CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ KIẾN BA KHOANG ĐỐT

Vào mùa mưa thường ghi nhận nhiều trường hợp bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang hơn. Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng. – Kiến ba khoang (một số nơi còn gọi là: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) là loài côn trùng có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 – 1,2cm, ngang 2 – 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh. – Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết. [[{"fid":"5274","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 399px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kiến ba khoang có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ Tổn thương do kiến ba khoang thế nào? Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh. Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm sau: -Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay. -Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa. -Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch. -Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân [[{"fid":"5273","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 725px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng tránh ra sao? - Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát. - Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc). - Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không. Làm gì khi bị bị chất độc của chúng dính vào da? - Lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa vào nhé. Bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương. - Nhanh chóng bôi hồ nước (bán ở các hiệu thuốc). - Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt, có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn. - Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên, nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da. - Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: bôi thêm dung dịch xanh metilen 1% và nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời. - Mỗi ngày bôi thuốc 2 lần, trước khi bôi thuốc, cần rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (bán ở các hiệu thuốc). Gặp kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, phải xử trí thế nào? - Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra. - Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố. - Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố của kiến dính vào. - Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố… nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng. Viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

SALON TÓC ANH TUẤN CẮT TÓC MIỄN PHÍ CHO GẦN 80 BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

Sáng ngày 1/8/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã kết nối với Salon tóc Anh Tuấn (Địa chỉ: 538 Đường Bà Triệu – TP Lạng Sơn) tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị dài ngày tại Bệnh viện. [[{"fid":"5270","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong thời tiết nắng nóng, rất nhiều bệnh nhân điều trị dài ngày tại Bệnh viện đã lâu không cắt tóc nên cảm thấy rất khó chịu. Bên cạnh cắt tóc và gội đầu tập trung cho các bệnh nhân có thể đi lại được thì các thợ cắt tóc của Salon đã đến từng giường bệnh tại các khoa phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân nặng không đi lại được. Trong 1 buổi sáng, chương trình đã thực hiện cắt tóc và gội đầu miễn phí cho gần 80 bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của Salon tóc Anh Tuấn luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Với không khí vui vẻ, phấn khởi của chương trình, người bệnh và người nhà người bệnh tham gia đã gửi lời cảm ơn đến Salon tóc Anh Tuấn vì những hỗ trợ kịp thời giúp người bệnh có mái tóc đẹp và thoải mái trong thời tiết nắng nóng. Chương trình cắt tóc miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thực hiện thường xuyên, với sự hỗ trợ của các Slon tóc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh điều trị vượt lên khó khăn, chiến thắng bệnh tật, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia yêu thương trong cộng đồng. [[{"fid":"5271","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của Salon tóc Anh Tuấn đã hỗ trợ Bệnh viện thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc Quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Salon tóc và các quý nhà hảo tâm đối với công tác hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ NĂM 2023

Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020 theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới mầm non tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ ngày 01/8 đến 07/8 hàng năm, Tuần lễ “Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ” (NCBSM) được các quốc gia trên toàn thế giới tổ chức nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm nay chủ đề “Tăng cường hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc”, sẽ tập trung đẩy mạnh việc bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích bà mẹ phải đi làm tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ, góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm tử vong trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo WHO, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này. Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Trong thời gian đó, mẹ không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước. Từ 6 tháng tuổi trở đi, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, tình trạng sức khỏe của trẻ mà mẹ có thể tiếp tục cho bú tới 24 tháng tuổi rồi tiến hành cai sữa. [[{"fid":"5267","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 698px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ và sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện: Đối với trẻ Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm: - Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ như: Vitamin, khoáng chất, đạm, protein và chất béo… Bên cạnh đó, sữa mẹ chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhất là trong giai đoạn sơ sinh khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. - Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại sự tấn công của vi rút và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm hoàn toàn sạch, bé lại uống trực tiếp nên rất đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu đã cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Đặc biệt, sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhưng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại không khiến bé tăng cân quá mức gây thừa cân, béo phì, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Đồng thời, trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai giữa, bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường, huyết áp.  - Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. - Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé. Đối với mẹ - Hỗ trợ giảm cân: Việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn. - Giúp tử cung co lại nhanh hơn: Thời kỳ mang thai, tử cung phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Khoa học đã chứng minh, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung, giảm chảy máu, để tử cung sớm trở lại kích thước như trước khi mang thai. - Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thể ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm. - Giảm nguy cơ mắc bệnh tật: Việc cho con bú sớm sau khi sinh có thể giúp tuyến sữa của mẹ được thông suốt, hạn chế nguy cơ bị ung thư vú, viêm tắc vú,… Thêm vào đó, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2. - Giảm nguy cơ loãng xương: Cơ thể mẹ tuy cần nhiều canxi cho việc tạo sữa nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai sữa cho trẻ, mật độ xương sẽ trở về như trước khi mang thai, thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Vì những lợi ích trên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện./.

TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÚM GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI

Bộ Y tế có công văn số 4145/BYT-DT ngày 04/7/2023 đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Theo đó, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện một số nội dung sau: Đẩy mạnh hoạt động giám sát tại các cơ sở điều trị đối với các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh có triệu chứng bệnh nhất là người có tiền sử giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (bao gồm dịch trên người và động vật), trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để kịp thời phát hiện ca bệnh cúm A(H5N1). [[{"fid":"5265","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 738px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kịp thời lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm chẩn đoán. Đồng thời nâng cao năng lực xét nghiệm, sẵn sàng đáp ứng khi dịch diễn biến phức tạp. Chỉ đạo các cơ sở điều trị sẵn sàng các phương tiện cần thiết để thu dung, cách ly và cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Chuẩn bị sẵn sàng về thuốc, vật tư, hóa chất, xét nghiệm hỗ trợ triển khai xử lý ổ dịch. Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, nhất là trường hợp vận chuyển hàng hóa là gia cầm qua cửa khẩu. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh; khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. Khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo các cấp độ, sẵn sàng đáp ứng khi dịch xảy ra. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định. Khuyến cáo người dân: không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm. Không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, cần đến các cơ sở y tế kiểm tra và xử trí kịp thời.

HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM GIA TĂNG DỊCH BỆNH DO MUỖI TRUYỀN

Theo nhận định của chuyên gia, thời tiết trong điều kiện El Nino làm muỗi sinh trưởng nhanh hơn. Từ tháng 7 - 11 năm nay, nhiều khả năng số ca bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng lên. Cơ quan khí tượng cho biết, El Nino đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam và sẽ tiếp tục phát triển từ tháng 6 cho tới hết năm 2023, duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 80 - 90%. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng El Nino có thể làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác như Zika, Chikungunye, viêm não Nhật Bản... Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng thúc đẩy muỗi sinh sản và gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền. Việt Nam là nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm và nằm trong khu vực lưu hành cao các bệnh do muỗi truyền. Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino có khả năng cao xảy ra vào 6 tháng cuối năm 2023, ngoài ra hiện ngay thời tiết đang bắt đầu vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino đã thay đổi quá nhiều trong những năm gần đây. Theo chu kỳ, khoảng 4 - 5 năm thì xuất hiện 1 năm có ca sốt xuất huyết tăng cao. Tuy nhiên, theo ghi nhận 5 năm gần đây, có tới 3 năm là 2017, 2019, 2022 có số ca mắc đạt mức cao. [[{"fid":"5263","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3805","width":"2577","style":"width: 500px; height: 738px;","class":"media-element file-default"}}]] Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đã có Công văn số 4295/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo triển khai các công việc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Trong đó, đề nghị UBND chỉ đạo triển khai mạnh mẽ hơn nữa hoạt động diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động này 1 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao; 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng, bọ gậy cao và 1 tháng/lần tại các khu vực còn lại. Giao ngành y tế theo dõi, giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương, đảm bảo 100% các ổ dịch được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo việc rà soát, tổ chức tiêm phòng vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ cao, đầy đủ, đúng lịch, an toàn và hiệu quả. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời; đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, vật tư y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Chỉ đạo sở Thông tin – Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với ngành y tế tăng cường tuyên truyền đến người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như các biện pháp diệt muỗi, nằm màn, chống muỗi đốt... Ngoài ra, theo UNICEF , EL Nino còn có thể dẫn đến gia tăng đáng kể các dịch bệnh khác đối với  trẻ nhỏ, gồm: sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy, dịch tả - những căn bệnh dễ gây tử vong cao nếu không lưu ý đề phòng và khám chữa kịp thời. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chủ động và quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống như sau:  - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn. - Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

