CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DO PHÁO, MÌN TỰ CHẾ

Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế, đa số là thanh, thiếu niên, học sinh. Các bệnh nhân này có tổn thương phức tạp, tổn thương nhiều vị trí như bàn tay, mặt, thân người… khiến việc điều trị rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn. [[{"fid":"6149","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"590","width":"1000","style":"width: 500px; height: 295px;","class":"media-element file-default"}}]] Tối ngày 19/11/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 12 tuổi, ở huyện Cao Lộc vào viện trong tình trạng sốc chấn thương, dập nát bàn tay trái, bỏng cháy đen vùng đùi, cẳng chân, bộ phận sinh dục do nổ mìn tự chế. Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân đặt mua mìn tự chế trên mạng, khi đang chơi thì mìn phát nổ. Do tình trạng bệnh nhân chấn thương rất nặng nên đã được chuyển tuyến trên điều trị. Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế, đa số là thanh, thiếu niên, học sinh. Các bệnh nhân này có tổn thương phức tạp, tổn thương nhiều vị trí như bàn tay, mặt, thân người… khiến việc điều trị rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn như mù mắt, cụt tay, chân,… [[{"fid":"6151","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hàng năm, trong những ngày gần Tết, tình trạng tai nạn thương tích do pháo, mìn nổ có chiều hướng gia tăng do các em thanh, thiếu niên tự chế pháo để chơi Tết, hoặc sử dụng mìn nổ để đánh bắt cá,… gây hậu quả vô cùng nặng nề và thương tâm. Bên cạnh đó, hiện nay, trên các trang mạng xã hội đăng tải tràn lan hướng dẫn cách làm pháo nổ, pháo hoa tự chế, mua bán các loại hoá chất tự chế pháo, mìn nổ. Các em thanh, thiếu niên, học sinh thường có tính tò mò, thích thử nghiệm pháo nên dễ xảy ra tai nạn. Bác sĩ khuyến cáo, trước sự nguy hiểm của pháo, mìn tự chế, các gia đình cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền, vận động người thân, con em chấp hành nghiêm quy định về quản lý pháo. Tuyệt đối không tự ý chế tạo, sử dụng pháo nổ, mìn nổ để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra.

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CAO TỪ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng, thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại từ công tác nghiên cứu khoa học vào thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, chăm sóc sức khỏe của người dân. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Chị Nông Thị H. (ở xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng) bị sỏi mật cách đây nhiều năm, đã trải qua 2 lần phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống, phải chịu nhiều đau đớn, mất nhiều thời gian hồi phục sức khoẻ. Lần này, sỏi mật tái phát, chị H được các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK điều trị bằng phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser. Chị H cho biết: Những lần mổ sỏi trước, vết mổ dài gây nhiều đau đớn, phải mất gần 2 năm tôi mới có thể đi làm việc được. Lần này vào viện được điều trị bằng phương pháp mới, vết mổ nhỏ, ít đau, nên chỉ sau 1 ngày tôi đã có thể ngồi dậy, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tôi rất vui mừng vì được điều trị bằng phương pháp hiện đại ngay tại tỉnh. Bác sĩ CKI Lý Kiên Trung - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BVĐK cho biết: Xuất phát từ thực tế trên địa bàn tỉnh có nhiều người bệnh sỏi mật, phương pháp phẫu thuật truyền thống không lấy được hết sỏi, vết sẹo mổ dài, gây nhiều đau đớn. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tán sỏi qua da bằng laser vào điều trị cho người bệnh. Đây phương pháp điều trị sỏi mật hiện đại, giúp lấy được hết sỏi trong đường mật, giảm tỉ lệ sỏi tái phát, bệnh nhân ít đau, thời gian nằm viện ngắn, nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. [[{"fid":"6144","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của các bác sĩ BVĐK Trước thực trạng phương pháp điều trị truyền thống đối với bệnh nhân còn nhiều hạn chế, các bác sĩ BVĐK đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn điều trị cho bệnh nhân ở nhiều chuyên khoa, giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tỉnh, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, đem lại kết quả cao trong điều trị cho người bệnh. Bác sĩ Vi Hồng Đức, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh – Lồng ngực, BVĐK cho biết: từ thực tế tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống. Chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật bơm xi măng sinh học qua da tạo hình đốt sống điều trị xẹp đốt sống cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật tiên tiến hiện đại, ít xâm lấn, sau can thiệp, người bệnh giảm các cơn đau nhanh chóng, trở lại sinh hoạt bình thường, phù hợp với đặc tính sinh học của cơ thể và giúp thân đốt sống bền vững. [[{"fid":"6145","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Trong 2 năm trở lại đây, BVĐK đã và đang thực hiện 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 60 đề tài, sáng kiến cấp cơ sở được nghiệm thu, trong đó 8 đề tài, sáng kiến được xếp loại Xuất sắc. Các đề tài, sáng kiến có nhiều kỹ thuật điều trị mới được ứng dụng lần đầu trong Bệnh viện cũng như ngành Y tế tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị, nâng cao uy tín, chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân. Bác sĩ CKII Trần Mậu Việt - Phó Giám đốc BVĐK cho biết: thời gian qua, Bệnh viện đã ứng dụng rất nhiều kỹ thuật hiện đại vào chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. Trong đó có những bệnh lý trước đây phải chuyển tuyến thì nay đã thực hiện được tại Bệnh viện, giúp giảm chi phí cho người bệnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Năm 2024, BVĐK đã nghiệm thu 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, đang thực hiện 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Tổ chức xét duyệt và nghiệm thu 22 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Ứng dụng trên 80% các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở vào thực hiện công tác chuyên môn trong Bệnh viện. Từ những kết quả trên cho thấy công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày càng phát huy hiệu quả cao trong chẩn đoán, điều trị cho người bệnh. Qua đó, góp nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, phục vụ nhân dân. Phòng Công tác xã hội

HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG” NĂM 2024: “TAI NẠN GIAO THÔNG – NỖI ĐAU CÒN ĐÓ, TƯỞNG NHỚ NGƯỜI ĐI – VÌ NGƯỜI Ở LẠI”

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu 300 ngàn người chết và khoảng 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với lứa tuổi từ 15 -27 tuổi. Ở Việt Nam ta, trong những năm qua, tai nạn giao thông được kiềm chế và kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm nay, toàn quốc vẫn xảy ra hơn 19.700 vụ tai nạn giao thông và đã có hơn 9 ngàn người bị cướp đi mạng sống cùng gần 15 ngàn người bị thương tật suốt đời. Trong đó, tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em xảy ra gần 2 ngàn vụ làm cho gần 800 trẻ em bị thiệt mạng và hơn 2 ngàn trẻ em bị thương. Hậu quả TNGT để lại những nỗi đau dai dẳng cho các gia đình nạn nhân, ảnh hướng đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến hình ảnh một đất nước an toàn, thân thiện trong đánh giá của bạn bè, đối tác. Ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” trên toàn cầu. Ngày 17 tháng 11 này với chủ đề năm “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông” là năm thứ 13, Việt Nam cùng thế giới tổ chức hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, để bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ và tự nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống an toàn. Đồng thời đây cũng dịp, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật trật tự an toàn giao thông như: “Đã uống rượu, bia - Không lái xe”;  “Hãy tuân thủ tốc độ - Nhanh một giây, chậm cả đời”; “Đội mũ cho con - Trọn tình cha mẹ”; “Không sử dụng điện thoại khi lái xe”; “Thắt dây an toàn khi đi ô tô”; “ Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện” vv.... Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông, để cùng xây dựng môi trường tham gia giao thông an toàn, văn minh. Và hơn hết, chính mỗi bậc phụ huynh, mỗi thầy cô giáo, mỗi cá nhân phải làm gương về việc thực thi quy định pháp luật, xây dựng văn hoá giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, khi tham gia giao thông và luôn nhớ nghĩa vụ bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em. [[{"fid":"6139","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) được Ủy ban ATGT Quốc gia năm 2024 được phát động hưởng ứng vào ngày 17/11. Thông qua hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông nhằm cảnh báo cho toàn xã hội về thảm họa, các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn giao thông tại Việt Nam; nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông để phòng tránh tai nạn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông. Đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những nạn nhân xấu số đã thiệt mạng khi tham gia giao thông, đồng thời chia sẻ những đau thương, mất mát, gánh nặng với người thân của họ, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự ATGT và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần kéo giảm TNGT ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Hãy vì niềm thương xót những người đã mất, mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người Việt Nam, hãy vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, của cộng đồng và thế hệ tương lại, hãy tự giác chấp hành các quy định về an toàn giao thông, để cùng nhau chung sức ngăn chặn thảm họa tai nạn giao thông. Vì sự an toàn trên mọi con đường! Vì hạnh phúc của mọi người, mọi nhà! Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại!

