CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin nghiên cứu khoa học

Nâng cao kiến thức về bảo vệ não bộ cho trẻ sơ sinh

Ngày 24/4/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tham gia buổi trực tuyến về Hội thảo Sơ sinh lần thứ V với Chuyên đề “Bảo vệ não bộ trẻ sơ sinh” do Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức. Tham dự có các bác sĩ khoa Nhi, bác sĩ Hồi sức cấp cứu và các nhân viên y tế quan tâm đến chủ đề. Tại buổi học, các học viên được cập nhập kiến thức mới, hướng dẫn chi tiết các bước chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và bảo vệ não bộ cho trẻ sơ sinh. Tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ mắc bệnh về não như bại não, xuất huyết não... Trong quá trình học, các học viên có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên các vấn đề liên quan dến não bộ của trẻ. [[{"fid":"389","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"719","style":"width: 500px; height: 668px;","class":"media-element file-default"}}]] Đây là một trong những hoạt động của Bệnh viện vệ tinh thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến dưới trong đó có BVĐK tỉnh Lạng Sơn. Qua đây, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh tỉnh nhà.  Tố Quỳnh - Tổ Công tác xã hội

Nâng cao kiến thức về bệnh ho gà

Chiều 05/4/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có buổi học trực tuyến về cập nhật, chẩn đoán và điều trị ho gà. Giảng viên của buổi giảng trực tuyến là Tiến sỹ, Bác sỹ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương; Tham gia buổi học có các bác sỹ hồi sức cấp cứu, bác sỹ nội nhi, bác sỹ phòng khám và các nhân viên y tế khác có quan tâm tới chủ đề trên. Tại buổi học, các học viên được cập nhật kiến thức mới, hướng dẫn chi tiết các bước chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà. Gần đây, bệnh dịch ho gà có dấu hiệu quay trở lại. Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua có tiếp nhận một số ca mắc ho gà. Trong quá trình giảng, các học viên có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua cửa sổ tin nhắn, giảng viên trực tiếp trả lời các câu hỏi tại buổi học. Kết thúc bài giảng, các học viên gửi đánh giá về buổi giảng qua email để đánh giá chất lượng buổi học, qua đó rút kinh nghiệm cho các bài học sau. [[{"fid":"351","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là một trong những hoạt động của Bệnh viện vệ tinh thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến dưới trong đó có BVĐK tỉnh Lạng Sơn. Qua đây, chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ được nâng cao, góp phần ngăn chặn bùng phát các dịch bệnh, đặc biệt là ở trẻ em.  Triệu Hằng - Phòng Hành chính quản trị

Đề tài nghiên cứu của khoa Ngoại Chấn thương - Bỏng đạt loại xuất sắc

Sáng 17/11/2016, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu triển khai kỹ thuật bắt nẹp vít qua cuống để điều trị gãy xương cột sống lưng- thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong 2 năm ( 2014 - 2016)" của khoa Ngoại Chấn thương - Bỏng đã được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Chấn thương cột sống là loại thương tổn nặng trong cấp cứu ngoại khoa. Tuy chỉ chiếm 3- 5% trong tổng số chấn thương chung nhưng thường kèm theo thương tổn tuỷ sống nên bệnh cảnh lâm sàng phức tạp và hậu quả nặng nề như: để lại di chứng tàn phế suốt đời, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, thậm chí đe doạ tính mạng. Từ thực tiễn đó, các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương - Bỏng (BVĐK) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu triển khai ứng dụng kỹ thuật bắt nẹp vít qua cuống để điều trị gãy cột sống lưng - thắt lưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong 2 năm (2014 - 2016)”. Đề tài được nghiên cứu tại BVĐK trên 25 bệnh nhân đã được phẫu thuật cột sống. Tỷ lệ chấn thương cột sống gặp ở nữ chiếm 64%, ở nam 36%. Tại buổi nghiệm thu, các thành viên hội đồng khoa học công nghệ đều đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài. Trước đây, với bệnh nhân chấn thương cột sống, bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên phẫu thuật, chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, các bác sĩ của khoa Ngoại Chấn thương đã làm chủ được kỹ thuật này. Trong năm 2016, Bệnh viện thực hiện thêm được 31 ca. Chi phí phẫu thuật tại BVĐK chỉ bằng 1/3 so với các bệnh viện tuyến trên như Việt Đức, Bệnh viện 108..., giúp người bệnh và gia đình tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị. Đề tài cũng đưa ra được quy trình phẫu thuật, cách chăm sóc và phục hồi sau điều trị; những ưu điểm của phẫu thuật bắt nẹp vít qua cuống để điều trị gãy cột sống lưng - thắt lưng. Đề tài cũng chỉ rõ cách nhận biết chấn thương cột sống thông qua một số kỹ thuật như chụp Xquang, CT Scaner,... [[{"fid":"281","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo Có thể nói, đề tài mang ý nghĩa khoa học rất lớn đối BVĐK tỉnh Lạng Sơn khi đã thực hiện được kỹ thuật điều trị thuộc phân tuyến kỹ thuật của Bệnh viện hạng I. Sau khi được nghiệm thu, kỹ thuật này sẽ được áp dụng triển khai điều trị cho bệnh nhân bị gãy cột sống tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Điều này, giúp người dân không phải chuyển đi tuyến trên, tiết kiệm chi phí điều trị và sinh hoạt cho gia đình người bệnh. Đây cũng là nền tảng để Bệnh viện triển khai thêm một số phẫu thuật các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống. Qua đây, chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện được nâng cao, đem lại sự tin tưởng và hài lòng cho người dân trong tỉnh. 

