CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

2 ANH EM BỊ TAN MÁU CẤP NGHI DO ĂN XÔI CÓ PHẨM MÀU

Chiều 11/4/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận 2 anh em Lâm Phước L (13 tuổi) và Lâm Văn K (10 tuổi)ở Như Khuê, Lộc Bình; vào viện trong tình trạng da và mắt vàng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn. Trước đó 5 ngày, 2 cháu ăn xôi do gia đình tự làm có cho phẩm màu. Sau khi ăn, bị đau bụng và nôn, mệt mỏi kéo dài, nước tiểu màu đỏ sẫm, tình trạng ngày càng nặng hơn nên được gia đình đưa vào viện. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cả 2 được chẩn đoán tan máu cấp. Nguyên nhân nghi do thức ăn chứa phẩm màu. Hiện tại, hai cháu đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu; sức khỏe bước đầu có tiến triển tốt hơn. [[{"fid":"1982","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1983","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2 anh em L và K đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Việc sử dụng phẩm màu thực phẩm khá phổ biến nhưng cần phải là phẩm màu dùng trong thực phẩm. Một số người còn tùy tiện sử dụng phẩm màu cho công nghiệp (không dùng trong thực phẩm) để chế biến thực phẩm (xôi, các loại thịt, bánh kẹo, đồ uống,...). Tuy nhiên, một số người có thể bị tan máu ngay cả với phẩm màu thực phẩm (thường do thiếu men G6PD bẩm sinh). Thường xuyên lạm dụng phẩm màu sẽ dẫn tới nguy cơ tan máu cấp, mức nặngthậm chí là tử vong (cahs đây nhiều năm, tại Lộc Bình đã xảy ra tử vong do ăn xôi nhuộm phẩm màu gây tan máu nặng). Về lâu dài hóa chất tích lũy trong cơ thể dẫn tới nhiều nguy hại (suy gan, suy thận, ung thư...). Trong sinh hoạt hàng ngày, người dân cần lưu ý: - Hạn chế sử dụng phẩm màu để chế biến thức ăn. - Nên dùng chất tạo màu từ thực vật thay cho phẩm màu. - Không dùng các loại phẩm màu trôi nổi, không có nguồn gốc và không được cấp phép để chế biến thực phẩm tại gia đình. -Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc không tự nhiên, nhất là đối với trẻ em. - Nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh thiếu men G6PD để tránh dùng một số loại thuốc, hóa chất, thực phẩm có thể gây tan máu ở những bệnh nhân này.

CHUẨN BỊ ĐỢT PHẪU THUẬT NHÂN ĐẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT NĂM 2019

Chiều 10/4/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã làm việc với Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh và Trung tâm II triển khai chương trình phẫu thuật nhân đạo cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh.Tại buổi làm việc, các bên đã thống nhất kế hoạch cho chương trình phẫu thuật. Thời gian dự kiến sẽ thực hiện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2019 khi các em học sinh được nghỉ hè. Đợt phẫu thuật tại Bệnh viện sẽ do các chuyên gia từ bệnh viện Trung ương và các bác sỹ của BVĐK thực hiện. [[{"fid":"1976","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] BVĐK làm việc với Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh và Trung tâm II Trước đó các đơn vị đã khám sàng lọc cho trẻ khuyết tật tại các huyện, Đoàn đã khám cho tổng số 394 trẻ. Trong đó, 114 trẻ cần phẫu thuật. Trong đợt này, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mắc dị tật môi – vòm; sẹo xấu làm hạn chế vận động, thẩm mỹ; dị tật vận động; dị tật mắt (lác, sụp mi) dị tật bộ phận sinh dục, bệnh hoặc dị tật tai – mũi – họng (viêm tai giữa mạn tính, dị tật vành tai, …) cũng sẽ được phẫu thuật. Các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi 0 – 16 tuổi (có thể mở rộng đến 22 tuổi) nếu chưa được khám sàng lọc hoặc dị tật tai – mũi – họng có thể đưa trẻ đến khám và phẫu thuật tại Bệnh viện nếu đủ điều kiện. Thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau. Để các em có đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia đợt phẫu thuật, đề nghị các gia đình quan tâm chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để đảm bảo cân nặng của trẻ phải đạt 8kg ở 1 tuổi. Thêm nữa, các cháu phải không bị bệnh hô hấp cấp tính trước khi phẫu thuật, vì thế trước đợt phẫu thuật 7-10 ngày phải điều trị bệnh hô hấp trước khi đi phẫu thuật (nếu mắc). Chương trình phẫu thuật này đã được tổ chức đến nay là năm thứ 3. Chương trình có hỗ trợ tiền đi lại, sinh hoạt và các chi phí ngoài mức BHYT chi trả, giúp hàng trăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được khám và điều trị bệnh, góp phần cải thiện sức khỏe, mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho các em.  