HAI NGƯỜI NHẬP VIỆN DO NGỘ ĐỘC KHI ĂN HOA CHUÔNG

Ngày 14/11/2024, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Đ 39 tuổi, địa chỉ tại Tràng Các – Văn Quan. Vào khoảng 19h cùng ngày, người bệnh cùng gia đình ăn hoa chuông. Sau đó, một người cùng ăn xuất hiện nôn nhiều, yếu tứ chi, gọi hỏi không trả lời. Anh Đ đưa bạn đi cấp cứu, trên đường đi hoa mắt, yếu cơ tứ chi sau tự ngã xe, bất tỉnh, được người nhà đưa đến Bệnh viện. Lúc vào viện, bệnh nhân Đ hôn mê, da lạnh, tím tái toàn thân, vùng bẹn chảy máu, tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, tay và thành bụng hai bên, bệnh nhân được chẩn đoán Ngộ độc hoa chuông – Tràn khí màng phổi – Chấn thương vùng bẹn bìu. Hiện tại, bệnh nhân đang được thở máy, điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Người bạn cùng ăn hoa chuông hiện tại tỉnh, sức khoẻ tiến triển tốt và dự kiến sẽ xuất viện trong hôm nay. [[{"fid":"6135","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1384","width":"1722","style":"width: 500px; height: 402px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện tại, bệnh nhân Đ đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Cách đây vài năm, BVĐK tỉnh đã tiếp nhận trường hợp ngộ độc do ăn hoa chuông (trường hợp 3 bệnh nhân trong cùng một gia đình). Đến nay, tình trạng này lại xuất hiện bởi cây hoa chuông là loại cây dại, khá phổ biến ở Lạng Sơn. Cây hoa chuông có tên gọi khoa học là Scopolamine, là loại cây thân thảo, có hoa trông giống như hoa loa kèn, có màu trắng và vàng. Loại cây này thường được nhiều người thường lấy về trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc. [[{"fid":"6136","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"height: 333px; width: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cây hoa chuông Độc tính của cây hoa chuông là do một số loại alkaloid trong lá, hoa và hạt. Các hợp chất này có thể ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa… Do đó khi bị ngộ độc thường có biểu hiện: nhẹ thì đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn…Trong trường hợp ngộ độc nặng, nạn nhân có thể bị rối loạn tri giác, có ảo giác, kích thích, vật vã, hôn mê, môi và tứ chi tím tái, suy hô hấp … và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không hái các loại hoa, cây rừng về ăn hoặc làm thuốc khi chưa hiểu rõ về độc tính của cây để tránh xảy ra tai nạn. Trường hợp phát hiện có người không may ăn nhầm, dấu hiệu ngộ độc, cần dùng biện pháp sơ cứu nôn tại chỗ, sau đó đưa đến cơ sở y tế nên gần nhất xử trí để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc  

Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11

Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) hàng năm là dịp quan trọng để chúng ta cùng nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, công bằng và văn minh. Ngày này không chỉ là cơ hội cho mỗi cá nhân, tổ chức tự động kiểm tra lại việc tuân thủ pháp luật mà còn là dịp để nhắc nhở chúng ta về vai trò của luật pháp trong cuộc sống hàng ngày. Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật. [[{"fid":"6130","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 297px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Pháp luật là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển vững chắc của đất nước. Mọi hoạt động xã hội, từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, đều phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế có chiều sâu rộng hơn, việc hiểu biết và thực thi pháp luật đúng đắn là yêu cầu cấp thiết. Tuân thủ luật không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức phát triển bền vững, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và tạo dựng lòng tin đối với đối tác, khách hàng. Chính vì vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hàng năm khuyến khích mọi người dân chủ động tìm hiểu, học hỏi và nâng cao nhận thức về pháp luật. Đặc biệt, việc giáo dục pháp luật trong đường học cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn bao giờ hết, để thế hệ trẻ có thể nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Thông qua đó, chúng ta có thể xây dựng một hệ công dân trẻ trung, năng động và có ý thức pháp luật tốt. Pháp luật là công cụ để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Và chỉ khi chúng ta tôn trọng và thực thi pháp luật, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng và phát triển. Hãy cùng nhau thực hiện khẩu hiệu: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”!

