CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

BÁC SĨ CKII HOÀNG KHÁNH LINH GIỮ CHỨC VỤ PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHỔI LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 518 của Sở Y tế Lạng Sơn ngày 19/3/2024, điều động và bổ nhiệm Bác sĩ CKII Hoàng Khánh Linh – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Lạng Sơn, thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 25/3/2024. [[{"fid":"5717","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm, Đồng chí Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã gửi lời chúc mừng và mong muốn đồng chí Hoàng Khánh Linh ở cương vị mới sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng xây dựng, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành y tế tỉnh nhà. [[{"fid":"5718","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 289px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Hoàng Khánh Linh phát biểu nhận nhiệm vụ và gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo của 2 Bệnh viện đã dành sự tin tưởng, giao phó nhiệm vụ cho đồng chí. Đồng chí Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trên cương vị mới.   Phòng CTXH

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG SƠ SINH CỰC NON THÁNG

Vừa qua, khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh cực non tháng, lúc chào đời bé chỉ nặng 900 gam đến khi ra viện bé đã được 2,6kg. Bé H.M.A chào đời khi tuổi thai mới được 27 tuần, cân nặng chỉ được 900 gam (bằng 1/3 cân nặng của một trẻ sơ sinh đủ tháng). Mẹ bé lần đầu mang thai, chưa có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc em bé. Bác sĩ CKII Lê Quang Phương – Phụ trách khoa nhi cho biết: Do chào đời quá sớm nên khi mới sinh, em bé rất yếu và non. Các cơ quan chưa hoàn thiện hết, không thể đảm đương được chức năng sẵn có. Bé có các biểu hiện: Hạ thân nhiệt do mất nhiệt qua da, phổi không tự thực hiện được vai trò hô hấp, sữa mẹ ăn không tiêu… Ngay lập tức, cháu bé được thở máy hỗ trợ hô hấp và áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt. Phần lớn trẻ non tháng, trẻ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về nhiễm khuẩn, các vấn đề về hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa… Các bác sĩ đã nỗ lực điều trị, tận tình chăm sóc với những phương pháp tối ưu: thở máy hỗ trợ hô hấp, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn va bán phần, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, điều trị rối loạn đông cầm máu, truyền máu cấp cứu, bù kiềm giải quyết vấn đề toan chuyển hóa… Sau 2 tháng điều trị , sức khoẻ của trẻ tiến triển tích cực, cai được máy thở và có thể tự bú mẹ hoàn toàn. [[{"fid":"5708","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Lúc mới chào đời, bé chỉ nặng 900 gam, bằng 1/3 trẻ sơ sinh bình thường Đặc biệt, trong quá trình điều trị, trẻ được áp dụng phương pháp Kangaroo, tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Phương pháp này giúp kiểm soát được thân nhiệt của trẻ, duy trì ổn định ở mức 37°C nhờ nhiệt độ của người mẹ. Nhờ vậy, trẻ tránh được việc hạ thân nhiệt , giúp điều hòa hô hấp, tim mạch, hỗ trợ sự phát triển của não bộ, tránh được tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh gây hậu quả nặng nề. Trải qua 68 ngày điều trị, sức khoẻ của bé A ngày càng tiến triển tốt. Các chức năng về mắt, tim… đều ổn định. Bé lên được 2,6kg, tự thở, tự bú tốt và được xuất viện. Chị T - mẹ bé không giấu được sự xúc động khi được ôm con gái, được ngắm nhìn con ngủ ngay trong vòng tay của mình. [[{"fid":"5710","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây chỉ là một trong số rất nhiều em bé non tháng đã được điều trị thành công tại khoa Nhi. Chỉ trong năm 2023, khoa đã điều trị thành công cho hơn 600 trẻ sơ sinh, trong đó bé nhỏ nhất là 900gam. Bằng tình yêu trẻ nhỏ, tâm huyết với nghề và sự chia sẻ, thấu hiểu với những người làm cha, làm mẹ khi có con không may phải cấp cứu ngay lúc mới chào đời, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng tại khoa Nhi đã không quản ngày đêm, vất vả chăm sóc các bé. Để rồi mỗi khi được đưa các bé khoẻ mạnh trở về trong vòng tay của bố mẹ, đó không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của các gia đình mà còn là động lực để các bác sỹ, điều dưỡng tiếp tục cố gắng với công việc ý nghĩa và hạnh phúc này. Bác sĩ La Tiến Cương – Khoa Nhi