KHÁM SÀNG LỌC CHO TRẺ MẮC BỆNH TIM MẠCH NĂM 2019

Trong tháng 4/2019, Trung tâm II, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E Hà Nội, Quỹ Tài trợ Vinacapital phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức chương trình khám sàng lọc, phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật và mắc bệnh tim mạch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thời gian và địa điểm khám sàng lọc cụ thể như sau: 1. Chương trình tập huấn và khám sàng lọc cho trẻ em khuyết tật: Thời gian Đoàn 1 Đoàn 2 Thứ 2       08/04/2019 Buổi sáng: 8h00 tại Trung tâm Y tế huyện Tràng Định Buổi sáng: 8h00 tại Trung tâm Y tế huyện Đình Lập Buổi chiều: 14h30 tại Trung tâm Y tế huyện Văn Lãng Buổi chiều: 13h30 tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình Thứ 3 09/04/2019 Buổi sáng: 8h00 tại Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn Buổi sáng: 8h00 tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng Buổi chiều: 13h30 tại Trung tâm Y tế huyện Bình Gia Buổi chiều: 13h30 tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng Thứ 4 10/04/2019 Buổi sáng: 8h00 tại Trung tâm Y tế huyện Văn Quan Buổi sáng: 8h00 tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc Buổi chiều: 15h00 Đoàn làm việc với Lãnh đạo Sở Lao động – TBXH; Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Buổi chiều: 14h00 tại Trung tâm Y tế Thành phố   Khám sàng lọc trẻ em bị nghi ngờ mắc bệnh tim Thời gian Đoàn 1 Đoàn 2 Thứ 3 16/04/2019 8h00 huyện Tràng Định 8h00 huyện Đình Lập Thứ 4 17/04/2019 Buổi sáng: 8h00 huyện Chi Lăng Buổi sáng: 8h00 huyện Lộc Bình Buổi chiều: 13h30 huyện Văn Quan Buổi chiều: 13h30 huyện Cao Lộc Thứ 5 18/04/2019 Buổi sáng: 8h00 Thành phố Lạng Sơn Buổi sáng: 8h00 huyện Bắc Sơn Buổi chiều: 13h30 huyện Văn Lãng Buổi chiều: 13h30 huyện Bình Gia Thứ 6 19/04/2019 8h00 huyện Hữu Lũng  

HỘI THẢO VỀ ĐIỀU TRỊ NAM KHOA VÀ HIẾM MUỘN

Chiều 29/3/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức Hội thảo “Các phương pháp kỹ thuật tiến bộ trong điều trị nam khoa và vô sinh hiếm muộn”. Dự hội thảo có đại diện Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, đại diện lãnh đạo và các cán bộ BVĐK, cùng cán bộ, nhân viên Bệnh viện Y dược học cổ truyền tỉnh, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm y tế các huyện. [[{"fid":"1937","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sỹ Phan Thanh Huy - Giám đốc BVĐK phát biểu tại hội thảo Tại hội thảo, các chuyên gia của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã trình bày về: Phương pháp điều trị Hiếm muộn, Vô sinh Nam và hướng xử lý, Mãn dục nam – các phác đồ điều trị,…; chia sẻ kinh nghiệm điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. [[{"fid":"1938","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1943","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Thu Hiền - Phó giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trình bày "Phương pháp điều trị Hiếm muộn" Hiếm muộn đang là vấn đề khá phổ biến, gây ảnh hưởng tới hạnh phúc của các cặp vợ chồng và xã hội. Tỉ lệ các cặp vợ chồng bị hiếm muộn ở nước ta là gần 8%, tương đương khoảng 1 triệu cặp vợ chồng. Trong đó, nguyên nhân hiếm muộn do nam chiếm khoảng 30%, do nữ chiếm 30-40%, nguyên nhân phối hợp 15-30%, 10% không rõ nguyên nhân. [[{"fid":"1940","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1944","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sỹ Nguyễn Bá Hưng - Trưởng khoa Nam học BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trình bày "Vô sinh nam và hướng xử lý" Nam khoa là lĩnh vực khá mới, nhất là ở Lạng Sơn. Hiện nay, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh lý về nam khoa ngày càng phổ biến, tuy nhiên nhiều nam giới lại không nắm rõ các kiến thức về bệnh này, nên thường chủ quan hoặc do tâm lý xấu hổ vì bệnh tế nhị nên ngại chia sẻ với người khác, do đó đã dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Hội thảo đã giúp cho các bác sỹ chia sẻ, cập nhật kiến thức trong khám và điều trị bệnh nam khoa, vô sinh hiếm muộn, qua đó, tạo điều kiện cho các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến đến gần với người dân Lạng Sơn, góp phần nâng cao tỉ lệ thành công trong điều trị vô sinh hiếm muộn, đem lại cơ hội và niềm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng trên con đường tìm nụ cười trẻ thơ. [[{"fid":"1941","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1942","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sỹ tham gia thảo luận

HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2019

Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên thế giới. Tại Việt Nam, trong những năm qua, Chiến dịch Giờ Trái đất do Bộ Công Thương chủ trì đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố cùng hàng triệu người dân.  [[{"fid":"1934","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"568","width":"400","class":"media-element file-default"}}]] Năm 2018, sau 1 giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện không cần thiết. Chiến dịch Giờ Trái đất 2018, hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được lượng điện năng là 485.000 kWh, tương đương với giá trị khoảng 834 triệu đồng. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, không chỉ tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn làm giảm gánh nặng về chi phí điện năng cho mỗi gia đình. Năm 2019, Chiến dịch Giờ Trái đất tiếp tục được tổ chức với thông điệp "TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG - BẢO VỆ TRÁI ĐẤT". Đêm sự kiện Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h đến 21h30 ngày 30/3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kêu gọi các cán bộ công chức, viên chức, người lao động Bệnh viện; người bệnh, người nhà người bệnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, tự nguyện tắt bóng điện thắp sáng và các thiết bị điện không cần thiết trong 1 giờ diễn ra sự kiện Giờ Trái đất, góp phần vào nỗ lực chung của thế giới, từng bước nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong toàn xã hội, thúc đẩy việc thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KỶ NIỆM NGÀY CÔNG TÁC XÃ HỘI

Sáng 25/3/2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam với chủ đề: “Công tác xã hội Việt Nam – Đổi mới, hội nhập và phát triển”. Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo BVĐK cùng đại diện các khoa, phòng trong Bệnh viện. [[{"fid":"1928","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sỹ Phan Thanh Huy - Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Chương trình kỷ niệm nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề Công tác xã hội (CTXH); ghi nhận vai trò, đóng góp và biểu dương những người làm CTXH trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình, cộng đồng. [[{"fid":"1926","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Cử nhân Hoàng Thị Xuân - Trưởng phòng Công tác xã hội báo cáo tình hình hoạt động CTXH trong Bệnh viện  Trước đây, các hoạt động CTXH trong Bệnh viện khá đơn giản, thiếu đồng bộ và hiệu quả chưa đáng kể. Hoạt động tiếp nhận hỗ trợ từ cộng đồng còn thụ động, riêng lẻ. Hiện nay, hoạt động CTXH được triển khai hiệu quả hơn và từng bước chuyên sâu, giúp người bệnh giảm bớt khó khăn cả về vật chất và tinh thần, yên tâm điều trị. Thời gian qua, việc hỗ trợ người bệnh luôn được Bệnh viện quan tâm thực hiện. Cụ thể như hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh về các quy trình khám chữa bệnh, chính sách bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội; giảm viện phí, hỗ trợ xuất ăn cho bệnh nhân từ nguồn quỹ của Bệnh viện, vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó, bệnh nhân nghèo đã được cứu chữa, chăm sóc để sớm phục hồi sức khỏe, thậm chí có thêm khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt sau khi ra viện. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ nhân viên y tế cũng được chú trọng. Bệnh viện thường xuyên quan tâm, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, viên chức, người lao động, góp phần tăng thêm tình yêu nghề, nâng cao chất lượng công việc. Buổi kỷ niệm ngày CTXH đã nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên Bệnh viện về vai trò quan trọng của người làm CTXH. Phát triển hoạt động CTXH chính là nhiệm vụ chung, cần sự chung tay của toàn Bệnh viện để giúp đỡ nhiều hơn những hoàn cảnh kém may mắn trong cộng đồng.

TẬP HUẤN PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA

Ngày 22/3/2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức tập huấn triển khai quy trình giải quyết sự cố y khoa đồng thời phổ biến Thông tư số 43/2018/TT-BYT về việc “Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” cho toàn thể nhân viên toàn viện. [[{"fid":"1924","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sự cố y khoa là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng người bệnh. Vì vậy việc nhận diện, phân tích sự cố y khoa để tìm ra cách xử lý và phòng ngừa vô cùng quan trọng đối với nhân viên y tế. Chương trình tập huấn gồm các nội dung: hướng dẫn các khoa, phòng việc báo cáo sự cố y khoa, phân tích, phản hồi và xử lý sự cố, giúp nhân viên Bệnh viện hiểu được báo cáo sự cố y khoa nhằm mục đích “học hỏi từ thất bại”, sử dụng báo cáo sự cố y khoa để học tập chứ không phải báo cáo để xử lý, kỷ luật. Qua đó nâng cao tinh thần học hỏi, ý thức tự giác của nhân viên giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.   Lương Thanh Nhàn – Phòng Quản lý chất lượng

