đối kháng.Hiện tại, sức khỏe của 3 bệnh nhân ổn định, các chỉ số xét nghiệm trở lại bình thường và đã được xuất viện. [[{"fid":"5289","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Biểu hiện chung của các bệnh nhân là vàng da Tan máu là sự phá hủy các tế bào hồng cầu do nhiều nguyên nhân gây ra. Các tế bào hồng cầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong máu. Chúng mang oxy từ phổi của đến các mô khắp cơ thể, cơ thể sử dụng oxy này để tạo ra năng lượng cần thiết để thực hiện các chức năng thiết yếu. Các tế bào hồng cầu cũng mang carbon dioxide từ các mô của trở lại phổi để thực hiện thải ra bên ngoài, đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tan máu như khiếm huyết hệ thống miễn dịch, bệnh lý tự miễn, do thuốc, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm, hóa chất. Việc phát hiện sớm, chính xác tan máu giúp điều trị hiệu quả, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như xuất huyết não, nội tạng nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. [[{"fid":"5290","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định và đã được xuất viện Lang Sơn với đặc điểm là tỉnh miền núi phía bắc, thảm thực vật dồi dào, nhiều loại cây, cỏ đa dạng về hình thái, tính chất, trong đó có nhiều loại thực vật mang độc tính. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên dùng các loại cây, cỏ không rõ nguồn gốc hay các hóa phụ gia thực phẩm là các hóa chất nhân tạo, chỉ nên dùng các chất liệu tự nhiên từ các loại thực vật đã biết rõ là an toàn như gấc, cà chua, nghệ để chế biến thực phẩm. Để phòng ngừa ngộ độc thức ăn và các bệnh liên quan đến thực phẩm, người dân tuyệt đối không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, đặc biệt không ăn những thức ăn có phẩm màu lòe loẹt, bắt mắt. Nên sử dụng thực phẩm còn tươi mới, không sử dụng đồ đông lạnh quá lâu. Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh để chung thực phẩm sống và thực phẩm chín cùng nơi, tránh để thức ăn bị hỏng, ôi thiu. Khâu chế biến thực phẩm đặc biệt quan trọng, đảm bảo chế biến đồ ăn kỹ, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc

BÁO CÁO NHÂN MỘT CA ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ THÀNH CÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGƯỢC DÒNG