CHƯƠNG TRÌNH “KHÔNG GIAN GẮN KẾT YÊU THƯƠNG” CHO BỆNH NHÂN NHI

Sáng 28/7/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) phối hợp cùng trường mầm non Anh Việt tổ chức chương trình vui chơi cho các bệnh nhân nhi đang điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"5258","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5260","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại chương trình, các cháu bệnh nhi đang được tham gia các trò chơi vận động, trả lời câu hỏi đố vui. Các cô giáo trường mầm non Anh Việt  đã tạo một không gian lớp học thu nhỏ, để các em được học tập, sáng tạo những bức tranh đến từ các vật liệu quen thuộc, gần gũi với cuộc sống. Đây là hoạt động tinh thần rất ý nghĩa, giúp các bé giảm nỗi đau về bệnh tật, được vui chơi, học tập, động viên. Nhân dịp này, trường mầm non Anh Việt và nhà hảo tâm Lành Đức Đạt đã dành tặng các suất quà cho các bệnh nhân nhi tham gia chương trình. [[{"fid":"5259","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"text-align: center; width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện xin gửi lời cảm ơn tới trường mầm non Anh Việt và các nhà hảo tâm. Rất mong trong thời gian tới, Quý đơn vị sẽ tiếp tục quan tâm, đồng hành tổ chức các chương trình ý nghĩa dành cho bệnh nhân nhi.  Xin trân trọng cảm ơn.!

TRI ÂN GIA ĐÌNH LIỆT SĨ NHÂN DỊP 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ

Nhân dịp 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tri ân các gia đình liệt sĩ từng công tác tại Bệnh viện. [[{"fid":"5254","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chiều ngày 27/7/2023, Bác sĩ Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện các khoa, phòng đã tới thăm và thắp hương tưởng nhớ 2 liệt sĩ từng công tác tại Bệnh viện là gia đình Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy và Lái xe Lê Văn Thuận. Riêng gia đình Y tá Nguyễn Thị Sâm do cách trở địa lý, Bệnh viện đã gửi điện hoa và quà thắp hương Liệt sĩ tại tỉnh Hải Dương. Ba liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh Biên giới bảo vệ Tổ quốc tháng 2/1979 khi đang trên đường làm nhiệm vụ cấp cứu cho các chiến sĩ bị thương trong trận chiến. [[{"fid":"5255","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là hoạt động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện đối với những đóng góp, hi sinh của các thế hệ đi trước cho sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua đây cũng nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ Bệnh viện tiếp nối, phát huy truyền thống của thế hệ cha anh để xây dựng và phát triển Bệnh viện vững mạnh, xứng đáng là nơi trao gửi niềm tin của nhân dân.

GẶP MẶT TRI ÂN NHÂN KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ

Sáng ngày 27/7/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức buổi gặp mặt cán bộ, nhân viên là thân nhân Thương binh, Bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ đang công tác tại Bệnh viện nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023). Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên, lãnh đạo các phòng chức năng và nhân viên y tế là thân nhân Thương binh, Bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ. [[{"fid":"5248","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại ý nghĩa lịch sử của ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7, qua đó thấm nhuần sâu sắc về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, cũng như sự quan tâm sâu sắc của Bệnh viện đối với các bệnh nhân là Thương binh, Bệnh binh, nhân viên y tế là thân nhân Thương binh, Bệnh binh, Liệt sĩ và người có công với Cách mạng trong thời gian qua. [[{"fid":"5249","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, trong không khí đầm ấm của buổi gặp mặt, thay mặt ban lãnh đạo, Đồng chí Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những đóng góp, hy sinh của các đồng chí thương - bệnh binh, các Anh hùng liệt sỹ, đã hy sinh một phần xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng chí nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, Bệnh viện cùng với ngành y tế cả nước đã trải qua thời điểm hết sức khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhưng nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động, đặc biệt là sự nỗ lực của các đồng chí là thân nhân thương, bệnh binh, liệt sĩ mà Bệnh viện đã liên tục lập được những thành tích đáng ghi nhận. Ban lãnh đạo Bệnh viện đánh giá cao những đóng góp của các đồng chí là thân nhân thương, bệnh binh, liệt sĩ trong thời gian qua và mong các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, khẳng định Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đồng chí thân nhân thương, bệnh binh, thân nhân Liệt sỹ, người có công với cách mạng có thêm động lực, phấn đấu, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. [[{"fid":"5250","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5251","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi gặp mặt, Ban lãnh đạo Bệnh viện cũng đã dành tặng những phần quà cảm ơn và tri ân đến 40 nhân viên y tế là thân nhân thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang công tác tại Bệnh viện. [[{"fid":"5252","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 293px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