TỰ DÙNG THUỐC NAM TẠI NHÀ, MỘT BỆNH NHÂN NAM NGUY KỊCH

Ngày 20/3/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân N.V.A (36 tuổi, ở Hữu Kiên – Chi Lăng) trong tình trạng da toàn thân vàng nặng, hai chân phù nhiều, mê sảng. [[{"fid":"1921","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3024","width":"4032","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân N.V.A đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Người nhà kể, khoảng 2 tháng nay, anh A uống nhiều rượu, thấy xuất hiện vàng da, mệt mỏi, ăn uống kém. Tuy nhiên, thay vì tới cơ sở y tế khám, anh A đã tự dùng thuốc nam điều trị tại nhà khiến bệnh ngày càng nặng. Anh A được chẩn đoán hôn mê gan, suy đa tạng. Đây là ca bệnh phức tạp do người bệnh có tiền sử uống nhiều rượu, lại tự ý sử dụng thuốc nam trong thời gian dài; nhập viện muộn nên tình trạng bệnh rất nặng. Bệnh nhân còn bị rối loạn đông máu, đang được theo dõi và điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu, tiến triển khá hơn nhưng bệnh này đe dọa tính mạng rất cao. [[{"fid":"1922","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3024","width":"4032","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Hai chân bệnh nhân phù nhiều Trước đây, BVĐK đã tiếp nhận điều trị cho một số trường hợp tự dùng thuốc nam chữa bệnh, gây biến chứng nguy hiểm tương tự. Trường hợp này một lần nữa là lời cảnh báo về những nguy cơ của việc tự sử dụng thuốc nam tại nhà. Theo quan niệm dân gian, mọi người vẫn cho rằng dùng thuốc nam “lành”, sử dụng không gây ra phản ứng có hại,... nên hay tự sử dụng theo kinh nghiệm hoặc mách bảo của người khác. Đây là quan niệm và cách làm không đúng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, người dân cần chú ý không sử dụng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sỹ, bao gồm cả thuốc nam. Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

TẬP HUẤN KỸ NĂNG TƯ VẤN, TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Từ ngày 12/3/2019 đến ngày 15/3/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ năng tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong Bệnh viện. [[{"fid":"1897","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sỹ Đặng Huy Du - Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai giảng lớp tập huấn Chương trình tập huấn gồm các nội dung: Phương pháp, kỹ năng cơ bản trong truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Một số hình thức và cách lập kế hoạch truyền thông, giáo dục sức khỏe trong Bệnh viện; Những nội dung chính cần truyền thông về Bảo hiểm y tế. [[{"fid":"1898","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cử nhân Nguyễn Thị Bình - Trưởng phòng Điều dưỡng trình bày bài giảng Lạng Sơn là tỉnh đông dân tộc thiểu số, hiểu biết của người dân còn hạn chế, vì vậy việc tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân hiểu để có biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết. Lớp tập huấn đã góp phần nâng cao kỹ năng tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe cho các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, qua đó nâng cao công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, góp phần tích cực vào việc phòng, kiểm soát bệnh tật, nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị. Kết thúc chương trình tập huấn, các học viên đủ điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ về “kỹ năng tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe”.

ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN HIẾN MÁU CỨU SẢN PHỤ KHỎI CƠN NGUY KỊCH

Chiều 26/2/2019, sản phụ Lăng Thị Hồng (29 tuổi, ở xã Thiện Long, huyện Bình Gia) được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu do rau tiền đạo chảy máu. Đến 2 giờ sáng ngày 27/2/2019 – ngày Thầy thuốc Việt Nam, sau khi mổ lấy thai, sản phụ bị ngừng tim, cần truyền máu toàn phần. Tuy nhiên, việc này là hết sức khó khăn vì sản phụ có nhóm máu AB – nhóm máu hiếm và những người trong gia đình cùng các bác sĩ trong ca trực đều không có ai thuộc nhóm máu này. [[{"fid":"1873","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"482","width":"696","style":"width: 500px; height: 346px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhận được tin sản phụ đang trong cơn nguy kịch cần truyền máu, anh Hoàng Thanh Tiếp, Điều dưỡng trưởng, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hiến máu để truyền trực tiếp cho bệnh nhân. Được biết, từ năm 2016 đến nay, anh Tiếp đã 3 lần hiến máu cứu sống người bệnh, trong đó có một bệnh nhân tai nạn giao thông, 1 bệnh nhân nhi và 1 sản phụ.   Nguồn: baolangson.vn

Trang