Trong phẫu thuật, công tác gây mê hồi sức đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công của một ca mổ. Đã có nhiều trường hợp tử vong trên bàn mổ mà người thầy thuốc không lường trước được. Một trong những trường hợp mà bác sĩ gây mê hồi sức hay gặp là đặt nội khí quản khó, thậm chí không đặt được nội khí quản. Theo thống kê, tỷ lệ đặt nội khí quản khó là 0,5- 2% trong phẫu thuật chung và 10% trong phẫu thuật hàm mặt. Ở Việt Nam chưa có thống kê tỷ lệ tử vong do đặt nội khí quản khó, nhưng cũng có ý kiến cho rằng con số tử vong còn cao hơn con số trên. [[{"fid":"5285","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1244","width":"2560","style":"width: 500px; height: 243px;","class":"media-element file-default"}}]] Để chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và người bệnh tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong công tác gây mê hồi sức, chúng tôi báo cáo ca bệnh đã thực hiện: Bệnh nhân: Lâm Văn H (39 tuổi; địa chỉ: huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn), vào viện ngày 29/7/2023 với chẩn đoán: Gãy 1/3 trên xương đùi phải/ động kinh, viêm cột sống dính khớp, sau vào viện đã được làm các xét nghiệm với kết quả trong giới hạn bình thường và được chỉ định mổ kết hợp xương ngày 31/7/2023. Với trường hợp thông thường, bệnh nhân sẽ được trừ đau bằng phương pháp gây tê tủy sống để phẫu thuật. Tuy nhiên trên người bệnh này có viêm cột sống dính khớp lâu năm, cột sống lưng, cổ biến dạng không thể cúi, xoay hay ngửa cổ, há miệng hạn chế do cứng khớp thái dương hàm, độ mở cung răng 2,5cm. Vì vậy xác định đây là ca đặt nội khí quản khó với Mallpati IV. Trước ca bệnh, kíp bác sĩ khoa Gây mê – Hồi sức đã chuẩn bị phương tiện cho một ca nội khí quản khó và thử gây tê tủy sống nhưng do biến dạng cột sống nên không thể gây tê. Các bác sĩ đã chuyển phương pháp vô cảm bằng gây mê nội khí quản. Trong điều kiện không có ống soi mềm, không có giãn cơ ngắn, kíp gây mê đã tiến hành gây mê thông thường và đặt nội khí quản bằng đèn nội khí quản khó nhưng do cứng khớp thái dương hàm, há miệng hạn chế nên không đặt được kể cả phương pháp đặt mò. Trước tình thế cấp bách, kíp gây mê cùng với sự hỗ trợ, các bác sĩ đã duy trì bảo đảm oxy cho bệnh nhân bằng bóng Ambu và quyết định đặt nội khí quản bằng phương pháp ngược dòng. Các bước được tiến hành: Sát khuẩn nhanh vùng cổ, dùng kim 18G chọc thấp tại vị trí eo tuyến giáp (thông thường cao hơn qua màng giáp nhẫn). Khi xác định kim đã nằm trong khí quản, luồn gift dẻo đủ dài qua nòng kim hướng lên trên qua mũi, sau đó luồn ống nội khí quản cỡ 6,5 theo gift đến khi chạm đầu dưới và chắc chắn ống đã nằm trong lòng khí quản. Sau đó giữ chắc ống nội khí quản rồi rút gift, kiểm tra thông khí hai phổi đều, bơm cuff và cố định ống nội khí quản. Chúng tôi đã thực hiện dưới 05 phút, trong khi tiến hành, đồng thời duy trì bão hòa oxy 98-100%. Sau đặt ống lắp máy thở và cuộc mổ thành công; trong, sau mổ bệnh nhân ổn định, các chỉ số sinh tồn bình thường. Hiện nay để xử trí đặt nội khí quản khó có nhiều phương pháp như: thay đổi tư thế, Mandrin, mask thanh quản, đèn soi thanh quản lưỡi đèn khó, đèn có camera, mở khí quản… tại cơ sở có điều kiện áp dụng ống nội soi mềm trong các trường hợp khó. Trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ được trang bị và triển khai thêm nhiều phương pháp gây mê nội khí quản khó để đáp ứng nhu cầu chuyên môn và đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh.   Bác sĩ Hoàng Văn Yêu – Khoa Gây mê Hồi sức

ĐẨY MẠNH TƯ VẤN, HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu tất cả các bé đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và sau 6 tháng bắt đầu ăn dặm kèm bú mẹ đến 2 tuổi thì sẽ có thêm gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được cứu sống mỗi năm. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ tốt cho bé mà còn lợi cho mẹ trên nhiều phương diện. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, những năm qua, khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ, động viên để 100% sản phụ sinh con tại Bệnh viện thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Chị Triệu Thị H. (30 tuổi ở huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) chia sẻ: Tôi sinh con lần thứ hai ở Bệnh viện, được sự hỗ trợ, tư vấn của các bác sĩ, hộ sinh khoa Phụ Sản, tôi rất tin tưởng vào những lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bé đầu tiên tôi cũng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến khi 2 tuổi, bé rất ít khi bị ốm và tôi cũng rất nhanh hồi phục sức khoẻ sau khi sinh nên lần sinh này tôi vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tại Khoa Phụ sản BVĐK, "Nuôi con bằng sữa mẹ" vẫn luôn là một trong những tiêu chí được đội ngũ bác sĩ, hộ sinh quan tâm hàng đầu. Không chỉ triển khai thực hiện theo đúng các tiêu chí hướng dẫn của Bộ Y tế, theo dõi sát sao và hỗ trợ, động viên tinh thần sản phụ, nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt còn được xây dựng thành các buổi tư vấn xuyên suốt trong thời gian các bà mẹ đến khám và chờ sinh. Chị Hoàng Quế Anh – Hộ sinh trưởng Khoa Phụ sản cho biết: Thời gian qua, chúng tôi luôn chú trọng thực hiện tất cả các tiêu chí về nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ y tế. Cụ thể tỷ lệ thực hiện da kề da trong sinh thường và sinh mổ tại khoa đều đạt 100% (trừ các trường hợp trẻ suy hô hấp hoặc mắc các bệnh lý). Đặc biệt, chúng tôi luôn thực hiện tốt công tác cho trẻ bú hoàn toàn trong một giờ đầu sau sinh. Tuyên truyền hướng dẫn để bà mẹ nâng cao kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó, các sản phụ và gia đình khi đến bệnh viện đều được tư vấn, hướng dẫn các bước thực hành về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm, lợi ích của biện pháp da kề da, các biện pháp duy trì sữa mẹ, lợi ích hoàn hảo của việc nuôi con bằng sữa mẹ so với một số mặt hạn chế và tốn kém khi sử dụng sữa công thức. [[{"fid":"5284","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Nữ hộ sinh hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay sau khi sinh Bác sĩ Phạm Thanh Huyền, Phó Trưởng khoa Phụ Sản, BVĐK: “Khoa đã xây dựng kế hoạch và phân công từng nhóm bác sĩ, hộ sinh tư vấn cho các bà mẹ mang thai về những lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi các bà mẹ đến khám thai. Khi các bà mẹ mang thai nhập viện vào khoa chờ sinh thì chúng tôi cũng tổ chức các buổi tư vấn nhóm và hỗ trợ các bà mẹ cho con bú ngay sau sinh. Đến khi ra viện thì các bà mẹ và gia đình cũng được tư vấn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, tư vấn chế độ dinh dưỡng để có chất lượng sữa tốt cho bé khi về nhà. Chúng tôi luôn nỗ lực để tất cả em bé khi sinh ra đều được bú sữa mẹ trong một giờ đầu và được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu". Thông qua các buổi tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, hộ sinh trong quá trình chăm sóc thai định kỳ tại Bệnh viện, mà kiến thức của các sản phụ dần được nâng lên, các bà mẹ và gia đình đều tích cực tham gia thực hiện đúng các biện pháp nuôi con bằng sữa mẹ, tỷ lệ thực hiện da kề da và cho trẻ bú sớm sau sinh tại Bệnh viện đều đạt 100%. Trong thời gian tới, Khoa Phụ Sản BVĐK sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nâng cao năng lực và cải tiến chất lượng chăm sóc sơ sinh thiết yếu và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong Bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trên địa bàn.