THĂM HỎI VÀ TẶNG QUÀ BỆNH NHÂN THƯƠNG, BỆNH BINH - THÂN NHÂN LIỆT SĨ

Sáng 26/7/2023, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh phối hợp cùng Ngân hàng SHB chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã tới thăm và tặng quà cho các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang điều trị tại BVĐK tỉnh nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.  [[{"fid":"5242","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"color: rgb(5, 5, 5); font-family: \"Segoe UI Historic\", \"Segoe UI\", Helvetica, Arial, sans-serif; font-size: 15px; text-align: center; white-space: pre-wrap; width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn đã đến thăm và trao tặng 13 suất quà, mỗi suất trị giá 800.000 đồng (gồm quà và tiền mặt) cho các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, thể hiện sự tri ân tới những người đã cống hiến tuổi xuân và một phần xương máu vì độc lập, tự do của đất nước; đúng với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. [[{"fid":"5243","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5244","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng An ninh kinh tế, Ngân hàng SHB chi nhánh tỉnh Lạng Sơn. Rất hi vọng trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của Quý đơn vị để giúp đỡ, hỗ trợ cho người bệnh trong Bệnh viện.

CHƯƠNG TRÌNH “YOGA CƯỜI” – LIỆU PHÁP TINH THẦN CHO NGƯỜI BỆNH

Chiều 25/7/2023, Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã phối hợp cùng CLB Yoga Ngọ Thủy tại TP. Lạng Sơn tổ chức chương trình “Yoga cười – Nụ cười an lạc” cho các bệnh nhân đang điều trị tại BVĐK. [[{"fid":"5237","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Chị Ngọ Thủy - Huấn luyện viên Yoga chia sẻ tại chương trình [[{"fid":"5236","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại chương trình Tại chương trình, các cô, bác bệnh nhân đã được chị Ngọ Thủy – Huấn luyện viên Yoga hướng dẫn một số bài tập cơ bản: Bài tập hít thở, lấy hơi; Bài tập cười; Bài tập vận động cơ thể… Đây là những bài tập đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà, giúp cân bằng cơ thể, mang lại cảm giác thư thái, góp phần nâng cao sức khỏe. [[{"fid":"5239","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5238","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bệnh nhân tham gia các bài tập Yoga cười Đây là lần đầu tiên BVĐK phối hợp, đưa bộ môn yoga giới thiệu đến người bệnh. Yoga cười là loại hình yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ. Yoga cười không phải là bài tập vận động vất vả, đây chỉ là các bài tập mô phỏng nụ cười kết hợp với kỹ thuật thở nhịp nhàng để cơ thể có thể cười một cách thoải mái. Yoga cười không chỉ mang lại lợi ích cho người khỏe mạnh mà nó còn giúp những người đang bị bệnh nhanh hồi phục bởi loại hình yoga này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa mọi bệnh tật. Không những vậy, loại hình yoga này còn là một bài tập có khả năng kiểm soát nhịp tim, hỗ trợ quá trình lưu thông máu và thư giãn các cơ. Đặc biệt, đây còn là phương thuốc thần kỳ để giải độc cơ thể thể, điều hòa huyết áp và điều trị các bệnh như dị ứng, hen suyễn, viêm khớp và ung thư. Nhân dịp này, CLB Yoga Ngọ Thủy đã tặng quà cho tất cả bệnh nhân tham dự chương trình; đồng thời trao tặng 5 suất quà, mỗi suất trị giá 300.000 đồng cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"5245","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 712px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5246","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

Trang