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20/3

Tháng 6 năm 2012, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân. Ngày Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Bhutan, một vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền đông Himalayas, vốn được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như: sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Bhutan là quốc gia đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ 20 và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại. [[{"fid":"5702","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1743","width":"2560","style":"width: 500px; height: 340px;","class":"media-element file-default"}}]] Việc Liên Hợp Quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, và đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân băng, hài hòa của vũ trụ. Do đó, ngày 20 tháng 3 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Liên Hợp Quốc đã tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc đầu tiên vào 20/3/2013 với thông điệp chính được phát động trên toàn thế giới: “Hãy hành động vì hạnh phúc”. Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon: “Ngày Quốc tế Hạnh phúc đầu tiên cho chúng ta cơ hội để tăng cường cam kết nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại, cũng như làm mới lại các cam kết của chúng ta để giúp đỡ những người khác. Khi chúng ta đóng góp cho lợi ích chung, chúng ta cũng làm giàu cho chính mình. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng được tương lai như chính chúng ta mong muốn”. Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã gửi đi thông điệp, trong đó ông nhấn mạnh “Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều công nhận rằng hạnh phúc nghĩa là làm việc để chấm dứt xung đột, nghèo đói và các điều kiện không may khác và rất nhiều đồng loại của chúng ta hiện đang phải sống trong các điều kiện đó. Hạnh phúc không phải là điều phù phiếm cũng không phải là điều gì xa xỉ. Hạnh phúc là khao khát sâu xa của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc không nên từ chối một ai và phải là của tất cả mọi người. Khát vọng này ẩn chứa trong cam kết của Hiến chương Liên Hợp Quốc để thúc đẩy hòa bình, công bằng, nhân quyền, tiến bộ xã hội và mức sống được cải thiện”. Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2015, thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tiếp tục được truyền đi khắp thế giới: “...Theo đuổi hạnh phúc là một nhiệm vụ nghiêm túc. Đem lại hạnh phúc cho toàn thể gia đình nhân loại là một trong những mục tiêu chính của Liên Hợp Quốc. Hòa bình, thịnh vượng, nhân phẩm cho tất cả mọi người - đây là những gì chúng ta tìm kiếm. Chúng ta muốn mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều được tận hưởng tất cả các quyền con người của mình. Chúng ta muốn tất cả các quốc gia biết đến hạnh phúc của hòa bình. Chúng ta muốn mọi người và hành tinh của chúng ta được ban phước với sự phát triển bền vững và tránh được những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Chúng ta hãy cùng nhau cám ơn tất cả những gì khiến chúng ta hạnh phúc. Và chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực để làm cho thế giới trở thành một nơi hạnh phúc hơn”. Hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 của Việt Nam thời gian qua Thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 do Liên Hợp Quốc phát động, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyêt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Năm 2014 lần đầu tiên Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Vào ngày này Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ gửi thông điệp tới toàn thể nhân dân Việt Nam. Phó Thủ tướng đã khẳng định, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn chặt với tiêu ngữ: “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Độc lập là tiền đề của tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Tự do, hạnh phúc của nhân dân là thước đo giá trị, là mục tiêu của độc lập dân tộc. Hạnh phúc của Nhân dân chỉ trọn vẹn khi là công dân của một nước độc lập và có đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, có đời sống tinh thần lành mạnh, Nhân dân phải là người chủ thực thụ của đất nước và của quá trình phát triển. Mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn diện, hướng tới chân, thiện, mỹ. Đó cũng luôn là mục tiêu, là động lực để chúng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết tâm xây dựng và bảo vệ một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, Phó Thủ tướng khẳng định: Nhân dân Việt Nam đã không quản hy sinh, gian khổ để gìn giữ nền độc lập của dân tộc mình, kiến thiết đất nước mình và cũng luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp sức, đề cao trách nhiệm là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đem lại hạnh phúc cho nhân loại, gìn giữ màu xanh của hành tinh. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Việt Nam là để cùng cả thế giới biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không có đói nghèo; một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn niềm hạnh phúc. Phó Thủ tướng kêu gọi: Để ngày Quốc tế Hạnh phúc có ý nghĩa thiết thực và cao đẹp, chúng ta hãy cùng nhau chung sức đồng lòng, trách nhiệm, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt quan tâm tới các khu vực vùng đồng bào dân tộc ít người còn nhiều khó khăn, tới các đối tượng chính sách, dễ bị tổn thương. Hãy cùng nhau kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hãy yêu thương và chia sẻ để tìm thấy cho mình và giúp những người quanh ta, trước hết là gia đình, là những người thân có nhiều giây phút hạnh phúc đích thực! Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2024 với chủ đề: “Hạnh phúc cho mọi người”, truyền đi các thông điệp: Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc; Hạnh phúc là yêu thương và chia sẻ; Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc; Hãy mang hạnh phúc đến cho những người cần bạn giúp đỡ; Xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc; Tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình; Bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc, bình yên; Hạnh phúc sẽ toả sáng trong gia đình không có bạo lực. Dương Thần Trưởng - Phòng Quản lý chất lượng

NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Sáng ngày 12/3/2024, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2024 do Bác sĩ Trần Mậu Việt – Phó Giám đốc Bệnh viện làm Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành nghiệm thu Đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học qua da tạo hình đốt sống tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài do Bác sĩ Trương Quý Trường và Nguyễn Thế Toàn đồng chủ nhiệm. [[{"fid":"5698","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đề tài được thực hiện với mục tiêu ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học qua da tạo hình đốt sống tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhằm thay thế các phương pháp phẫu thuật truyền thống chưa đem lại hiệu quả cao trong điều trị xẹp đốt sống. Kỹ thuật bơm xi măng sinh học qua da tạo hình đốt sống là kỹ thuật tiên tiến hiện đại, ít xâm lấn, sau can thiệp, người bệnh giảm các cơn đau nhanh chóng, trở lại sinh hoạt bình thường, phù hợp với đặc tính sinh học của cơ thể và giúp thân đốt sống bền vững. Nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng đặc điểm, chẩn đoán của các bệnh nhân xẹp đốt sống, các triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân và phương pháp điều trị. Nhóm đã thực hiện can thiệp bằng phương pháp bơm xi măng sinh học trên 20 bệnh nhân cho kết quả thành công 100%. [[{"fid":"5697","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đề tài được thực hiện đúng tiến độ, có giá trị khoa học cao cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đã thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế đồng thời đưa ra một số góp ý để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài được tốt hơn. Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả đề tài. Việc thực hiện kỹ thuật điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học qua da tạo hình đốt sống tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.

ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI DÂN

Cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội. Trong đó, lĩnh vực y tế được quan tâm đặc biệt bởi sự cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới  hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người dân. Là cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) lớn nhất của tỉnh, trong thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã không ngừng nỗ lực, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý và hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ người dân được ngày một tốt hơn. Năm 2023, công tác chuyển đổi số Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã được triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả quan trọng. Dữ liệu khám chữa bệnh BHYT được gửi ngay lên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT, Cổng tiếp nhận thông tin của Bộ Y tế ngay khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị đúng quy định tại điều 8, Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28/7/2017 của Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Bệnh viện đã triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice được triển khai đến 100% viên chức chức, người lao động. 100% các văn bản giữa các khoa phòng cơ quan sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành đều dưới dạng văn bản điện tử (trừ văn bản mật và văn bản cá biệt). Bệnh viện triển khai lắp đặt, cài đặt và đưa vào và sử dụng hiệu quả nhiều phần mềm ứng dụng như: Hệ thống phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện (HIS); Hệ thống phần mềm quản lý xét nghiệm (LIS); Hệ thống phần mềm quản lý chẩn đoán hình ảnh (PACS); Hệ thống phần mềm quản lý hóa đơn điện tử và thanh toán BHYT… giúp quá trình quản lý được minh bạch hóa, nhanh gọn, chính xác, tiết giảm thời gian. [[{"fid":"5694","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"555","width":"997","style":"width: 500px; height: 278px;","class":"media-element file-default"}}]] Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được tích cực ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, Bệnh viện đã duy trì cập nhật hồ sơ sức khỏe cho người dân đạt trên 95%;  kết nối với bệnh viện trong và ngoài tỉnh, phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số. Trong năm 2023, Bệnh viện là một trong những đơn vị được chọn là đơn vị điểm để triển khai sử dụng Căn cước công dân trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế; đồng thời đẩy mạnh việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Tiếp tục thực hiện Đề án “Khám chữa bệnh từ xa”; kết nối 100% TTYT huyện/thành phố triển khai triển khai ứng dụng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, Bệnh viện đã hoàn thành việc triển khai kê đơn thuốc điện tử; liên thông hồ sơ sức khoẻ lái xe, thực hiện liên thông hồ sơ sức khoẻ lái xe; liên thông giấy chứng sinh, chứng tử, góp phần mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính công. Để người dân hiểu rõ hơn quyền lợi được hưởng thụ khi tham gia khám chữa bệnh, bệnh viện thực hiện công khai giá dịch vụ y tế, giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng... Duy trì thực hiện tiếp nhận và công khai thông tin trên website, fanpage Bệnh viện giúp người dân thuận tiện tra cứu, tìm kiếm. Trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn cơ quan góp phần xây dựng bệnh viện hiện đại, chất lượng; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh các giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng đầy đủ, sẵn sàng cho công cuộc cách mạng hóa, chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh. Việc thực hiện chuyển đổi số trong y tế là tiền đề để Bệnh viện nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, xây dựng hình ảnh bệnh viện chuyên nghiệp, là địa chỉ tin cậy của người dân khi đến khám và điều trị. Nguyễn Việt Hà - Phòng CNTT

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Chiều ngày 8/3/2024, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức tọa đàm kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Dự buổi tọa đàm có các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Lãnh đạo các khoa, phòng và các nữ cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện. [[{"fid":"5683","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tọa đàm đồng chí Nguyễn Thị Liễu thay mặt Ban nữ công đã ôn lại truyền thống Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Trải qua nhiều biến cố của xã hội, chị em phụ nữ đã luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, người phụ nữ ngày càng có nhiều tri thức, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, đóng góp phần không nhỏ cho xã hội và cộng đồng. Trong chương trình, Đồng chí Trương Quý Trường, Giám đốc Bệnh viện đã tặng hoa, chúc mừng các nữ cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện nhân dịp 8/3 với những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời mong muốn chị em tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vừa thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao trên từng cương vị công tác; tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, năng động sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động của cơ quan, đoàn thể… [[{"fid":"5684","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5685","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5686","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng, Công đoàn cơ sở Bệnh viện cũng đã tổ chức hội thi các trò chơi dân gian như nhảy dây, chơi rồng rắn lên mây, ném bóng, tạo không khí vô cùng vui tươi. Ban tổ chức cũng đã trao các giải Nhất, Nhì, Ba cho từng phần thi của các đội chơi. [[{"fid":"5687","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các tiết mục văn nghệ, các trò chơi trong chương trình đã đem đến không khí vô cùng sôi động trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ và cũng là dịp tôn vinh, quảng bá hình ảnh nữ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế Bệnh viện chuyên nghiệp, hiện đại, giỏi chuyên môn, giàu y đức.