Mang lại niềm hạnh phúc cho một gia đình

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã cấp cứu thành công trường hợp sản phụ hội chứng Hellp rất nguy kịch. Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm; gồm 3 triệu chứng là tan máu cấp, tăng men gan (suy gan) và tiểu cầu thấp. Bệnh diễn tiến nhanh, đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. ; Tỷ lệ tử vong thông thường với sản phụ chiếm tới 25%. Ngày 16/09/2016, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thị T (26 tuổi, địa chỉ: Bình Gia, Lạng Sơn) vào khoa Phụ sản. Sản phụ mang thai 35 tuần, trong tình trạng đe dọa tử vong: vật vã, nhợt nhạt, khó thở, chảy máu ồ ạt nhiều nơi, , thai đã chết lưu. Xét nghiệm biểu hiện thiếu máu, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận rất nặng. Các bác sĩ 3 khoa Phụ Sản, Gây mê hồi sức và Hồi sức cấp cứu đã khẩn trương hội chẩn, nhận định bệnh nhân mắc Hội chứng Hellp. Khi đó các thầy thuốc đứng trước 2 lựa chọn: chuyển ngay lên tuyến trên (do Bệnh viện thiếu thuốc đặc hiệu và phương tiện điều trị; nguy cơ gần như sẽ tử vong trên đường) hoặc phẫu thuật ngay (nguy cơ tử vong trong phẫu thuật rất cao, kíp cấp cứu có thể gặp rắc rối). Để hy vọng cứu tính mạng người bệnh, các thầy thuốc đã chấp nhận rủi ro, quyết định phẫu thuật để có thể tránh tử vong trước mắt. Kíp cấp cứu tiến hành đồng thời phẫu thuật, và hồi sức tích cực. Sản phụ đã được mổ cắt tử cung; truyền dịch, 4 đơn vị khối hồng cầu, 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh. Ca mổ tạm thành công nhưng khó khăn tiếp theo là trạng rối loạn đông máu và chảy máu nặng nhưng Bệnh viện không đủ điều kiện điều trị tiếp. Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp. Trên đường chuyển viện, bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn. Kíp hộ tống đã nhanh chóng cấp cứu, hồi sức kịp thời và chuyển bệnh nhân đến nơi an toàn.  Sau 7 ngày điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng rối loạn đông máu tạm ổn định, vẫn suy thận rất nặng (không có nước tiểu) Do Bệnh viện Bạch Mai quá đông, bệnh nhân được chuyển về BVĐK để điều trị tiếp. Tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực, chạy thận nhân tạo, truyền 5 đơn vị khối hồng cầu và các biện pháp khác. Tình trạng suy thận dần được cải thiện.    Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Đến ngày 28/09/2016, bệnh nhân lại xuất hiện chảy máu âm đạo, cổ tử cung có rỉ máu nhiều vết khâu. Bệnh viện hội chẩn xác định: chảy máu tái phát sau mổ cắt tử cung ngày thứ 14, suy thận cấp nặng., Bệnh nhân được mổ lại, cầm máu và  truyền 2 đơn vị khối hồng cầu..  Ban lãnh đạo Bệnh viện cùng kíp cấp cứu chúc mừng bệnh nhân được xuất viện Sau hơn 28 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân dần tốt hơn. Tình trạng thiếu máu không còn, các chỉ số xét nghiệm tốt dần chức năng thận dần hồi phục, không còn phải chạy thận. Có thể nói, việc xử trí thành công trường hợp sản phụ mắc hội chứng Hellp là nỗ lực của tập thể bác sĩ Khoa Phụ sản, Hồi sức cấp cứu và Gây mê hồi sức. Tình trạng bệnh nhân rất nặng, tưởng chừng không thể qua khỏi nhưng nhờ việc cấp cứu kịp thời, phối hợp chặt chẽ giữa các khoa và chuyển viện nhanh chóng, bệnh nhân đã được cứu sống Có thể nói, việc cứu sống sản phụ Hoàng Thị T là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa công tác chỉ đạo và chuyên môn kỹ thuật; giữa các Khoa Phụ sản, Hồi sức cấp cứu và Gây mê hồi sức; với tinh thần rất khẩn trương và hết lòng vì người bệnh. Đây cũng không phải trường hợp bệnh nhân nặng được cứu sống hiếm hoi ở Bệnh viện. Trong thời gian qua, BVĐK đã liên tục nâng cao năng lực chuyên môn và cứu sống nhiều trường hợp bệnh hiểm nghèo. Đồng thời phong cách thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hết lòng vì người bệnh cũng là mặt mạnh của Bệnh viện. 

Trang