TRIỂN KHAI KỸ THUẬT LẤY HUYẾT KHỐI BẰNG DỤNG CỤ CƠ HỌC TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch, và là nguyên nhân thường gặp nhất gây tàn phế ở người bệnh, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội rất lớn. Nhồi máu não chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân đột quỵ. Với những tiến bộ trong điều trị nhồi máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đã mang lại nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học trên nền máy DSA, đem lại hiệu quả nhất định giúp người bệnh đột quỵ thoát khỏi tử vong và hồi phục tốt hơn.  [[{"fid":"6128","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học là phương pháp sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để kéo cục máu đông ra khỏi cơ thể, từ đó lập lại dòng chảy. Trước đây, phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết được chỉ định đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nhập viện sớm trong 4,5 giờ đầu tính từ lúc khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3-10% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp được điều trị tiêu sợi huyết do đến viện khi đã quá giờ vàng, hoặc do khối tắc mạch lớn, sử dụng tiêu sợi huyết không đạt hiệu quả. [[{"fid":"6114","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hình ảnh chụp mạch não trước can thiệp Với phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học hiện nay, giờ vàng để can thiệp lên đến 8 giờ đối với tuần hoàn bên và có thể tới 12 giờ đối với hệ tuần hoàn sau, có hiệu quả đối với các khối tắc mạch lớn và phức tạp. Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học là một phương pháp tiên tiến, giúp bổ sung rất tốt cho những hạn chế của tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. [[{"fid":"6123","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Khối máu đông gây tắc mạch được các bác sĩ lấy ra Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học được triển khai từ tháng 10 năm 2024, được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay kỹ thuật này đã được áp dụng thường quy cho các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp đến viện sớm, có chỉ định và đem lại kết quả tốt trong điều trị cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc mạch máu lớn tổn thương phức tạp. [[{"fid":"6115","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hình ảnh chụp mạch não sau can thiệp Thực tiễn điều trị tại Bệnh viện cho thấy, phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đã đem lại kết quả tốt, giúp giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong cho người bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, để việc điều trị đột quỵ đạt hiệu quả cao, người dân cần đặc biệt lưu ý đến thời gian vàng (3 giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng), cần đưa người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt bởi mỗi giây, mỗi phút trôi qua, tính mạng bệnh nhân đột quỵ càng bị đe dọa, khả năng hồi phục giảm, nguy cơ di chứng, biến chứng sau đột quỵ tăng. Khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ não như: yếu, liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói ngọng, nói không rõ chữ… người nhà cần gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến Bệnh viện để thực hiện can thiệp hiệu quả, giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Số điện thoại Cấp cứu 115 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: 02053.800.115.

CHUNG KẾT HỘI THI ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT Y LẦN THỨ XV

Sáng ngày 26/10/2024, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn diễn ra chung kết hội thi Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật Y lần thứ XV. Dự hội thi có đồng chí Phạm Thị Nhàn – Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn; Đại diện lãnh đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn; Ban lãnh đạo Bệnh viện, đại diện lãnh đạo các khoa, phòng cùng đông đảo viên chức, người lao động trong Bệnh viện. Ở phần thi đồng đội, 8 đội thi đã trình diện những tiết mục vô cùng sôi động, hấp dẫn, xen lẫn cả những xúc động, để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Phần thi cá nhân, 10 thí sinh đã lần lượt trình diễn trang phục áo dài tự chọn và trả lời các câu hỏi tình huống, ứng xử. Các thí sinh đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt và cũng vô cùng sáng tạo ở phần thi với các nội dung liên quan tới xử lý tình huống xảy ra hàng ngày trong mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh và với đồng nghiệp. [[{"fid":"6105","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc phần thi, Ban tổ chức đã trao Giải đồng đội: Đội có phần thi xuất sắc nhất thuộc về Đội 2 (Khoa Chấn thương – Bỏng, Huyết học – Truyền máu). Giải Nhất đồng đội thuộc về Đội 4 (Khoa Nhi, Khám bệnh, Giải phẫu bệnh). Giải Nhì đồng đội trao cho Đội 8 (Khoa Nội Tổng hợp, Nội Tâm thần – Thần kinh, Hóa sinh – Vi sinh, Y học cổ truyền). Đồng Giải Ba đồng đội thuộc về Đội 2 (Khoa Chấn thương – Bỏng, Huyết học – Truyền máu), và Đội 5 (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Truyền nhiễm, Chẩn đoán hình ảnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn). [[{"fid":"6106","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các thí sinh xuất sắc đã được vinh danh tại chung kết: Giải Nhất thuộc về thí sinh Vy Thị Sinh – Khoa Khám bệnh. Giải Nhì thuộc về thí sinh Bạch Tiến Cường – khoa Chẩn đoán hình ảnh. Giải Ba thuộc về 2 thí sinh: Hoàng Thị Khuyên – Khoa Tâm thần – Thần kinh và thí sinh Nông Thị Thanh Xuân – Khoa Nhi. Ban tổ chức cũng đã trao 6 Giải Khuyến khích và 1 Giải Chuyên đề cho các thí sinh trong lễ chung kết. Hội thi nhằm phát động phong trào thi đua học tập nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp ứng xử cho Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội.