TRUYỀN 13 ĐƠN VỊ MÁU CỨU SỐNG SẢN PHỤ NGUY KỊCH DO BĂNG HUYẾT SAU SINH

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã phẫu thuật cấp cứu và truyền 13 đơn vị máu cứu sống sản phụ rất nguy kịch do đờ tử cung, băng huyết nặng.  Sản phụ Đ.T.N (41 tuổi, ở xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đẻ thường lần 3 tại Bệnh viện. Sau đẻ, rau chưa bong, sản phụ xuất hiện chảy máu âm đạo liên tục, ồ ạt với khối lượng nhiều (trên 2.000 ml máu đỏ tươi). Các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp cầm máu nhưng không hiệu quả. Nhận định, đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, bệnh nhân diễn biến nhanh, phức tạp và có thể tử vong ngay lập tức nếu không được phẫu thuật cầm máu và truyền bổ sung máu kịp thời. Các bác sĩ, hộ sinh khoa Phụ sản ngay lập tức khởi động quy trình Báo động đỏ, chuyển thẳng bệnh nhân đến phòng mổ cấp cứu. Khoảng hơn 10 phút sau, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ nhưng do mất máu nhanh và nặng, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng rất nguy kịch, hôn mê, mất ý thức, có các biểu hiện của sốc giảm thể tích, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh tái, niêm mạc nhợt nhạt. Kíp bác sĩ vừa tiến hành cắt tử cung bán phần, khâu cầm máu, đồng thời thực hiện các kỹ thuật hồi sức cấp cứu, truyền máu và các chế phẩm máu cho bệnh nhân để nhanh chóng bù lại khối lượng máu đã mất. Máu được huy động khẩn cấp từ Kho máu dự trữ của Bệnh viện và từ Ngân hàng máu sống. Nữ hộ sinh Trần Thị Hương, khoa Phụ Sản trong kíp tham gia cấp cứu bệnh nhân cũng đã trực tiếp hiến máu truyền khẩn cấp cho người bệnh. Sau mổ cắt tử cung bán phần, bệnh nhân tiếp tục xuất hiện chảy máu, nguy cơ rối loạn đông máu, khi siêu âm phát hiện có nhiều dịch ổ bụng. Bệnh nhân tiếp tục được mổ lại khâu cầm máu. Trong và sau ca mổ, bệnh nhân được truyền tổng cộng 13 đơn vị gồm máu và các chế phẩm máu. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ đã theo dõi rất chặt chẽ, tiếp tục hồi sức tích cực cho bệnh nhân, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, huyết tương, sử dụng thuốc điều chỉnh rối loạn đông máu,… Với sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng của các chuyên khoa, đặc biệt là sự nỗ lực các bác sĩ, hộ sinh khoa Phụ Sản BVĐK, bệnh nhân đã vượt qua cơn "thập tử nhất sinh" trong niềm hạnh phúc vỡ oà của gia đình và đội ngũ y bác sĩ. [[{"fid":"5678","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện nay sức khoẻ bệnh nhân ổn định, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới Hiện tại, sau 6 ngày được cấp cứu và điều trị tích cực, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, vết mổ khô, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường, dự kiến bệnh nhân được xuất viện trong vài ngày tới. Theo các bác sĩ, đờ tử cung sau đẻ là tình trạng tử cung không thể co hồi sau khi sinh nở, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng người mẹ, đặc biệt là ở người sinh đẻ nhiều lần. Đờ tử cung là biến chứng sản khoa xảy ra bất ngờ và không có dấu hiệu báo trước. Do vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ. Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có. Cần bổ sung sắt, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu. Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng,… Phụ nữ chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con để hạn chế các tai biến sản khoa nguy hiểm có thể xảy ra. Khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