CẢNH BÁO TỔN THƯƠNG GAN DO SỬ DỤNG THUỐC GIẢM CÂN KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Vừa qua, khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhi 13 tuổi, vào viện với biểu hiện: xạm da, kèm theo đau tức ngực, khó thở. Theo thông tin người nhà cung cấp, khoảng 1 tháng trở lại đây có cho trẻ sử dụng một loại thuốc hỗ trợ giảm cân. Sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán: Tăng huyết áp - Rối loạn nhịp tim/ Tổn thương tế bào gan cấp nghi do sử dụng thuốc. Chỉ số xét nghiệm men gan cao gấp 10 lần chỉ số bình thường. Bệnh nhi nhanh chóng được sử dụng các thuốc để kiểm soát huyết áp, đồng thời theo dõi sát toàn trạng. Hiện tại sức khoẻ của trẻ ổn định và đã được ra viện. [[{"fid":"5281","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"179","width":"282","style":"width: 500px; height: 317px;","class":"media-element file-default"}}]] Loại quả có trong thành phần thuốc giảm cân Theo tìm hiểu, loại thuốc giảm cân mà trẻ sử dụng trong thời gian qua có thành phần Garcinia Cambogia (GC). Đây là một loại trái cây nhiệt đới, họ măng cụt, có hình dạng giống quả bí ngô nhỏ, thường có màu xanh lá, hay được dùng khá thông dụng trong các thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Vỏ loại trái cây còn có chứa Hydro citric acid (HCA) giúp ngăn cản quá trình tạo ra chất béo, đồng thời còn làm tăng serotonin trong não giúp cơ thể ít cảm thấy đói hơn. Tuy nhiên trên các thực tế nghiên cứu lại không mang lại kết quả khả quan. Theo nhiều nghiên cứu đến từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Khi sử dụng Garcinia Cambogia, có thể bị chóng mặt, khô miệng đau đầu, khó chịu ở bụng hoặc tiêu chảy; một số người sau khi dùng gặp các vấn đề nghiêm trọng về gan. Việc sử dụng thuốc hỗ trợ giảm cân trong thời gian dài dẫn đến các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, gây trạng thái hưng cảm: tăng nhịp tim, tăng huyết áp… Mức độ nặng hơn có thể dẫn đến tổn thương tế bào gan, suy gan cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy, người dân không nên sử dụng các loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ giảm cân không rõ nguồn gốc hoặc lạm dụng chúng bừa bãi để bảo đảm an toàn về sức khỏe, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Bác sĩ La Tiến Cương – Khoa Nhi

Trang