NỮ ĐIỀU DƯỠNG HẾT LÒNG VÌ NGƯỜI BỆNH

Thấm nhuần lời Bác dạy đối với cán bộ ngành y “Cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn”, gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK), chị Nguyễn Thị Liễu, Trưởng Phòng Điều dưỡng luôn gần gũi, hết lòng vì người bệnh. [[{"fid":"6099","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 377px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Điều dưỡng Nguyễn Thị Liễu thăm hỏi, nắm bắt tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Sinh năm 1974 tại Bắc Ninh trong một gia đình không có ai theo nghề y nhưng ngay từ nhỏ, chị Liễu đã ấp ủ ước mơ trở thành cán bộ ngành y để chữa bệnh cho những người thân của mình. Năm 1991, chị thi đỗ lớp y sĩ, Trường Trung cấp Y tế Hà Bắc. Sau khi tốt nghiệp, năm 1994, chị công tác tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn. Từ khi mới vào nghề, nhớ lời dạy của Bác "Y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. Những chiến sĩ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh”, chị đã luôn gần gũi bệnh nhân, chủ động phối hợp với các bộ phận để phục vụ, chăm sóc tốt cho người bệnh. Chị Liễu chia sẻ: Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, tôi luôn cố gắng nắm bắt kịp thời hoàn cảnh của từng bệnh nhân và phối hợp với các bộ phận liên quan để triển khai các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp. Với sự tận tình chu đáo của mình, chị Liễu đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh người cán bộ y tế trong lòng người bệnh, được đồng nghiệp quý mến, cấp trên tin tưởng. Sau 12 năm làm nhân viên điều dưỡng, chị Liễu được lãnh đạo BVĐK ghi nhận, đánh giá cao và giao nhiều trọng trách khác nhau như: Điều dưỡng trưởng Khoa Chấn thương - Bỏng; Phó Trưởng phòng Điều dưỡng kiêm Điều dưỡng trưởng Khoa Chấn thương - Bỏng; Trưởng Phòng Điều dưỡng kiêm Điều dưỡng Trưởng Khoa Chấn thương - Bỏng. Khi làm công tác quản lý, mặc dù kiêm thêm nhiều nhiệm vụ khác (Phó chủ tịch Hội Điều dưỡng tỉnh, Ủy viên Ban Nữ công Công đoàn ngành y tế tỉnh, UV BTV Công Đoàn, Trưởng Ban Nữ công Bệnh viện...), nhưng hằng ngày, chị Liễu vẫn dành thời gian đi thăm các buồng bệnh, chỉ đạo sát sao nhiệm vụ của gần 400 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y ở các khoa, phòng trong Bệnh viện. Để các điều dưỡng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chị luôn tận tình hướng dẫn "cầm tay chỉ việc" nhất là với những điều dưỡng trẻ. Điều dưỡng Hoàng Quang Thụy, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, BVĐK tỉnh cho biết: Mặc dù đã được đào tạo chuyên nghiệp nhưng những ngày đầu tiên mới về khoa, tôi không tránh được bối rối. Qua các lớp tập huấn của Bệnh viện tổ chức và được chị Liễu trực tiếp hướng dẫn, tôi biết thêm nhiều kiến thức thực tế, biết cách xử trí đối với từng bệnh nhân. Mặc dù không cùng khoa nhưng khi tôi đề xuất, chị Liễu đã xuống tận khoa "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn tôi nhiều kỹ năng, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn... Nhờ đó, tôi đã dần thành thạo và làm tốt nhiệm vụ được giao. [[{"fid":"6100","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 377px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chị Liễu tận tình hướng dẫn các điều dưỡng Trong quá trình công tác, để người bệnh được chăm sóc tốt hơn, chị Liễu đã dành thời gian nghiên cứu khoa học chuyên ngành điều dưỡng. Qua đó chị có 7 đề tài cấp cơ sở được hội đồng nghiệm thu và có tính ứng dụng trong thực tiễn cao, giúp bệnh nhân giảm chi phí điều trị, sớm trở lại cuộc sống lao động bình thường. Với sự tận tâm trong nghề, kinh nghiệm làm công tác quản lý, chị Liễu đã động viên cán bộ, viên chức trong khoa, phòng yên tâm công tác, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ đó, Khoa Chấn thương - Bỏng và Phòng Điều dưỡng BVĐK đã có sự phát triển vượt bậc, toàn diện, góp phần quan trọng vào công tác điều trị, giúp cho người bệnh an tâm tin tưởng, hài lòng khi điều trị tại Bệnh viện... Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: Ở mọi vị trí công tác, chị Nguyễn Thị Liễu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tận tâm phục vụ người bệnh. Với vai trò Trưởng Phòng Điều dưỡng, chị đã tích cực tham mưu Ban giám đốc các nội dung liên quan từ tuyển dụng, đào tạo đến phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo phòng, hệ thống điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh. Chị là tấm gương lan tỏa để Bệnh viện thực hiện tốt cam kết "Phục vụ bằng cả trái tim”. Từ những đóng góp thiết thực đó, điều dưỡng Nguyễn Thị Liễu đã có 5 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 2 lần được nhận bằng khen của UBND tỉnh... Năm 2022, chị Nguyễn Thị Liễu vinh dự là 1 trong 7 cá nhân của tỉnh được Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú tỉnh Lạng Sơn đề nghị xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Ưu tú", đã được Hội đồng cấp Nhà nước thống nhất bỏ phiếu bầu, đưa vào danh sách gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Chủ tịch nước.

KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG BỆNH VIỆN – NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG VỚI TẤT CẢ CÁC BỆNH VIỆN

Từ ngày 23/10/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức khoá đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế năm 2024. Chương trình đào tạo bao gồm các phần lý thuyết và thực hành, nhằm trang bị kiến thức cho nhân viên y tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Báo cáo viên là những người đã được đào tạo, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Học viên là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trong Bệnh viện. [[{"fid":"6095","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện nay, đối với các cơ sở y tế, việc thực hiện hiệu quả các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện khoảng 3,5 – 10% số bệnh nhân điều trị nội trú. Nhiễm trùng bệnh viện là một nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện. Đây cũng là một chỉ số phản ánh chất lượng dịch vụ y tế. [[{"fid":"6096","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, trong những năm qua, các giải pháp dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện đã được thực hiện đồng bộ. Trong đó Bệnh viện luôn chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng, tuân thủ các quy trình dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên y tế, góp phần đảm bảo an toàn người bệnh. Qua chương trình đào tạo, các học viên nắm vững các kiến thức cơ bản và thực hành thành thạo các quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, đồng thời khuyến khích mỗi nhân viên y tế luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và sự cẩn trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng môi trường bệnh viện an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

ĐÀO TẠO KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CƠ BẢN NĂM 2024

Từ ngày 23/10/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức khoá đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản cho nhân viên y tế năm 2024. Chương trình đào tạo bao gồm các phần lý thuyết và thực hành, nhằm trang bị kiến thức cho nhân viên y tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. [[{"fid":"6092","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình đào tạo có sự tham gia giảng dạy của BSCKI. Hoàng Mạnh Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện, BSCKI. Trần Đức Vinh, Trưởng phòng TCCB, Ths. Nguyễn Thị Oanh, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, ĐDCKI. Chu Thị Bích Thoan, Phó trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Học viên là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trong Bệnh viện. Lớp đào tạo được thiết kế với các nội dung đa dạng, bao gồm: Thông tư 20/2021/BYT về quản lý chất thải; Đại cương về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế; Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện; Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp,… Một trong những phần quan trọng của của chương trình đào tạo là hướng dẫn quy trình vệ sinh tay. Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus. Lớp đào tạo đã trang bị cho học viên các kỹ thuật vệ sinh tay thường quy, vệ sinh tay nhanh giúp nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình và giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. [[{"fid":"6093","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc khoá đào tạo, học viên đạt yêu cầu kiểm tra cuối khóa học sẽ được Bệnh viện cấp chứng chỉ đào tạo liên tục về Kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản. Chương trình đào tạo giúp học viên nắm vững các kiến thức cơ bản và thực hành thành thạo các quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, đồng thời khuyến khích mỗi nhân viên y tế luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và sự cẩn trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng môi trường bệnh viện an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Trang