CÁCH PHÒNG BỆNH THUỶ ĐẬU

Hiện nay bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện, đang có xu hướng gia tăng và có thể lây lan thành dịch tại các khu vực dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học … Để chủ động phòng tránh người dân cần có những  kiến thức, kỹ năng phòng tránh bệnh thủy đậu. 1. Nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu của bệnh - Thủy đậu (hay còn gọi là phỏng rạ, trái rạ) là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây nên. Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. - Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa đông-xuân hàng năm. - Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh xảy ra ở người lớn thường nặng hơn trẻ em. - Bệnh có thể bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. - Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, không chịu bú, ngủ li bì, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và có thể xuất hiện ho. Các triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng giống trẻ nhỏ như mệt mỏi, đau cơ, sốt, ho, sổ mũi và có thể nặng hơn. - Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt phỏng”. Đây là những nốt tròn nhỏ thường bắt đầu xuất hiện ở vùng đầu, các chi và lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Các nốt phồng rộp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, ngón tay có thể gây vỡ các mụn nước tạo thành các vết trầy xước, vết loét dẫn đến nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc tốt, các mụn nước sẽ rỉ dịch, tạo thành vảy và bắt đầu lành lại. các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. [[{"fid":"5673","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Phương thức lây truyền - Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, Virút gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. - Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. 3. Biến chứng của bệnh Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như : viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt phỏng, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. 4. Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh thuỷ đậu Thực phẩm nên dùng: Khi mắc bệnh thủy đậu người bệnh nên dùng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như các loại quả, nước ép: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo. lượng vitamin C có trong các loại quả này có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh ra lượng collagen, phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng các thực phẩm lành tính, thanh đạm, thức ăn dưới dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, măng tây, chuối, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt,.... hoặc các loại rau như rau ngót, rau sam, mướp đắng, cải thảo…các loại sữa. Sau khi bệnh thủy đậu được điều trị và khỏi hẳn, các vết thương bắt đầu lên da non thì người bệnh có thể sử dụng nghệ tươi để điều trị sẹo. Cách làm như sau: Rửa sạch nghệ và cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, giã nhỏ và vắt lấy nước cốt, người bệnh thoa nước cốt nghệ xung quanh các vết sẹo mỗi ngày trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, tiếp tục kiên trì bôi các lớp khác đến khi khỏi hẳn. Đối với trẻ em đang bú mẹ cần cho bú nhiều hơn, trẻ lớn cần ăn uống đủ chất, phù hợp với lứa tuổi Thực phẩm không nên dùng (kiêng) Trong lúc bị bệnh, nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng, các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, rau mùi, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), quả vải, nhãn, mận, xoài chín, mít, rau muống, các thực phẩm nhiều béo như hạt dẻ, đậu phụng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật… Kỵ nhất là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu. 5. Cách phòng bệnh Để chủ động phòng, chống bệnh thủy đậu cần thực hiện các biện pháp sau: 1. Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng nhiễm thủy đậu. 2. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. 3. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. 4. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. 5. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. 6. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn điều trị, không tự ý mua thuốc tự điều trị. LƯU Ý: - KHÔNG kiêng tắm: Vì trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường, chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da. Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thậm chí viêm da nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Do vậy, người bệnh thủy đậu cần tắm hàng ngày bằng nước sạch. - KHÔNG kiêng gió, trùm kín: Như vậy sẽ làm da không được thoáng khí, có thể làm bệnh nặng hơn, lại chà xát với quần áo làm các nốt mụn nước dễ vỡ ra. - KHÔNG dùng nước lá, rễ cây để uống hoặc tắm: Tắm lá cây có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh.

KHẨN TRƯƠNG CẤP CỨU CÁC NẠN NHÂN TRONG VỤ TAI NẠN NGHIÊM TRỌNG TẠI HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

Chiều 26/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 14 trường hợp bệnh nhân từ vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng tại xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5666","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khoa Cấp cứu – BVĐK tỉnh đã khẩn trương, nhanh chóng tiến hành cấp cứu cho các nạn nhân. Hiện tại, Bệnh viện tiếp nhận 14 trường hợp; trong đó có 8 bệnh nhân nặng. Một trường hợp bệnh nhân bị đa chấn thương, nguy kịch, 01 trường hợp dập nát hai xương cẳng và bàn chân phải chuyển tuyến trên điều trị. Các trường hợp còn lại đã được sơ cứu và chuyển các chuyên khoa điều trị tại BVĐK tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe các các nạn nhân.

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 2 NĂM 2024

Chiều 26/2/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 2 năm 2023. Dự buổi sinh hoạt khoa học có các bác sĩ, dược sĩ trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là BSCKI. Nguyễn Tuấn An – Trưởng khoa Phục hồi chức năng. [[{"fid":"5663","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện đã cùng tìm hiểu, đưa ra ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung: Phục hồi chức năng sau đột quỵ não, Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, Các giai đoạn phục hồi chức năng. [[{"fid":"5664","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Nguyễn Tuấn An - Trưởng khoa Phục hồi chức năng trình bày nội dung  Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật những kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị phụ hồi cho người bệnh sau đột quỵ, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, giúp người bệnh đột quỵ cải thiện chất lượng cuộc sống, khẳng định được uy tín và  chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện.

Trang